Nghệ thuật miêu tả chiều sâu nội tâm nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 43)

Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nhà văn Việt Nam trong giai đoạn 1945- 1975 thường đứng ở vị trí người chiêm ngưỡng tầm vóc và quan sát hành động của nhân vật, mà ít quan tâm đến việc nhận biết những gì diễn ra nơi thế giới bên trong nó với những mâu thuẫn giằng xé. Chính vì vậy việc khai thác mạch ngầm tâm lý, khám phá cái chiều sâu không cùng của tâm hồn con người, vì vậy không phải là hiện tượng phổ biến trong văn học thời gian này.

Sau 1975, từ cách tiếp cận con người theo quan điếm nhân bản, việc đi sâu vào đời sống tâm lý con người của các nhà văn đã thể hiện mạnh mẽ và sâu sắc tinh thần dân chủ và nhân văn.

Rõ ràng, không thể nói nhà văn đã nhận thức và giãi bày một cách thấu đáo về con người nếu chỉ đứng bên ngoài để xem xét những biểu hiện bên ngoài của nhân vật mà không thâm nhập vào bên trong để khám phá cái bản chất người tươi sống, máu thịt cuả nó, để cảm thấu và chia sẻ với những buồi vui sướng khổ bên trong tâm hồn con người để khám phá một cách thật sự.

Nhà văn cần biến nhân vật từ những “khách thế câm lặng” thành những chủ thể có ý thức, tự bộc bạch, tự phán xét về mình. Bakhtin cho rằng: “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ bản thân nó mới có thể khám phá bằng hành động tự do của sự tự ý thức và của lời nói điều này không thế xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con người”. Với ý nghĩa mở ra cánh cửa tâm hồn đầy bí ẩn của nhân vật, nói ra thành lời những điều kín nhiệm, uẩn khúc, riêng tư - những điều mà văn học một thời ít nhiều né tránh, nhà văn Dạ Ngân thế hiện rõ sở trường đặc biệt của mình: sở trường nắm bắt và miêu tả những cảm xúc y cảm giác y tâm trạng của con người.

Có thể nói: “Phụ nữ thường chú trọng đến cảm xúc, cảm giác, có khi chỉ thoáng qua không dễ gì nắm bắt và lý giải rành rẽ bằng lý tính. Vì thế trong chuyện tình cảm, phụ nữ càng chú trọng cảm giác. Năm 1985, giữa lúc tình hình văn học đang trăn trở để đổi mới, truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn ra đời đã gây xôn xao dư luận một thời. Truyện kế về nguyên nhân dẫn đến ly hôn của một đôi vợ chồng, nhưng “toàn là chuyện của cảm giác. Làm sao chị kể ra được với tòa?”. Đó là những cảm giác đầy nhân tính mà con chó Mực đã đánh thức dậy trong Đoan: “Giá trị của Mực nằm ở bộ lông, lúc nào cũng chải chuốt như bôi dầu, khi lùa tay vô đó, Đoan có cảm giác như chị đang chạm má vào bãi cỏ mềm mại trong vườn nhà, nó khiến chị rùng mình như dòng hoài niệm trong người chạm vào kỷ niệm xanh rờn của tuổi thơ. Nó là cái gì vậy ? Nó là cái gì mà có khả năng giúp con người khám phá ngoài thế giới của mình, khiến con người nhạy cảm hơn với tiếng chim ngoài cửa số, với tiếng xao xác mơ hồ của chiếc lá lìa cành, với sự hoàn hảo của tạo hóa đối với mỗi loài và cuối cùng, là niềm kiêu hãnh thanh cao vì mình là con người, là chúa tể của muôn loài có khả năng chinh phục nó, bảo tồn nó và ban bố cho nó tấm lòng bao dung chỉ có ở Con Người!” [7, 29]. Đó còn là những cảm giác trong quan hệ vợ chồng riêng tư mà không phải ai cũng dám nói ra: “Chị cảm thấy rất rõ một cái gì đó mà mình phải chịu đựng. Nó không có không khí trước, y như những lần anh say ngất ngưởng ở đâu đó rồi chui vào với chị, nhưng lần này có vẻ tệ hơn. Chị trân trối nhìn vào đôi mắt hung hung dại dại, môi miệng xám xanh, tóc tai xõa sợi, như anh đang sống cho mỗi mình anh với cái gì đó cuồng loạn đang dào dạt trong anh. Chị không chỉ thấy “bị dùng” mà còn thấy bị làm nhục, bởi vì trong chị đang tràn đầy cảm giác thánh thiện tuyệt vời do nhưng trang sách tuyệt vời đưa lại, và nước mắt còn chưa khô trên mặt. Chị còn thấy bị xúc phạm thê thảm vì hành động của chồng không xuất phát từ nhu cầu của hai người mà từ sự khêu gợi súc vật...” [7, 32]. Có phải vì những dòng cảm giác không dễ nói (nhung hoàn toàn thuộc về con

người) này mà đã từng có ý kiến cho rằng tác phẩm “có tình trạng con người bản năng nổi bật hẳn lên với những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa trong khi đó con người xã hội lại quá mờ nhạt”. Đúng là, không thể thay thế chủ nghĩa Mác bằng chủ nghĩa Phorót. Nhung chẳng phải chính Mác đã dạy, đã nói rằng bên cạnh con người như một tổng thể của những mối quan hệ xã hội còn có con người tự nhiên, bên cạnh con người ý thức còn có con người lý tính và con người cảm tính đó sao?

Có thể xem Con chó và vụ ly hôn là câu chuyện của cảm giác: “Chính Đoan cảm thấy mình vô lý và quá đáng, moi kéo chồng ra đây vì chuyện con chó. Đó là sự cảm thấy của lỹ trí chớ không phải cảm giác của trái tim. Đầu óc chị trống hoang khủng khiếp như thế ánh mắt xét nét nay nọ của hai vị quan tòa trang nghiêm trước mặt chị đã làm rụi cháy bao ý, bao lời chị công phu xếp đặt từ lâu - Chỉ có cảm giác của trái tim là có thật. Nó tồn tại như trước nay nó tồn tại, nó phán rằng nó đã hành động đúng. Trời phú cho người phụ nữ trái tim nhạy cảm luôn luôn phát sóng. Hành động của họ hay bị trái tim của họ chi phối nhuốm màu cảm tính, dễ chính xác mà cũng dễ sai lầm. Đoan cảm thấy không đủ lời để diễn đạt hành trình của những cảm giác, nguyên nhân đưa đấy chị tới quyết định xa chồng” [7, 20]. Đó là thứ cảm giác mà theo triết học Mác Lênin: “là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính... có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức vì cảm nhận đem lại những tài liệu đầu tiên cho quá trình nhận thức” [86, 199-200]. Nghe có vẻ khô khan nhưng sự thực từ những câu chuyện của cảm giác sống động và chân thực mà đối với tòa là vặt vãnh, nhỏ mọn, Đoan đã “nhận thức một bản chất” ở con người chồng [7, 37], câu chuyện là tâm sự sâu kín của một người phụ nữ có khát vọng hoàn thiện cuộc sống của mình không dễ được người đời thông cảm, chia sẻ. Như Đoan, “đành giữ nó lại để chị đau một mình”. Chất liệu văn học đã hóa giải thế giới tâm hồn vốn phong phú và phức tạp của con người, đồng thời đã hình tượng hóa một cách cụ thể và sinh động những lý

thuyết tưởng khô khan, khó hiểu mà các nhà triết học đã khái quát một cách đầy đủ và cụ thể lên.

Tóm lại, viết về những cảm giác của người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm này, nhà văn đã “xuất phát từ tinh thần “gạn đục khơi trong”, có ý thức chắt chiu từng vẻ đẹp nhỏ nhất của đời sống tâm hồn con người, nâng cao nó lên và hướng con người tới cái đẹp chân chính. Đồng thời cũng từ nhiệt tình bảo vệ cái đẹp, nhà văn đã truy kích đến cùng mọi cái xấu trong lối sống của một số không ít người làm vẩn đục bầu không khí đạo đức xã hội” (Bùi Việt Thắng). Điều quan trọng nữa là, thời gian qua đi, sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc với Con chó và vụ ly hôn cũng như chiều hướng phát triến chung của văn học đương đaị khẳng định hướng đi mà Dạ Ngân chọn là đúng. Đó là nền văn học “đã đi đúng quỹ đạo tư duy của những nhà khoa học nhân văn có tiếng trên thế giới”... LépTônxtôi đã từng ví “con người như dòng sông”. “Nước trên mọi con sông như nhau và ở đâu cũng thế cả, nhung mỗi con sông khi thì êm đềm, khi chảy xiết, khi thì rộng, khi thì hẹp, khi thì trong veo, khi thì lạnh, khi thì đục, khi thì ấm. Con người cũng như vậy”... M.Bakhtin nói: “Con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác xã hội - lịch sử hiện hữu. Chẳng có hình hài nào có thể thể hiện được tất cả mọi khả năng và yêu cầu con người ở nó, chẳng có tư cách nào để nó có thể thể hiện cạn kiệt hết mình cho đến lời nói cuối cùng như nhân vật bi kịch hoặc sử thi, chẳng có khuôn hình nào để có thế rót nó vào đầy ắp mà lại không chảy tràn ra ngoài. Bao giờ cũng vẫn còn phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” (Dần theo Những đổi mói của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam

sau 1975 - Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn của Nguyễn Thị Bình).

Với quan niệm: “Trời phú cho người phụ nữ có trái tim nhạy cảm và luôn luôn phát sóng. Hành động của họ hay bi trái tim của họ chi phối nhuốm màu cảm tính, dễ chính xác mà cũng dễ sai lầm” (Con chó và vụ ly hôn), qua sáng tác

của mình Dạ Ngân tỏ ra có khả năng diễn tả đặc biệt tinh tế những cảm xúc của người đàn bà đang yêu. Khi nghe điện thoại của người yêu đang cách xa hàng ngàn cây số “Tiệp bỗng thấy mọi thứ xung quanh như bị đấy ra, đúng hơn, như nàng đang trồi lên từ một ốc đảo bồng bềnh, mụ mị nhưng cách biệt dịu dàng... tiếng Đính chơi vơi một hồi rồi òa lên như anh cũng vừa thoát ra trai trẻ, vui vẻ, run ray” [9, 13-14]. Đó không phải là xúc cảm của người con gái lần đầu tiên bước vào yêu mà là xúc cảm của người phụ nữ đã từng có gia đình, giờ đây mới tìm thấy tình yêu đích thực của mình, nhung vẫn không thiếu những cảm giác, cảm xúc say đắm đến ngây ngất chuyếnh choáng. Mọi xũc cảm yêu đương vốn đã ngủ yên nay thức dậy, lan tỏa trong mọi tế bào, mạch máu. Dạ Ngân có lẽ đã viết không chỉ về Mỹ Tiệp, về mình cho Tiệp, cho mình mà cho bao phụ nữ khát khao yêu đương, khát khao hạnh phức vẫn đêm đêm chờ đợi một tiếng chuông điện thoại vang lên. Mọi buồn lo của cuộc đời thường nhật như vụt tan biến, chỉ còn lại tình yêu ngọt ngào và bỏng cháy. “Những câu chuyện thì thầm cùng da thịt nguyên sơ, nàng trôi trên người Đính như lúc nãy Đính đã cẩn trọng trên từng xăng ti mét thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo dạn và điêu luyện, sự nhịp nhàng của da thịt đằm thắm, ngọt ngào. Từ thế thủ nàng ào sang thế chủ động, một cực khác lần đầu, nàng bốc cháy từ gót chân lên tới đỉnh đầu và thực sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính danh hay không chính danh, tà dâm hay không tà dâm, chỉ thấy mình đúng là mình trong tưởng tượng, thỏa mãn một cách hài hòa sâu sắc... mùi thịt da của hai người trong giấc ngủ chập chờn, bùi bùi, da diết. Mọi thứ lại bồng bềnh, và dường như nó hoàn hảo và tận cùng hon, địa ngục và thiên đường, trần trụi và thiêng liêng, nàng chưa như thế bao giờ” [9, 157]. Nhưng cảm giác về âm thanh, hình ảnh, màu sắc, nhịp điệu, hương thơm; những suy tưởng về tôn giáo, đạo đức... tất cả hòa chảy nhuần nhụy tạo thành một dòng sông mật nồng nàn quấn lấy người đọc. Đó là một vũ điệu của thân thể và cảm xúc hay một nghi lễ tôn giáo có tính nguyên hợp của loài người từ thủa ban sơ.

“Thật khó để dùng lý trí tỉnh táo trả lời bất cứ câu hỏi nào trong thời khắc này bởi văn chương Dạ Ngân như muôn ngàn chiếc khóa tỉ mẩn mở ra muôn ngàn ô cửa ngỏ trên làn da của tôi, cho cảm giác, xũc cảm ùa vào xâm chiếm cả tâm hồn và thể xác bỗng chốc trở nên quá đỗi mẫn cảm” [80]. Cả một kho bí mật những cảm xúc, cảm giác tinh tế, nghệ sĩ và nữ tính của người phụ nữ - của một người yêu được phơi trải trong Gia đình bẻ mọn. Hương thơm của bông mận trắng khe khẽ nở như lời an ủi cho những hờn tủi về đêm, niềm thanh thản được nằm trong vòng tay của người yêu giữa một đêm đông lạnh, nghe tiếng anh nói như một điệu ru đều đặn, chập chờn,... “cảm giác thù hận, ngoi lên, đập phá” khi con gái nói có thư của một cô Mạo nào đó kể về “mối quan hệ nhiều năm” của Đính với cô ta ... rồi nó lại “lắng xuống và biến mất khi kỷ niệm và lòng vị tha lên tiếng”... tất cả chỉ là những cung bậc khác nhau trong bản nhạc tình yêu lúc bổng, lúc trầm. Niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khố, có khi chỉ là một phút nhói lòng đều được nhà văn tái hiện bằng một “văn phong khi dịu dàng, khi bùng cháy, đặc biệt tinh tế và sâu lắng”. Hoàn toàn có lý khi cho rằng: “Có thể ví ngòi bút cảm giác của Dạ Ngân đẹp như một phụ nữ ở lứa tuổi ba mươi, đằm thắm và chín chắn, khác với vẻ phong nhiêu, mãnh liệt, ào tung qua mọi giới hạn của văn phong Đỗ Hoàng Diệu - văn phong mang trong mình nhan sắc hai mươi” [80].

Không chỉ diễn tả tinh tế những cảm xúc, cảm giác của người đàn bà trong tình yêu, Dạ Ngân còn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm trạng giằng xé, nhiều khi đến đau đớn của họ. Nấu trong sáng tác của một số nhà văn nữ đã xuất hiện hình ảnh những phụ nữ vì đổ vỡ gia đình hoặc mải mê với những thú vui tầm thường, tẻ ngắt của cá nhân mà thờ ơ, lãng quên trách nhiệm với các con (Hậu thiên đường, Phù thủy - Nguyễn Thị Thu Huệ) thì nhân vật nữ của Dạ Ngân lại là nhũng người mẹ “âm thầm biết lỗi vì cái đố vỡ của mình đã làm liên lụy suốt cuộc đời các con” [9, 202]. Vì vậy mà lúc nào họ cũng gắng gỏi bù đắp những

thiệt thòi mà các con phải chịu. Nhưng cũng không thế bó thân câm lặng, tự vùi chôn tuổi thanh xuân và khát vọng hạnh phúc tình yêu được. Và thế là luôn luôn khắc khoải “giá thân này có thể xẻ làm đôi”, luôn luôn phải gồng mình lên để làm chỗ dựa cho những “cuống nhau”, vừa được sống hết mình, say đắm với người mình yêu. Linh hồn ngưòi mẹ trong Vòng tròn ỉm lặng đã không hề giấu con điều ấy: “Nhưng nàng thương con, nhiều phen nhũn người như bị nỗi nhớ giội nước lạnh khi được tình yêu bao bọc, dù nàng không chối bỏ được tuối trẻ của mình” [7, 139]. Tâm trạng giằng xé này được thể hiện sâu sắc và thấm thìa hơn trong tiểu thuyết Gia đình bẻ mọn sau này. Lúc “mấy mẹ con nàng réo nhau đứng áp hết vào song cửa, xem trăng từ từ rời xa điểm xuất phát” thì Tiệp mơ “lúc ấy giá mà có Đính”. Nhưng lên tàu ra Bắc với người tình thì “nàng nhớ các con” sao không nhớ Đính mà đã nhớ các con trong khi mình rời chung mới có mười mấy tiếng đồng hồ” [9, 212]. Lúc ở trong vòng tay của Đính rồi, tưởng là đã có thể rũ bỏ được mọi ưu phiền, dù chỉ trong giây lát thì cũng chính là lúc nàng “ngộ” ra cái nghịch lý của lòng mình: “Sự khổ ải của yêu thương và xác thịt, sao sức mạnh của nó lại ghê gớm như vậy. Khi rời các con, nàng thấy rõ tình mẫu tử nằm sâu kín và bền chặt trong lòng, còn khi có người đàn ông này thì từng tế bào nàng được cựa quậy, tái sinh” [9, 222-223]. Neu nhu cầu “chính danh” với Đính như một cái dằm cứ trồi lên đau nhói trong suy nghĩ của Tiệp thì những dằn vặt, giằng xé giữa tình yêu và tình mẫu tử lại giống như mối tơ vò không thế tháo gỡ, không thế nào giải tỏa. Vừa khát mong được bóng mát tình yêu che chở, vỗ về lại vừa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 43)