Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam
Trang 1Lời mở đầu
1 Sự cần thiết của đề tài:
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin liệu có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển luân chuyển chứng từ kế toán tại các công ty không? Và các doanh nghiệp có theo kịp sự phát triển đó hay vẫn sử dụng những phương pháp thủ công Chứng
từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu (đầu vào), được xem như nguồn nguyên liệu mà kế toán
sử dụng, qua đó có thể tạo lập những thông tin có tính tổng hợp và hữu ích để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong doanh nghiệp Do có vai trò quan trọng như vậy nên việc lập và
tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải được phản ánh kịp thời, linh hoạt không chồng chéo
và phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin của kế toán, đặc biệt trong việc ghi nhận doanh thu, chi phí được phản ánh kịp thời làm cho lợi nghuận công ty trung thực, hợp lý
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?” Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài : “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam”, Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam, với tên giao dịch là FBE Vietnam - là công ty chuyên về mua bán các loại thiết bị đốt để xử lý môi trường, đồng thời chế tạo các loại
lò công nghiệp khi có đơn đặt hàng của khách Qua đề tài này giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tầm quan trọng của ngành công nghiệp về xử lý môi trường nói chung và của Công ty FBE Vietnam nói riêng như thế nào
2 Đóng góp của đề tài:
Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ và đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở công ty như thế nào, việc hạch toán đó có khác so với những gì đã học được ở trường đại học hay không? Qua đó có thể rút ra được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa ra một số kiến
Trang 2nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả
3 Phương pháp thực hiện đề tài:
Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo và các bộ phận trong công ty, phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách của công ty, các báo cáo tài chính của công ty, các đề tài trước đây và một số sách chuyên ngành kế toán Số liệu chủ yếu được phân tích theo phương pháp diễn dịch và thống kê Đồng thời em cũng tham khảo một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành
4 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty FBE Vietnam
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 17/01/2010 đến 17/04/2011
Số liệu được phân tích là số liệu năm 2009
Để thực hiện đề tài này, do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi sai sót, kính mong sự thông cảm và chỉ bảo nhiều hơn ở thầy cô
5 Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty FBE Vietnam
6 Kết cấu các chương của đề tài: Đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty FBE Vietnam
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.Chương 3: Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty FBE Vietnam
Chương 4: Nhận xét-Kiến nghị
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
2
Trang 3Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LÒ,
THIẾT BỊ ĐỐT VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
(FBE VIETNAM)
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:
- Tên công ty :Công ty Cổ phần Lò, Thiết bị đốt và Xử lý Môi trường Việt Nam
- Tên tiếng Anh : (Vietnam Furnace Burner Environment JSC)
- Tên viết tắt : FBE Vietnam
- Trụ sở chính : 230 Ter Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Thành lập từ năm 2002, FBE Vietnam là một đơn vị chuyên ngành kỹ thuật, nhận thực
hiện từ các khâu TƯ VẤN – THIẾT KẾ - CHẾ TẠO – LẮP ĐẶT – CUNG CẤP trong lĩnh vực
LÒ CÔNG NGHIỆP với các loại sản phẩm chủ yếu như sau:
- LÒ ĐỐT RÁC Y TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP (Incinerator)
- LÒ CÔNG NGHIỆP (Furnace)
- THIẾT BỊ ĐỐT NHIÊN LIỆU (Burner)
FBE Vietnam là một công ty cổ phần không có vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập Hội đồng quản trị của công ty gồm 4 người góp vốn, Ban giám đốc bao gồm
3 người (1 giám đốc và 2 phó giám đốc), công ty có 4 phòng ban và 2 phân xưởng trực thuộc, ngoài ra còn có 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội
Công ty thành lập trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc sắp xếp tổ chức, bố trí nhân sự, tình hình tư tưởng công nhân viên chưa có sự nhất trí cao, giá thành sản phẩm còn cao, kém khả năng cạnh tranh Trước tình hình đó, Ban giám đốc công ty đã đề ra kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng thời gian, với mục tiêu, nội dung và bước đi cụ thể, từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm …Đến nay tình hình hoạt động của
công ty đã đi vào thế ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh cao hơn lúc thành lập gấp nhiều lần Tính đến ngày 31/12/2009, công ty có tổng số lao động chính thức là 25 người (chưa kể lao động thời vụ)
FBE Vietnam tập hợp các nhà khoa học hàng đầu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các kỹ sư năng động và thực tiễn, các thợ chuyên môn kinh nghiệm và lành nghề đáp ứng điều kiện để thực hiện các dự án, công việc thuộc các lĩnh vực nêu trên FBE Vietnam mở rộng
và thiết lập quan hệ hợp tác khoa học, công nghệ với nhiều nước trên thế giới, là một đối tác quan trọng của IFZW Industrieofen und Feuerfestbau GmbH - CHLB Đức và Maxon Co - Mỹ,
đã ký kết hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp
Trang 4thiết bị và cùng tham gia các dự án cung cấp Lò đốt rác và Thiết bị đốt ở Việt Nam và các nước trên Thế giới.
Các sản phẩm Lò đốt rác của FBE Vietnam đã được đăng ký tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam ngày 20/1/2003 và đã nhận được BẢN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA (The declaration form of goods’ quanlity standard) số 01/2003/CBTC/Cty FBE Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp VĂN BẰNG BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN số 53810 ngày 20/04/2004 cho các sản phẩm Lò đốt rác của công ty FBE Vietnam
1.2 Quy mô sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ lò đốt rác:
Xưởng thực nghiệm: Nhà C6 – Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Xưởng chế tạo:
- Số 28, Đường Phạm Văn Bạch, P15, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Số 60/1, Đường Nguyễn Ảnh Thủ, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Quy trình công nghệ lò đốt rác: Lò đốt rác bao gồm các bộ phận chính được thể hiện trên
sơ đồ nguyên lý sau:
1 Chuẩn bị liệu và nạp rác:
Rác thải cầsn được phân loại riêng trước khi vô bao nilông với kích thước phù hợp để tránh rơi vãi, hạn chế ảnh hưởng và phát tán của rác thải nguy hại gây ô nhiễm và thuận tiện cho việc cấp liệu vào lò đốt Sau đó các túi nilông chất vào trong các thùng chứa rác tiêu chuẩn và được vận chuyển về khu vực lưu giữ để chờ đưa vào lò đốt
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
M2
2
Trang 5Nạp rác: Rác trong các bao chứa trong thùng rác tiêu chuẩn 1 được cấp vào lò đốt rác qua cửa lò, cần định lượng mẻ nạp liệu phù hợp với công suất của lò đốt Qúa trình cấp rác đảm bảo diễn ra nhanh, tuần tự, đạt độ kín đối với thiết bị và an toàn cho người vận hành Để đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 15 phút cấp rác vào lò một lần với lượng rác chiếm khoảng 25% tổng lượng rác của công suất lò Lò đốt rác gồm 2 buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp
2 Buồng đốt sơ cấp:
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác - tiến hành quá trình nhiệt phân rác thành thể khí - đốt cháy kiệt cốc (carbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn sót lại trong tro
Buồng đốt sơ cấp 2 được gia nhiệt bằng mỏ đốt dầu diesel (DO) M1 nhằm bổ sung và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 500÷700oC Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước - nhiệt phân - oxy hóa một phần các chất cháy Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ cấp Lượng không khí dư rất nhỏ bởi ở buồng đốt sơ cấp chủ yếu quá trình cháy tạo thành bán khí, nó được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệt phân của mẻ rác đốt
Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu kỳ đốt Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy
để khống chế nhiệt độ buồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng của cơ học khí trong buồng lò được đưa sang buồng đốt thứ cấp qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơ cấp Chỉ còn một lượng nhỏ tro (3-5%), chủ yếu là các oxit kim loại hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khay tháo tro theo chu kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng hay chôn lấp an toàn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ
3 Buồng đốt thứ cấp:
Khí nhiệt phân từ bồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp 3 chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm ), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí CO2 và
H2O nhờ lượng oxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được
duy trì từ 1.100÷1.300oC bởi mỏ đốt nhiên liệu dầu diesel M2 Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu (1-2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn các chất thải độc hại, đặc biệt là Dioxin, Furans và mùi Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp, có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng phương pháp thiêu hủy
Vì vậy sự bố trí hợp lý của mỏ đốt M2 tạo nên sự đồng đều nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuển động xoáy rất có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) vỏ bọc bằng Ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt
độ
Trang 64 Buồng đốt bổ sung:
Đây là một trong những bí quyết công nghệ quan trọng để lò đốt rác của FBE Vietnam vừa đảm bảo đốt kiệt khí độc hại ở nhiệt độ cao mà vẫn đáp ứng yêu cầu tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng: khí thải sau khi ra khỏi buồng đốt thứ cấp được đốt cháy tiếp một thời gian ở nhiệt
độ cao trong buồng đốt bổ sung 4 nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí và chất hữu cơ còn sót lại, tăng thời gian lưu khí ở nhiệt độ cao Ngoài ra, buồng đốt bổ sung còn có tác dụng lắng tách theo nguyên lý trọng lực và quán tính đối với các hạt bụi trong dòng khí thải nhờ cấu tạo đặc biệt của thiết bị
5 Ống hút Ejecter:
Ống hút được thiết kế theo nguyên lý Ejecter nhằm tạo sức hút nhằm khắc phục các trở lực trên đường dẫn khí chuyển động trong hệ thống và duy trì chế độ áp suất hợp lý trong lò đốt Ngoài ra thiết bị còn có tác dụng cấp khí làm mát khói thải (có nhiệt độ cao) đạt yêu cầu phát thải ra môi trường
6 Ống khói:
Sản phẩm cháy sinh ra sau quá trình thiêu đốt chủ yếu là khí CO2 và H2O được thoát ra khỏi lò đốt nhờ ống khói 6 Nhờ áp suất hình học tạo nên do chiều cao của ống khói, hỗ trợ đưa khí thải phát tán an toàn ra ngoài môi trường, bảo đảm quá trình hoạt động của hệ thống lò đốt
Có van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất của hệ thống lò Ống khói không dùng chụp nón che mưa vì làm giảm khả năng phát tán khí thải, mà sử dụng phương pháp hứng thoát nước mưa theo công nghệ mới Chiều cao ống khói phải trên 10-15m nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Dòng không khí lạnh cấp từ quạt giải nhiệt có tốc độ cao qua Ejecter tạo sức hút để dễ dàng đưa khói thoát ra ngoài theo ống khói, đồng thời nó có tác dụng làm nguội dòng khí thải xuống dưới 200oC trước khi phát tán vào môi trường
7 Quạt gió:
Nhiệm vụ: cung cấp khí cho quá trình đốt cháy kiệt rác trong buồng đốt sơ cấp và cấp khí
để đốt cháy hoàn toàn khí nhiệt phân trong buồng thứ cấp Ngoài ra nó còn cấp khí để làm mát khói thải
8 Bộ điều khiển tự động:
Trên tủ điện điều khiển, thông qua bộ cài đặt của đồng hồ đo nhiệt độ, người vận hành có thể điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp theo yêu cầu công nghệ của quá trình thiêu đốt
Công dụng của bộ điều khiển tự động đối với lò đốt rác:
- Điều khiển tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu của các đầu đốt M1 và M2 theo quy trình công nghệ đề ra
- Điều khiển tự động các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt: nhiệt độ buồng đốt sơ cấp
Trang 7của đại lượng cần điều khiển với giá trị tức thời Sau đó tác động lên cơ quan điều chỉnh để đưa đại lượng cần điều khiển về giá trị đặt trước.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Sau khi được thành lập năm 2002 đến nay công ty có quy mô hoạt động với mô hình tổ
chức như sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty
- Hội đồng quản trị: Gồm 4 người góp vốn Tổ chức các cuộc họp hội đồng quản trị
hàng quý và hàng năm, và bầu ra Ban giám đốc của công ty
- Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty
+ Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc quản lý đầu ra sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính trong công ty
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách quản lý khâu kỹ thuật về thiết kế và chế tạo, kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phòng maketing và bán hàng: (4 người) Tham mưu cho Ban giám đốc về việc xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng tháng, hàng tuần Kiểm tra và đôn đốc tiến
độ sản xuất của phân xưởng, thực hiện công tác tiếp thị và ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước Thực hiện các công việc quản lý kinh doanh của đơn vị, quản lý văn phòng đại diện ở Hà Nội
VÀ BÁN HÀNG PHÒNG KẾTOÁN PHÒNG TƯ VẤNTHIẾT KẾ PHÒNG KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
Đội thi công điện
Đội lắp đặt bảo hành,bảo trì
Trang 8- Phòng kế toán: (5 người) Tham mưu cho Ban giám đốc, đồng thời đảm bảo công tác tài
chính kế toán tại công ty thực hiện một cách đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ phát sinh để phục vụ đắc lực cho công tác quản lý công ty
- Phòng tư vấn thiết kế: (5 người) Giúp Ban giám đốc trong các khâu thiết kế, sản xuất,
và nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới Quản lý về máy móc thiết bị, xây dựng định mức sản xuất và an toàn lao động
- Phòng giám sát và kiểm tra chất lượng: (3 người) Giúp Ban giám đốc quản lý về kỹ
thuật sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Các phân xưởng, các đội thi công trực thuộc: (5 người) Thực hiện công đoạn chế tạo
sản phẩm theo kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, năm do công ty giao
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty:
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ phận kế toán ở công ty:
+ Kế toán trưởng: Quản lý chung đồng thời theo dõi lương, tính toán lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương
+ Kế toán tổng hợp: Từ việc lập chứng từ ghi sổ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh và khóa sổ cuối kỳ của kế toán chi tiết (có thể kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc được lưu tại bộ phận kế toán chi tiết), kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ chung cho các nghiệp vụ xảy ra giống nhau trong tháng và ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái, lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh (tháng, quý, năm), lập báo cáo thuế theo quý, báo cáo quyết toán thuế theo năm
+ Kế toán chi tiết: Theo dõi thu chi tại công ty, tập hợp tất cả các chứng từ chu chi, theo dõi tiền gửi ngân hàng và công nợ khách hàng, nhà cung cấp Lập hóa đơn GTGT, theo dõi doanh thu và tài sản của công ty Lập Chứng từ ghi sổ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh và ghi vào các sổ chi tiết ngoại trừ sổ chi tiết tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lưu các chứng từ theo ngày tháng, lập báo cáo thuế theo tháng
+ Kế toán ngân quỹ: Thu, chi tại công ty và thu, chi cho phân xưởng, mở sổ chi tiết quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lưu Sổ phụ Tập hợp tất cả chứng từ của phân xưởng về tiền mặt, vật tư, sau đó chuyển qua kế toán chi tiết
Bộ phận kế toán ở phân xưởng:
Kế toán phân xưởng phải mở sổ chi tiết tiền mặt và sổ chi tiết việc nhập xuất tồn vật tư, hàng hóa để theo dõi, ghi chép hàng ngày Việc thu, chi tiền mặt tại phân xưởng chỉ thu, chi các khoản lặt vặt, kế toán phân xưởng tập hợp phân loại các chứng từ chuyển về cho kế toán ngân quỹ để đối chiếu và theo dõi
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
8
Trang 9Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
1.4.3 Hệ thống tài khoản sử dụng: Theo Quyết định 48/2006-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
trưởng BTC
1.4.4 Đặc điểm tin học hóa công tác kế toán tại công ty: Công ty sử dụng phần mềm HTKK
2.5.1 của Tổng Cục Thuế để lập báo cáo kế toán, tính toán trên excel Sử dụng mạng LAN (mạng nội bộ), không có phần hành, phân hệ
1.4.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
- Chế độ kế toán: Quyết định 48/2006-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, theo giá đích danh
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá thực tế và chi phí liên quan
Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: Theo giá đích danh
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Giá vốn được xác định chủ yếu theo phương pháp đích danh và bao gồm cả những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng
Kế toán trưởng
Kế toán chi tiết
Kế toán phân xưởng
Kế toán ngân quỹ
Kế toán tổng hợp
Trang 10- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:
Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép công tác kế toán và lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế : VND)
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Những nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng tiền khác được qui đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng Chênh lệch phát sinh do việc chuyển đổi được thể hiện trên tài khoản chênh lệch tỷ giá, cuối kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của năm hiện hành
Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.s
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán
1.5 Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong tương lai:
Công ty có nhiều mục tiêu để ngày càng phát triển, một trong những mục tiêu đó là: mở rộng thị trường đồng thời hợp tác, phát triển ngành hàng trong nước và thế giới Mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, và các cách thức hậu mãi cho sản phẩm của doanh nghiệp
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
10
Trang 11Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1 Khái niệm và ý nghĩa :
2.1.1 Khái niệm:
2.1.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cung ứng lao vụ dịch vụ)là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - (giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lí doanh nghiệp)
2.1.1.2 Kết quả hoạt động tài chính:
Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời
Kết quả hoạt động tài chính (lãi hay lỗ từ hoạt động tài chính) là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập thuần thuộc hoạt động tài chính với các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính.
2.1.1.3 Kết quả hoạt động khác:
Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được khoản
nợ khó đòi đã xoá sổ,…
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác.
Để đánh giá đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần = Lãi gộp - (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)
(LN trước thuế)
2.1.2 Ý nghĩa:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất (tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro); và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu
tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình
Trang 12hình kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất
2.2 Kế toán doanh thu bán hàng:
2.2.1 Khái niệm:
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ
Doanh thu = Số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * Đơn giá
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi lẽ: doanh thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh thu bán hàng phản ánh qui mô của quá trình sản xuất, phản ảnh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi lẽ nó chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận
2.2.2 Nguyên tắc và điều kiện ghi nhận doanh thu:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu :
Doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hoá, thành phẩm…thay đổi chủ sỡ hữu và khi việc mua bán hàng hoá thành phẩm được trả tiền Hay nói cách khác, doanh thu được ghi nhận khi người bán mất quyền sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, đồng thời nhận được quyền sở hữu về tiền hoặc sự chấp thuận thanh toán của người mua
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó
2.2.3 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 511, 512:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 511 số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao
vụ, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ
- Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế, là số tiền ghi trên hoá đơn
- Doanh thu bán hàng hạch toán vào tài khoản 512 là số doanh thu về bán hàng hoá, sản phẩm, lao vụ cung cấp cho các đơn vị nội bộ
- Trường hợp chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thì theo dõi riêng trên các tài khoản 521, 531 và 532
Trang 13bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu.
Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
+ Bên Có:
Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Tài khoản 511, 512 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 511 gồm 4 tài khoản cấp
2 :
TK 5111: doanh thu bán hàng hoá
TK 5112 : doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113 : doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114 : doanh thu trợ cấp, trợ giá
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng:
SƠ ĐỒ 2.1: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP DOANH THU BÁN HÀNG
Ý nghĩa : Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua các
phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…Trong đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng Thời điểm xác định doanh thu tùy thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền bán hàng
2.2.4 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
TK 333 Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT trực tiếp phải nộp
TK 521
TK 531, 532
Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại
TK 911
Kết chuyển doanh thu thuần
TK 511, 512 Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
giảm giá hàng bán
TK 333(1) Thuế GTGT phải nộp
TK 131 Khi nhận hàng
Thuế GTGT được khấu trừ
Kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán
Doanh thu chưa thực hiện
TK 333(1) Thuế GTGT phải nộp
Trang 14- Chứng từ sử dụng: Thư mời chào giá, bảng báo giá, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hợp đồng (Phụ lục), phiếu xuất kho, phiếu giao hàng hóa đơn, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu thu/giấy báo có,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán doanh thu để ghi sổ doanh thu bán hàng, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ Việc lập, luân chuyển và lưu chứng từ tại các bộ phận kế toán theo chu trình doanh thu chung:
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.3 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu:
2.3.1 Chiết khấu thương mại:
2.3.1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521:
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã qui định
- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt số lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại, thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng”
- Trường hợp người mua hàng mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521 Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại
Trang 15TK 521 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5211 - Chiết khấu hàng hóa
Tài khoản 5212 - Chiết khấu thành phẩm
Tài khoản 5213 - Chiết khấu dịch vụ
Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng,
số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng) Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên
2.3.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531:
Kết cấu:
Bên nợ :
TK 111, 112, 131
Số tiền chiết khấu thương mại cho người mua
TK 333 (1)
Doanh thu chưa thuế GTGT
TK 521 Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK 511
Thuế GTGT phải nộp
TK 511
Trang 16 Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.
Bên có :
Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ (TK 511); hoặc doanh thu nội bộ (TK 512) để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Thuế GTGT
TK 511, 512
TK 632 TK 156, 155 Nhận lại hàng hóa nhập kho
Doanh thu hàng bán bị trả lại chưa thuế GTGT
Trang 17- Chứng từ sử dụng: Hợp đồng, hóa đơn, phiếu chi/ủy nhiệm chi ,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán doanh thu để ghi sổ giảm giá hàng bán, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ Việc lập, luân chuyển và lưu chứng từ tại các bộ phận kế toán có liên quan tới quá trình bán hàng
2.3.4.1 Phản ánh thuế GTGT (PP trực tiếp) phải nộp:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT
2.3.4.2 Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 - Thuế xuất khẩu
2.3.4.3 Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:
Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phải nộp
Giá chưa thuế Thuế TTĐB phải nộp = - x Thuế suất TTĐB
1 + Thuế suấtTTĐB
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế GTGT
TK 511 Doanh thu
chưa thuế GTGT
Trang 182.4 Kế toán giá vốn hàng bán:
2.4.1 Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Các phương pháp tính giá xuất kho:
- Giá thực tế đích danh
- Giá bình quân gia quyền
- Giá nhập trước xuất trước
- Giá nhập sau xuất trước
2.4.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu tài khoản 632:
Bên nợ:
Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dvụ đã cung cấp theo từng hoá đơn
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán
Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra
Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành
Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước
Bên có :
Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước)
Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ vào bên nợ tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho
TK 155, 156
TK 911
TK 154
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159
TK 632
TK 157 Thành phẩm SX ra gửi đi bán không qua
nhập kho
Khi hàng gửi đi bán được xác định là tiêu thụ
Thành phẩm, hàng hóa
xuất kho gửi đi bán Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán
Cuối kỳ, k/c giá thành dịch vụ hoàn thành
tiêu thụ trong kỳ
Cuối kỳ, k/c giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
Trang 19SƠ ĐỒ 2.5: HẠCH TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
2.4.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết giá vốn hàng bán, chi tiết theo đối tượng sản phẩm, hàng hóa,
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.5 Kế toán chi phí bán hàng:
2.5.1 Khái niệm:
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo,…
2.5.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
TK 641 được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại nhập kho
TK 154
Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK 159
TK 632
TK 157
Thành phẩm SX ra gửi đi bán không qua
nhập kho
Khi hàng gửi đi bán được xác định là tiêu thụ
Thành phẩm, hàng hóa
xuất kho gửi đi bán Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán
Cuối kỳ, k/c giá thành dịch vụ hoàn thành
tiêu thụ trong kỳ
Cuối kỳ, k/c giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
Trang 20 Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
SƠ ĐỒ 2.6: HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
Việc kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào thu nhập để tính lợi nhuận về tiêu thụ trong
kỳ được căn cứ vào mức độ phát sinh chi phí, vào doanh thu và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Trường hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ lớn trong khi doanh thu kỳ này nhỏ hoặc chưa có thì chi phí bán hàng được tạm thời kết chuyển vào tài khoản 142(1422) Sau đó chi phí này sẽ được kết chuyển trừ vào thu nhập ở các kỳ sau khi có doanh thu
2.5.3 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu yêu cầu mua hàng, thư mời chào giá, bảng báo giá, phiếu lựa chọn nhà cung cấp, đơn đặt hàng/hợp đồng (Phụ lục), phiếu giao nhận hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi/ủy nhiệm chi, bảng lương, bảng khấu hao TSCĐ
- Luân chuyển chứng từ: các bộ phận kế toán có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ Việc lập, luân chuyển và lưu chứng từ tại các bộ phận kế toán theo chu trình chi phí chung:
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
Kết chuyển vào kỳ sau
Kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh
TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải trả
về chi phí bảo hành sản phẩm,
hàng hóa
Trang 211 Xử lý yêu cầu, đặt hàng 4 Thanh toán
2 Nhận hàng – Nhập kho 3 Nhận HĐơn – Ghi nhận NPTrả
2.5.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết chi phí bán hàng, chi tiết theo từng khoản mục chi phí, …
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.6 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
2.6.1 Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào Chi phí quản lý bao gồm nhiều loại như: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính và chi phí chung khác
2.6.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu tài khoản 642:
Bên nợ :
Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên có :
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ
Kết chuyển vào kỳ sau
Kết chuyển CP QLDN để xác định kết quả kinh doanh
TK 352 Hoàn nhập dự phòng phải trả
Trang 22- Chứng từ sử dụng: Phiếu yêu cầu mua hàng, thư mời chào giá, bảng báo giá, phiếu lựa chọn nhà cung cấp, đơn đặt hàng/hợp đồng (Phụ lục), phiếu giao nhận hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn, biên bản thanh lý hợp đồng, phiếu chi/ủy nhiệm chi, bảng lương, bảng khấu hao TSCĐ
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ.Việc lập, luân chuyển
và lưu chứng từ tại các bộ phận kế toán theo chu trình chi phí chung
2.6.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, chi tiết theo từng khoản mục chi phí
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.7 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính:
2.7.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:
2.7.1.1 Khái niệm:
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nói cách khác, tiền vốn được huy động từ mọi nguồn lực của doanh nghiệp ngoài việc sử dụng để thực hiện việc sản xuất kinh doanh chính theo chức năng đã đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp còn có thể tận dụng đầu tư vào các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm sinh lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay vốn… Các hoạt động này chính là hoạt động tài chính của doanh nghiệp
2.7.1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu tài khoản 515:
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh
Bên có:
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ
trái phiếu Cuối kỳ kết chuyển thu nhập
111, 112, 138, 152 hoạt động tài chính Thu nhập được chia từ hoạt động
liên doanh
111,112, 131 Thu tiền bán bất động sản
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
22
Trang 23- Chứng từ sử dụng: Giấy báo có, biên bản góp vốn, hợp đồng cho vay,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán doanh thu để ghi sổ doanh thu hoạt động tài chính, rồi trả về cho bộ phận kế toán
có nhiệm vụ lưu trữ
2.7.1.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết doanh thu tài chính, chi tiết theo từng đối tượng đầu tư,
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.7.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính:
2.7.2.1 Khái niệm:
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại
tệ và bán ngoại tệ…
2.7.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu tài khoản 635:
Bên nợ:
Các khoản chi phí của hoạt động tài chính
Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ
Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ
Bên có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính trong kỳ sang tài khoản 911
Sơ đồ hạch toán:
Trang 24111, 112, 141 635 911
Chi phí cho thuê hoạt đông đầu tư
CK, hoạt động cho thuê TSCĐ
121, 221
Lỗ về bán chứng khoán (giá bán nhỏ hơn giá gốc)
128, 222 Cuối kỳ kết chuyển chi phí
Lỗ hoạt động liên doanh bị trừ vào vốn hoạt động tài chính
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, hợp đồng vay vốn,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán chi phí để ghi sổ chi phí hoạt động tài chính, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ
2.7.2.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết chi phí tài chính, chi tiết theo từng đối tượng vay vốn,
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.8 Kế toán các khoản thu nhập và chi phí khác:
2.8.1 Kế toán các khoản thu nhập khác:
Trang 25không mang tính chất thường xuyên Các khoản thu nhập khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại.
2.8.1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu của tài khoản 711:
Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính phát sinh
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ hạch toán:
SƠ ĐỒ 2.10: HẠCH TOÁN THU NHẬP KHÁC
2.8.1.3 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, biên bản xử lý vi phạm hợp đồng,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán doanh thu để ghi sổ thu nhập khác, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ
2.8.1.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết thu nhập khác, chi tiết theo từng đối tượng,
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.8.2 Kế toán chi phí khác:
2.8.2.1 Khái niệm:
Các khoản chi phí khác là những khoản chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản chi không mang tính chất thường xuyên Các khoản chi phí khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại
2.8.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Kết cấu tài khoản 811:
Thu phạt khách hàng, thu được khoản
phải thu khó đòi
Trang 26SƠ ĐỒ 2.11: HẠCH TOÁN CHI PHÍ KHÁC
2.8.2.3 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, biên bản xử lý vi phạm hợp đồng,
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển chứng từ sang kế toán chi phí để ghi sổ chi phí khác, rồi trả về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ
2.8.2.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết chi phí khác, chi tiết theo từng đối tượng,
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.9 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
2.9.1 Khái niệm: Dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
2.9.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 821:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc :
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác
để xác định kết quả kinh doanh
TK 911
TK 111, 112, 331
Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị đã hao mòn
Các khoản bị phạt, bị bồi thường
Trang 27Kết cấu:
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm (Đối ứng Bên Có TK 3334)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ
TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên
Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối năm
Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” có 2 Tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
2.9.3 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Các bảng tổng hợp về doanh thu, chi phí của các bộ phận kế toán
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển các bảng tổng hợp về doanh thu, chi phí cho kế toán xác định kết quả để ghi sổ, ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, và chuyển trả về bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ
2.9.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 821
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
2.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
2.10.1 Khái niệm:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Lãi trước thuế = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.10.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán:
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911:
Trang 28Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của cơ chế quản lí tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động.Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần
Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ
Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính và hoạt động khác
Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ)
Sơ đồ hạch toán:
Ktoán DT, CP và xác định kết quả KD tại Cty CP Lò, Thiết Bị Đốt Và Xử Lý Môi Trường VN
28
Trang 29
SƠ ĐỒ 2.12: HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.10.3 Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Chứng từ sử dụng: Các bảng tổng hợp về doanh thu, chi phí của các bộ phận kế toán
- Luân chuyển chứng từ: Các bộ phận kế toán chuyển các bảng tổng hợp về doanh thu, chi phí cho kế toán xác định kết quả để ghi sổ, ghi nhận kết quả kinh doanh trong kỳ, và chuyển trả
về bộ phận kế toán lưu trữ
2.10.4 Sổ sách và báo cáo:
- Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 911
- Các báo cáo theo yêu cầu quản lý
TK 511
TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển doanh thu thuần
TK 641 Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 515
TK 642 Kết chuyển CPQLDN
TK 635 Kết chuyển chi phí tài chính
TK 711
TK 421 Kết chuyển lỗ
hoạt động kinh doanh