1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mấy nhận định về Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

10 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 129,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tiểu luận môn Triết học Đề tài: Mấy nhận định về Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (“Chiến lược cất cánh”) GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Lê Lao Động MSHV: CH1201097 TP HCM, Tháng 08 năm 2014 1 Phần mở đầu Trong bối cảnh phát triển đất nước về mọi mặt và đồng thời gia nhập WTO của Việt Nam, lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển của Quốc gia. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều chủ trương và chính sách để phát triển CNTT&TT lâu dài và có chiến lược cụ thể. Để thực hiện chiến lược trên, Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành Chỉ thị “Về Định hướng chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, số 07/CT-BBCVT, ngày 7/7/07 gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”. Chiến lược này thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và ý chí mạnh mẽ của toàn ngành quyết tâm đưa Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội do cuộc cách mạng Công nghệ thông tin và Truyền thông mang lại, góp phần sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. (Trích Báo cáo của Ban Chấp hành TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Theo kiến thức và hiểu biết của bản thân, tôi có một số nhận định, đánh giá và nhận định tích cực, hạn chế và kết quả đạt được của chiến lược này đến năm 2020. Nội dung của đề tài gồm bốn nội dung chính như sau: 1. Thực trạng công nghệ thông tin hiện nay 2. Lợi thế của “Chiến lược Cất cánh” 3. Những khó khăn của “Chiến lược Cất cánh” 4. Đánh giá kết quả đạt được của “Chiến lược Cất cánh” đến năm 2020. 2 Mấy nhận định về Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (“Chiến lược cất cánh”) 1. Thực trạng công nghệ thông tin hiện nay. Nắm bắt cơ hội, tận dụng lợi thế, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin đã kịp thời thực hiện chiến lược "Hội nhập và phát triển" giai đoạn 2001 - 2010 với phương châm "phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu, rộng và hội nhập quốc tế", đổi mới quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, mở cửa thị trường và chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ. Nhờ thực hiện thành công hai Chiến lược nêu trên, ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin nay là ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Mật độ điện thoại đạt gần 50% (vượt chỉ tiêu 35% do Đại hội Đảng toàn quốc lần thức X đề ra), 100% số xã có điện thoại, số người sử dụng Internet đạt trên 20%, bán kính phục vụ trung bình của một điểm bưu chính giảm xuống dưới 2,3 km. Hầu hết các cơ quan nhà nước và trên 50% doanh nghiệp đã ứng dụng Công nghệ thông tin. Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng thành thạo Công nghệ thông tin và khai thác Internet ở các cơ quan trung ương là 70%. Công nghiệp Công nghệ thông tin phát triển với tốc độ ngày càng cao, công nghiệp phần cứng đạt tốc độ phát triển trung bình từ 20 - 30%; công nghiệp phần mềm và dịch vụ đạt tốc độ phát triển trung bình từ 30 - 40%. Nhiều tập đoàn Công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam mở ra nhiều điều kiện thuận lợi mới. Công nghệ thông tin và Truyền thông đang góp phần quan trọng nâng cao năng lực 3 quản lý, sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách số; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia. Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn "chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Trích thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 10/05/2007), chưa phát huy, khai thác hết năng lực con người trong quản lý nhà nước cũng như quản lý các doanh nghiệp, năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống văn bản, cơ chế chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và cụ thể hóa, chưa giải phóng hết tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong ngành. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong tiến trình đổi mới đang có những biến đổi to lớn và "tăng tốc" mạnh mẽ, đòi hỏi ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông với tư cách ngành hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đi trước, chuyển nhanh sang giai đoạn "cất cánh", phát triển mạnh hơn, với chất lượng ngày càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh đòi hỏi toàn ngành phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ. 4 2. Lợi thế của “Chiến lược cất cánh”. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức của Đất nước và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là lợi thế lớn nhất trong việc phát triển CNTT&TT. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của CNTT&TT của Lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và của người dân là nền tảng vững chắc cho sự phát triển CNTT trong toàn xã hội. Trước bối cảnh hòa nhập nền kinh tế quốc tế cũng chính là động lực thúc đẩy cho các cơ quan, doanh nghiệp. Trong 10 năm gần đây tốc độ phát triển CNTT&TT về hạ tầng, dịch vụ, ứng dụng rất nhanh chóng là cơ sở vững chắc cho “Chiến lược cất cánh” thành công. Hạ tầng CNTT& TT đang dần chuyển sang phủ rộng và hoàn thiện, các dịch vụ công thêm cũng đang phát triển mạnh mẽ. Các dịch vụ, ứng CNTT cũng. Điều này cũng góp phần cho chiến lược sớm thành công. Việt Nam với đội ngũ tri thức trẻ là nguồn nhân lực tiềm năng bổ sung vào đội ngũ CNTT&TT của thế hệ tương lai. Nếu đội ngũ này được đào tạo chuyên nghiệp và chất lượng sẽ là đội ngũ tiên phong trong chiến lược cất cánh. 3. Những khó khăn của “Chiến lược Cất cánh”. Hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT&TT rất lớn nhưng về chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của thế giới lẫn trong nước. Trong những năm gần đây các cở sở giáo dục đào tạo lượng lớn các kỹ sư, cử nhân CNNT nhưng chất lượng chưa đảm bảo nên buộc phải đào tạo lại. Điều này dẫn đến tiêu tốn nhiều kinh phí cho đào tạo nguôn nhân lực. Đại đa số các lãnh đạo quản lý trong cơ quan, doanh nghiệp chưa đủ kiến thức tầm nhìn về chiến lược phát triển công nghệ thông tin. Họ chỉ dừng lại giải quyết việc ứng dụng công nghệ thông tin nhất thời mà không có tầm chiến lược 5 dài hạn. Điều này đòi hỏi phải có những chương, tập huấn, tuyên truyền sâu rộng và toàn diện trên phạm vi cả nước. Hệ thống văn bản pháp quy về CNTT&TT chưa hoàn thiện như luật sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm, chính sách an toàn thông tin …Điều này đòi hỏi nhà nước ta phải hoàn thiện thì mới tạo môi trường cạnh tranh công bằng và phát triển CNTT&TT và hòa nhập với quốc tế. Về mặt xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn như: thói quen, văn hóa, phong tục, tập quán của người dân. Đây chính là rào cảng lớn trong việc kiểm soát và phát triển CNTT&TT. Cần có những công cụ, phương tiện pháp lý để điều phối, cân bằng, tránh đưa xã hội theo chiều hướng vi phạm văn hóa xã hội của con người Việt Nam. Nhiều người dân ở nông thôn chưa được tiếp cận CNTT&TT, điều này dẫn đến thiếu tính cập nhật thông tin về những tiến bộ xã hội. Để cân bằng được vấn đề này cần phải có chính sách phân bố phù hợp sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian mà hiệu quả kinh tế không cao, vì chỉ mang tính chính trị, xã hội. 6 4. Đánh giá kết quả đạt được của “Chiến lược Cất cánh” đến năm 2020 Việc thực hiện các giải pháp như: Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp; Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch ;Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước; Đổi mới mô hình doanh nghiệp; Mở rộng và phát triển thị trường Công nghệ thông tin và Truyền thông; Phát triển mạnh nguồn nhân lực; Thu hút đầu tư và huy động nguồn vốn là tiền đề cho phát triển của “Chiến lược cất cánh”. Chiến lược sẽ thành công nếu thực hiện thành công và đồng bộ các giải pháp trên. Với 2 Phương châm của “Chiến lược cất cánh” là: Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá; Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định. Phương châm này giống như là kim chỉ nang hành động cho chiến lược dẫn dắt chiến lược đi đến thành công. Cùng với hai phương châm nêu trên, ba quan điểm cơ bản cần quán triệt, nhấn mạnh khi xây dựng và triển khai "Chiến lược Cất cánh" là: Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; từ số lượng sang chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất; Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực. Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng; Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành. Với 3 quan điểm này, sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp có được định hướng đúng đắn để đi đến thành công của “Chiến lược Cất cánh”. 7 Về mặt trái của sự phát triển sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong xã hội như: tâm sinh lý, văn hóa xã hội, an ninh trật tự Đối tượng chịu sự ảnh hưởng nhất sẽ là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đề ra của “chiến lược cất cánh” đòi hỏi mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế phải thay đổi toàn diện, đồng bộ và sự hội nhập quốc tế. Từ những thực trạng, thuận lợi và khó khăn thì khả năng để chiến lược cất cánh thành công là khoảng 90% so với mục tiêu đề cho tới 2020. 8 KẾT LUẬN Nhìn chung, “Chiến lược cất cánh” thể hiện được quyết tâm và tầm nhìn của Đảng và Nhà nước ta. Chiến lược này góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức. Để đạt mục tiêu đề ra cần phải phát triển đồng bộ và toàn diện các giải pháp mà chiến lược đề ra nhưng phải đi từ thực trạng CNTT&TT của nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập quốc tế cũng gặp rất nhiều khó khăn về rào cảng pháp lý và văn hóa, vì vậy cần phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để điều chỉnh và phù hợp. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo của Ban Chấp hành TW tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X [2] Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với Bộ Bưu chính, Viễn thông ngày 10/05/2007. [3] Chỉ thị “Về Định hướng chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, số 07/CT-BBCVT, Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành ngày 7/7/07. 10 . TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tiểu luận môn Triết học Đề tài: Mấy nhận định về Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ( Chiến lược cất cánh”) GVHD:. 2020. 2 Mấy nhận định về Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ( Chiến lược cất cánh”) 1. Thực trạng công nghệ thông tin hiện nay. Nắm bắt cơ. hướng chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 , số 07/CT-BBCVT, ngày 7/7/07 gọi tắt là Chiến lược Cất cánh”. Chiến lược này thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị tích cực và

Ngày đăng: 19/05/2015, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w