Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 43)

II. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

bầu ra và bãi miễn. Tòa án có quyền xét xử tất cả các vụ án hình sự dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính và những việc khác do pháp luật qui định thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân.

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, khi xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTV Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tùy tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập tòa án đặc biệt ( Điều 127 Hiến pháp 1992).

Các bản án quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những cá nhân và đơn vị hữu quan phải nhiêm chỉnh chấp hành.

3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. nghĩa Việt Nam.

3.1. Phương hướng hoàn thiện nhà nước ta.

Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiên quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trach nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương;

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

3.2 Các giải pháp:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền;

- Tiếp tục đổi mới và tổ chức hoạt động của Quốc hội nhằm đẩy mạnh hoạt động lập pháp, tăng cường công tác giám sát của Quốc hội tại kì họp Quốc hội và hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, tăng tỉ lệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách; sắp xếp bộ máy giúp việc của Quốc hội theo hướng tinh giản về đầu mối, tăng cường cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ cao.

- Cải cách nền hành chính nhà nước bao gồm: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức; thực hiện cải cách hệ thống tài chính công.

- Đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp gồm: xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở cho hoạt động, tổ chức của hệ thống các cơ quan tư pháp; xác định thẩm quyền của các tòa án; xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp; hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các Viện kiểm sát, các cơ quan hỗ trợ tư pháp.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lí nhà nước và thực hiện qui chế dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Thực hiện dân chủ thực sự trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện đầy đủ cho nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước với phương châm: “lấy dân làm gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Chống quan liêu, tham nhũng làm cho cơ quan Nhà nước ngày càng trong sạch, thực sự là nhà nước do dân, vì dân.

CHUYÊN ĐỀ

QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯƠC

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w