Về thực hiện hiện đại hóa hành chính

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 29)

II. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CẤP BÁCH

6-Về thực hiện hiện đại hóa hành chính

Thông qua hiện đại hóa hành chính, trụ sở và điều kiện làm việc của các cơ quan hành chính đã được cải thiện đáng kể. Việc triển khai Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 từ ngày 25-11-2009 và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian vừa qua. Cho đến nay, đã có 1.453 cơ quan hành chính ở Trung ương và địa phương triển khai, được cấp giấy chứng nhận ISO. Thông qua việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO đã xây dựng được các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ, công chức, phòng, ban giải quyết công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả; đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết công việc của doanh nghiệp, địa phương, cơ sở; giảm các tác động tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, bước đầu tạo lòng tin, thói quen của nhân dân trong việc tiếp xúc với các dịch vụ của cơ quan nhà nước, đồng thời là cơ sở rút kinh nghiệm, mở rộng trong thời gian tới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng in-tơ-nét, ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận “một cửa”.

Những hạn chế

Cải cách hành chính còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra

Mặc dù đã có những kết quả tiến bộ đáng ghi nhận trong cải cách hành chính 10 năm qua, nhưng tốc độ cải cách hành chính còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra là “đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại”. Nhìn một cách tổng thể, những kết quả đạt được trong 10 năm qua còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, quy mô đổi mới toàn diện theo tinh thần nghị quyết của Đảng và mục tiêu chung mà chương trình tổng thể đề ra; kết quả đạt được chưa bền vững. Hệ thống thể chế thiếu đồng bộ, thống nhất, còn chồng chéo, bảo đảm về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Đầu mối trực thuộc Chính phủ có giảm

nhưng bộ máy bên trong các bộ, ngành chưa giảm. Bộ máy chính quyền địa phương thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi. Thiếu quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp. Công tác kiểm tra sau phân cấp còn buông lỏng.

Chưa xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính và thực hiện chưa tốt việc đào tạo trước khi bổ nhiệm; chưa có cơ chế quy định trách nhiệm của người đứng đầu và đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sau đào tạo; công tác cải cách tiền lương còn chậm; cải cách tài chính công thực hiện mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được còn hạn chế. Các thể chế về cải cách tài chính công chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế.

Việc hiện đại hóa công sở không đồng bộ, dẫn tới manh mún, phân tán. Kết quả đầu tư xây dựng trụ sở xã vẫn chưa thực hiện được như Chương trình tổng thể đề ra. ứng dụng công nghệ thông tin không đạt mục tiêu của Chương trình tổng thể. III. PHƯƠNG HƯỚNG, NỘI DUNG CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH

NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2020.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong công cuộc cải cách hành chính 10 năm qua và thực trạng nền hành chính của đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ 3 giải pháp đột phá nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, trong đó tiếp tục khẳng định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Với nhận thức về tính cấp thiết đó, cải cách hành chính cần được chỉ đạo và điều hành sát sao và dứt điểm đúng với yêu cầu của một nhiệm vụ đột phá, theo đó, phương hướng cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 gồm những nội dung cơ bản cần tiếp tục được triển khai, quán triệt thực hiện như sau:

Thứ nhất, cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi

mới hệ thống chính trị; đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục làm rõ và đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại. Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ

chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể về sửa đổi, bổ sung các văn bản luật quan trọng về tổ chức bộ máy, rà soát, ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp và ban hành các thể chế về công chức, công vụ, về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực; thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; công khai hóa các thủ tục hành chính và nghiên cứu thực hiện thống nhất cách tính chi phí cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính. Thứ ba, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, trong đó tập trung rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính các cấp, chuyển giao mạnh những nội dung cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm không hiệu quả cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; tiếp tục thực hiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; đẩy mạnh phân cấp; đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

Thứ tư, cải cách chế độ công vụ, công chức, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu

chuẩn chức danh cán bộ, công chức; xây dựng cơ cấu công chức gắn với vị trí việc làm; hoàn thiện chế độ tuyển dụng, thi nâng ngạch, chế độ đánh giá cán bộ, công chức, chế độ đào tạo, bồi dưỡng và chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính,

đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính một cách hiệu quả, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến để tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân trong các giao dịch với cơ quan hành chính./.

Kết luận: Trên đây là những vấn đề cơ bản về cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân mà trước hết là đội ngũ cán bộ công chức hành chính. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác cải cách hành chính./.

CHUYN ĐỀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 29)