Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện của Dạ Ngân 1Khái niệm nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 32)

Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người. Tác phấm văn học không thế thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc dòng phong cách. Tô Hoài trong ý thức sáng tác đã nhấn mạnh “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (“Tô Hoài Nghệ thuật và phương pháp viết văn” - NXB Văn học - 1997, tr.62 ). về nhân vật, Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: Nhân vật Văn học - “Thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật vê con ngườỉ , một trong những dâu hiệu vê sự tôn tạỉ toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho nhũng đặc điếm giống con người [14 - tr.1254]. Theo giáo trình Lí luận văn học - Phương Lựu (Chủ biên): “Nhân vật văn học là con người được miêu tả thế hiện trong các tác phấm bằng

phương pháp văn học” [23 - tr.277]. Nhà văn miêu tả nhân vật hướng tới xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực, cắt nghĩa đời sống. Bởi vậy phản ánh hiện thực là chức năng quan trọng của nhân vật văn học. Trong tác phẩm văn học, nhân vật có thể có tên hoặc không có tên. Nhân vật văn học có thể là những con người được miêu tả đầy đặn về ngoại hình và nội tâm, có tính cách, tiểu sử thường thấy trong tự sự, kịch, cũng có thể là những người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ấn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm như nhân dân là nhân vật chính trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình của L.Tônxtoi. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Bởi vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người thật ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học khác các nhân vật trong hội hoạ điêu khắc ở chỗ nó bộc lộ mình trong “hành động” và “quá trình”. Nhân vật văn học luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra và những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Nhân vật văn học mang tính chất “hồi cố” bởi vì mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho nó sâu thêm hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng nhưng không bao giờ bỏ quên hoặc rời xa chuẩn ban đầu. Là một hiện tượng thẩm mĩ, mỗi nhân vật trong tác phẩm văn học bao giờ cũng được miêu tả như một loại hình nhân cách, một mô hình cá nhân nhờ vậy mà người đọc luôn có thể cảm nhận nhân vật văn học như một cấu trúc chỉnh thế. Mô hình cá nhân được miêu tả như một chỉnh thế còn được gọi là vai văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học luôn đảm nhận vai văn học cụ thể xác định, vai văn học đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tác phẩm. Văn học phản ánh hiện thực thông qua việc xây dựng nên các nhân vật - các tính cách xã hội, bởi tính

cách xã hội là kết tinh các quan hệ đời sống. Tính cách là cơ sở của hình tượng nhân vật, tính cách giúp người đọc cảm nhận nhân vật như một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, sinh động. Như vậy nhân vật có một đặc trưng rất quan trọng, đó là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và quan niệm về chúng. Tính cách trong nghĩa rộng nhất là sự thể hiện các phấm chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với các phẩm chất thuộc bản thể con người. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách còn được biếu hiện như là đặc điểm của nhân vật, khuynh hướng xã hội và quy luật hành động của nhân vật. Tính cách vừa là sự thống nhất hữu cơ giữa phương diện tâm sinh lý với phương diện tư tưởng, tình cảm xã hội, vừa là sự thống nhất biện chứng giữa cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính cách trở thành hiện tượng thấm mĩ khi nó miêu tả được những con người cụ thể, sống động. Những nhân vật khái quát nổi bật những tính cách có ý nghĩa phố biến sâu xa sẽ là những nhân vật điến hình. Mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường nên nhân vật còn có một đặc điểm quan trọng nữa là nhân vật như cầu nối dẫn dắt ta vào thế giới nghệ thuật và cuộc sống thực tại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 32)