Về cải cách thể chế

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 25)

II. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN, CẤP BÁCH

1- Về cải cách thể chế

Cải cách thể chế được xác định là một trong những trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước và đã đạt được kết quả tương đối thành công về xây dựng và điều chỉnh thể chế quản lý hành chính nhà nước trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong 10 năm qua, chúng ta đã tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính. Kết quả đã có nhiều luật, pháp lệnh được chuẩn bị và trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, như Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh... Chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường thực hiện công tác cải cách thể chế, quan tâm tới thể chế trên các lĩnh vực, như thu hút đầu tư, xây dựng khu công nghiệp, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, phân cấp, ủy quyền cho các sở và cấp huyện trên nhiều lĩnh vực... thể chế hóa được các vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tư tưởng đổi mới, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thể chế của hệ thống hành chính tiếp tục được hoàn thiện, đổi mới, thể hiện trong các văn bản như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Luật Thanh tra, Luật Cán bộ, công chức; các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các văn bản về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân ở cấp tỉnh, huyện đã được ban hành theo hướng giảm tối đa sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; các quy định về phân cấp quản lý trong hệ thống cơ quan hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước ngày càng được đẩy mạnh.

Thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân tiếp tục được hoàn thiện theo hướng mở rộng dân chủ, trong đó chú trọng việc lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng, tăng cường cơ chế giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi trái pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, làm rõ thẩm

quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của dân... Các văn bản về quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Khiếu nại tố cáo, cơ chế “một cửa”, công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhân dân... Việc triển khai thực hiện các thể chế này đã góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoạt động của chính quyền, giám sát hoạt động của chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi công chức môn kiến thức chung năm 2015 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w