QUY TRÌNH BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HCNN

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 48)

1. Yêu cầu về nội dung và hình thức

- Ban hành theo đúng thẩm quyền: Đòi hỏi các chủ thể chỉ có quyền ban hành

QĐ giải quyết những vấn đề được pháp luật trao cho.

- Phù hợp với nội dung và mục đích của PL: QĐ ban hành để thi hành luật và các QĐ QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Phù hợp và hài hoà lợi ích NN và công dân: ở những lĩnh vực PL chưa điều chỉnh đầy đủ, khi ra QĐ hành chính phải lấy lợi ích NN và công dân làm căn cứ.

- Ban hành theo hình thức do luật định: phải phù hợp với quy định của PL về hình thức pháp lý (tên loại và thể thức) và hình thức thể hiện (văn bản hay phi văn bản).

- QĐ cần cụ thể, phân chia theo vấn đề, theo chủ thể ban hành, theo đối tượng thực hiện. Cần tính tới hiệu quả một cách toàn diện, tới mục tiêu trước mắt và lâu dài, gắn mục tiêu với điều kiện thực hiện, bảo đảm tính khả thi.

2. Yêu cầu về thủ tục xây dựng và ban hành

- Phân định rõ thẩm quyền pháp lý từng cơ quan, từng người trong quá trình

soạn thảo, góp ý, trình, phê chuẩn, giám sát, ban hành…

- Phân định rõ thẩm quyền chuyên môn, cơ quan dự thảo phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm.

- Bảo đảm tính kịp thời, vì hành chính là họat động hàng ngày, tiến hành nhanh nhạy mọi yêu cầu quản lý và của XH.

- Thủ tục phải phù hợp với việc xây dựng và ban hành từng loại QĐ và phải cụ thể chính xác, chi tiết hoặc đơn giản tùy theo từng trường hợp cụ thể.

3. Hậu quả của việc không tuân thủ các yêu cầu

- Nếu vi phạm các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hính thức: thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể coi QĐ bị vô hiệu hóa toàn bộ hoặc từng phần. Cơ quan NN có thẩm quyền áp dụng biện pháp: đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ; buộc khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện QĐ gây ra; truy cứu trách nhiệm người có lỗi. Người có lỗi có thể bị truy cứu trách nhiệm: kỷ luật, hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc hình sự.

- Nếu vi phạm tính hợp lý đối với nội dung và hình thức, sẽ làm cho QĐ khó thực hiện, thực hiện kém hiệu quả hoặc không thực hiện được. Về nguyên tắc, QĐ có thể bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ; người có lỗi bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, không bị truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự vì không vi phạm PL.

IV. QUY TRÌNH BAN HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾTĐỊNH QUẢN LÝ HCNN ĐỊNH QUẢN LÝ HCNN

1. Giai đoạn ban hành

Bước 1: Điều tra nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, phân tích đánh giá

tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định: Cần chú ý:

- Kiểm tra tính khách quan và chính xác các dữ liệu, thông tin; - Chỉnh lý và hệ thống hoá thông tin theo yêu cầu của vấn đề đặt ra;

- Phân tích thông tin trên cơ sở khoa học và nghiệp vụ, tìm ra bản chất sự việc, những mối quan hệ bên trong và xu thế phát triển;

- Nghiên cứu xây dựng các phương án để lựa chọn phương án tốt nhất. Khi xây dựng phương án phải xem xét kỹ về mặt pháp lý, đảm bảo tính nhất quán, thống nhất với pháp luật;

- Phải đề cập đến các phương tiện đảm bảo, các biện pháp áp dụng, thời gian thực hiện và thời hạn có hiệu lực của quyết định.

Bước 2: Soạn thảo quyết định

- Lãnh đạo quyết định chọn người hoặc thành lập tổ, ban soạn thảo gồm những người có kinh nghiệm và am hiểu chuyên môn soạn thảo.

- Dự thảo sau khi soạn được gởi lấy ý kiến đóng góp.

- Chỉnh sửa hoàn chỉnh dự thảo trên cơ sở ý kiến đóng góp.

Bước 3: Thông qua quyết định

- Quyết định được thông qua theo cơ chế tập thể đối với cơ quan thẩm quyền chung. - Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, có thể đưa ra tập thể bàn bạc trước khi thủ trưởng quyết định và chịu trách cá nhân.

Bước 4: Ban hành quyết định theo đúng nguyên tắc và thủ tục do nhà nước

quy định.

2. Giai đoạn tổ chức thực hiện

Bước 1: Nhanh chóng triển khai quyết định đến đối tượng thực hiện bằng hình

thức và phương tiện nhanh nhất. Tránh qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. Đối tượng thực hiện nghiên cứu quyết định xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Bước 2: Tổ chức lực lượng thực hiện

- Cân đối đủ nguồn lực thực hiện: Nhân lực, vật lực, tài lực; - Biện pháp thực hiện:

+ Triển khai thực hiện rộng rãi trong toàn bộ đối tượng, lĩnh vực tác động. + Thực hiện thí điểm ở một số đối tượng, một số nơi để rút kinh nghiệm. + Triển khai rộng nhưng chỉ đạo điểm để nhanh chóng rút kinh nghiệm. - Lựa chọn biện pháp nào thích hợp, tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung, thời gian, điều kiện và tình hình cụ thể.

Bước 3: Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định kịp thời

Thông tin phản hồi là mối quan hệ ngược của quản lý, được phản ảnh qua nhiều kênh kể cả chính thức và không chính thức.

Quyết định ban hành cần được chỉ đạo và theo dõi tiến độ thực hiện, có khi phải điều chỉnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, không nên điều chỉnh nhiều lần vì có thể gây ra tâm lý không ổn định, làm giảm lòng tin của đối tượng thực hiện.

3. Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra việc thực hiện quyết định là khâu đảm bảo sự thành công và hiệu quả của quyết định cũng như việc tổ chức thực hiện quyết định. Ra quyết định, tổ chức thực hiện phải gắn liền với việc kiểm tra.

Kiểm tra có nhiệm vụ nắm tình hình và kết quả thực hiện một cách có hệ thống. Cần chú ý đến kết quả tốt, ưu điểm để rút ra những bài học kinh nghiệm, phổ biến và biểu dương khen thưởng để động viên.

Kiểm tra phải thực hiện ngay sau khi triển khai quyết định và trong suốt quá trình thực hiện quyết định.

Phương pháp kiểm tra phải khoa học, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra và phải có kế hoạch tổ chức thực hiện một cách chu đáo.

Có nhiều hình thức kiểm tra: thường xuyên, đột xuất, qua sơ, tổng kết. Phải xử lý kết quả kiểm tra một cách triệt để.

4. Giai đoạn tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định

Việc thực hiện quyết định phải được tổng kết đánh giá một cách trung thực, cụ thể, chính xác. Việc gì làm được, việc gì chưa làm được nguyên nhân, kinh nghiệm và đút kết thành lý luận.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w