Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
55,86 KB
Nội dung
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VĂN TÂN NGHỆ THUẬT TRUYỆN CỦA DẠ NGÂN • • • • Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC Sĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM • • • Ngiròi hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tôn Thảo Miên HÀ NỘI, 2013. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đội ngũ các nhà văn nữ chiếm một vị trí đáng kể, những sáng tác của họ đã đem đến cho nền văn học 1 nước nhà những đổi mới, cách tân trên nhiều phương diện. Nhà văn Dạ Ngân là một trong số những cây bút được người đọc quan tâm trong thời gian qua. Năm 2005, nhà văn Dạ Ngân đã nhận hai giải thưởng, một của Hội nhà văn Hà Nội và hai là của Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Gia đình bẻ mọn. Quan trọng hơn khi tác phẩm được xuất bản thì chính tác giả đã “không ngờ hiệu ứng của nó lại lớn thế” (1200 cuốn sách đã bán hết trong vòng ba tháng, hiện nay Nhà xuất bản đã in 1500 cuốn nữa). Nhiều độc giả “Cảm OTL Dạ Ngân” bởi chị đã cho họ một thân phận, một cuộc đời để có thể sống, trải nghiệm và suy ngẫm, dù chỉ là qua những trang viết mà thôi. Trong thông báo về Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004 = 2005 (Báo Văn nghệ số 42 ra ngày 15-10-2005), có đoạn viết: “Dù đôi chỗ có dấu hiệu phân vân và ngập ngừng giữa yếu tố tự truyện với hư cấu, Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết chắc tay, chứng tỏ độ chín của cây bút nữ được độc giả yêu mến từ đồng bằng sông Cửu Long, hiện sống và viết tại Hà Nội, trao giải cho tiểu thuyết này, Hội nhà văn Hà Nội muốn thêm một lần khẳng định sức bền của ngòi bút Dạ Ngân”. Vậy “độ chín” và “sức bền” của ngòi bút Dạ Ngân được thể hiện như thế nào qua các sáng tác của nhà văn? Đó là điều chúng tôi quan tâm trong luận văn này. 1.2. Theo tự thuật về tiểu sử văn học, Dạ Ngân viết văn ngay từ những năm sau chiến tranh ( Năm 1978, vì nhiều nguyên do nội tâm, tôi thấy mình phải viết. Còn nhớ, hôm ấy là một buổi trưa, căn hộ tập thể vắng tanh, tôi ngồi trước trang giấy mà tay kia vẫn nắm dây đưa võng cho con, đó là đứa con thứ hai của cuộc hôn nhân do chiến tranh thu xếp. Tôi hết sức tin mình - chắc ai cũng phải có niềm tin thiêng liêng như vậy mới viết được - tin vào sự thũc bách lương thiện của trái tim 2 mình. Tạp chí Văn Nghệ tỉnh in truyện ấy vào số Tết, giờ tôi không dám đọc lại nó nhưng quả tình, lúc nhìn thấy cái truyện đầu tay của mình trên mặt báo, tôi tưởng mình vừa uống cả dòng sông rượu, ngây ngất và có thế làm được mọi điều tốt đẹp trên đời). Nhưng có lẽ, sự nghiệp văn chương của chị chỉ thực sự bắt đầu từ khi làn gió đổi mới, dân chủ của Đảng thổi bùng lên. Năm 1984, Dạ Ngân viết Con chó và vụ ly hôn. Nhưng truyện ngắn này đã được cất giữ rất lâu trong tủ để chờ cơ hội. Giữa năm 1986, Con chó và vụ ly hôn mới được in. Dư luận xôn xao quanh truyện ngắn này có lẽ vì “lần đầu tiên những truyện khó nói nhất trong quan hệ vợ chồng lại được một cây bút nữ viết ra một cách thẳng thắn, sòng phang đến thế” (Nguyễn Hoàng Sơn ). Bản thân Dạ Ngân lúc đó cũng ý thức được rằng ở thời điểm văn xuôi còn “e dè hay còn mãi trăn trở sau bao cấp” thì chắc chắn chị sẽ là “người đàn bà đi ngược gió một mình”. Sóng gió qua đi, nhà văn có vinh dự của một người mở đường. Năm 1987, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã trao giải nhì cho truyện ngắn Trên mải nhà người phụ nữ của Dạ Ngân. Năm 1989, chị tiếp tục gặt hái được thành công với giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh cho truyện Thọ vẽ truyền thần. Năm 2004 Miệt vườn xa lắm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Rồi Gia đình bé mọn Những sáng tác của chị tuy không trở thành “hiện tượng” (ngoại trù' tác phấm Gia đình bé mọn), nhưng cũng có sức hấp dẫn nhất định đối với độc giả. Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Nghệ thuật truyện Dạ Ngân để nghiên cứu với mong muốn trên cơ sở đi sâu tìm hiểu nghệ thuật trong sáng tác của Dạ Ngân, góp phần khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triến của văn xuôi Việt Nam thời kì đối mới nói chung và văn xuôi nữ nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Theo khảo sát của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên 3 cứu nào thật sự có quy mô và tương đối hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật trong các sáng tác của Dạ Ngân, dù sự nghiệp của nhà văn đã được thời gian và công chúng khắng định. Hầu hết, các bài viết hiện có đều mới ở dạng cảm nhận về một tập truyện ngắn, một tiểu thuyết mới xuất bản, hay một lời giới thiệu sách. Có lẽ vì Dạ Ngân viết không thật nhiều, lại không thuộc những “hiện tượng lạ vụt đến” tạo nên những đột biến trong làng văn kiểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài Nhưng lặng lẽ mà quyết liệt đầy tự tin, nhà văn của miệt vườn miền Tây này đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình qua mỗi tác phẩm. Năm 1986, tập truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân ra mắt bạn đọc. Tập truyện gồm 12 truyện ngắn với các mảng đề tài khác nhau ở những thời gian và không gian khác nhau. Đọc Quãng đời ấm áp, Chu Huy có cảm nhận: “Dù viết về đề tài nào đi nữa, Dạ Ngân đều hướng người đọc tìm đến cội nguồn trục tiếp hoặc gián tiếp, từ những tình cảm trong sáng, mãnh liệt, từ những nền tảng tư tưởng không bao giờ mờ phai của những năm tháng chiến tranh giải phóng đầy hy sinh gian khổ mà rất đỗi hào hùng”. Ở tác phẩm đầu tay này của Dạ Ngân, Chu Huy nhận ra những ưu trội của văn phong Dạ Ngân sau này sẽ phát triển thành thế mạnh riêng của chị: “viết khá sành về tâm lý nhân vật nữ”. Trong nhiều truyện khác, Dạ Ngân cũng gợi được ấn tượng của người đọc bằng “những phát hiện. Đó là đoạn đối thoại trong Thi vị cuộc đời khi chủ nhiệm trại lúa giống vặn vẹo và răn đe chiến sĩ thi đua nông nghiệp Trần Thanh Tâm. Đó là tâm trạng xúc động của Dung trong Đêm cuối tuần. Hình ảnh miệt giồng phong phú của một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với dòng Nước Đục, xóm chài, cầu khỉ, với những con người với cá tính và ngôn ngữ địa phương làm cho cách viết của Dạ Ngân thêm dễ mến”. Bên cạnh đó, tác giả Chu Huy cũng nhận ra những hạn chế khó tránh khỏi của “đứa con đầu lòng” của Dạ Ngân: “còn đều đều, không có truyện thật nổi bật và giọng văn kể chuyện ở ngôi thứ nhất ở hầu hết mọi chuyện dễ nhàm chán. Dạ Ngân còn thiếu một sự nhuần nhuyễn, lô-gic trong khi xử lý các tình huống, các kết thúc thường phải dùng đến 4 một số yếu tố ngẫu nhiên, nhưng sự cố ”; đồng thời ông cũng đặt niềm tin: “Con đường truyện ngắn của chị mới là bước đầu, chị có vốn sống và vật liệu phong phú, lại tinh tế trong nhận xét, nên người đọc có cơ sở để tin vào những sáng tác tiếp theo của chị”[67] Cũng qua những truyện ngắn đầu tay này của Dạ Ngân, nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đã nhận định: “Trong số những cây bút nữ viết văn xuôi hiện nay, Dạ Ngân là một tác giả trẻ đang được chú ý đến. Truyện của chị đậm đà tâm tình của một phụ nữ Nam Bộ giàu tình cảm và suy tư luôn trăn trở về cuộc sống cá nhân và đồng đội, bạn bè với gia đình, quê hương, với lý tưởng và nghĩa vụ, những khao khát nồng cháy của trái tim thiếu nữ trước cuộc đời” Riêng truyện ngắn được giải nhì Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987 Trên mải nhà người phụ nữ đã được giới phê bình đánh giá cao bởi một thứ văn xuôi giàu chất thơ. Nguyễn Trọng Hoàn khẳng định truyện có nhiều đoạn thành công bởi “ở đó hình ảnh, màu sắc, âm thanh được khai thác một cách triệt để làm trang viết trở nên thi vị, thực sự có hồn, khiến người đọc có thế tri giác như được bước vào thế giới sinh động tồn tại dưới dạng vật chất”. Năm 1990, tập truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn gồm chín truyện ngắn viết từ năm 1985 đến 1989 ra đời đã khẳng định thêm chỗ đứng của Dạ Ngân giữa làng văn. Nhà văn Ngô Ngọc Bội, người có công “dọn đường” cho Tướng về him của Nguyễn Huy Thiệp, Khách ở quê ra của Nguyễn Minh Châu và những truyện ngắn đầu tiên của Phạm Thị Hoài đến được với công chúng trong bài viết về Con chó và vụ ỉy hôn cho rằng: “Trong những năm 1985 - 1990, một thời văn chương có nhiều biến động : “Tìm tòi - Trăn trở - Xô bồ thì Dạ Ngân vẫn bình tĩnh đi theo hướng đã chọn, vốn là một cây bút từng trải, dày dặn vốn sống, biết khai thác sự uyên thâm của văn chương bác học, biết chắt lọc từ cuộc sống thực của đồng bằng sông Cửu Long - một cuộc sống đa dạng, một vùng ngôn ngữ đa cảm và giàu hình tượng - văn 5 của Dạ Ngân lắng đọng, vừa ấm áp đôn hậu, vừa dữ dằn cay đắng rất Nam Bộ để rồi hướng tới cái thiện”. Ông còn nhận ra “cái mạnh nhất, quý nhất của Dạ Ngân là nghệ thuật khắc hoạ: cách nhìn của góc cạnh. Khai thác tâm lý nhân vật, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ thật tài hoa. Cái đặc thù của chị là khai thác chiều sâu, truy kích đến cùng. Có thể cũng là tình huống ấy, bối cảnh ấy người khác viết rất nhạt nhẽo, vô vị. Dạ Ngân đặt đúng chỗ, điểm đúng huyệt, bằng những nét nhỏ tinh vi, có thể nói là tọc mạch - nét riêng của phụ nữ, làm cho văn của Dạ Ngân chói lên, người đọc phải sửng sốt ngơ ngác”. Nhà nghiên cứu văn học Mai Hương trong bài viết “Truyện ngắn của Dạ Ngân ” đã đánh giá cao hướng khai thác, tiếp cận hiện thực riêng, nét đặc sắc trong thế giới nhân vật và văn phong của Dạ Ngân. Những thế mạnh này đều được phát huy và thể hiện trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn - cuốn sách tâm huyết và quan trọng của nhà văn. Cuốn tiếu thuyết gần đây nhất Gia đình bé mọn đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả, các nhà văn, nhà phê bình. Nhà văn Nhật Tuấn đã viết vê Chủ nghĩa hiện thực nghiêm nhặt trong Gia đình bé mọn và cho rằng: “Gia đình bẻ mọn của Dạ Ngân thật ra chang bé mọn chút nào, nó chứa đựng một dung lượng thông tin nén chặt Khác hẳn chiều hướng lảng tránh hiện thực tạo nên một thứ văn chương tào lao đầy rẫy trên văn đàn hiện nay, nhà văn Dạ Ngân thực sự đã dũng cảm rọi đèn vào những góc tối, khuất tất của cuộc sống, làm hiện rõ toàn cảnh bức tranh xã hội đầy nhức nhối hiện nay”. Nhà văn Hoài Nam trong Bốn lời bình cho tiểu thuyết Gia đình bé mọn nhận định đây là “cuốn tiểu thuyết kể chuyện gia đình”, qua đó “tác giả cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động chèo lái con thuyền cuộc đời mình, một kiểu phụ nữ kiên nhẫn tới mức “lì lợm” để sống thật và sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình”. Thống nhất với nhận định của Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, nhà văn Hoài Nam khẳng định: Gia đình bé mọn còn là tiểu thuyết có đề tài “rộng hơn đề tài gia đình”. Đó là thân phận con người dưới sức ép chiến tranh “Chiến tranh đã khắc dấu ấn của nó lên đời sống xã hội, lên nhân tính, 6 lên tình yêu của một thời kỳ đăng đẵng ngay cả khi tiêng súng chỉ còn ám ảnh trong giấc ngủ. Là người từng ở Cứ nhiều năm, sau đó lại kinh qua thời kỳ hậu chiến như hàng triệu người dân Việt Nam khốn khố, nhà văn Dạ Ngân thấu hiểu điều này, và có lẽ Gia đỉnh bé mọn chính là kết quả của cả một quá trình mà bà đã suy ngẫm rất nhiều về chiến tranh và những hệ quả của nó, tất nhiên theo cách riêng của bà”. Tác giả của Bốn lời bình cho Gia đình bẻ mọn còn khẳng định những phẩm chất làm nên thế mạnh ngòi bút của Dạ Ngân “sự cấn trọng và tinh tế trong câu chữ, khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa “mỹ văn” và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ, sự sắc sảo trong phác hoạ nhân vật bằng một vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là một cái nhìn cuộc đời - dù với sự phê phán - nhưng vẫn luôn bằng ánh mắt đôn hậu”. Cũng về cuốn tiểu thuyết này, dịch giả - nhà nghiên cứu Trần Thiện Đạo tâm đắc với: “Thuật kể chuyện truyền thống không hoa hoè, không kiểu cách, không cầu kỳ, có thể bảo là cổ điển đó là bệ phóng nhấc cuốn tiểu thuyết trồi lên, nổi bật”. Tác giả Lê Tú Anh cho rằng Gia đình bé mọn là một cuốn tự truyện dưới dạng tiểu thuyết và khẳng định đó là sự tìm kiếm thành công về mặt thể loại của Dạ Ngân. Theo Hoàng Thị Quỳnh Nga trong bài Cảm ơn Dạ Ngân nhận xét: “Đe tài về người đàn bà nổi loạn theo quan niệm đạo đức không có gì mới, cốt truyện cũng khá đơn giản. Nhung có lẽ điều thành công của Dạ Ngân ở cuốn sách này là khả năng miêu tả sâu sắc, tinh tế những cảm giác, cảm xúc rất phụ nữ của Tiệp cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặn thắt của một người luôn mặc cảm không sống hết mình cho con Ngoài những trang viết tinh tế và xúc động về cảm giác và sự giằng xé, Gia đình bẻ mọn còn hấp dẫn người đọc bởi bức tranh xã hội thời kỳ bao cấp”. Còn nhà văn Wayne Karlin (sinh năm 1945 tại New York) đã nhận xét: “Tiểu thuyết Một Gia Đình Bé Mọn ”, cuốn sách lần theo cuộc đời của Lê Thị Mỹ Tiệp, 7 người đàn bà từng có một thời con gái là nữ du kích góp phần vào cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và một xã hội lý tưởng, đến tuổi trưởng thành, lại đấu tranh cho giải phóng con người và tình yêu cá nhân. Hành trình của cái “gia đình bé mọn” của Tiệp trùng hợp với hành trình của đất nước nàng từ đoạn chót của cuộc chiến Việt - Mỹ đến thế kỷ 21, từ ngày đầu cuộc giải phóng và tái thống nhất đất nước (ít nhất cũng cho bên chiến thắng) đến sự võ’ mộng và suy thoái do những chính sách hậu chiến có tác dụng khuyến khích tham nhũng, sự làm ăn kém hiệu quả, tiếp tục lòng hận thù giữa kẻ thua người thắng và cuối cùng là đến tận thời Đổi Mới, thời kỳ được cho là đất nước đang hướng tới sửa chữa nhiều sai lầm trong quá khứ - khi thành công khi không nhung luôn luôn phải đối mặt với những phức tạp mới. Trong khi câu chuyện của Tiệp xay ra giữa ba thời kỳ này - giải phóng, suy thoái, và đối mới - và có thế tương ứng cho ba thời kỳ này - giải phóng, suy thoái, và đổi mới - bản thân Tiệp không bao giờ chỉ là vai trò tượng trưng: Dạ Ngân đã sáng tạo ra một cá nhân hiện thực đầy đặn, một sự đối lập của kiểu nhân vật thuần túy mang lý tưởng cách mạng rất có giá trong chiến tranh và sau chiến tranh và trước thời kỳ đổi mới, trong văn học Việt Nam cũng như trong tư tưởng Khổng giáo với người phụ nữ tam tòng tứ đức. Tác giả đã làm chúng ta nhận thức được cuộc đấu tranh là có tính cá nhân như thế nào khi bà xây dựng nhân vật Tiệp là một nhà văn, và một vài nhân vật khác như vậy nữa - không giống chút nào với những phần còn lại của cái gia đình quy ước của nàng - những nhân vật mà chân trời và ý nghĩa của sự lựa chọn đã rộng mở, được phơi bày ra trong văn chương của bà: “Quả tình, giữa nàng và những người thân là hai thế giới, phía kia không có Tầng đầu địa ngục, không có Sông Đông êm đềm, không có Người Tình, không có cả Rôbinxơn và Những người khốn khổ còn nàng thì lúc nào cũng sách vở bút mực, xê dịch và ham muốn. Những lúc như lúc nay Tiệp thấy công việc viết lách của 8 mình thật dị thường, những suy nghiệm của mình thật phù phiếm, những việc khiến mình đau khố hoặc khát thèm thật vô bố. Những người đàn bà rất biết tận dụng sự chi phối ấy chỉ quan tâm đến tôn ti và trật tự, đến công dung và ngôn hạnh cổ truyền, đến yên ổn và sung túc, ai là cán bộ thì phải làm rạng danh thân tộc bằng cương vị ngày một cao hon, ai là nông dân thì phải chăm chỉ và giỏi nhang đèn. Những bài báo của nàng còn có thể hiểu được, thứ văn chương mà nàng lọm cọm hằng đêm kia thì thật đáng hoài nghi vì nó không có hình thù, không có quyền lợi, suy ra nó hư vô và không quan trọng.” Tiệp, luôn là một nhà cách mạng và luôn là một độc giả, từ chối nhìn thế giới qua cái lăng kính của truyền thống hay ý thức hệ. Chẳng hạn, có một thời kỳ khi mọi người bị cấm nói điều tốt cho nhũng người Việt Nam từng ở phía bên kia cuộc chiến, và mặc dầu bản thân nàng cũng từng chiến đấu chống lại họ, nàng vẫn ngưỡng mộ lòng chung thủy và tính cách mạnh mẽ của người vợ và con gái của một cựu đại tá Nam Việt Nam không còn nhà ở và nghèo đói đến tận cùng vì đã từng dính líu đến phía thất trận, hơn cả những con người máy và đạo đức giả cùng cơ quan. Bằng cách này hay những cách khác, cuốn tiểu thuyết dựng lên hai hoàn cảnh xã hội - nơi lằn chia cắt đất nước vẫn còn giữ lại một thời gian sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 - và sự mạnh mẽ của tính cách nhân vật Tiệp.Gia đình nội ngoại của Tiệp, những người miền Nam bắt nguồn từ vùng châu thổ sông Mekong đều có truyền thống nho giáo và cách mạng. Sau khi cha nàng chết trong lao tù của chính quyền Nam Việt Nam trong chiến tranh, nàng và tất cả anh chị em bắt mối với những người được gọi là Việt Cộng, những du kích của Mặt trận giải phóng miền Nam đang chiến đấu chống lại chính phủ và người Mỹ, cuộc chiến chính nàng cũng tham gia từ năm 16 tuổi. Khi gặp Tuyên lần đầu tiên, người đàn ông sau này thành chồng nàng, anh ta cũng là một chiến sĩ Mặt Trận, thì mối quan hệ của họ càng khăng khít hơn và thực ra - như sau này nàng kể lại - phải chăng cũng vì chiến tranh mỗi ngày càng ác liệt: 9 “nàng rụt sâu xuống hơn trong cái công sự với người thanh niên có thể chết cùng với mình bởi một quả pháo chụp pháo đào hay pháo trộn gì đó. Dàn đồng ca của súng đạn, đô la và giàu có chừng như bất tận, không mệt mởi, như chúng muốn băm vằm cái ngã ba và cái cây trâm bầu trên đầu họ ra. Tai Tiệp ù đặc, mắt nàng long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt nay. Nàng cười sàng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay đang áp vào, hàng nút áo bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng đang săn lên run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ quá, cảm giác được mơn trớn mà cũng được dày vò nâng lên hạ xuống trong mặt nước có mùi âm phủ, lạ quá. Hình như anh ta có hào hển rằng đã có ý với nàng từ lâu, ngay hồi mới đầu quân về cơ quan, đã chấm nàng và mơ được cưới nàng làm vợ Không gian bỗng lịm đi, tai họa đã qua thật, nàng tót lên miệng công sự chống tay lên mép đất ngồi thở. Mùi của đất đai cây cỏ bị huỷ diệt, mùi môi của người thanh niên vừa khám phá được phân nửa nàng dưới công sự, mùi của thân xác lần đầu nghe thấy nó cồn từ bên trong ra, cấp rấp, kêu gào sông sót rôi, phơi bày rôi, tận hưởng đi buông xuôi đi. Tuyên dựng nàng đứng lên: “Giờ phải đi coi chiếc xuồng rồi kiếm chỗ, tụi nó cho pháo dọn bãi, thế nào hồi nữa cũng có đố quân nhảy giò!” Thế là có ân tình, có kỷ niệm sống chết và có cả chữ tín trong sự trao gửi tiết trinh ” Ở chỗ này Dạ Ngân trở thành một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam phơi bày một cách trực tiếp sợi tóc mong manh giữa cái chết và tình dục phát lộ ra trong thời chiến và cũng có ý ám chỉ sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân chiến tranh. Người tình đậm đà, đầy dũng cảm chiến trận trở thành tay quan liêu tự mãn, cuồng tín và một người cha người chồng bàng quan trong những năm hòa bình sau chiến thắng, “ mẫn cán, cần cù và hoàn toàn đáng thương hại”. Chủ nghĩa lý tưởng nồng nhiệt xã thân cho đại nghĩa và sự gần kề cái chết đã từng làm họ yêu nhau, làm tình với nhau lần đầu trong nỗi kích động mạnh mẽ đã không sống sót nổi trước áp lực 1 0 [...]... sáng tác của Dạ Ngân - Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện trong truyện của Dạ Ngân - Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện của Dạ Ngân 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác của Dạ Ngân nhưng tập trung chủ yếu vào các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Cụ thể là: - Tiểu thuyết: 1 4 + Ngày của một đời + Miệt vườn xa lắm + Gia đình bé mọn - Truyện ngắn:... Cấu trúc của luận văn Chương 1: Văn xuôi nữ Việt Nam đương đại và quá trình sáng tác của Dạ Ngân Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện trong truyện của Dạ Ngân Chưong 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện của Dạ Ngân NỘIDƯNG CHƯƠNG 1 VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA DẠ NGÂN 1.1 Văn xuôi nữ Việt Nam đương đại 1.1.1 Bối cảnh xã hộỉ sau đổi mói Sau ngày giải... sáng tác của Dạ Ngân, cũng như đóng góp của cây bút này với văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới 3 Mục đích nghiên cún Thông qua việc khảo sát có hệ thống các sáng tác của Dạ Ngân và trên cơ sở đi sâu tìm hiếu nghệ thuật thế hiện, luận văn nhằm: - Góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện cũng như để tìm hiểu một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong truyện của Dạ Ngân - Khẳng định... riêng trong mạch truyện của mình và là một người viết xuất hiện từ sau 1975 nhung đã có được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, đồng thời còn khẳng định được mình trong văn học Việt Nam đương đại CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN CỦA DẠ NGÂN 2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện của Dạ Ngân 2.1.1 Khái niệm nhân vật Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai... dắt ta vào thế giới nghệ thuật và cuộc sống thực tại 2.1.2 o• Nghệ thuật xây dụng nhân yật trong truyện của Dạ Ngân • %/ • o • o %/ • • ơ 2.1.2.1 Nghệ thuật khắc họa ngoại hình chân dung nhân vật Mặc dù không thường xuyên chú trọng đến ngoại hình của nhân vật, nhưng khi cần khắc họa ngoại hình, ngòi bút của Dạ Ngân lại có khả năng của một “thợ vẽ truyền thần” (đây chính là tên một truyện ngắn của chị)... cách cảm nhận có phần mới mẻ của Dạ Ngân về những người lính phía bên kia trận tuyến Đây cũng là một cách viết có tìm tòi trong mảng đề tài chiến tranh Tóm lại, Dạ Ngân thuộc thế hệ phụ nữ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, trưởng thành khi đất nước hòa binh Cuộc đời Dạ Ngân cũng lắm thăng trầm, truân chuyên, nhưng bà vẫn vượt qua tất cả bằng một nghị lực phi thường Dạ Ngân là một ví dụ tiêu biếu cho... Hoàng Lan, Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn Mới, California, USA - 2003 Mưa đời sau, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2005 Mưa ở Trasbourg, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội - 2007 Lửa hoàng cung, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2008, Nxb Thanh Niên, Hà Nội - 2010 Một mình ở Tokyo, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố... tác : Cho đến nay Dạ Ngân đã có cả thảy 10 đầu sách, đó là các tác phẩm: Quãng đời ấm áp (tập truyện ngắn - 1986), Ngày của một đời (tiếu thuyết 1989), Con chó và vụ ly hôn (tập truyện - 1993), Chân trời nơi ấy ( phim truyện 2 tập - 1995), Gia đình bẻ mọn Bà được nhận giải Nhì của tạp chí Văn nghệ quân đội cho truyện ngắn Trên mải nhà người phụ nữ (1997) giải Nhì báo tuối trẻ cho truyện ngắn Thơ vẽ... ló dạng Như vậy, đã có những nhận xét, đánh giá xung quanh sáng tác của Dạ Ngân từ năm 1986 đến nay Tuy nhiên, đa phần các ý kiến mới chỉ dừng lại ở mức độ ấn tượng, cảm nhận chung hoặc phát hiện, dự đoán thông qua một tập truyện hay một tiếu thuyết của Dạ Ngân chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về toàn bộ sáng tác của nhà văn Xâu chuỗi các bài viết, các ý kiến về sáng tác của Dạ. .. đoạt Giải 3 cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003 - 2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể " Truyện ngắn Cánh đằng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006) Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuối Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một . quá trình sáng tác của Dạ Ngân Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện trong truyện của Dạ Ngân Chưong 3: Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện của Dạ Ngân 1 4 NỘIDƯNG CHƯƠNG. về nghệ thuật truyện Dạ Ngân, chúng tôi tập trung nghiên cún các phương diện sau đây: - Văn xuôi nữ Việt Nam đương đại và quá trình sáng tác của Dạ Ngân - Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện. truyện trong truyện của Dạ Ngân - Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện của Dạ Ngân 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khảo sát toàn bộ sáng tác của Dạ Ngân nhưng