1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luân môn phương pháp ngiên cứu khoa học VCU đề tài đề tài tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên

20 2,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Tên đề tài: Tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên  Tính cấp thiết: Trong xã hội hiện nay, vấn đề tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên luôn luôn là vấn đề nóng

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

 Tên đề tài: Tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên

 Tính cấp thiết:

Trong xã hội hiện nay, vấn đề tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu và suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lại

Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động Họ có thể lực, trí lực dồi dào Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau

và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế Đó là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một

xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn… Và sở dĩ việc làm thêm hịên nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp

Trang 2

Với mong muốn đi sau nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài

“vấn đề tìm việc và phỏng vấn làm thêm đối với sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình

 Mục đích nghiên cứu:

- Đối với xã hội, doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa với thế hệ trẻ; có

sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho sinh viên có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên…

- Đồi với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích cả về bề nổi và bề sâu…

- Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc làm thêm trong sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề áp dụng kiến thức đã học và thực tiễn…

 Đối tượng nghiên cứu: tất cả sinh viên trường Đại học Thương Mại đang ở trọ hay ở kí túc xá

 Phương pháp nghiên cứu: có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thấp qua việc điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm trong phạm vi trường Đại học Thương Mại Hà Nội

Trang 3

 Phạm vi nghiên cứu: trường Đại học Thương Mại.

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học Khác với phương pháp nghiên cứu định tính, trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu dùng để khám phá quy luật của hiện tượng khoa học cần nghiên cứu Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu nhập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu nhập dữ liệu bằng

số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch

Nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết,sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan

1.2 Khái niệm và các dạng bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một bộ câu hỏi đã được thiết kế trước theo thứ tự cố định

 Có hai dạng bảng câu hỏi chính:

- Bảng câu hỏi chi tiết: Dùng thu nhập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

- Dàn bài hướng dẫn thảo luận: Dùng thu nhập dữ liệu trong bảng nghiên cứu định tính (có cấu trúc rất khác với bảng câu hỏi chi tiết) Tuy nhiên,trong nội dung này, chúng ta chỉ đề cập đến bảng câu hỏi chi tiết (gọi tắt là bảng câu hỏi)

Trang 5

Bảng câu hỏi là công cụ dùng để phỏng vấn, hỏi han, thu nhập những thông tin cần thiết Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, sử dụng để thu nhập thông tin từ nhiều người và bảng câu hỏi có thể kết hợp với nhiều kỹ thuật khác nhau Đó là vì bảng câu hỏi được xây dựng trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc này là nền tảng hành vi của con người.mục đích không chỉ để hiểu những hành vi này – từ đó tiến hành các bước giải thích mà còn để vượt qua những rào cản mà do chính những hành vi này tạo ra

 Chúng ta có hai đối tượng trong việc thiết kế bảng câu hỏi:

- Tối ưu hóa sự cân đối của chủ đề các câu hỏi

- Nhằm khám phá các thông tin chính xác cho cuộc điều tra

Để tối đa hóa các câu trả lời, chúng ta phải cân nhắc cẩn thận làm thế nào

để có thể quản lý chung, thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa chúng, giải thích mục đích của cuộc điều tra và xem ai có thể hoặc không thể trả lời câu hỏi Độ dài của câu hỏi nên được cân nhắc thận trọng để có thể phát hiện ra những thông tin chính xác

 Có 3 loại thông tin cơ bản sau đây dùng để hỏi:

- Thông tin căn bản mà chúng ta quan tâm,các biến phụ thuộc

- Thông tin có thể giải thích được các biến phụ thuộc - các biến độc lập

- Các yếu tố khác có thể lien quan đến các biến độc lập và phụ thuộc có thể làm sai kết quả và phải được điều chỉnh-các biến xáo trộn

 Điều kiện để có một bảng câu hỏi chi tiết tốt

Trang 6

- Phải có đầy đủ các câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn thu thập dữ liệu

từ các câu trả lời

- Phải kích thích được sự hợp tác từ người trả lời

 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi: 8 bước

- Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu nhập: phải liệt kê đầy đủ và chi tiết các dữ liệu cần thu thập căn cứ vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông đã xác định

- Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn:trực tiếp, qua điện thoại, gửi thư, qua mạng internet

- Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi: Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến

sự hợp tác của người trả lời, nhà nghiên cứu phải tự trả lời những câu hỏi

+ Người trả lời có hiểu câu hỏi không?

+ Người trả lời có thông tin không?

+ Người trả lời có cung cấp thông tin không?

+ Thông tin người trả lời cung cấp có đúng dữ liệu cần thu nhập không?

- Bước 4: Xác định hình thức trả lời: trả lời cho các câu hỏi đóng và trả lời cho các câu hỏi mở

- Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ: việc dùng thuật ngữ phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc:

+ Dùng từ ngữ đơn giản và quên thuộc

Trang 7

+ Tránh các câu hỏi dài dòng,từ ngữ càng chi tiết,cụ thể,rõ rang càng tốt

+ Tránh câu hỏi cho hai hay nhiều câu trả lời cùng một lúc

+ Tránh câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng đã dẫn theo câu hỏi

+ Tránh câu hỏi có thang trả lời không cân bằng

- Bước 6: Xác định trình tự các câu hỏi: Một bảng câu hỏi thường chia

ra làm 3 phần chính Mỗi phần có những mục đích khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự sau:

+ Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn ra người trả lời trong đám đông nghiên cứu Phần này đôi khi là phần riêng biệt được dùng để chọn đối tượng nghiên cứu trước khi phỏng vấn thực thụ

+ Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu nhập dữ liệu cần cho mục tiêu nghiên cứu

+ Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời

- Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi: hình thức bảng câu hỏi cũng góp phần thành công cho việc thu thập dữ liệu Hình thức bảng câu hỏi phải đẹp, các phần nên trình bày phân biệt (có thể dùng màu giấy khác nhau cho các phần khác nhau)

Trang 8

- Bước 8: Thử lần 1, sửa chữa, bản nháp cuối cùng: để có bảng câu hỏi đạt chất lượng cao,sau khi thiết kế xong phải thử nhiều lần và sửa chữa để hoàn chỉnh trước khi dùng cho phỏng vấn chính thức

+ Lần thử đầu: tham khảo ý kiến của các thành viên nghiên cứu khác trong đơn vị và điều chỉnh lại, có bản nháp cuối cùng

+ Lần thứ hai: phỏng vấn đối tượng nghiên cứu thực sự trong đám đông nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá bảng câu hỏi và khả năng phỏng vấn của phỏng vấn viên từ đó sửa chữa và có bản câu hỏi hoàn chỉnh để phỏng vấn chính thức

Trang 9

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THỰC TẾ

Đề tài: Tìm việc và phỏng vấn làm thêm của sinh viên.

Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.

- Thực trạng sinh viên đi làm thêm hiện nay

- Sinh viên đi làm thêm nhằm những mục đích gì? Có ảnh hưởng thế nào tới học tập

- Nhu cầu về thời gian, việc làm, số tiền lương của sinh viên làm thêm

- Quan niệm của sinh viên ko đi làm thêm và thái độ của họ đối với việc làm thêm

- Việc làm đang được sinh viên chọn làm thêm nhiều nhất

Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.

Phỏng vấn trên giấy theo mẫu bảng có sẵn, người được phỏng vấn sẽ tích vào đáp án có sẵn và có những phương án mở rộng khác

Phỏng vấn trực diện và phỏng vấn qua mạng internet

Bước 3: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi.

Nội dung câu hỏi nhận được sự hợp tác của người trả lời

Người trả lời hiểu được nội dung của câu hỏi

Người trả lời có cung cấp thong tin cho người phỏng vấn

Thông tin mà người trả lời cung cấp là dữ liệu cần thu thập

Bước 4: Chọn dạng câu hỏi

Chọn cả 2 dạng câu hỏi đóng và dạng câu hỏi mở

Trang 10

Câu hỏi đóng người trả lời tích vào phương án có sẵn, câu hỏi mở người trả lời đưa ra ý kiến riêng của bản thân trong phần ý kiến khác

Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ

- Dùng từ đơn giản quen thuộc

- Tránh câu hỏi dài dòng, tù ngữ càng chi tiết cụ thể, rõ ràng càng tốt

- Tránh cấu hỏi cho hai hay nhiều câu trả lời câu trả lời cùng lúc

- Tránh câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng đã dẫn theo câu hỏi

- Tránh câu hỏi có thẳng trả lời không cân bằng

Bước 6: Xác định trình tự câu hỏi.

Một bảng câu hỏi thường được chia ra làm 3 phần chính Mỗi phần có mục đích khác nhau và được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong

đám đông nghiên cứu phần này là phần riêng biệt được dùng để chọn đối tượng nghiên cứu trước khi phỏng vấn thực thụ

Các câu hỏi cần thực hiện trong phần này:

1 Bạn là sinh viên trường: …

2 Bạn là sinh viên năm - khoa “…”

3 Bạn có đi làm thêm không?

 Đã từng

 Đang làm

 Có ý định

Trang 11

 Không có ý định

Nếu bạn chọn “đã từng”, “đang làm” hoặc “có ý định”, vui lòng trả lời câu hỏi

từ 4 đến 8

4 Bạn thường kiếm việc qua phương tiện nào?

 Báo chí

 Internet

 Tờ rơi

 Bạn bè giới thiệu

 Tự mình tìm

5 Công việc của bạn là gì?

 Gia sư

 Bán hàng

Chạy bàn

 Tự kinh doanh

 Khác

Chưa đi làm thêm

6 Công việc đó có phù hợp với mục đích của bạn không?

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Tạm được

 Không phù hợp

Trang 12

7 Sắp xếp thứ tự ưu tiên khi bạn chọn một việc làm thêm? (1 quan trọng nhất – 5

ít quan trọng nhất Chọn từ 1 đến 5

Thời gian

Lương

Mối quan hệ

Địa điểm làm việc

Điều kiện làm việc

Kinh nghiệm

8 Mục đích đi làm thêm của bạn là gì? (Bạn thể chọn nhiều đáp án khác nhau)

 Muốn có thêm kinh nghiệm

 Mở rộng mối quan hệ xã hội

 Có thêm thu nhập để trang trải việc học và cuộc sống

 Làm cho vui, làm theo phong trào

 Khác

- Phần chỉnh bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cần cho mục tiêu

nghiên cứu

Các câu hỏi cho phần này:

9 Công việc làm thêm có chiếm nhiều thời gian của bạn không?

 Có tốn thời gian nhưng cân bằng được

 Chiếm nhiều thời gian, đôi khi ảnh hưởng đến việc học

Trang 13

 Không có thời gian để học

10 Thời gian hợp lý làm việc một ngày là khoảng:

 Rất ít 1 đến 2h / ngày

 6-8h / ngày

 Càng nhiều càng tốt

11 Khoảng thời gian làm việc mà bạn cho là phù hợp với sinh viên là :

 7h30 – 11h30

 13h - 16h30

 17h – 21h30

 Linh động có thể sắp xếp được

12 Bạn thích hưởng lương như thế nào?

 Lương căn bản

 Lương theo sản phẩm

13 Với công việc làm thêm, bạn có thể chấp nhận mức lương tối thiểu là bao

nhiêu?

 400 000 đ

 450 000 đ

 500 000 đ

 550 000 đ

 Khác (ghi rõ là bao nhiêu):

14 Bạn nghĩ những yếu tố nào sau đây khiến bạn bạn có thể đi làm thêm được?

Trang 14

 Rành đường thành phố

 Siêng năng, chịu khó

 Có xe máy

 Trung thực

 Có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt hoặc kỹ năng tin học giỏi,…

15 Theo bạn yếu tố quan trong nhất dẫn đến hành vi sinh viên chọn việc làm

thêm hiện nay là? (Bạn có thể chọn nhiều đáp án)

 Yếu tố thu nhập

 Muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế

 Thời gian có phù hợp với lịch học không

 Việc làm

 Muốn khẳng định khả năng độc lập của mình

Muốn biết rõ hơn giá trị của đồng tiền

Biết quý công sức lao động của cha mẹ

 Để biết cách chi tiêu tiền

16 Có khi nào bạn bỏ học đi làm thêm không?

 Có

 Không

17 Bạn có thấy sinh viên nào bỏ học để đi làm thêm không?

 Nhiều

Thỉnh thoảng

Ít

Trang 15

Không có

 Không biết

18 Ý kiến của gia đình bạn đối với việc “sinh viên đi làm thêm” như thế nào?

 Đó là 1 điều tốt Bố mẹ rất ủng hộ

 Muốn làm gì thì làm, nhưng đừng để ảnh hưởng việc học

 Bố mẹ có để cho con thiếu thốn gì không mà con phải đi làm

 Không quan tâm

Nếu chọn “không làm thêm hoặc không có ý định”, vui lòng trả lời câu

hỏi sau:

19 Tại sao bạn không nên đi làm thêm? Bạn có thể chọn nhiều đáp án

Mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học

Học xong rồi mới đi làm

Phức tạp

Không có nhu cầu

Gia đình không cho phép

Đánh giá chung của bạn đối với việc làm thêm

20 Nhận xét khách quan của bạn đối với việc “sinh viên đi làm thêm” hiện nay

 Khuyến khích

 Không quan tâm

 Không nên đi làm thêm

 Không biết

Trang 16

 Nên

 Không nên

 Không có ý kiến

22 Theo bạn quan sát thì hiên nay số lượng sinh viên đi làm thêm như thế nào?

 Rất nhiều

 Nhiều

 Không nhiều lắm

 Ít

 Không biết

23 Bạn bè của bạn có nhiều người đi làm thêm không?

 Có

 Không

 Không biết

24 Trong một ngày gần nhất bạn có nghĩ mình cũng sẽ đi làm thêm không?

 Có

 Không bao giờ

 Chưa chắc chắn

 Không biết được

- Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời:

1 Bạn nghĩ thời gian đi làm thêm như thế nào là phù hợp với sinh viên?

2 Khi vừa làm vừa học thì bạn làm như thế nào để cân bằng giữa việc học và việc làm?

Trang 17

3 điều gì quan trọng nhất khi bạn chọn một việc làm thêm?

4 Bạn có đề xuất gì trong việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay?

5 Tại sai bạn không đi làm thêm?

6 Nhận xét khách quan của bạn với việc sinh viên đi làm thêm hiện nay như thế nào?

7 Theo bạn thì sinh viên đi làm thêm nên hay không nên?

8 Bạn có thể giải thích rõ hơn không?

9 Bạn là sinh viên năn thứ mấy?

10 Bạn có đi làm thêm không?

11 Bạn đang làm việc gì?

12 Bạn đi làm thêm nhằm mục đích gì?

13 Công việc đó có phù hợp với mục đích và khả năng của bạn không?

14 Công việc hiện tại bạn đang làm có chiếm nhiều thời gian của bạn không?

15 Công việc đó có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của bạn?

Bước 7: Xác định hình thức bảng câu hỏi.

Mỗi phần câu hỏi sẽ có 1 mầu khác nhau để phân biệt bang câu hỏi phải đẹp tạo hứng thú cho người trả lời câu hỏi

Bước 8 : Thử lần 1, sửa chữa và đưa ra bản nháp cuối cùng

Phải thử nhiều lần và sử chữa trước khi dùng phỏng vấn chính thức

Tham khảo ý kiến các thành viên trong nhóm và điều chỉnh lại để có bản nháp cuối cùng

Trang 18

Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu trong đám đông nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá bảng câu hỏi và khả năng phỏng vấn của phóng viên , sử chữa và đưa ra bảng câu hỏi cho cuộc phỏng vấn chính thức

Trang 19

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BẢNG CÂU HỎI

 Bảng câu hỏi được coi là hình thức của toàn bộ của cuộc điều tra

 Bảng câu hỏi thể hiện nội dung nghiên cứu

 Chất lượng bảng câu hỏi thể hiện chất lượng của cuộc đối thoại

 Bảng câu hỏi được xem là công cụ để đạt được mục tiêu nghiên cứu

Ngày đăng: 21/06/2015, 18:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w