PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN HÓA HỌC THCS

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 62)

V. DẠNG HỖN HỢP QUY VỀ MỘT LƯỢNG CỤ THỂ (THƯỜNG QUY VỀ 100)

PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN HÓA HỌC THCS

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN HÓA HỌC THCS

(Thạc sỹ Trịnh Hồng Mạnh)

Môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm của toàn nhân loại, khi con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế, sản xuất thì môi trường cũng đang ngày càng bị hủy hoại. Chúng ta phải làm gì để giữ gìn hành tinh này, để bàn giao nó cho thế hệ sau, đảm bảo lợi ích cần thiết về sự phát triển bền vững và lâu dài của mọi thế hệ. Đó cũng là thông điệp chung cho tất cả mọi người trên thế giới.

Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.

Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi trưởng thành, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.

Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như: Hóa, lý, sinh, địa, Giáo dục công dân,...

Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác như vật lí, sinh học,...đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế xã hội.

Đặc biệt, bộ môn hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối quan hệ hữu cơ giữa các sự vật, hiện tượng và lớn hơn nữa là giữa con người với tự

nhiên; giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường.

Kiến thức GDMT trong môn Hóa học ở THCS không được trình bày cụ thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng. Qua nội dung bài giảng hóa học, giáo viên có thể cung cấp cho HS những khái niệm, hiện tượng, các quá trình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và con người, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục,…

Việc tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung bài giảng sẽ giúp học sinh có những hiểu biết bản chất hơn về những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, và điều quan trọng hơn là giáo dục học sinh ý thức và hành động để chung tay bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó những nội dung về tích hợp giáo dục môi trường còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn.

Tuy nhiên, trong thực tế ở các trường phổ thông việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Phương pháp giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động; phần nhiều giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy.

Nguyên nhân của thực trạng trên thì có nhiều, và có lẽ nguyên nhân chính là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên. Tuy nhiên, cũng có một nguyên nhân quan trọng đó là nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng không biết tích hợp những nội dung GDMT nào vào bài giảng cho hợp lí.

Có thể thấy rằng, trong hầu hết các bài của môn Hóa học đều có những nội dung mà giáo viên có thể vận dụng, khai thác để lồng ghép nội dung GDMT vào bài giảng của mình. Nhằm giúp các giáo viên chủ động hơn trong việc thực hiện các nội dung tích hợp GDMT trong dạy học môn Hóa học, chúng tôi xin nêu ra một số vấn đề, từ sự chuẩn bị cho đến các phương pháp thực hiện để thực hiện dạy tích hợp GDMT như sau:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng hóa học thcs cực hay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w