Quá trình sáng tác của Dạ Ngân 1 Vài nét về tiểu sử nhà văn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 29)

1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn

Nhà văn Dạ Ngân có tên thật là Lê Hồng Nga, sinh ngày 6 tháng 1 năm 1952. Quê gốc ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mĩ, tỉnh cần Thơ. Bà là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà là phụ nữ miệt vườn chính cống và bà luôn tự hào về điều đó.

Tuối thơ nhà văn được bảo bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, trong đó vai trò quyết định thuộc cô bà, người đàn bà goá đã ở vậy đến già để chăm nuôi bầy cháu cho ba bà đi kháng chiến. Cho đến khi ba bà bị tù, án khố sai Côn Đảo rồi chết trong xà lim thì bà thuộc về cô bà hoàn toàn, tâm hồn và tính cách ấy đã quyết định tư chất của bà. Ở vào vùng hành lang giữa căn cứ kháng chiến tỉnh với căn cứ kháng chiến Khu Chín, gia đình bà không có sự lựa chọn nào khác cho các chị em gái trong nhà: tất cả phải đi vào Cứ tham gia đánh giặc, con đường của cha bà. Lý tưởng đã được đơn giản hoá thành thù nhà rồi sau mới là nghĩa nước.

Ngay tù’ hồi ở Cứ, lúc nhà văn che đèn lén đọc MSông Đông êm đềm", cuốn sách thời đó bị coi là “có vấn đề chính trị và đạo đức”, những người lớn tuổi trong toà báo bảo sớm muộn gì bà cũng viết văn. Bà để ngoài tai nhũng lời tiên tri, chiến tranh khiến người ta chỉ ước mình thoát chết mỗi ngày, sau đó cái gì chả được! Sau đó bà làm việc tại Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang.

Rồi từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hoá thông tin tỉnh Hậu Giang, bà được chuyển sang Hội văn nghệ tỉnh sau truyện ngắn ấy. Năm 1987, bà được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam và con đò thứ hai đã đưa bà đi thật xa miệt vườn của mình, nhưng đó là hành trình thuận theo nhiều nghĩa. Cuối cùng bà cũng được tu nghiệp bốn năm ở Trường viết văn Nguyễn Du, cũng được sống trong

bầu không khí của văn hoá cội nguồn, giữa Hà Nội từng cưu mang bà, hai nhà văn hai con người khôn khó trong thời kỳ đi tìm một chỗ dừng chân để tồn tại cùng với.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 29)