Hợp chất axit

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 41)

1. Loại axit không có oxi trong phân tử : hiđro là nguyên tố dương

(cation), còn phần âm là gốc axit không có oxi. Loại axit này được gọi là

hiđroaxit, có công thức chung là HnXm.

Tên axit = axit + tên của nguyên tố X + đuôi hiđric.

Tên gốc axit = tên nguyên tố phi kim + đuôi ua (hoặc rua nếu tận cùng tên phi kim là nguyên âm)

Ví dụ:

HCl : axit clohiđric - Cl : clorua HF : axit flohiđric - F : florua HBr : axit bromhiđric - Br : bromua HI : axit iothiđric - I : iotua H2S : axit sunfuhiđric =S : sunfua HN3 : axit nitơhiđric ≡N : nitrua

HCN : axit xianhiđric… -CN : xianua....

2. Loại axit có oxi : có công thức chung là: HnXmOp.

Loại axit này cách đọc có phức tạp hơn, X có thể có nhiều số oxi hóa (hay hoá trị) khác nhau. Ta thường gặp axit có m = 1 (HnXOp).

a. Nếu X là nguyên tố từ nhóm III đến nhóm VI (cả nhóm A và B), có số oxi

hóa cao nhất đúng bằng số thứ tự của nhóm (đối với học sinh THCS thì đây được gọi chung là axit có nhiều oxi) thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic (hoặc ric)

Tên gốc axit: Tên nguyên tố phi kim + at (hoặc rat nếu tận cùng tên nguyên tố là nguyên âm)

Ví dụ:

H2Si4+O3: axit silicic =SiO3: silicat

HN+5O3: axit nitric - NO3: nitrat

H2S+6O4 : axit sunfuric =SO4 : sunfat

H3P5+O4 : axit photphoric ≡PO4 : photphat...

+ Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa cao nhất 2 đơn vị (ta gọi là axit ít oxi đối với THCS) thì:

Tên axit = Axit + Tên nguyên tố X + đuôi ơ (hoặc rơ nếu tận cùng là nguyên âm)

Tên gốc = tên phi kim + đuôi it (hoặc rit nếu tận cùng là nguyên âm)

Ví dụ:

HN+3O2 : axit nitrơ - NO2 : nitrit

H2S+4O3 : axit sunfurơ = SO3 : sunfit

H3P+3O3 : axit photphorơ = HPO3 : photphit

b. Nếu X là nguyên tố thuộc nhóm VII (cả nhóm A và B) thì:

- Khi X có số oxi hóa là +6 (hay +5 khi nó không có số oxi hóa là +6 như Cl...) thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ic

Ví dụ:

H2Mn+6O4 : axit manganic HCl+5O3 : axit cloric

- Khi X có số oxi hóa thấp hơn số oxi hóa trên 2 đơn vị thì:

Tên axit = axit + tên nguyên tố X + đuôi ơ

Ví dụ:

H2Mn+4O3 : axit manganơ HCl+3O2 : axit clorơ

- Khi X có số hóa trị cao nhất, đúng bằng số thứ tự và nhóm (VII) thì thêm tiền tố pe trước tên nguyên tố X + đuôi ic

Tên axit = axit + pe+ tên nguyên tố X + đuôi ic

Ví dụ:

HMn+7O4 : axit pemanganic HCl+7O4 : axit pecloric HI+7O4 : axit peiodic

Nói tóm lại như nguyên tố Cl (thường gặp hơn những nguyên tố khác) có thể tạo ra các axit có chứa oxi và cách đọc của nó theo quy luật như sau:

HClO : axit hipoclorơ - ClO : hipoclorit HClO2 : axit clorơ - ClO2 : clorit HClO3: axit cloric - ClO3 : clorat

HClO4: axit pecloric - ClO4 : peclorat IV. Hợp chất muối

Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation (phần dương thường là kim loại) và anion (phần âm thường là gốc axit).

Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.

a. Cation kim loại: đọc tên nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều oxi hóa khác nhau thì thêm số La mã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).

b. Cation muối gồm nhiều nguyên tử Ví dụ:

NH4+ : amoni… BiO+ : bitmutyl UO22+ : uranyl VO2+ : vanadyl (IV)

SO2+ : tionyl sunfuryl (IV) PO3+ : photphoryl (V)...

2. Anion muối thường là gốc axit

Tên gốc có quy luật ta đã tổng kết như trên phần axit

Chú ý: có những gốc có H thì ta đọc thêm phần hiđro phía trước tên gốc Ví dụ: - HS : hiđrosunfua - HCO3 : hiđrocacbonat - H2PO4 : đihiđrophotphat =HPO4 : hiđrophotphat -HSO3 : hiđrosunfit 3. Tên muối

Đọc tên phần canion trước sau đó đọc tên phần anion (nếu cation kim loại đa hóa trị thì phải kèm hóa trị tương tự như bazơ).

NaCl : natri clorua Ba(NO3)2 : bari nitrat Al2(SO4)3 : nhôm sunfat CuCl : đồng(I) clorua CuCl2 : đồng(II) clorua FeSO4 : sắt(II) sunfat Fe2(SO4)3 : sắt(III) sunfat Mg3N2 : magie nitrua

Ca(H2PO4)2 : canxi đihiđrophotphat CaHPO4 : canxi hiđrophotphat Ca3(PO4)2 : canxi photphat SOCl2 : tionyl clorua NH4Cl : amoni clorua

POCl3 : photphoryl clorua…

4. Muối ngậm nước - Muối kép

- Muối ngậm nước (muối kết hợp với các phân tử nước kết tinh hoặc tinh thể hiđrat hoá): thường đọc tên muối rồi đọc số phân tử nước kết hợp với phân tử muối đó.

Ví dụ:

CuSO4 . 5H2O : đồng(II) sunfat kết hợp năm phân tử nước (hoặc ngậm

Na2CO3 .10H2O : natri cacbonat kết hợp mười phân tử nước (hoặc ngậm 10 phân tử nước)

- Muối kép: hỗn hợp của những muối có cùng một anion với nhiều cation khác nhau. Vì vậy, đọc tên các muối kép ta đọc tên các cation (nối với nhau bằng gạch ngang) và tên của anion gốc axit chung.

Ví dụ:

K2SO4.Al2(SO4)3 : có thể viết KAl(SO4)2 : kali - nhôm sunfat K2CO3.Na3CO3 : có thể viết KNaCO3 : kali - natri cacbonat Cu2(OH)2CO3 : đồng (II) đihiđroxo cacbonat

Ngoài ra muối cũng có những tên riêng khác

Ví dụ:

NaCl: muối ăn Na2CO3 : xô đa CaCO3 : đá vôi KMnO4 : thuốc tím

NaHCO3 : natri bicacbonat (thuốc muối) KAl(SO4)2 : Phèn chua

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w