1) Khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước
1.1. Quyết định
- Quyết định là một cách thức để thể hiện ý chí của một người hoặc nhóm người, nhằm bắt buộc những người khác có liên quan phải tuân theo.
- Cũng có thể hiểu Quyết định như là một sự lựa chọn giữa nhiều lựa chọn, để lấy một.
1.2. Quyết định quản lý
Trong hoạt động quản lý, các quyết định được đưa ra gọi là quyết định quản lý. Quyết định quản lý là tập hợp các chủ trương, chính sách, chương trình hành động…do chủ thể quản lý định ra mà đối tượng bị quản lý phải thực hiện, để giải quyết một vấn đề của hệ thống quản lý.
Quyết định quản lý được đưa ra dựa trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của đối tượng bị quản lý và phân tích các thông tin về hiện tượng của hệ thống.
Với cách định nghĩa nầy, có thể có rất nhiều loại quyết định quản lý gắn với nhiều chủ thể quản lý khác nhau trong xã hội.
1.3. Quyết định Quản lý Hành chính nhà nước
Quyết định quản lý HCNN là quyết định của các chủ thể quản lý HCNN được trao quyền (Cơ quan HCNN, CBCC HCNN và các chủ thể được uỷ quyền), nhằm giải quyết các vấn đề thuộc nội dung họat động quản lý HCNN.
2) Đặc trưng của quyết định Quản lý hành chính nhà nước
2.1. Tính ý chí nhà nước: Thể hiện ở chổ khi ra quyết định, các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước, thể hiện mong muốn chung của cộng đồng xã hội mà nhà nước thay mặt quyết định.
2.2. Tính quyền lực nhà nước: Chủ thể ra quyết định quản lý HCNN đại diện cho quyền lực nhà nước – quyền Hành pháp; buộc mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thi hành phải thực hiện; nếu không tự giác, trong trường hợp pháp luật quy định sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.3. Tính pháp lý: Thể hiện ở hệ quả pháp lý mà các quyết định: Quyết định quản lý HCNN đem lại sự thay đổi trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật:
- Hoạch định chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn cho họat động quản lý. Các quyết định loại nầy là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo QLNN. Các quyết định nầy là cơ sở để ra các quyết định quy phạm và quyết định cá biệt.
Ví dụ: Nghị quyết 38/CP năm 1994 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.
- Đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi hiệu lực của chúng. Đây là hệ quả có từ các quyết định quản lý HCNN quy phạm.
Ví dụ: Đặt ra quy định mới về bảo vệ môi trường, về điều kiện qua lại các cửa khẩu biên giới, v.v.
Có hai kiểu đặt ra: Trong chính quyết định đó hoặc bằng một bản quy chế, điều lệ, quy định, v.v.
+ Sửa đổi các QPPLHC hiện hành:
* Sửa đổi phần chế tài: thay đổi mức phạt tiền cao hơn với các vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, v.v.
* Sửa đổi phần quy định: trước kia người tham gia giao thông bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, nay quy định cho cả người đi xe đạp điện, xe máy điện, v.v.
* Bãi bỏ các QPPLHC đang tồn tại:
Ví dụ: Công dân Việt Nam, khi đến sinh sống ở nơi ở mới, mà nơi nầy không phải là nơi đăng ký hộ khẩu, không cần phải có giấy phép tạm vắng để đăng ký tạm trú như trước đây, mà chỉ cần trình báo với cơ quan quản lý nơi đến ở.
+ Thay đổi phạm vi hiệu lực của các QPPLHC hiện hành: * Về thời gian: kéo dài hoặc rút ngắn thời gian hiệu lực
* Về không gian: mở rộng hay thu hẹp phạm vi hiệu lực theo lãnh thổ
* Về đối tượng thi hành: mở rộng hay thu hẹp phạm vi hiệu lực đối với đối tượng thi hành
- Làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Đây là hệ quả xuất phát từ các quyết định quản lý hành chính cá biệt.
2.4. Tính dưới luật: