Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 63)

V. DẠNG HỖN HỢP QUY VỀ MỘT LƯỢNG CỤ THỂ (THƯỜNG QUY VỀ 100)

1. Công tác chuẩn bị

a) Thu thập và phân loại các tư liệu

Trong mỗi bài học, để đưa nội dung GDMT vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh,...). Sau đó, GV phải biết chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng.

b) Nghiên cứu kĩ bài giảng

Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi trường và GDMT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội dung này ở mức độ tương đương nhau. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và cân nhắc để đưa kiến thức GDMT vào một cách hợp lí.

Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể mà có thể lồng ghép GDMT bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù tích hợp như thế nào, thì cũng phải đảm bảo được mục tiêu bài dạy.

c) Xây dựng kế hoạch

Để các nội dung GDMT cần lồng ghép được đưa vào một cách khoa học, tránh sự trùng lặp, giáo viên cần chuẩn bị các nội dung về GDMT cho bài, từng chương và cả năm học.

d) Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học Hoá học:

- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.

- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.

- Nội dung GDMT phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.

- Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w