1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay

73 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Axit: axit là hợp chất phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại SGK lớp 8 hay axit là chất khi

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Hóa học (THCS) củng

cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học Chúng tôi biên soạn tài liệu nhằm phục vụ, bổ trợ kiến thức cho giáo viên Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 4 chuyên đề cụ thể như sau:

1 Phản ứng hóa học giữa các chất vô cơ (thuộc chương trình phổ thông

2 Một số lưu ý khi đọc và viết têncác hợp chất hoá học

3 Rèn kĩ năng giải bài tập hỗn hợp cho học sinh lớp 8

4 Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn hóa học THCS

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,

về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy,

cô giáo và đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn!

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

Trang 2

Chuyên đề I:

PHẢN ỨNG HÓA HỌC GIỮA CÁC CHẤT VÔ CƠ

(THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG)

(Thạc sỹ: Phan Thanh Nam)

1 Khái quát về các chất vô cơ

1.1 Các đơn chất vô cơ

1.1.1 Kim loại: hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là nguyên tố kim loại, cụ thể:

+ Các nguyên tố nhóm IA (kim loại kiềm): Li, Na, K, Rb, Cs (Fr thuộc nguyên tố có tính phóng xạ)

+ Các nguyên tố nhóm IIA (kim loại kiềm thổ): Be, Mg, Ca, Sr, Ba (Ra thuộc nguyên tố có tính phóng xạ)

+ Các nguyên tố nhóm IIIA (trừ B), các nguyên tố kim nhóm IVA (trừ C, Si), một số nguyên tố nhóm VA (Sb, Bi), VIA (Po), …

+ Các nguyên tố nhóm IB đến VIIIB và hai họ ngoài bảng tuần hoàn (họ Lantan, họ Actini)

Lưu ý:

+ Dãy beketop là dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính kim loại

giảm dần: K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au, …

+ Dãy điện hoá chuẩn kim loại là dãy gồm các cặp oxi hoá - khử (OXH/K) của nguyên tố kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá và giảm dần tính khử của dạng khử:

Trang 3

+ Oxit axit (OXAX): CO2, SiO2, N2O5, P2O5, SO3, SO2, Cl2O7, …

Lưu ý: SiO2 tuy là một oxit axit nhưng có thể phản ứng được với axit HF

SiO2 + 4HF  → SiF4 + 2H2O (a)

+ Oxit lưỡng tính (OXLT): Al2O3, ZnO, Cr2O3, …

+ Oxit trung tính (OXTT) hay oxit không tạo muối: NO, CO, …

1.2.2 Axit: axit là hợp chất phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại (SGK lớp 8) hay axit là chất khi phân li trong nước cho ra proton (SGK lớp 11 chuẩn) đúng hơn axit là chất có khả năng nhường proton (SGK lớp 11 nâng cao)

+ Các axit không có oxi: HF, HCl, HBr, H2S, … trong đó HCl, HBr là các axit mạnh, HF, H2S là các axit yếu

+ Các axit có oxi: HClO4, HClO, H2SO4, H2SO3, HNO3, HNO2, H3PO4,

H2CO3, … trong đó HClO4, H2SO4, HNO3 là các axit mạnh, H3PO4, H2SO3 là các axit trung bình, H2CO3, HNO2, HClO là các axit yếu

Lưu ý: một số ion HSO4-, NH4+, Al3+, Cu2+, Fe3+, … là các axit

1.2.3 Bazơ: bazơ là hợp chất phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với nhóm -OH (SGK lớp 8) hay bazơ là chất khi phân li trong nước cho ra ion OH-

(SGK lớp 11 chuẩn) đúng hơn bazơ là chất có khả năng nhận proton (SGK lớp

11 nâng cao)

+ Bazơ kiềm (BZK): NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 (tuy Ca(OH)2 ít tan nhưng phân li hoàn toàn nên vẫn được xem là bazơ kiềm)

+ Bazơ không tan (BZKT): Fe(OH)2, Mg(OH)2, …

+ Hiđroxit lưỡng tính: là hiđroxit vừa có tính bazơ, vừa có tính axit, ví dụ: Al(OH)3 hay HAlO2.H2O, Zn(OH)2 hay H2ZnO2, Cr(OH)3 hay HCrO2.H2O, …

Trang 4

Lưu ý: NH3 và một số ion CO32-, PO43-, AlO2-, … là các bazơ.

1.2.4 Muối: muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại (hoặc nhóm NH4+) liên kết với một hay nhiều gốc axit (SGK lớp 8) hay đúng hơn muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (SGK lớp 11 nâng cao)

+ Muối trung hoà: Na2CO3, KNO3, BaSO4, NH4Cl, …

+ Muối axit: NaHSO4, K2HS, NaHCO3, NH4H2PO4, …

Lưu ý: Na2HPO3 là muối trung hoà (gốc HPO32- tuy có H nhưng không có khả năng phân li ra H+)

2 Một số phản ứng hoá học xảy ra giữa các chất vô cơ

2.1 Kim loại tác dụng với oxi

KL + Oxi  → OXKL

+ Trừ Ag, Au, Pt, còn lại hầu hết kim loại đều phản ứng với oxi

+ Kim loại kiềm, kiềm thổ phản ứng ở điều kiện thường cho oxit, tuy nhiên khi đốt cháy trong oxi có thể cho ra peoxit hoặc supeoxit:

4Na + O2 → 2Na2O (natri oxit)2Mg + O2 → 2MgO (magie oxit)

2Na + O2 → t o Na2O2 (natri peoxit)

Làm sạch bề mặt lá nhôm: dùng giấy nhám đánh sạch hoặc nhúng vào dung dịch HCl, sau đó lau sạch

Trang 5

Nhúng miếng kim loại nhôm ở trên vào dung dịch HgCl2 nhằm mục đích tạo

ra hỗn hống Hg - Al: 2Al + 3Hg2+  → 2Al3+ + 3Hg

Để hỗn hống Al - Hg ngoài không khí cho phản ứng giữa Al với oxi xảy ra:

4Al + 3O2  → 2Al2O3

Giải thích: Nếu để miếng nhôm trong không khí thì cũng xảy ra phản ứng

giữa Al với oxi nhưng do lớp oxit nhôm sinh ra đặc khít ngăn cách không cho nhôm tiếp xúc với oxi do đó phản ứng ngừng lại Khi tạo ra hỗn hống Al - Hg thì lớp oxit nhôm sinh ra không có khả năng bao bọc kín lá nhôm do đó phản ứng giữa nhôm với oxi xảy ra liên tục lớp lớp oxit nhôm đùn lên trông rất giống những “lông tơ”

2.2 Kim loại tác dụng với phi kim (trừ oxi)

KL + PK  → M

+ Các phi kim thường gặp là các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2), lưu huỳnh, cacbon, phot pho, silic, Kim loại có thể phản ứng với F2, Cl2, Br2 ngay ở điều kiện thường, và phản ứng với S, I2, C, … khi đun nóng, tuy nhiên Hg lại

có thể phản ứng với S ngay điều kiện thường:

Hg + S  → HgS (b)

+ Kim loại Fe tác dụng với F2, Cl2, Br2 cho muối sắt (III), còn khi tác dụng với S, I2 thì cho ra muối sắt (II):

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (sắt(III) clorua)

2Fe + 3Br2 → 2FeBr3 (sắt(III) bromua)

Fe + I2 → t o FeI2 (sắt(II) iotua)

Fe + S → t o FeS (sắt(II) sunfua)

Trang 6

+ Kim loại nhóm IA (Li, Na, K ), Ca, Ba, Sr tác dụng mãnh liệt với H2O cho

ra bazơ kiềm và giải phóng khí H2:

2M + 2nH2O  → 2M(OH)n + nH2

2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O  → Ba(OH)2 + H2

+ Kim loại Al, Zn ban đầu có xảy ra phản ứng nhưng do Al(OH)3, Zn(OH)2

kết tủa bám vào kim loại ngăn cách không cho kim loại tiếp xúc với nước nên phản ứng ngừng lại

2.4 Kim loại tác dụng với axit

KL + HCl, H2SO4 loãng  → MCl - , MSO4 2- + H2

+ Kim loại phải đứng trước H trong dãy beketop hay đúng hơn là dãy điện hoá Tuy nhiên thực tế Pb không phản ứng với H2SO4 loãng, HCl loãng, lạnh

do tạo ra PbSO4, PbCl2 không tan

+ Muối thu được khi cho kim loại Fe tác dụng với axit trên là muối sắt (II) Khí giải phóng là khí H2 (sản phẩm khử của H+):

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

+ Khi cho các kim loại IA, Ca, Sr, Ba tác dụng với dung dịch axit trên thì ban đầu kim loại phản ứng với axit, sau đó kim loại dư (nếu có) sẽ phản ứng với nước Ví dụ khi cho kim loại Ba tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:

Ba + H2SO4 loãng → BaSO4 + H2

Ba dư + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

KL + HNO3, H2SO4 đặc  → MNO3 - , MSO4 2- + sp khử của N, S +

H2O

Trang 7

+ Kim loại có thể trước hoặc sau H trong dãy beketop hay đúng hơn là dãy điện hoá, các kim loại như Fe, Al, Cr có tính thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội (chỉ khi đặc nguội thì các kim loại trên mới không tác dụng vì khi đó tạo ra lớp “oxit bền” trên bề mặt kim loại, ngăn cách không cho kim loại tiếp xúc với axit).

+ Muối thu được của sắt (trường hợp xảy ra phản ứng) luôn là muối sắt (III).+ Khí thu được ở đây không phải H2 mà là sản phẩm quá trình khử S trong

H2SO4 và N trong HNO3: SO2, H2S, NO2, NO, N2O, N2 cũng có khi không cho khí mà thay vào đó là: S, NH4NO3 nên cần phân biệt rõ đề cho sản phẩm khử duy nhất hay là khí duy nhất (có thể có thêm S, NH4NO3)

KL + H2SO4 đặc  → MSO42- + {SO2, S, H2S} + H2O

KL + HNO3  → MNO3- + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O+ Khi đặc và dùng dư HNO3, H2SO4 thường cho ra sản phẩm khử có số oxi hoá cao nhất là NO2 và SO2

+ Kim loại mạnh như Na, Ba, Mg, Al, Zn, … tác dụng với HNO3 loãng sản phẩm khử có thể có NO, N2O, N2 , NH4NO3 Kim loại trung bình như Fe tác dụng với HNO3 loãng sản phẩm khử có thể có NO, N2O, N2 Kim loại yếu như

Cu, Ag, … tác dụng với HNO3 loãng sản phẩm khử chỉ có NO

Fe + 6HNO3 đặc, nóng  → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

3Cu + 8HNO3 loãng  → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

4Mg + 10HNO3 loãng  → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng  → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

+ Kim loại Au không phản ứng với HNO3 hay H2SO4 mà phản ứng được với hỗn hợp axit HNO3 đặc và HCl đặc với tỉ lệ số mol lần lượt 1: 3 (nước cường toan):

HNO3 đặc + Au + 3HCl đặc  → AuCl3 + NO + 2H2O

2.5 Kim loại tác dụng với dung dịch muối

+ Nếu kim loại là Li, Na, K, Ca, Ba, thì:

Ban đầu kim loại tác dụng với nước tạo ra bazơ kiềm:

KL + H2O  → BZ + H2

Trang 8

Bazơ kiềm sinh ra tác dụng với dung dịch muối:

BZ + M  → M mới + BZ mới

Ví dụ: Cho kim loại K vào dung dịch NH4Cl:

2K + 2H2O  → 2KOH + H2

KOH + NH4Cl  → NH3 + H2O + KCl Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4:

Ba + 2H2O  → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4  → BaSO4 + Cu(OH)2

Cho kim loại Na vào dung dịch Al(NO3)3:

2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2

3NaOH + Al(NO3)3  → 3NaNO3 + Al(OH)3

NaOH dư + Al(OH)3  → NaAlO2 + 2H2O+ Nếu kim loại từ Mg trở về sau trong dãy điện hoá thì:

Mg + 2AgNO3  →Mg(NO3)2 + 2Ag (1)

Mg dư + Cu(NO3)2  →Mg(NO3)2 + Cu (2)+ Vị trí một số cặp trong dãy điện hoá:

Mg2+

Fe2+ Cu2+ Fe3+ Ag+

tính oxi hoá tăng

Mg Fe Cu Fe Ag tính khử giảm

Áp dụng quy tắc α trong dãy điện hoá:

OXH yÕu OXH m¹nh

KH m¹nh KH yÕu

Trang 9

Khi cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 các phản ứng lần lượt xảy ra:

Fe + 2AgNO3  → Fe(NO3)2 + 2Ag (1)Fe(NO3)2 + AgNO3 dư  → Fe(NO3)3 + Ag (2)Khi cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 các phản ứng lần lượt xảy ra:

Mg + 2FeCl3  → MgCl2 + 2FeCl2 (1)

Mg dư + FeCl2  → Fe + MgCl2 (2)Khi cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3 phản ứng xảy ra:

Cu + 2FeCl3  → CuCl2 + 2FeCl2

2.6 Kim loại tác dụng với dung dịch kiềm

+ Các phi kim halogen không trực tiếp tác dụng với oxi

+ Phi kim S tác dụng với O2 khi đốt cháy cho ra SO2, phi kim N2 tác dụng với

O2 ở điều kiện 3000oC hoặc có tia lửa điện cho ra NO, phi kim C tác dụng với

O2 khi đốt cháy cho ra CO2 hoặc CO, phi kim P tác dụng với O2 cho ra P2O3

hoặc P2O5:

S + O2 → t o SO2

N2 + O2 → 3000 C o 2NO

Trang 10

t

H2 + S → t o H2S (hiđro sunfua)3H2 + N2

Cl2 + Ca(OH)2 sữa  → CaOCl2 + H2O

2.10 Phi kim tác dụng với axit

PK rắn: S, C, P + HNO3 loãng → t o OXPK + NO + H2O

3P + 5HNO3 loãng + 2H2O → t o 3H3PO4 + 5NO

3I2 + 10HNO3 loãng

o

t

→ 6HIO3 + 10NO + 2H2O

Trang 11

2.11 Oxit tác dụng với nước

OXBZK + H2O  → BZK

+ Các oxit bazơ kiềm tác dụng với H2O cho ra bazơ kiềm:

Na2O + H2O  → 2NaOHCaO + 2H2O  → Ca(OH)2

+ Các oxit bazơ không tan và oxit lưỡng tính không tác dụng với H2O

SO3 + 2NH3 + H2O  → (NH4)2SO4

Trang 12

+ Nếu cho CO2, SO2, P2O5, tác dụng với NaOH, Ca(OH)2,, dư thì xem như chỉ xảy ra phản ứng tạo ra muối trung hoà:

CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O+ Nếu cho CO2, SO2, P2O5, tác dụng với NaOH, Ca(OH)2,, đến dư CO2,

SO2, P2O5 thì xem như chỉ xảy ra phản ứng tạo ra muối axit:

2CO2 + Ca(OH)2  → Ca(HCO3)2

+ Nếu cho CO2, SO2, P2O5, tác dụng với NaOH, Ca(OH)2,, mà chưa biết chất nào dư thì phải xét cả hai trường hợp:

CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O2CO2 + Ca(OH)2  → Ca(HCO3)2

FeO + H2SO4 loãng  → FeSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng  → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

+ Nếu các oxit bazơ không có tính khử như: Fe2O3, CuO, … thì các axit HCl,

H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, HNO3 đặc, HNO3 loãng, khi phản ứng đều cho muối và nước:

CuO + 2HNO3  → Cu(NO3)2 + H2O

Trang 13

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc  → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

FeO + 4HNO3 đặc  → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

3FeO + 10HNO3 loãng  → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Fe3O4 + 10HNO3 đặc  → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

3Fe3O4 + 28HNO3 loãng  → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

+ Nếu các oxit bazơ có tính oxi hoá như: Fe2O3, … và các axit có tính khử mạnh như: HI, H2S, khi phản ứng cho muối, nước và sản phẩm oxi hoá của

Trang 14

Fe2O3 + 3H2 dư

o

t

→ 2Fe + 3H2OZnO + H2

o

t

→ Zn + H2OCuO + H2

3FexOy + 2yAl → t o yAl2O3 + 3xFe (d)

3CuO + 2Al → t o Al2O3 + 3Cu

Lưu ý:

Nung C và CaO ở nhiệt độ cao thu được CaC2:

CaO + 3C → t o CaC2 + CO (e)

2.17 Axit tác dụng với bazơ

BZ + AX  → M + H2O

+ Nếu các axit HCl hay H2SO4 loãng (chúng không có khả năng làm thay đổi hoá trị của kim loại trong bazơ) thì các bazơ khi phản ứng đều cho muối và nước:

Trang 15

Fe(OH)2 + 2HCl  → FeCl2 + 2H2OFe(OH)2 + H2SO4 loãng  → FeSO4 + 2H2O+ Nếu các bazơ không có tính khử như: Fe(OH)3, Cu(OH)2… và các axit HCl,

H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, HNO3 đặc, HNO3 loãng khi phản ứng đều cho muối và nước:

Cu(OH)2 + 2HNO3  → Cu(NO3)2 + 2H2OCu(OH)2 + H2SO4  → CuSO4 + 2H2OFe(OH)3 + 3HNO3  → Fe(NO3)3 + 3H2O2Fe(OH)3 + 3H2SO4  → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Lưu ý:

+ Nếu bazơ có tính khử như: Fe(OH)2, … và các axit có tính oxi hoá mạnh như H2SO4 đặc, HNO3 đặc, HNO3 loãng khi phản ứng cho muối, nước và sản phẩm khử của S, N: SO2, NO2, NO

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc  → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 đặc  → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng  → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O

+ Nếu bazơ có tính oxi hoá như: Fe(OH)3, … và axit có tính khử mạnh như:

HI, khi phản ứng cho muối, nước và sản phẩm oxi hoá của −I1: I2

2Fe(OH)3 + 6HI  → 2FeI2 + I2 + 6H2O

2.18 Axit tác dụng với muối

AX + M  → M mới + AX mới

+ Thông thường phản ứng xảy ra theo hướng axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn

ra khỏi muối của nó (HCl, H2SO4, HNO3 > H2CO3 > H2S, HClO, HAlO2.H2O, ):

2HCl + FeS  → FeCl2 + H2S 2HCl + Na2CO3  → 2NaCl + H2O + CO2

H2SO4 loãng + FeS  → FeSO4 + H2S

H2SO4 + Na2SO3  →Na2SO4 + H2O + SO2

H2O + CO2 + NaClO  → HClO + NaHCO3

H2O + CO2 + 2CaOCl2  → 2HClO + CaCO3 + CaCl2

Trang 16

CO2 + 2H2O + NaAlO2  →Al(OH)3 + NaHCO3

HCl + H2O + NaAlO2  →Al(OH)3 + NaCl+ Phản ứng có khi xảy ra theo hướng tạo ra chất có độ tan rất bé như: CuS, PbS, AgCl,

2FeS2 + 14H2SO4 đặc  → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

2NaBr + 2H2SO4 đặc  → Na2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O

8NaI + 5H2SO4 đặc  → 4Na2SO4 + H2S + 4I2 + 4H2O

FeS2 + 18HNO3 đặc  → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O

FeS2 + 8HNO3 loãng  → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3đặc  → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O

3FeCO3 + 10HNO3loãng  → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O

Trang 17

+ Nếu muối có tính oxi hoá như: FeCl3, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3… và axit có tính khử mạnh như: HI, H2S, khi phản ứng cho muối, nước và sản phẩm oxi hoá của

2NaOH + CuSO4  → Na2SO4 + Cu(OH)2

Mg(HCO3)2 + 2NaOH  → Mg(OH)2 + 2NaHCO3

KOH + NH4Cl  →KCl + NH3 + H2O3NH3 + 3H2O + FeCl3  → Fe(OH)3 + 3NH4Cl

Mg(HCO3)2 + 2NaOH  → MgCO3 + Na2CO3 + 2H2O (g)

Ca(HCO3)2 + 2NaOH  → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

2.20 Bazơ bị nhiệt phân huỷ

Trang 18

2Fe(OH)3 → t Fe2O3 + 3H2O+ Nếu các bazơ có tính khử như: Fe(OH)2, Cr(OH)2… thì khi phản ứng nhiệt phân cần phải xét đến nhiệt phân trong môi trường có hay không có oxi không khí:

Fe(OH)2 → t o FeO + H2O (nung trong chân không)

2Fe(OH)2 + 1/2O2 → t o Fe2O3 + 2H2O (nung trong không khí)

2.21 Muối tác dụng với muối

Muối + Muối  → Muối mới + Muối mới

+ Các muối tạo thành phải có độ tan nhỏ hơn các muối phản ứng (hay gặp nhất là các muối phản ứng tan, còn muối tạo thành có ít nhất một muối kết tủa)

NaCl + AgNO3  →AgCl + NaNO3

Na2CO3 + CaCl2  → CaCO3 + 2NaClBa(NO3)2 + (NH4)2SO4  → BaSO4 + 2NH4NO3

+ Nếu muối axit của axit mạnh như: NaHSO4, KHSO4, khi tác dụng với muối có gốc axit yếu như Na2CO3, NaHCO3, Na2SO3, NaHSO3, Na2S, NaHS,

… thì phản ứng xảy ra theo hướng tạo ra muối và axit (muối HSO4- có tính chất tương tự như HCl, H2SO4 loãng)

2NaHSO4 + Na2CO3  → 2Na2SO4 + H2O + CO2

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4  → BaSO4 + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

+ Nếu hai muối đều bị thuỷ phân trong nước, cho môi trường ngược nhau như: FeCl3, AlCl3, Al2(SO4)3, CuSO4, NH4Cl, (thuỷ phân cho môi trường axit) và Na2CO3, Na2S, NaAlO2, … (thuỷ phân cho môi trường kiềm) thì dễ dàng phản ứng với nhau:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O  → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 (h)

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O  → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 +

3CO2

2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O  → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3H2S

NH4Cl + NaAlO2 + H2O  →Al(OH)3 + NaCl + NH3

AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O  → 4Al(OH)3 + 3NaCl

Trang 19

2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O  → 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

+ Nếu muối có tính oxi hoá như: FeCl3, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3, … tác dụng với muối có tính khử như: Na2S, NaI, K2S, KI, … thì khi phản ứng cho sản phẩm oxi hoá của −I1, S−2: I2, S

2FeCl3 + 2NaI  → 2FeCl2 + I2 + 2NaCl2FeCl3 + 3Na2S  → 2FeS + S + 6NaCl

2.22 Muối bị nhiệt phân huỷ

Ca(HCO3)2 → t o CaCO3 + H2O + CO2 (i)

MHSO3 - → t o MSO3 2- + SO2 + H2O

(M là kim loại trước Mg trong dãy điện hoá)

NaNO3 → t o NaNO2 + 1/2O2

2M(NO3)n → t o M2On + 2nNO2 + n/2O2

Trang 20

(M là kim loại từ Mg đến Cu trong dãy điện hoá)2Cu(NO3)2

Khi nhiệt phân sắt(II) nitrat thì thu được sắt(III) oxit:

2Fe(NO3)2 → t o Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2

M(NO3)n → t o M + nNO2 + n/2O2

(M là kim loại sau Cu trong dãy điện hoá)AgNO3

M NH4 + →to sp oxi hoá củaN−3 + H2O

Muối amoni có gốc axit có tính oxi hoá như: NO3-, NO2-, SO42-, Cr2O72-, sẽ cho sản phẩm tương đối phức tạp:

2KMnO4

o

t

→ K2MnO4 + MnO2 + O2

Trang 21

4KClO3 →t KCl + 3KClO4

2KClO3

o 2 MnO ;t

2.23 Một số phản ứng thuỷ phân của muối

Chỉ những muối có gốc anion là gốc axit yếu hoặc cation xuất phát từ bazơ yếu mới bị thuỷ phân (tác dụng với nước), hầu hết phản ứng thuỷ phân muối trong nước đều là phản ứng thuận nghịch trừ một số muối thuỷ phân hoàn toàn trong nước như: Al2S3, Zn3P2, Mg3N2, CaC2, Al4C3,

+ Dung dịch các muối trung hoà sau cho môi trường axit (muối của axit mạnh

và bazơ yếu): CuSO4, Al(NO3)3, FeCl3, NH4Cl, …

+ Dung dịch các muối trung hoà sau cho môi trường bazơ (muối của axit yếu

và bazơ mạnh): Na2CO3, K2S, NaAlO2, CH3COONa, …

+ Dung dịch các muối axit sau cho môi trường axit: NaHSO4, NH4H2PO4, …+ Dung dịch các muối axit sau cho môi trường bazơ: NaHCO3, KHCO3, …

2.24 Một số phản ứng tạo phức chất

CuO, AgCl và một số hiđroxit như Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ni(OH)2, AgOH (đúng hơn là Ag2O) tan được trong dung dịch NH3 do có các phản ứng tạo phức:

AgCl + 2NH3  → [Ag(NH3)2]Cl(AgCl + 2NH3  → [Ag(NH3)2]+ + Cl-)

Trang 22

Cu(OH)2 + 4NH3  → [Cu(NH3)4](OH)2

(Cu(OH)2 + 4NH3  → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-)Zn(OH)2 + 4NH3  → [Zn(NH3)4] ](OH)2

(Zn(OH)2 + 4NH3  → [Zn(NH3)4]2+ + 2OH-)Ni(OH)2 + 6NH3  → [Ni(NH3)6](OH)2

(Ni(OH)2 + 6NH3  → [Ni(NH3)6]2+ + 2OH-)

2.25 Chất khử tác dụng với chất oxi hoá

Chất Khử mạnh + Chất OXH mạnh  → Chất Khử yếu + Chất OXH yếu

+ Chất có nguyên tố ứng với bậc oxi hoá thấp nhất chỉ có tính khử Các chất khử thường gặp: K, Na, Mg, Al, Zn, H2S, HI, HBr, NH3, K2S, KI, FeCl2, FeSO4, FeCO3, FeS, FeS2, Fe(OH)2, FeO, Fe3O4, C, S, P, …

+ Chất có nguyên tố ứng với bậc oxi hoá cao nhất chỉ có tính oxi hoá Các chất oxi hoá thường gặp: MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, H2SO4 đặc, HNO3, O3, O2,

F2, Cl2, Br2, Fe3+, KNO3, KClO3, HClO, NaClO, H2O2, …

+ Chất có nguyên tố ứng với số oxi hoá trung gian thì có thể thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử Các chất vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử thường gặp: Fe2+, NO2, SO2, HCl (tính oxi hoá: 2H+ + 2e→ H2, tính khử: 2Cl- → Cl2 + 2e), …

+ Một số phản ứng oxi hoá - khử thường gặp:

MnO2 + 4HX đặc → t o MnX2 + X2 + 2H2O (X: Cl, Br, I)

MnO2 + 2NaCl + 2H2SO4 → t o Na2SO4 + MnSO4 + Cl2 + 2H2O 2KMnO4 + 16HX đặc  → 2KX + 2MnX2 + 5X2 + 8H2O (X: Cl, Br,

I)2KMnO4 + 10NaCl + 8H2SO4  →K2SO4 + 5Na2SO4 + 2MnSO4 + 5Cl2

+8H2O

2KMnO4 + 8H2SO4 + 10FeSO4  →5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +

8H2O(trong môi trường axit, Mn có số oxi hoá +7 của KMnO4 bị khử về Mn2+)2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O  → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4  →K2SO4 + 5O2 + 2MnSO4 + 8H2O

Trang 23

K2Cr2O7 + 14HCl đặc →t 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4  → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 +

7H2O(trong môi trường axit, Cr có số oxi hoá +6 của K2Cr2O7 bị khử về Cr3+)3KNO3 + 5KOH + 8Al + 2H2O  → 8KAlO2 + 3NH3

3NO3- + 5OH- + 8Al + 2H2O  → 8AlO2- + 2NO + 3NH3

(trong môi trường kiềm, ion NO3- bị Al hoặc Zn khử về NH3)

2KNO3 + 4H2SO4 + 3Cu  → 3CuSO4 + K2SO4 + 2NO + 4H2O

3Cu + 2NO3- + 8H+  → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

(trong môi trường axit, ion NO3- có khả năng oxi hoá như HNO3 loãng)

H2SO4 đặc + H2S  → SO2 + S + 2H2O

H2O2 + 2KI  → I2 + 2KOH

O3 + 2KI + H2O  → 2KOH + I2 + O2 (n)

O2 thiếu + 2H2S  → 2S + 2H2O3O2 dư + 2H2S → t o 2SO2 + 2H2O3O2 + 4NH3 → t o 2N2 + 6H2O5O2 + 4NH3 4NO + 6HPt 2O

11O2 + 4FeS2 → t o 2Fe2O3 + 8SO2

1/2O2 + H2O + 2Fe(OH)2  → 2Fe(OH)3

1/2O2 + 2HCl + 2FeCl2  → 2FeCl3 + H2O

3CuO + 2NH3 → t o 3Cu + N2 + 3H2O2CrO3 + 2NH3  → Cr2O3 + N2 + 3H2O3F2 + 4NH3  → 3NH4F + NF3

3Cl2 + 8NH3  → 6NH4Cl + N2 (o)

Cl2 + 2FeCl2  → 2FeCl3

3/2Cl2 + 3FeSO4  → Fe2(SO4)3 + FeCl3

Cl2 + 2H2O + SO2  → H2SO4 + 2HCl4Cl2 + 4H2O + H2S  → H2SO4 + 8HCl

Cl2 + H2O + H2SO3  → H2SO4 + 2HCl

Trang 24

+ Nguyên tố kim loại ngoài số oxi hoá bằng 0 trong đơn chất, trong hợp chất chỉ

có số oxi hoá dương Nguyên tố phi kim ngoài số oxi hoá 0 trong đơn chất, trừ flo

trong hợp chất chỉ có số oxi hoá âm (duy nhất -1) còn lại đều có số oxi hoá âm và dương

+ Một số nguyên tố có nhiều giá trị số oxi hoá như: Fe: 0, +2, +3; Cr: 0, +2, +3; +6; Mn: 0, +2, +4, +7; Cl: -1, 0, +1, +3, +5, +7; S: -2, 0, +4, +6; N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5

+ Để cân bằng nhanh phản ứng oxi hoá khử ta sử dụng cách nhẩm chéo:

Xác định, sau đó chỉ giữ lại các giá trị số oxi hoá thay đổi

Viết các giá trị electron trao đổi ở dưới chân nguyên tố tương ứng (ưu tiên phía có số lượng chỉ số nguyên tử lớn hơn, trường hợp chỉ số nguyên tử bằng nhau thì ưu tiên sản phẩm)

Nhân chéo hệ số tìm được lên (sau khi đã làm tối giản)

+7 -1 +2 0 2KMnO4 + 16 HCl → t o 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O

Trang 25

1 1 ( tỉ lệ số e trao đổi đã được tối giản)

+5 +2y/x +3 +2

(12x - 2y)HNO3 loãng+ 3FexOy  → 3xFe(NO3)3+ (3x - 2y)NO + (6x - y)H2O (3x - 2y) 3

+ Cực (-) hay còn gọi là catot xảy ra quá trình khử, trật tự ưu tiên: ion KLn+

sau Al3+ > H2O > ion KLn+ từ Al3+ trở về trước Ví dụ: Ag+ > Fe3+ > Cu2+> H+ >

Fe2+ > H2O> Na+

Mn+ + ne → M2H+ + 2e → H2

Trang 26

Hoà tan hỗn hợp trong HNO3 loãng dư:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Cô cạn dung dịch thu được, sau đó nhiệt phân đến khối lượng không đổi:

Hoà tan chất rắn thu được trong HCl dư, thu được Ag không tan

Cho NaOH dư vào dung dịch còn lại:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

Đem kết tủa thu được nhiệt phân đến khối lượng không đổi, sau đó cho tác dụng với CO dư, đun nóng thu được Cu:

Cu(OH)2

o

t

→ CuO + H2OCuO + CO → t o Cu + CO2

Lưu ý: để tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp kim loại Cu, Ag hay hợp kim

Cu-Ag thì ta sử dụng cách trên, tuy nhiên để tách các kim loại ra khỏi hỗn hợp bột gồm Cu, Ag ta có thể sử dụng cách đơn giản:

Đốt cháy hỗn hợp bột gồm Cu, Ag trong oxi dư thu được hỗn hợp rắn gồm CuO, Ag

Hoà tan hỗn hợp thu được vào dung dịch axit clohiđric dư thu được Ag không tan

Trang 27

Cho NaOH dư vào dung dịch còn lại thu lấy kết tủa, đem nhiệt phân đến khối lượng không đổi, sau đó cho tác dụng với CO dư, đun nóng thu được Cu.

Bài 2: Phân biệt các khí riêng biệt CO, CO2, SO2, SO3, H2 bằng phương pháp hoá học

Hướng dẫn:

Cho dung dịch BaCl 2 tác dụng lần lượt với từng khí

+ Nhận ra khí SO3 vì xuất hiện kết tủa trắng:

BaCl2 + SO3 + H2O → BaSO4 + 2HCl+ Các khí còn lại không có hiện tượng

Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng lần lượt với từng khí CO, CO2, SO2, H2

+ Nhận ra SO2, CO2 vì đều xuất hiện kết tủa trắng:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2OCa(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O+ Các khí còn lại không có hiện tượng

Cho dung dịch nước brom tác dụng lần lượt với từng khí CO2, SO2

+ Nhận ra SO2 vì làm mất màu nước brom:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr+ Nhận ra CO2 vì không có hiện tượng

Đốt cháy hai khí CO, H2, dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong:

2H2 + O2 → t o 2H2O

CO + O2 → t o CO2

+ Nhận ra CO2 vì xuất hiện kết tủa trắng:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O+ Nhận ra H2 vì không có kết tủa

Bài 3: Phân biệt các dung dịch riêng biệt NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 chỉ bằng một kim loại

Trang 28

Ba(OH)2 + 2NH4Cl  → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O+ Nhận ra dung dịch (NH4)2SO4 vì có khí mùi khai bay ra và dung dịch xuất hiện kết tủa trắng:

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4  → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

+ Nhận ra dung dịch MgCl2 vì xuất hiện kết tủa trắng không tan:

Ba(OH)2 + MgCl2  → Mg(OH)2 + BaCl2 + Nhận ra dung dịch AlCl3 vì xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan:

3Ba(OH)2 + 2AlCl3  → 2Al(OH)3 + 3BaCl2 Ba(OH)2 + 2Al(OH)3  → Ba(AlO2)2 + 4H2O+ Nhận ra dung dịch FeCl3 vì xuất hiện kết tủa nâu đỏ:

3Ba(OH)2 + 2FeCl3  → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2 + Nhận ra dung dịch FeCl2 vì xuất hiện kết tủa xanh rêu sau đó hoá nâu đỏ:

Ba(OH)2 + FeCl2  → Fe(OH)2 + BaCl2 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O  → 2Fe(OH)3

+ Nhận ra dung dịch NaCl vì chỉ có khí không màu, không mùi

Bài 4: Từ NaCl, H2O, H2SO4, MnO2 (các phương tiện coi như có đủ) hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế các chất khí

o

t

→ MnCl2 + Cl2 + 2H2OMnO2 + 2NaCl + 2H2SO4

o

t

→ MnSO4 + Na2SO4 + Cl2 + 2H2O2NaCl ®pnc→ Na + Cl2

Trang 29

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Bài 7: Nêu hiện tượng xảy ra giải thích khi tiến hành thí nghiệm:

1 Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

2 Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2

3 Sục từ từ đến dư NH3 vào dung dịch AlCl3

4 Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch NaAlO2

5 Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4

6 Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

Hướng dẫn:

Trang 30

1 Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó bị hoà tan:

3NaOH + AlCl3  → 3NaCl + Al(OH)3

NaOH dư + Al(OH)3  →NaAlO2 + 2H2O

2 Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó bị hoà tan:

HCl + H2O + NaAlO2  →Al(OH)3 + NaClAl(OH)3 + 3HCl  → AlCl3 + 3H2O

3 Xuất hiện kết tủa trắng, không bị hoà tan:

3NH3 + 3H2O + AlCl3  → Al(OH)3 + 3NH4Cl

4 Xuất hiện kết tủa trắng, không bị hoà tan:

CO2 + 2H2O + NaAlO2  → Al(OH)3 + NaHCO3

5 Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh lam, sau đó bị hoà tan, dung dịch có màu xanh thẫm:

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O  → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3  → [Cu(NH3)4](OH)2

6 Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó bị hoà tan:

CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2OCaCO3 + H2O + CO2  → Ca(HCO3)2

Bài 8: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M Khi phản ứng xảy

ra hoàn toàn tính khối lượng Ag thu được

Hướng dẫn:

+ Ban đầu xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3  → Fe(NO3)2 + 2Ag (1)

Trước phản ứng: 0,01 0,05

Phản ứng: 0,01 0,02 0,01 0,02

Sau phản ứng: 0,03 0,01 0,02

+ Sau đó xảy ra tiếp phản ứng:

Fe(NO3)2 + AgNO3  → Fe(NO3)3 + Ag (2) Trước phản ứng: 0,01 0,03

Phản ứng: 0,01 0,01 0,01 0,01

Trang 31

Sau phản ứng: 0,02 0,01 0,01

suy ra khối lượng Ag thu được = 0,03 108 = 3,24 (gam)

Bài 9: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước

(dư) Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc)

và m gam chất rắn không tan, hãy xác định giá trị của m

suy ra khối lượng nhôm dư: m = 0,2.27 = 5,4 (gam)

4 Vận dụng một số phương pháp để giải nhanh các bài tập tính toán.

Khi làm bài tập toán hoá (bài tập định lượng) bình thường được tiến hành qua các bước:

+ Đổi các đại lượng đã cho ra số mol (n = Vdd.CM, n = Vo

khí/22,4, n = m/M, … );

+ Vận dụng phản ứng hoá học xảy ra giữa các chất vô cơ, viết các phương trình phản ứng xảy ra;

+ Từ số mol của đại lượng đã biết, dựa vào phương trình phản ứng xảy ra suy

ra số mol các đại lượng liên quan;

+ Tính toán theo yêu cầu đề ra (m = n.M, V = 22,4.nkhí, Vdd = n/CM, C% =

mct.100%/mdd, …)

Tuy nhiên cần lưu ý các điều sau đây để có thể giải quyết bài toán một cách nhanh nhất:

Trang 32

+ Có những trường hợp không nhất thiết phải viết phương trình phản ứng xảy

ra, mà chỉ cần sử dụng sơ đồ cho nhận electron (phương pháp bảo toàn electron) hoặc áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố

Ví dụ 1: Cho m gam sắt để ngoài không khí sau một thời gian được 12 gam hỗn hợp sắt dư và các oxit, hoà tan hỗn hợp này vào HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) Tính m?

Cách 2: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố

Ta có: [Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4] + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Bảo toàn nguyên tố cho sắt:

số mol Fe(NO3)3 = số mol Fe = m/56

Bảo toàn nguyên tố cho nitơ:

số mol HNO3 = 3.số mol Fe(NO3)3 + số mol NO = 3m/56 + 0,1

Bảo toàn nguyên tố cho hiđro:

số mol H2O = số mol HNO3/2 = 3m/112 + 0,05

Bảo toàn khối lượng:

12 + 63(3m/56 + 0,1) = 242m/56 + 0,1.30 + 18(3m/112 + 0,05).suy ra m = 10,08 (gam)

Ví dụ 2: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm: Fe, FeO, Fe2O3 và

Fe3O4 Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 4,368 lít

NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) Tính m?

Hướng dẫn:

Cách 1: phương pháp bảo toàn electron

Trang 33

Gọi số mol Fe là x, số mol O là y.

Cách 2: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố

Ta có: [Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4] + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Bảo toàn nguyên tố cho sắt: số mol Fe(NO3)3 = 2.số mol Fe2O3 = m/80

Bảo toàn nguyên tố cho nitơ:

số mol HNO3 = 3.số mol Fe(NO3)3 + số mol NO2 = 3m/80 + 0,195.Bảo toàn nguyên tố cho hiđro:

số mol H2O = số mol HNO3/2 = 3m/160 + 0,0975Bảo toàn khối lượng:

10,44 + 63(3m/80 + 0,195) = 242 m/80 + 0,195.46 + 18(3m/160 +

0,0975)suy ra m = 12 (gam)

+ Có những trường hợp không nhất thiết phải viết phương trình phản ứng xảy

ra ở dạng phân tử, mà chỉ cần viết phương trình ion thu gọn hoặc bán phương trình ion thu gọn (phương pháp ion)

Ví dụ 1: Để trung hoà 100 ml hỗn hợp dung dịch A gồm HCl 0,1M và H2SO4

0,05M cần V ml hỗn hợp dung dịch NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M Tính V?

Hướng dẫn:

Trong dung dịch A: [H+] = 0,1 + 0,1 = 0,2 Số mol H+ = 0,02

Trong dung dịch B: [OH-] = 0,05 + 0,05 = 0,1

Phương trình ion thu gọn xảy ra là: H+ + OH- → H2O

Trang 34

Ta có phương trình ion thu gọn:

3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Hướng dẫn:

Ta có bán phương trình ion thu gọn:

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O 0,8 0,2 0,2

Số mol HNO3 đã phản ứng là 0,8 mol

Khối lượng các muối nitrat:

m = khối lượng kim loại + khối lượng gốc nitrat = 18,8 + 0,6.62 = 56 (gam)Cách khác: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố, ta có:

[Mg, Fe, Ag] + HNO3 → [Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3] + NO + H2O

Gọi số mol của HNO3 là x, bảo toàn nguyên tố cho nitơ:

Trang 35

số mol NO3- trong muối = số mol HNO3 – số mol NO = x – 0,2.

Bảo toàn nguyên tố cho hiđro:

số mol H2O = số mol HNO3/2 = x /2

Bảo toàn khối lượng:

khối lượng HNO3 = khối lượng NO3- + khối lượng NO + Khối lượng H2O.63x = 62(x – 0,2) + 0,2.30 + 18x /2 giải phương trình tìm được x = 0,8.suy ra m = 18,8 + 62(0,8 – 0,2) = 5,6 (gam)

+ Có những trường hợp có thể viết một phương trình phản ứng đại diện cho một số chất có tính chất tương tự nhau (phương pháp trung bình)

+ Có những trường hợp không nhất thiết phải viết phương trình phản ứng xảy

ra, mà chỉ cần viết sơ đồ hợp thức (phương pháp bảo toàn nguyên tố)

+ Có những trường hợp có thể sử dụng một số công thức cho sẵn sau:

1 Công thức tính khối lượng muối sunphat khi cho kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc tạo sản phẩm khử SO2, S, H2S và H2O:

Trang 36

5 Công thức tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết một lượng CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH, Ca(OH)2:

Tính nCO

− 2

3 = nOH − - nCO2

So sánh nCa 2 +

và nCO

− 2

3 , xem chất nào phản ứng hết để suy ra n kết tủa

6 Công thức tính thể tích CO2 cần hấp thụ hết vào một dung dịch Ca(OH)2

hoặc Ba(OH)2 để thu được một lượng kết tủa theo yêu cầu:

Ta có hai kết quả: n CO2= nkết tủa

hoặc n CO2= nOH − - nkết tủa

7 Công thức tính thể tích dung dịch NaOH cần cho vào dung dịch Al3+để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu:

Ta có hai kết quả: n OH − = 3.nkết tủa hoặc n OH − = 4 nAl 3 + - nkết tủa

8 Công thức tính thể tích dung dịch NaOH cần cho vào hỗn hợp dung dịch gồm Al3+, H+ để xuất hiện một lượng kết tủa theo yêu cầu:

( mhỗn hợp + 24 nNO )

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w