1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015

50 1,7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 316 KB

Nội dung

I KHÁI QUÁT VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1) Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước 1.1. Quyết định Quyết định là một cách thức để thể hiện ý chí của một người hoặc nhóm người, nhằm bắt buộc những người khác có liên quan phải tuân theo. Cũng có thể hiểu Quyết định như là một sự lựa chọn giữa nhiều lựa chọn, để lấy một. 1.2. Quyết định quản lý Trong hoạt động quản lý, các quyết định được đưa ra gọi là quyết định quản lý. Quyết định quản lý là tập hợp các chủ trương, chính sách, chương trình hành động…do chủ thể quản lý định ra mà đối tượng bị quản lý phải thực hiện, để giải quyết một vấn đề của hệ thống quản lý. Quyết định quản lý được đưa ra dựa trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của đối tượng bị quản lý và phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống. Với cách định nghĩa nầy, có thể có rất nhiều loại quyết định quản lý gắn với nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong xã hội.

Trang 1

TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2015

MÔN: KIẾN THỨC CHUNG

CÁC CHUYÊN ĐỀ:

CHUYÊN ĐỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

CHUYÊN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

A- KHÁI QUÁT VỀ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Ngày 13/11/2008, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Cán

bộ, công chức (CBCC), có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, thay thế Pháp lệnh CBCCnhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN)của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng một nền hành chính trongsạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chínhphục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

và hội nhập kinh tế quốc tế

1 Luật CBCC được ban hành với các quan điểm chỉ đạo là:

- Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếptục cải cách chế độ công vụ, công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân;

- Hoàn thiện chế độ công vụ và quản lý CBCC phải bảo đảm sự đồng bộ vớicác nội dung đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Bảo đảm tính minh bạch, công khai và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạtđộng công vụ;

- Bảo đảm tính kế thừa và phát triển của các quy định hiện hành về công vụ

và CBCC, vừa phù hợp với thể chế chính trị và các giá trị văn hóa của Việt nam,vừa tiếp cận được với các thành tựu của các nền công vụ trên thế giới

B- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Khái niệm công vụ

a) Khái niệm:

Có nhiều cách hiểu về công vụ, chẳng hạn như:

- Công vụ là hoạt động của các tổ chức cơ quan nhà nước trong hoạt độngquản lý, điều hành trên các lĩnh vực đời sống xã hội

- Công vụ là quy chế, là nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước

- Công vụ là hoạt động thực hiện đường lối chủ trương chính sách của đảng

và nhà nước

Trang 3

- Công vụ là hoạt động do CBCC tiến hành theo sự chỉ đạo của nhà nướcnhằm thực hiện các chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợiích chính đáng của tổ chức cá nhân.

- Điều 2 - Luật cán bộ, công chức 2008: “hoạt động công vụ của cán bộ

công chức là việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ công chức theo quy định của Luật CBCC và các quy định khác có liên quan”.

b) Đặc điểm công vụ:

- Hoạt động công vụ được tiến hành trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước

và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước

- Hoạt động công vụ có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liêntục theo trình tự, thủ tục và trật tự do pháp luật quy định

- Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện

2 Khái niệm cán bộ

a) Khái niệm:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà

nước (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức)

b) Đặc điểm cán bộ:

+ Là công dân Việt Nam;

+ Được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ởhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

+ Trong biên chế;

+ Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

3 Khái niệm công chức:

a) Khái niệm: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm

vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế

và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của

đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 4 Luật

CBCC).

b) Đặc điểm công chức:

+ Là công dân Việt Nam;

Trang 4

+ Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, giữ chức vụ, chức danh trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân

mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làmviệc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọichung là đơn vị sự nghiệp công lập);

+ Trong biên chế;

+ Hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

+ Riêng đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật

c) Phân loại công chức:

Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấphoặc tương đương;

- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chínhhoặc tương đương;

- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặctương đương;

- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tươngđương và ngạch nhân viên

Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Điều 34 Luật Cán bộ

công chức)

Việc phân loại theo tiêu chí ngạch nhằm khuyến khích công chức nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn phấn đấu thăng tiến trong sự nghiệp

Phân loại theo tiêu chí công tác là cách phân loại theo dấu hiệu quyền lựcnhằm xác định quyền và nghĩa vụ của từng loại công chức

4 Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã:

a) Khái niệm cán bộ cấp xã:

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính

trị - xã hội (Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC)

b) Khái niệm công chức cấp xã:

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng

lương từ ngân sách nhà nước (Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC)

c) Phân loại cán bộ cấp xã:

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

Trang 5

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Khoản 2 Điều 61 Luật CBCC)

d) Phân loại công chức cấp xã

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

- Trưởng Công an;

- Chỉ huy trưởng Quân sự;

- Văn hóa - xã hội (Khoản 3 Điều 61 Luật CBCC)

Điểm chung giữa cán bộ và công chức

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có nhữngtiêu chí chung là:

- Công dân Việt Nam;

- Trong biên chế;

- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong

bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảođảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật);

- Giữ một công vụ thường xuyên;

- Làm việc trong công sở;

- Được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;cán bộ cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã)

5 Một số khái niệm khác

- Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao

thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức

- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

- Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức

- Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật

- Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh

Trang 6

khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

- Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

- Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn

- Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

- Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết

định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn

vị khác.

- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để

tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

- Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến

làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ

- Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ

chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

(trích Điều 7 Luật CBCC)

II- KHÁI QUÁT LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC:

1 Luật CBCC thống nhất cách hiểu về hoạt động công vụ và quy định rõ các

nguyên tắc trong thi hành công vụ (Điều 3) Đây là cơ sở và nền móng để xây

dựng một nền công vụ phù hợp với thể chế chính trị ở Việt Nam mà vẫn tiếp cận vàbắt nhịp được với xu thế phát triển của các nền công vụ trên thế giới Qua đó, bảođảm mọi hoạt động công vụ do CBCC thực hiện đều hướng tới phục vụ nhân dân,bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân, bảo đảmhiệu quả và tuân thủ pháp luật

2 Để xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu mới hiện nay, Luật bổ sung

thêm một số nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức (Điều 5).

Trong đó, đáng chú ý là nguyên tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh, vị trí

việc làm và chỉ tiêu biên chế (khoản 2 Điều 5) Nguyên tắc này tạo cơ sở khoa học

đồng thời mang tính thực tiễn cao; giúp cho việc xóa bỏ hoàn toàn cơ chế "xin cho" trong quản lý biên chế cũng như bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mụcđích công tác tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá, sử dụng, quy hoạch, đàotạo, bồi dưỡng CBCC Việc xác định biên chế được thực hiện trên cơ sở khoa học,không chỉ dựa vào nhu cầu công việc, nhiệm vụ của cơ quan, mà còn căn cứ vàotiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức

-Nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ được kết

hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ (khoản 3 Điều 5); việc sử dụng, đánh giá,

phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lựcthi hành công vụ - đây chính là việc vận dụng nguyên tắc thực tài trong hoạt độngcông vụ ở Việt Nam Gắn với nguyên tắc này là việc quy định chính sách phát hiện,thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng

3 Luật CBCC quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức

Trang 7

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tập trung vào hai nhóm

cơ bản:

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến thể chế chính trị (khoản 1 và 4, Điều 8), đến phục vụ và quan hệ với nhân dân (khoản 2 và 3, Điều 8) và nhóm nghĩa vụ trong thi hành công vụ (Điều 9) Để khẳng định và gắn với việc đề cao trách

nhiệm của người đứng đầu, Luật quy định nghĩa vụ đối với người đứng đầu trongthực hiện chức trách và thẩm quyền được giao Trách nhiệm của CBCC chính làthực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Do đó, sự gắn kết giữatrách nhiệm với nghĩa vụ trong thực thi công vụ của CBCC cũng được thể hiệntrong các quy định của Luật Đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc không đượclàm quy định trong Luật đồng thời là các nội dung liên quan đến nghĩa vụ và tráchnhiệm của CBCC nhưng được tách thành một mục riêng nhằm nhấn mạnh và yêucầu cán bộ, công chức phải thực hiện để xứng đáng là "công bộc", là "người đầytớ" của nhân dân

- Bên cạnh các nghĩa vụ, trách nhiệm mà CBCC phải thực hiện, Luật quy

định các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ (chương VII) như công sở (Điều

70), nhà ở công vụ (Điều 71), trang thiết bị làm việc trong công sở (Điều 72), và

phương tiện đi lại để thi hành công vụ (Điều 73) nhằm khẳng định nghĩa vụ và

trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho CBCCthực thi công vụ có hiệu quả

Nghĩa vụ của mọi cán bộ, công chức được quy định tại Điều 8, 9, 18, 19, 20của Luật Cán bộ, công chức Cụ thể:

Điều 8 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

1 Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

2 Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

3 Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

4 Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 9 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

1 Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn được giao

2 Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của

cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

3 Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4 Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

5 Chấp hành quyết định của cấp trên Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó

là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc

Trang 8

thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2 Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

3 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Điều 19 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1 Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2 Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình

đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3 Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20 Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

(Luật Phòng chống tham nhũng)

Điều 37 Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1 Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

Trang 9

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ; đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

2 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước

3 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức

vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan,

tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó

4 Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp

5 Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán

bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

6 Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

Đồng thời với việc quy định các nghĩa vụ, Luật cũng bổ sung thêm một số nội

dung liên quan đến quyền của cán bộ, công chức (Mục 2 – Chương II) như sau

Quyền của cán bộ, công chức được quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 củaLuật cán bộ, công chức, cụ thể:

Điều 11 Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ

1 Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

2 Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

3 Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4 Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

5 Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

Điều 12 Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1 Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Cán bộ, công chức

Trang 10

làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2 Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13 Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 14 Các quyền khác của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu

bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ riêng của cán bộ, công chức:

Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung được áp dụng đối với mọi cán bộ, côngchức, mỗi loại cán bộ, công chức có những quyền và nghĩa vụ riêng tùy thuộc vàochức danh, nghạch, bậc, hoạt động công vụ của họ Các quyền và nghĩa vụ riêng củamỗi loại cán bộ, công chức được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau

Nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 10)

Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

1 Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2 Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

3 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

5 Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của một số chức danh:

Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định trong các văn bản

Trang 11

như: Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp và trong các văn bản pháp luật khác

Các quyền và nghĩa vụ này không phải là đặc quyền đặc lợi mà chỉ là nhữngbảo đảm pháp lý cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ

III- QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ công chức và cán bộ, công chức cấp xãtrong sạch, có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu hiện nay, bên cạnhviệc kế thừa các quy định hiện hành còn phù hợp, Luật CBCC đã bổ sung nhiều nộidung nhằm đổi mới phương thức và cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo chủtrương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ và cải cách chế độ công vụ, côngchức Cụ thể là:

1 Về quản lý cán bộ, quản lý công chức: để bảo đảm tính thống nhất trong

quản lý cán bộ và quản lý công chức, Luật CBCC quy định rất rõ ràng và mạch lạcvấn đề này

Đối với cán bộ, việc quản lý thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm

quyền của Đảng và của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Đối với công chức, việc quản lý nhà nước về công chức do Chính phủ quản

lý thống nhất - nghĩa là các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổnhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu đốivới những người được xác định là công chức, cho dù họ làm việc trong cơ quan củaĐảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội hoặc bộ máy quản lý của đơn vị

sự nghiệp, đều được thống nhất quản lý và thực hiện theo các quy định của Chínhphủ Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vàcấp huyện, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công chức theophân công, phân cấp

Thực hiện đổi mới công tác quản lý công chức, Luật CBCC quy định việc

mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức Đó là căn cứ và cơ sở để xácđịnh số lượng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, thi nâng ngạch, quy hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng Là vấn đề rất mới, nhưng nếu thực hiện theo đúng quy định và

tinh thần của Luật thì công tác quản lý công chức sẽ được nâng cao về chất lượng

và hiệu quả

Bên cạnh đó, Luật CBCC quy định cụ thể và rõ ràng chế độ báo cáo và quản

lý hồ sơ CBCC để đưa công tác này vào nền nếp, phục vụ cho công tác quản lý nhànước về công chức

2 Quản lý biên chế, tổ chức tuyển dụng và nâng ngạch công chức được

thay đổi theo hướng dựa trên tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, mô tả công việc

và xây dựng cơ cấu công chức Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức đã được

thể hiện ngay trong Luật mà không giao cho Chính phủ hoặc các cơ quan khác quyđịnh Trong đó, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức có một số điểm mới cần lưu

ý, đó là: mặc dù Luật Quốc tịch đã được sửa đổi, bổ sung thông thoáng hơn trước

đây nhưng chỉ những người có quốc tịch Việt Nam mới được dự tuyển; tuổi dự tuyển chỉ quy định tuổi sàn là từ đủ 18 tuổi trở lên, không quy định tuổi trần vì

Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định bên cạnh bảo hiểm bắt buộc còn có cả bảo hiểm

tự nguyện; về điều kiện liên quan đến Luật Cư trú, người dự tuyển có quốc tịch

Trang 12

Việt Nam nhưng không cư trú tại Việt Nam thì cũng không được dự tuyển; người

đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích cũng không được dự tuyển Bên cạnh thực hiện ưu tiên tuyển chọn người có

công với nước, người dân tộc thiểu số Luật CBCC còn thực hiện chính sách ưu tiêntuyển chọn người có tài năng

Về tổ chức tuyển dụng, nâng ngạch: cùng với việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho các bộ, ngành và địa phương, Luật bổ sung quy định các bộ, ngành và

địa phương có trách nhiệm thực hiện việc phân cấp tuyển dụng công chức cho các

cơ quan thuộc quyền quản lý Bước đầu gắn dần thẩm quyền sử dụng với thẩm quyền tuyển dụng, khắc phục tình trạng người được giao quyền tuyển dụng không

được giao quyền sử dụng; người được giao sử dụng thì lại không được giao quyềntuyển dụng; qua đó nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, lựa chọn được đúng

người có đủ năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc Việc nâng ngạch phải qua kỳ thi và thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn người giỏi

hơn; không hạn chế số người đăng ký, không quy định thâm niên giữ ngạch và hệ

số lương… Tuy nhiên, chỉ tiêu dự thi được xác định trên cơ sở nhu cầu vị trí việclàm, cơ cấu ngạch công chức Theo nguyên tắc cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền

sẽ chỉ bổ nhiệm vào ngạch dự thi số người bằng đúng số vị trí còn thiếu trong số

những người đạt yêu cầu, theo nguyên tắc chọn người giỏi hơn

Để nâng cao chất lượng công chức, nội dung và hình thức thi tuyển, thi nângngạch được đổi mới nhằm lựa chọn đúng người có đủ năng lực, phẩm chất, kỹ năng và

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Việc tổ chức thi nâng ngạch được tập trung vào một đầu mối do Bộ Nội vụ chủ trì, trên cơ sở phối hợp với các đơn vị, cơ quan hữu quan.

3 Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng công chức: việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được đổi mới theo hướng đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh,

chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu

nhiệm vụ Được thực hiện theo nguyên tắc: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào

vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản

lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo,bồi dưỡng Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồidưỡng Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả

Được thực hiện qua các hình thức gồm: Hướng dẫn tập sự đối với công chức

trong thời gian tập sự Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý Bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiếnthức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết) Thời gian tham gia các khoá bồi dưỡng khác nhau được cộng dồn

Các nội dung quy định liên quan đến bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ

chức, miễn nhiệm công chức chỉ có ở các văn bản dưới luật nay được đưa vào Luật,

đã khẳng định thêm giá trị pháp lý của các quy định này Riêng về biệt phái, Luật

bổ sung thêm thời hạn biệt phái công chức có thể trên 3 năm đối với một số ngành,lĩnh vực và do Chính phủ quy định để phù hợp với yêu cầu của một số ngành, nghề

Trang 13

Việc đánh giá đối với công chức có thêm một số nội dung mang tính cụ thể hơn so

với cán bộ như tiến độ và tinh thần phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, thái độ phục vụ nhân dân

4 Về Công tác khen thưởng và kỷ luật CBCC cũng có một số điểm mới.

Do cán bộ được lựa chọn thông qua phương thức bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nên

các hình thức kỷ luật đối với cán bộ cũng không hoàn toàn giống như công chức

và gồm 4 hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm Đối với công

chức: có 6 hình thức kỷ luật đối với công chức gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ

bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc

CBCC có thành tích trong thực thi công vụ vẫn được khen thưởng theo quy

định hiện hành nhưng không còn hình thức nâng ngạch do có thành tích xuất sắc

Để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và củng cố

trật tự kỷ cương trong thực thi công vụ, Luật quy định thời hiệu xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ khi có hành vi vi phạm, khi hết thời hạn đó thì CBCC vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật Thời hạn xử lý kỷ luật là 2 tháng, tối đa không quá 4 tháng kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật Đối với mức độ kỷ

luật khác nhau thời gian nâng bậc lương cũng không giống nhau Nếu CBCC bị kỷluật khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương kéo dài thêm 6 tháng;trường hợp bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức thì thời gian nâng lương kéo dàithêm 12 tháng

5 Về giải quyết thôi việc và nghỉ hưu: theo quy định mới của Luật, qua

công tác đánh giá hàng năm nếu CBCC bị phân loại là hoàn thành nhiệm vụ nhưng

còn hạn chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp thì cơ

quan có thẩm quyền sẽ bố trí công tác khác hoặc giải quyết miễn nhiệm, cho thôilàm nhiệm vụ (đối với cán bộ) hoặc giải quyết cho thôi việc (đối với công chức)

Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật và là một giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, bước đầu thực hiện quan điểm: trong công vụ có vào, có

ra và chỉ giữ lại những người thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật, không kéo dài thời gian công tác đối với CBCC khi đến tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp đặc biệt đối với cán bộ giữ chức

vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên thực hiện theo quy định của cơ quan cóthẩm quyền

6 Đối với cán bộ, công chức cấp xã: bên cạnh việc quy định rõ và cụ thể các chức vụ của cán bộ cấp xã, chức danh của công chức cấp xã Luật phân cấp cho cấp huyện quản lý công chức cấp xã

Để chủ động và tạo thuận lợi trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã, Quốc hội giao Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chứccấp xã căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương

Đồng thời, để thực hiện và bảo đảm tính liên thông đối với đội ngũ cán bộ

cấp xã, công chức cấp xã, Luật quy định quyền lợi của cán bộ, công chức cấp xã khi chuyển thành công chức ở cấp huyện trở lên về các mặt như chế độ bảo

hiểm xã hội, miễn tập sự, được hưởng chế độ chính sách liên tục Trường hợp

Trang 14

không chuyển thành công chức thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tựnguyện theo quy định của pháp luật

7 Quy định về thanh tra công vụ: đây cũng là một nội dung hoàn toàn mới

nhằm nâng cao trật tự, kỷ cương trong thực thi công vụ của CBCC, bảo đảm choCBCC có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

Theo đó, Luật quy định các vấn đề liên quan đến phạm vi và phân công thực

hiện thanh tra công vụ Phạm vi thanh tra công vụ được xác định rõ, gồm: thanh

tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC được phân công cho thanh tra

bộ, thanh tra sở, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện thực hiện căn cứ vào nhiệm vụ,quyền hạn của mình và thanh tra việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tácquản lý CBCC; đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ và các điều kiệnbảo đảm hoạt động công vụ được phân công cho Thanh tra Bộ Nội vụ, Thanh tra

Sở Nội vụ thực hiện theo chức năng thanh tra chuyên ngành.

8 Về đạo đức, văn hoá giao tiếp của cán bộ, công chức

Luật Cán bộ, công chức bổ sung thêm mục đạo đức, văn hoá giao tiếp của cán

bộ, công chức, nhằm xây dựng một nền công vụ phục vụ nhân dân, góp phần vàoviệc xây dựng văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công

vụ Luật cũng quy định cụ thể các chuẩn mực về đạo đức công vụ như đạo đức côngchức, văn hóa giao tiếp trong công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân bao gồm: Cán

bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt độngcông vụ Về văn hóa giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự,tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán

bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quankhi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ,cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữgìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp Trong giao tiếp vớinhân dân, cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự,nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán

bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền

Các nội dung trên đây của Luật CBCC đã thể hiện được cơ bản chủ trươngcủa Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýcủa bộ máy nhà nước, đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập kinh

tế quốc tế Thực hiện tốt các nội dung đổi mới thể hiện tại Luật CBCC mới đượcban hành là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội và mọi người dân, góp phần xây dựng chế độ công vụ, côngchức ở nước ta ngày một hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ

IV- CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

Luật Cán bộ, công chức thể hiện tính đặc thù trong hoạt động công vụ củacán bộ khác với hoạt động công vụ của công chức như: quyền và nghĩa vụ; bầu cử,phê chuẩn, bổ nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển; đánh giá

- Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung mà cán bộ và công chức đều phải

thực hiện (Nghĩa vụ của cán bộ, công chức: Điều 8, 9, 10; Quyền của cán bộ, công

chức:Điều 11, 12, 13, 14), đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức ở công

sở và khi giao tiếp với nhân dân (Điều 15, 16, 17); những việc mà cả cán bộ, công

Trang 15

chức không được làm (Điều 18, 19, 20) thì đối với cán bộ, do chịu sự điều chỉnh

của cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm nên cán bộ còn phải chịu trách nhiệmtrước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Điều 22) Điểm này thể hiện trách nhiệm

chính trị của cán bộ Đối với công chức, do chịu sự điều chỉnh của cơ chế tuyển

dụng, bổ nhiệm nên công chức còn phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có

thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Điều 33) Điểm này

thể hiện trách nhiệm hành chính của công chức

- Quy định đánh giá cán bộ có những nội dung khác với đánh giá công chức

Theo Luật quy định, đánh giá cán bộ (Điều 28) thực hiện theo 5 nội dung, trong đó

điểm khác so với đánh giá công chức là: cán bộ phải đánh giá năng lực lãnh đạo,điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; kết

quả thực hiện nhiệm vụ được giao Còn đánh giá công chức (Điều 56) gồm 6 nội

dung đánh giá Điểm khác với cán bộ là đánh giá công chức gắn với năng lực, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần tráchnhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân

- Quy định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng có những nội dung khác so với

đào tạo, bồi dưỡng công chức Theo đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Điều 25) phải

căn cứ vào tiêu chuẩn, chức vụ, chức danh cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với

quy hoạch cán bộ Đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức (Điều 47) phải căn cứ vào

tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức

và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ để xác định nội dung, chương trình, hình thức,thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức Đào tạo, bồi dưỡng công chức chú trọngđến vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo,quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị

- Việc bố trí, sử dụng đối với cán bộ được thực hiện thông qua bầu cử, bổ

nhiệm (Điều 23), căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Đối với công chức, sau khi được tuyển dụng

(Điều 35), bổ nhiệm vào ngạch công chức (Điều 42), việc bố trí, sử dụng được thực

hiện thông qua các hình thức như: điều động công chức (Điều 50) phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức; bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Điều

51) ngoài căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải căn

cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý; luân chuyển công chức

(Điều 52) căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức; biệt phái công chức (Điều 54) theo yêu cầu nhiệm vụ

Trong một số trường hợp do không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ, hoặc vì lý do khác thì cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

có thể xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức hoặc miễn nhiệm (Điều 30, 54).

- Việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ cũng khác với công chức

Cán bộ có 4 hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm), còn

Trang 16

công chức có 6 hình thức kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức,

cách chức, buộc thôi việc).v.v…

Qua đó đã thể hiện bước tiến mới trong việc phân biệt một số nội dung quản

lý cán bộ với quản lý công chức và cán bộ, công chức cấp xã Đặc biệt, việc thực

hiện điều động, luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan củaĐảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đã được thể chế hóa trong các chươngnày của Luật Đồng thời Luật CBCC cũng đã khắc phục xu hướng “hành chínhhóa” và “phình” biên chế ở cơ sở, cán bộ cấp xã và công chức cấp xã được quyđịnh cụ thể theo những chức vụ bầu cử và chức danh chuyên môn cần thiết

Việc quy định các đối tượng áp dụng nêu trên của Luật có ý nghĩa vô cùnglớn trong việc quy định các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ, công tác sửdụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phù hợpvới đội ngũ cán bộ, đội ngũ công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Trang 17

PHỤ LỤC Cấu trúc Luật CBCC

Luật CBCC có cấu trúc gồm 10 chương và 87 điều, với các chương và điều như sau:

Chương I Những quy định chung Chương I gồm có 7 điều như sau:

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2 Hoạt động công vụ của CBCC

Điều 3 Các nguyên tắc trong thi hành công vụ

Điều 4 Cán bộ, công chức

Điều 5 Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức

Điều 6 Chính sách đối với người có tài năng

Điều 7 Giải thích từ ngữ

Chương II Nghĩa vụ, quyền của CBCC Chương II được thiết kế có 4 mục với 13 điều như sau:

Mục 1 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức (gồm 3 điều)

Điều 8 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dânĐiều 9 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

Điều 10 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Mục 2 Quyền của cán bộ, công chức (gồm 4 điều)

Điều 11 Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hànhcông vụ

Điều 12 Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liênquan đến tiền lương

Điều 13 Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Điều 14 Các quyền khác của cán bộ, công chức

Mục 3 Đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức (gồm 3 điều)

Điều 15 Đạo đức của cán bộ, công chức

Điều 16 Văn hóa giao tiếp ở công sở

Điều 17 Văn hóa giao tiếp với nhân dân

Mục 4 Những việc cán bộ, công chức không được làm (gồm 3 điều)

Điều 18 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đếnđạo đức công vụ

Điều 19 Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mậtnhà nước

Điều 20 Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Chương III Cán bộ ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (gồm 11 điều)

Điều 21 Cán bộ

Điều 22 Nghĩa vụ, quyền của cán bộ

Điều 23 Bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội

Điều 24 Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong

cơ quan nhà nước

Điều 25 Đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ

Điều 26 Điều động, luân chuyển cán bộ

Điều 27 Mục đích đánh giá cán bộ

Trang 18

Điều 28 Nội dung đánh giá cán bộ

Điều 29 Phân loại đánh giá cán bộ

Điều 30 Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm

Điều 31 Nghỉ hưu đối với cán bộ

Chương IV Công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện Chương IV được

thiết kế có 7 mục với 29 điều như sau:

Mục 1 Công chức và phân loại công chức (gồm 3 điều)

Điều 32 Công chức

Điều 33 Nghĩa vụ, quyền của công chức

Điều 34 Phân loại công chức

Mục 2 Tuyển dụng công chức (gồm 7 điều)

Điều 35 Căn cứ tuyển dụng công chức

Điều 36 Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

Điều 37 Phương thức tuyển dụng công chức

Điều 38 Nguyên tắc tuyển dụng công chức

Điều 39 Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức

Điều 40 Tập sự đối với công chức

Điều 41 Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên

Mục 3 Các quy định về ngạch công chức (gồm 5 điều)

Điều 42 Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức

Điều 43 Chuyển ngạch công chức

Điều 44 Nâng ngạch công chức

Điều 45 Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chứcĐiều 46 Tổ chức thi nâng ngạch công chức

Mục 4 Đào tạo, bồi dưỡng công chức (gồm 3 điều)

Điều 47 Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức

Điều 48 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡngcông chức

Điều 49 Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng

Mục 5 Điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối

với công chức (gồm 5 điều)

Điều 50 Điều động công chức

Điều 51 Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Điều 52 Luân chuyển công chức

Điều 53 Biệt phái công chức

Điều 54 Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức

Mục 6 Đánh giá công chức (gồm 4 điều)

Điều 55 Mục đích đánh giá công chức

Điều 56 Nội dung đánh giá công chức

Điều 57 Trách nhiệm đánh giá công chức

Điều 58 Phân loại đánh giá công chức

Mục 7 Thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức (gồm 2 điều)

Điều 59 Thôi việc đối với công chức

Điều 60 Nghỉ hưu đối với công chức

Trang 19

Chương V Cán bộ, công chức cấp xã (gồm 4 điều)

Điều 61 Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã

Điều 62 Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã

Điều 63 Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xãĐiều 64 Đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễnnhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã

Chương VI Quản lý cán bộ, công chức (gồm 5 điều)

Điều 65 Nội dung quản lý cán bộ, công chức

Điều 66 Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ, công chức

Điều 67 Thực hiện quản lý cán bộ, công chức

Điều 68 Chế độ báo cáo về công tác quản lý cán bộ, công chức

Điều 69 Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức

Chương VII Các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ (gồm 4 điều)

Điều 70 Công sở

Điều 71 Nhà ở công vụ

Điều 72 Trang thiết bị làm việc trong công sở

Điều 73 Phương tiện đi lại để thi hành công vụ

Chương VII Thanh tra công vụ (gồm 2 điều)

Điều 74 Phạm vi thanh tra công vụ

Điều 75 Thực hiện thanh tra công vụ

Chương IX Khen thưởng và xử lý vi phạm (gồm 8 điều)

Điều 76 Khen thưởng cán bộ, công chức

Điều 77 Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức

Điều 78 Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

Điều 79 Các hình thức kỷ luật đối với công chức

Điều 80 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Điều 81 Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức

Điều 82 Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luậtĐiều 83 Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức

Chương X Điều khoản thi hành (gồm 4 điều)

Điều 84 Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đốitượng khác

Điều 85 Điều khoản chuyển tiếp đối với những người làm việc trong đơn

vị sự nghiệp công lập

Điều 86 Hiệu lực thi hành

Điều 87 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Trang 20

Một số văn bản có liên quan hướng dẫn thực hiện Luật CBCC:

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quyđịnh về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổimột số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ vềtuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quyđịnh những người là công chức;

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đàotạo, bồi dưỡng công chức;

- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quyđịnh chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số24/2010/NĐ-CP;

- Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụhướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

- Thông tư 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ hướngdẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủquy định những người là công chức;

Trang 21

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm nền hành chính nhà nước

Thuật ngữ hành chính nhà nước, theo nguyên nghĩa là sự quản lý của nhànước do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và sự quản lý có tính chấthành chính nhà nước trong nội bộ các cơ quan nhà nước

Nghiên cứu khái niệm nền hành chính nhà nước cần phải làm rõ các yếu tốhợp thành và chức năng của nền hành chính nhà nước

a.Các yếu tố của nền hành chính nhà nước (HCNN)

Nền hành chính nhà nước (còn được gọi là nền hành chính công, nền hànhchính quốc gia) bao gồm nhiều yếu tố hợp thành:

- Hệ thống thể chế hành chính

Theo nghĩa rộng, hệ thống thể chế hành chính là cơ sở pháp lý cho tổ chức và

hoạt động quản lý hành chính nhà nước, trong trường hợp này thể chế hành chínhtrùng hợp với hệ thống pháp luật

Theo nghĩa hẹp, thể chế hành chính nhà nước là tổng thể các quy định trong

các văn bản qui phạm pháp luật dưới luật (văn bản pháp quy) do các cơ quan hànhchính nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá, tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật doQuốc hội ban hành; pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnhvực đời sống xã hội Thể chế hành chính đề cập trong khái niệm nền hành chínhnhà nước ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp

- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và Hội đồng nhân dân

Đây là bộ phận lớn nhất trong cơ cấu tổ chức nhà nước, đảm nhận những chứcnăng thực thi quyền hành pháp, quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.+ Thiết chế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở có

chức năng thực thi quyền hành pháp sẽ bao gồm Chính phủ, bộ, cơ quan ngang

bộ và chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND các cấp).

+ Sở dĩ Hội đồng nhân dân cũng nằm trong cơ cấu của nền hành chính nhànước bởi vì Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đạibiểu cho nhân dân địa phương nhưng tính chất và nội dung hoạt động của Hội đồngnhân dân lại thuộc lĩnh vực hành pháp

- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính: gắn với hệ thống các cơ quan hành

chính ở Trung ương và chính quyền địa phương là đội ngũ cán bộ, công chức hành

Trang 22

chính Đây là những người có thẩm quyền lãnh đạo, quản lý, điêu hành nền hànhchính và công chức hành chính thực thi công vụ trong nền hành chính nhà nước

- Hệ thống quản lý tài chính công và tài sản công: Hệ thống này nhằm đảm

bảo các điều kiện tài chính và điều kiện vật chất khác cho hoạt động của nền hànhchính, nhà nước quản lý, sử dụng có hiệu quả và kiểm soát được tài chính công vàtài sản công Nếu thiếu hệ thống này nền hành chính không thể tồn tại và vận hành

để thực hiện được các nhiệm vụ của mình

b Chức năng của nền hành chính nhà nước

Chức năng của nền hành chính nhà nước được xác định căn cứ vào chức năngcủa các chủ thể của nền hành chính Chủ thể nền hành chính nhà nước bao gồm hệthống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương (Chính phủ, các bộ, cơ quanngang bộ), và cơ chính quyền địa phương, cơ sở (Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân)

Chủ thể của nền hành chính nhà nước đảm nhận chức năng thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, quản lý công việc hàng ngày của bộ máy nhà nước thông qua các văn bản pháp quy dưới luật.

[Từ sự phân tích các yếu tố và chức năng của nền hành chính nhà nước nêu trên cóthể hiểu khái niệm nền hành chính nhà nước một cách khái quát như sau:

Kết luận: Nền hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính

nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương, cơ sở gắn với hệ thống thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản lý tài chính công, tài sản công thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2 Vai trò của nền hành chính nhà nước

Vai trò quan trọng của nền hành chính nhà nước được thể hiện trên nhữngđiểm sau đây:

Thứ nhất, nền hành chính nhà nước là bộ phận lớn nhất trong hệ thống các cơ

quan của bộ máy nhà nước, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ theo ngành vàcấp từ Trung ương đến tận cơ sở

Thứ hai, nền hành chính nhà nước có vai trò là hệ thống chuyển tải đường lối,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, trực tiếp tổ chứcthực hiện đường lối, chính sách và pháp luật

[Ví dụ: Có đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn nhưng nếu không có nền

hành chính nhà nước được tổ chức khoa học hiệu quả thì đường lối, chính sách phápluật không thể đi vào cuộc sống hoặc không được thực hiện tốt trong thực tiễn

Trang 23

Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật,các cơ quan hành chính nhà nước còn góp phần cụ thể hoá và sửa đổi, điều chỉnh,

bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước]

Thứ ba, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò trực tiếp xử lý

công việc hàng ngày của nhà nước, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân,giải quyết các yêu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân, là cầu nối trực tiếp giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân

[Phân tích mở rộng: Do tiếp xúc trực tiếp với cán bộ, nhân dân hàng ngày

nên hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là “bộ mặt” của Nhà nước Nhân dân sẽđánh giá nhà nước qua hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và qua cửchỉ, hành vi, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống này trong khi thihành công vụ]

Thứ tư, nền hành chính nhà nước bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước đối

với các lĩnh vực đời sống xã hội được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đãđược dự kiến, xử lý các tình huống, diễn biến phát sinh trong đời sống xã hội, bảođảm trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân

II CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CẤP BÁCH

Cải cách nền hành chính nhà nước trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách,xuất phát từ những căn cứ lý luận và thực tiễn dưới đây:

1 Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi nhà nước, trực tiếp là nền hành chính phải được cải cách đồng bộ (các bộ phận của nền hành chính), nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mới bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảmcho đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Ví dụ: Yêu cầu phải cải cách để có một nền hành chính hiện đại, được tổ chức

và hoạt động có hiệu quả, trong đó: có hệ thống thể chế đầy đủ và đồng bộ, thủ tụchành chính đơn giản nhưng chặt chẽ; tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn; đội ngũ cán

bộ, công chức vừa có trình độ năng lực, vừa có tinh thần trách nhiệm cao trongcông việc và phục vụ nhân dân;…

2 Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân.

Xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân là đòi hỏi vàmong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Đó là nhà nước tuân thủ pháp luật,

Trang 24

bảo đảm quản lý xã hội theo pháp luật, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thờimọi vi phạm pháp luật; bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân; chịu trách nhiệm trước nhân dân; chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân Nhân dân đòi hỏi và mong muốn được yên ổn sinh sống, sảnxuất kinh doanh trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà,sách nhiễu, người ngay được bảo vệ, kẻ xấu và bọn tham nhũng bị trừng trị].

Nền hành chính nhà nước có trách nhiệm trực tiếp trong việc đáp ứng nhữngyêu cầu đó Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân trở thành yêucầu khách quan, cấp bách

3 Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế đấtnước Yêu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế đòi hỏi thể chếhành chính, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phải thích ứng vớiluật pháp, tập quán và trình độ phát triển của khu vực và quốc tế

Vì vậy, phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước để đáp ứng đượcnhững yêu cầu đó, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững theo định hướng xãhội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế

4 Cải cách nền hành chính nhà nước xuất phát từ yêu cầu khắc phục những yếu kém, hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức, hoạt động của nền hành chính nhà nước.

- Về Thể chế: Hệ thống thể chế luật pháp, nhất là thể chế của nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN còn nhiều bất cập

- Bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh haọt động chưa hiệu quả

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu; tình trạngquan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân vẫn còn nghiêm trọng trong một

bộ phận cán bộ, công chức Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, côngchức có vi phạm pháp luật tiến hành chưa nghiêm minh, chưa thường xuyên, thiếukhách quan, công bằng dẫn đến kém hiệu quả, ít tính giáo dục, răn đe, làm gương,…

- Về tài chính công: chưa có sự phân cấp hợp lý nên còn nhiều ách tắc, sửdụng ngân sách và công sản còn lãng phí, thiếu hiệu quả…

5 Kết quả chương trình tổng thể cải cách hành chính 2001-2011

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII), Nghịquyết Đại hội VIII, các Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần hai) và Trungương 7 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Đại hội Đảng X và Nghịquyết Trung ương 5 (khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,

Trang 25

hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, và Chương trình tổng thể cải cách hànhchính giai đoạn 2001-2010 Công cuộc cải cách nền hành chính đã đạt được nhiềukết quả quan trọng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinhtế-xã hội của đất nước.

Những kết quả đạt được

1- Về cải cách thể chế

Cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của cải cáchhành chính nhà nước và đã đạt được kết quả tương đối thành công về xây dựng vàđiều chỉnh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển sang kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong 10 năm qua, chúng ta đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệthống thể chế, trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và thể chế về tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính Kết quả đã có nhiều luật,pháp lệnh được chuẩn bị và trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôngqua, như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Phá sản, LuậtCạnh tranh Chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường thực hiện công tác cảicách thể chế, quan tâm tới thể chế trên các lĩnh vực, như thu hút đầu tư, xây dựngkhu công nghiệp, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển,phân cấp, ủy quyền cho các sở và cấp huyện trên nhiều lĩnh vực thể chế hóa đượccác vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiệnđược tư tưởng đổi mới, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội

Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân tiếp tục được hoàn thiệntheo hướng mở rộng dân chủ, trong đó chú trọng việc lấy ý kiến nhân dân trước khiquyết định các chủ trương, chính sách quan trọng, tăng cường cơ chế giám sát củangười dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi tráipháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, làm rõ thẩm

Ngày đăng: 19/06/2015, 11:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w