luận văn quản trị nhân lực Thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn

32 527 1
luận văn quản trị nhân lực Thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan LỜI NÓI ĐẦU Đất nước đang đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, các doanh nghiệp đang tìm kiếm cho mình những hướng đi riêng và đối đầu với các nguy cơ thách thức mới để tạo cơ hội cạnh tranh và phát triển giữa các ngành kinh tế. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó phụ thuộc rất nhiều đến việc làm sao để người lao động phấn đấu hết hình trong công việc nên việc tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp giúp đảm bảo đời sống, tăng thu nhập cho công nhân viên chức và người lao động là một vấn đề cấp thiết đang được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, công việc có hiệu quả thì việc áp dụng hình thức trả lương theo cách nào, cách phân phối tiền lương ra sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để có thể phát huy tối đa tính kích thích của tổ chức đối với lao động và đảm bảo mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước – doanh nghiệp và người lao động. Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình thực tập tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn em đã chọn Chuyên đề thực tập với đề tài: “Thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn”, nhằm phân tích các mặt được cũng như hạn chế của công tác chi trả lương, thưởng ở Công ty xăng dầu Bắc Sơn từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, chuyên đề được chia thành 2 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn Chương II: Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn Chương III: Đánh giá công tác thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn. Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 1 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN 1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Bắc Sơn: 1.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển: Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, qua nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức, phạm vi hoạt động, từ những thời kỳ chiến tranh ác liệt đến thời kỳ hoà bình, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các thế hệ lãnh đạo, CBCNV Công ty luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Tổng Công ty và địa phương giao cho, giữ vững vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp Nhà nước trong việc bảo quản xăng dầu phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn được phân công. Công ty xăng dầu Bắc Sơn tiền thân là “Công ty kiêm Tổng kho xăng dầu mỡ Bắc Giang” chính thức khởi công xây dựng từ năm 1956 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 12 tháng 6 năm 1957 theo quyết định số 204/NTN – TCCB của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) Theo nghị định số 388 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty xăng dầu Hà Bắc (nay là Công ty xăng dầu Bắc Sơn) được thành lập theo quyết định số 352/TM – TCCB ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Thương mại. Công ty xăng dầu Bắc Sơn là Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Bộ Thương mại). Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại: Ngân hàng Công thương Bắc Giang: 1020100000445711 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Giang: 43110000000506 Ngân hàng NN và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang: 421101000240 Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 2 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan Kết quả 5 năm kiện toàn lại bộ máy tổ chức của Công ty và Chi nhánh (2002 – 2006) đồng thời tổ chức lại sản xuất, xác định các chương trình hành động, đổi mới suy nghĩ, cách làm cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công ty, UBND Tỉnh, sản lượng và doanh thu của Công ty tăng gấp 2 lần (bình quân tăng khoảng 20% năm), hệ thống cửa hàng được ưu tiên xây dựng mới kết hợp với thuê đất, thuê cửa hàng ngoài xã hội. Năm 2002 có 27 cửa hàng thì đến năm 2006 Công ty đã phát triển được 55 cửa hàng (tăng gấp 2 lần), nộp Ngân sách 45 tỷ đồng, đời sống thu nhập của người lao động được ổn định, tăng gấp 2 lần so với năm 2002. Với những thành tích đã đạt được trong suốt 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Công ty đã được Đảng, Nhà nước, cán bộ, ngành và địa phương tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có: - Huân chương chiến công hạn Nhì năm 1990. - Huân chương lao động hạng Nhì năm 1996. - Huân chương lao động hạng Nhất năm 2001. - Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ cứu nước năm 2004. - Cờ thi đua của Chính Phủ năm 2005. Ngoài ra các tổ chức đoàn thể, Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen về các mặt hoạt động. Nhiều cá nhân cũng đã vinh dự được nhận phần thưởng các loại. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, tập thể CBCNV Công ty vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba vì có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong 5 năm gần đây (2001 – 2006) và CBCNV Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn được nhận Huân chương lao động hạng Ba. Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 3 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan 1.1.2/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn: Là Doanh nghiệp chuyên kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu trên thị trường 2 Tỉnh Bắc giang và Lạng Sơn. Hiện nay hoạt động chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu (xăng, diezen, dầu hoả, dầu mazut), ngoài ra Công ty còn tổ chức kinh doanh dầu mỡ nhờn, gas và các phụ kiện gas và một số dịch vụ có tính chuyên ngành khác như: bảo quản giữ hộ xăng dầu, cho thuê kho xăng dầu, dịch vụ vận tải xăng dầu… Xăng dầu là ngành hàng trọng yếu của nền kinh tế, song ngành hàng này lại có những đặc tính riêng có như: Độc hại, tồn tại ở thể lỏng, dễ cháy nổ, bay hơi, gây ô nhiễm môi trường và cho đến thời điểm này 100% xăng dầu bán ra trên thị trường đều phải nhập khẩu. Vì vậy Nhà nước quy định đây là ngành hàng kinh doanh có điều kiện, do Nhà nước quản lý giá trần (giá bán tối đa). Trong những năm vừa qua, để giữ vững và tăng thị phần, Công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển mạng lưới bán xăng dầu, đổi mới nâng cấp kho cảng và máy móc thiết bị liên quan đến công nghệ bán hàng, tăng cường các biện pháp quản lý để tiết kiệm chi tiêu, đầu tư vào các hộ tiêu dùng lớn để dành quyền bán hàng dài hạn Qua đó đã khẳng định được vị thế của Công ty trên thương trường, về sản lượng và doanh thu bán hàng qua các năm gần đây luôn có sự tăng trưởng từ 5 đến 20%/năm, đảm bảo đủ việc làm cho trên 300 lao động với thu nhập ổn định năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay hoạt động kinh doanh của ông ty không có lợi nhuận vì: Giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng và dừng lại ở mức rất cao, trong khi đó Chính phủ lại khống chế giá bán trong nước (Quy định giá trần) để bình ổn giá trên thị trường nội địa; vì vậy hoạt động kinh doanh xăng dầu luôn rơi vào “trạng thái bất thường’’, lỗ giá vốn và Nhà nước, lợi nhuận của Công ty(nếu có) là từ hoạt động kinh doanh Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 4 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan khác xăng dầu như: Kinh doanh dầu mỡ nhờn, GAS hoá lỏng, vận tải bộ và hoạt động kinh doanh khác. 1.1.3/ Kết quả đạt được của Công ty xăng dầu Bắc Sơn qua các năm: Stt Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1 Sản lượng M 3 , tấn 90.597 97.603 103.006 107.507 112.709 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 398.000 597.654 663.350 874.465 1.006.553 3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 907 1.200 1.377 1.445 -2.685 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 800 897 991 1.115 -2.685 5 Vốn chủ sở hữu BQ Triệu đồng 17.000 17.234 17.576 17.576 18.212 6 Giá trị TSCĐ bình quân Triệu đồng 16.959 17.063 17.196 19.032 23.217 7 Số lao động BQ năm Người 319 330 338 364 364 8 Tổng CFSX năm Triệu đồng 25.627 27.564 28.825 32.783 34.836 9 Thu nhập BQ người/năm Triệu đồng 18 20 22 24 30 10 Nộp Ngân sách N/nước Triệu đồng 31.635 34.086 37.486 41.036 43.596 Số liệu trên được lấy từ Phòng Kế toán – tài chính; Phòng Kinh doanh; Phòng Tổ chức – hành chính (Số liệu Báo cáo quyết toán toàn Công ty) Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 5 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan 1.2/ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu Bắc Sơn: 1.2.1/ Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty: Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 6 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KD - KT GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH Phòng Kinh doanh Phòng Quản lý – Kỹ thuật VP chi nhánh Kho Mai Pha 24 Cửa hàng Phòng Ktoán Tchính Phòng Tchức Hchính Đội xe 26 Cửa hàng Kho XD BGiang Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan 1.2.2/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: * Ban Giám đốc: Là người lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty, Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam và trước Pháp luật về mọi hoạt động của Công ty, Chi nhánh trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu trên địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. * Phòng Kinh doanh: a/ Chức năng: Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện các hoạt động kinhd oanh của Công ty (xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; đảm bảo nguồn hàng; điều hành vận tải; cơ chế kinh doanh và các chính sách bán hàng; phát triển thị trường…) theo pháp luật Nhà nước, quy định của các cơ quan chức năng, của cấp trên, của Công ty. b/ Nhiệm vụ: Xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Xây dựng và bảo vệ nghiệp vụ kế hoạch sản lương, doanh thu, vận tải hao hụt hàng hoá. Xây dựng triển khai phương án giao kế hoạch sản lượng, doanh thu, hao hụt cho các đơn vị cơ sở trực thuộc Công ty, Chi nhánh. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch được giao. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị và toàn Công ty, Chi nhánh (thị trường, giá cả, chính sách của các đối tác); đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách bán hàng và tổ chức kinh doanh có hiệu quả. Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 7 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan Thực hiện cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng, nội dung quảng cáo, khuyến mại và các văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty phù hợp với Pháp luật Nhà nước và quy định của các cơ quan cấp trên, của Tổng Công ty, Công ty. Triển khai thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị trực thuộc thực hiện các cơ chế, chính sách và các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại khối văn phòng Công ty theo cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng và phân cấp quản lý của Cty. Tổ chức điều hành hàng hoá đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn hàng và kịp thời về hàng hoá theo nhu cầu của khách hàng bán buôn công nghiệp, đại lý, tổng đại lý, các cửa hàng trực thuộc Công ty, Chi nhánh. Phát triển thị trường, thị phần kinh doanh trên địa bàn được phân công. Quản lý, hướng dẫn các khách hàng kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty và Chi nhánh. Đề xuất với lãnh đạo lực chọn, ký kết hợp đồng với khách hàng mua dịch vụ tại các đơn vị trực thuộc, các khách hàng bán buôn công nghiệp và các đại lý, tổng đại lý tại văn phòng Công ty. Xây dựng các hợp đồng và tổ chức các hợp đồng đã ký kết. Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với Kho xăng dầu Bắc Giang theo dõi, quản lý nhập xuất hàng hoá theo quy định của Công ty, Tổng Công ty. Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 8 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan Tổ chức nghiệp vụ quản lý hàng hoá và chịu trách nhiệm về phát hành hoá đơn bán hàng, chứng từ nhập, xuất hàng hoá, quản lý hao hụt xăng dầu. Soạn thảo các quyết định về thay đổi giá hàng hoá theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty và của Tổng Công ty. Hàng tháng, quý, năm đối chiếu số liệu về hàng hoá với các cửa hàng trực thuộc Công ty và các đơn vị liên quan đến cung cấp hàng hoá. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện cơ chế kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định về quản lý hàng hoá, tiền bán hàng và các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Tổng hợp, báo cáo số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu của cấp trên. Chủ động tham gia phát triển mạng lưới cửa hàng, đề xuất với lãnh đạo về ký hợp đồng vận tải xăng dầu, xây dựng và tổ chức thực hiện các hợp đồng đó. * Phòng Kế toán – tài chính: a/ Chức năng: Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán trong phạm vi Công ty theo luật kế toán, thống kê, các quy định khác của Pháp luật, Nhà nước, cấp trên. b/ Nhiệm vụ: Triển khai thực hiện cụ thể hoá các quy định quản lý tài chính, hạch toán kế toán, thống kê của Công ty trong mọi lĩnh vực quản lý các nguồn vốn, tài sản, hoạt động tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, hạch toán kinh doanh, quản lý cửa Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 9 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan hàng, kho, đội và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước và của cơ quan cấp trên. Xây dựng và bảo vệ nghiệp vụ kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty. Xây dựng và triển khai giao kế hoạch chi phí cho các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện quy định quản lý tài chính, công tác kế toán, thống kê. Giám sát việc sử dụng tài sản, điều chuyển tài sản trong phạm vi Công ty. Quản lý TSCĐ, TSLĐ thuộc nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động của Công ty. Định kỳ phối hợp với các phòng ban chức năng kiểm kê toàn bộ tài sản, vật tư, hàng hoá, công cụ dụng cụ, vốn bằng tiền…. theo quy định. Giám sát việc sử dụng vốn đầu tư theo kế hoạch của Tổng Công ty giao và theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo sử dụng vốn có mục đích, tiết kiêm, có hiệu quả. Tham gia triển khai thực hiện cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng của Công ty tại đơn vị. Tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế của Công ty. Xây dựng phương án tiết kiệm chi phí, các giải pháp, biện pháp an toàn tài chính đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cua Công ty. Tổ chức thực hiện việc thu nộp tiền hàng và luân chuyển tiền trong Công ty. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc thu hồi công nợ theo quy định trong toàn Công ty. Nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ kế toán – thống kê trong Công ty theo đúng Pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan chức năng, của cấp trên để Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 10 [...]... Giám đốc chỉ đạo quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Thù lao lao động 14 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN 2.1/ Tình hình thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn ảnh hưởng không nhỏ tới thù lao của người lao động trong đơn... lợi của Công ty được Công ty phản ánh kịp thời để kịp thời báo cáo cấp trên Hàng tháng, Công ty đã chi trả rất kịp thời các khoản thù lao cho người lao động trong doanh nghiệp Công ty có nhiều hình thức khuyến khích người lao động trong công việc để tăng được mức thù lao Năm 2007, Công ty xăng dầu Bắc Sơn đã vượt kế hoạch Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đưa ra nên thu nhập của người lao động tăng hơn... bộ công nhân viên trong đơn vị Chính vì vậy, thù lao lao dộng là một nguồn không thể thiếu để khuyến khích người lao động hăng say lao động để đạt được kết quả tốt, đưa nước ta vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước một cách nhanh chóng Thù lao lao động 25 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN Tại. .. lao động tăng hơn so với năm Thù lao lao động 26 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan 2006 Công ty đã có những hình thức thưởng để khuyến khích người lao động, tạo động lực cho công nhân viên chức trong đơn vị nâng cao năng suất lao động vì khi đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ tăng lên 3.2/ Hạn chế và nguyên nhân: Công tác thù lao lao động của doanh nghiệp chưa... em trong Phòng Tổ chức – hành chính Công ty xăng dầu Bắc Sơn đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành Báo cáo này Thù lao lao động 30 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan MỤC LỤC Lời nói đầu……………………………………………………………………………1 Chương I: Tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn ……………………………2 1.1/Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng dầu Bắc Sơn …………… 2 1.1.1/Lịch sử hình thành... ảnh hưởng không nhỏ tới thù lao của người lao động trong đơn vị Hàng tháng, sản lượng bán ra của Công ty đạt cao thì thu nhập cũng như lương của người lao động được đảm bảo Báo cáo quỹ tiền lương từ 01/01/2007 đến 31/12/2007 tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn: TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN BÁO CÁO QUỸ TIỀN LƯƠNG Từ ngày: 01/01/2007 đến ngày 31/12/2007 ĐVT: VNĐ Stt Tên chỉ tiêu Mã... trong công việc Thứ ba: Khuyến khích công nhân viên lao động Có những kỳ thi nâng bậc lương cho công nhân để cải thiện tiền lương của họ vì Công ty áp dụng hệ số lương theo bậc lương Hàng tháng, quý, năm có những phần thưởng cho nhân viên có kết quả lao động tốt để khuyến khích công nhân viên chức lao động hăng say trong công việc cống hiến hết mình cho Công ty Tạo điều kiện để mọi người lao động trong... giác, tự lập trong công việc, tinh thần làm chủ trong công việc của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động Thù lao lao động 29 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan KẾT LUẬN Thù lao lao động hay còn gọi là lương bổng và đãi ngộ luôn luôn biến động do đó việc hoàn thiện tổ chức thù lao lao động phải được tiến hành liên tục để phù hợp với những biến động của thị trường... khen thưởng của Công ty: Trích số liệu tháng 1 năm 2008, CHXD Kép vượt kế hoạch Công ty đề ra, Giám đốc Công ty quyết định thưởng 500.000 đồng/ người Căn cứ Quyết định, Phòng Tổ chức – hành chính lập danh sách chi: Thù lao lao động 21 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN DANH SÁCH CHI THƯỞNG CHXD KÉP (Khu vực Bắc Giang) 01/01/2008... GIÁM ĐỐC Do Công ty xăng dầu Bắc Sơn là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam nên hàng năm có những khoản tiền được trích chuyển từ quỹ lương, quỹ khen thưởng của Tổng Công ty về cho Công ty Những khoản đó Thù lao lao động 24 Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan được Phòng Kế toán chuyển vào quỹ lương hoặc quỹ khen thưởng Đến cuối các quý, Công ty trích . TY XĂNG DẦU BẮC SƠN 2.1/ Tình hình thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Bắc Sơn ảnh hưởng không nhỏ tới thù lao của người lao động. công tác thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn. Thù lao lao động Viện đại học mở Hà Nội 1 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Đặng Thị Lan CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN 1.1/. luận, chuyên đề được chia thành 2 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty xăng dầu Bắc Sơn Chương II: Thực trạng công tác thù lao lao động tại Công ty xăng dầu Bắc Sơn Chương III: Đánh giá công

Ngày đăng: 22/06/2015, 20:15

Mục lục

  • PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH

  • CHI NHÁNH XĂNG DẦU LẠNG SƠN

  • PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • CHƯƠNG I

      • 1.2.1/ Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:

        • CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

          • ĐVT: VNĐ

          • Phân bổ hạch toán quỹ lương

          • Xăng dầu

            • 2.2/ Cách chi trả lương:

            • Ví dụ: Đối với đơn vị hành chính: Lao động gián tiếp

            • CHƯƠNG III

              • ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÙ LAO LAO ĐỘNG

              • TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC SƠN

                • Thứ nhất: Tạo nguồn tiền lương

                • Thứ hai: Phát triển nguồn nhân lực

                • Thứ ba: Khuyến khích công nhân viên lao động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan