Nghệ thuật khắc họa ngoại hình chân dung nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 34)

Mặc dù không thường xuyên chú trọng đến ngoại hình của nhân vật, nhưng khi cần khắc họa ngoại hình, ngòi bút của Dạ Ngân lại có khả năng của một “thợ vẽ truyền thần” (đây chính là tên một truyện ngắn của chị). Có khi chỉ qua vài nét phác thảo bcn ngoài mà nhà văn lột tả được cả con người sâu kín bên trong. Người xưa nói: “nhìn mặt mà bắt hình dong” điều đó quả đúng với nhiều nhân vật của Dạ Ngân.

đời sống xã hội và một quan niệm tư tưởng sâu sắc, một cảm hứng tha thiết về cuộc đời. Vì vậy, sự thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung tính cách nhân vật, đồng thòi phù họp với kiểu loại nhân vật.

Tuy nhiên, “không nên hiểu sự phù họp giữa nội dung và sự thể hiện nhân vật theo lối một chiều. Nhân vật phản diện thì cái gì cũng xấu. Nhân vật chính diện thì cái gì cũng đẹp đẽ cao cả. Thực tế văn học hết sức đa dạng. Nhà viết kịch Trung Quốc, Lí Ngư đời Thanh (trong Nhân tình ngẫu kí) có nói, miêu tả nhân vật phải chú ý đến cái nghịch lý của tình người. Tả cô gái giàu phải biết qua trang phục hết sức đơn sơ mà làm tồn vẻ sang trọng. Tả cô gái nghèo phải biết qua sự trưng diện khoe khoang làm lộ sự nghèo nàn. Có như vậy, sự thể hiện mới không đon điệu” [83, 84].

Ngòi bút khắc họa ngoại hình nhân vật của Dạ Ngân đã tỏ ra không hề đơn điệu khi chị vẽ chân dung những con người - “sản phấm” của thời bao cấp: từ chú Ba Chủ tịch tỉnh, cho đến mụ bưu vụ hay cô nhân viên bán vé bến xe, rồi gã nhân viên nhà tàu,... Mỗi người một vẻ đặc sắc và ấn tượng khó quên. Đối lập với cái chức Chủ tịch tỉnh mà chỉ nhắc tên, ai cũng phải nể vì, chú Ba “quần đùi áo thun lá tự nhiên như trên bộ sa lon nệm dày” tiếp khách. Mà khách đàn bà - hai mẹ con một nhà văn nữ có tiếng hẳn hoi. Nhất là “khoảnh khắc Kodak” “chú Ba vãnh tay xe mớ lông chân trên đùi ...” mà nhà văn đã vừa nhanh mắt chợp được chứng tỏ dù đã ngồi ở vị trí cao nhất nhì trên tỉnh thì chú Ba vẫn còn “trung thành” tận độ với “gốc gác nông dân” cố hữu của mình. Điều đó đã như một lời gợi ý vì sao vấn đề nhà ở với chú lại được giải quyết nhanh như thế. “Chủ tịch cúi người trên bàn uống nước, ngoáy mấy chữ vào góc đơn - Sáng mời cô vô ủy ban gặp tay phó của tui nó giải quyết cụ thể hơn.” [9, 266]. Nó nhẹ nhàng biết bao so với những buổi tối dài dằng dặc mà hai mẹ con Tiệp đã chầu chực ngoài cổng, những mong gặp được chú Ba. Nó đơn giản đến nỗi Tiệp phải nghĩ rằng “Một căn hộ, thật ra một

căn hộ cũng không khác gì một mớ rau khi người ta muốn ban bố cho ai đó” [9, 266]. Sau này khi đi thị sát xây dựng, chú Ba còn ngạc nhiên như không tin vào mắt mình vì “nhà văn mà phải bán đá cục sao ?” [9, 268]. Không tốn nhiều giấy mực, chỉ qua vài nét phác thảo, nhà văn đã thành công khi tái hiện, lột tả được chân dung của những kẻ đang cầm trịch trên cao, nhưng có tầm nhìn thiển cận và lối giải quyết công việc giản đơn, xuề xòa của gã nhà quê.

Nếu chú Ba Chủ tịch tỉnh được phác thảo như một anh nhà quê chính cống thì Hai Khâm - chủ soái của Ban Tuyên huấn tỉnh lại được nhà văn miêu tả như một “Con báo lão luyện”. Chỉ chú trọng đến “ánh mắt ban bố” và “bàn tay chính sách” mà Dạ Ngân đã lột tả được bản chất một con người: sẵn sàng vui vẻ nhưng cũng sẵn sàng hạ gục nếu đối thủ có ý chống lại mình. “Hai Khâm từ phòng thủ lĩnh đi sang, tầm thước, uyển chuyển, rạng rỡ như một con báo giữa bầy gà, ánh mắt bao quát ban bố và tận hưởng lắng nghe sự im lặng đột ngột trong phòng như một vị thầy biết đám học trò kia đang lập lại trật tự vì mình. Thỉnh thoảng ông ta nhìn ra chỗ Tiệp đứng, một đường mắt của vua với một thần dân đặc biệt và ... bàn tay mềm như bún, không lạnh, không ấm, không thân thiện cũng không để lộ cảm xúc, bàn tay chính sách chìa ra” [9, 64]. Sự thật kẻ đang vui vẻ đưa tay ra bắt tay Tiệp hôm nay chắng bao lâu nữa sẽ tìm cách chôn vùi nàng, chỉ vì “ Tại sao em dám viết văn để nổi tiếng mà nổi tiếng hơn Hai Khâm là không được” [9, 182].

Với những con báo lão luyện như Hai Khâm chắc chắn sẽ có những thủ hạ sẵn sàng “bán linh hồn cho quỷ dữ”. Thực tế, Dạ Ngân đã khắc họa chân dung của Tuyên trong ý tưởng “anh là con ngựa đã bị bịt mắt bởi đường trường hoạn lộ”. “ Tiệp thường nhắm mắt để xem xem mình nhớ chồng ở hình ảnh nào, thì ra hình ảnh đầu tiên chính là lúc Tuyên quần đùi và lưng trần ngồi xổm trên chiếc ghế đay bên bàn ở phòng khách, bộ ngồi ưa thích của anh cả khi bên bàn ăn trong

gian bếp, cái lưng dài dài cúi gằm, bộ ngực ít khi thể dục nên khá lép và cây viết trong tay chật vật với những con chữ mắc vào nhau như hoen còng. Hoặc là hình ảnh lúc nầy, trước giờ họp báo, cái nắm của bàn tay trái ấm áp bên thái dương, tấm lưng là thành một chiếc lưỡi liềm với mặt bàn, cùi chỏ tay phải thô rám như đầu nhọn chiếc bánh mì thò ra, và tận tụy, hết sức đáng thương”[9, 64]. Neu chọn một chân dung mà nhà văn đã có nhiều dụng công thì hắn là bức chân dung này. Nhà văn Tiệp đã vẽ nó bàng nung nấu của tám năm làm vợ của một anh chồng luôn để vợ phải gồng gánh một mình bao nỗi trần ai bởi còn bận phấn đấu cho cái phác đồ định sẵn: “phó tổ thì cố lên làm trưởng - phó phòng rồi thì trưởng - vợ chồng sẽ lần lượt đi học ở Học viện Chính trị Quốc gia và rồi sẽ làm Phó giám đốc (hay phó Ban) và lên nữa, lên mãi” [9, 36]. Bạn đọc còn nhớ với chân dung nhân vật Hộ xuất hiện ngay mở đầu truyện ngắn Đời thừa, nhà văn lớn Nam Cao đã góp vào kho tàng con người Việt Nam (trong văn học) hình ảnh một trí thức say mê nghề nghiệp, hết lòng vì văn chương. “Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hăn châu đâu lại với nhau và hơi xêch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thắng tap cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác, nghiêng ngiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn”. Chân dung của sự say mê ấy khiến độc giả phải nể sợ. Còn chân dung của Tuyên, cũng có một niềm say mê, nhưng niềm say mê làm đẹp lòng cấp trên ấy đã biến anh thành nô lệ của công việc, một thứ nô lệ “sẵn sàng hi sinh cả những mối quạn hệ nhân nghĩa riêng tư cho sự nghiệp” [9, 59]. Có thể nói, với Tuyên nhà văn chỉ chú ý đặc tả tư thế, dáng vẻ của nhân vật khi làm việc mà giúp người đọc có thể hình dung khá đầy đủ về một con người, thậm chí là mẫu người thời hiện đại.

Trong tiểu thuyết Gia đình bẻ mọn nhiều nhân vật chỉ lướt qua trong câu chuyện, giống như một thực khách qua đường bất ngờ và vô tình mà ta gặp mặt

nhưng ấn tượng thì còn lại mãi. Sở dĩ có ấn tượng ấy là nhờ vào ngòi bút khắc họa tài hoa của người viết. Đó là “ tiếng nhai bắp lách nhách” trong khi làm việc của mụ bưu vụ, là phát ngôn “nà và nàm” của mụ nhân viên nhà vé ở bến xe. Rồi bộ mặt “ăn bẩn” của gã nhân viên nhà tàu “ mặt thịt, mũi lân, môi dày, mọc mụn bọc cũng dày” [9, 209]. Có lẽ với những nhân vật dạng này, Dạ Ngân đã vẽ bằng chính cái ấn tượng mà họ - những con người bằng xương bàng thịt chị đã gặp ngoài đời để lại. Vì vậy mà bên cạnh nét nét vẽ sắc sảo như có thần, độc giả còn đọc thấy cả thái độ ghê sợ pha lẫn âu lo của nhà văn trước những dị vật méo mó của xã hội hiện nay.

Trong thế giới nhân vật với nhiều dạng người, ki eu người Dạ Ngân còn dành nhiều công phu để vẽ chân dung của những trí thức “sống mòn” thời hậu chiến. Lần đầu tiên xuất hiện, nhà văn Đính hiện ra trong bộ dạng của một anh chàng lãng tử: “ Sau mươi cây số xe là cộ, đám khách ùa xuống cau có, nhọc mệt, trong số đó Tiệp bỗng chú ý đến một người đàn ông có vẻ không giống ai ở cái xứ heo hút nay. Anh ta khoảng bốn lăm hay bốn mươi bảy gì đó, tóc muối tiêu để dài ngổ ngáo, áo bludông màu đen kem sờn sờn, quần phăng suông sẫm màu đen, dép nhựa Lào thịnh hành và túi giả da vàng vàng đeo vai hư khóa thò từ trong ra ống điếu thuốc lào như một họng súng” [9, 33] .Tất cả đã “ tố cáo ” với Tiệp - rằng đây là một con dân made in miền ngoài, có thể là Hà Nội, nơi cuộc sống còn nhiều vật vã hơn cả trong này giữa cái kham khổ chung của thời bao cấp. Nhưng ở mảnh đất mà người ta đang dồn sức để xây dựng một “nếp sống mới” sau chiến tranh này, cái lãng tử khác người của anh ta dã không được chấp nhận. Bằng chứng là “bộ tóc bụi đời” của Đính đã bị mấy ông văn hóa thông tin “ dùng kéo sởn một nhát nhanh như AQ bị người xa cách cách mạng cắt cái đuôi sam đi” . Câu chuyện “mái tóc xồm xộp” biến thành “cái ót lởm chởm như một cậu bé không chịu ngồi yên với tông đơ” được chính anh nhà văn kể lại nghe như một

câu chuyện đầy màu sắc bi hài với “nụ cười như mếu”. Chẳng vậy mà một năm sau nhắc lại, nỗi hận vì bất ngờ bị sởn tóc vẫn còn bừng bừng ở trong người “Tôi quá ức vì chuyện mái tóc, cuộc đời tuy chưa bao giờ hào phóng nhưng cũng chưa bao giờ xúc phạm tôi một cách thê thảm như vậy, chưa hề”[9, 121].

Rõ ràng, từ mái tóc bị đối xử thậm tệ của một nhà văn, Dạ Ngân đã giúp người đọc thấy đượi hành vi vô văn hóa của những người dang nhân danh “nếp sống mới, đời sống mới” cũng như cái bất cập của cơ chế văn hóa xã hội thời hậu chiến, đặc biệt là hé mở tâm sự của những người trí thức trước thời cuộc: “cả hai bất ngờ nhìn vào mắt nhau, ở đó là những tiếng nói chung về sự đau khổ, nỗi thất vọng và cả nỗi ngờ vực bên trong mỗi người” [9, 41].

Mái tóc dài lãng tử không còn. Nhung những gì anh mang trên người hôm nay sẽ còn trở lại như những vật biết nói, nhằm giúp người đối diện hiểu hơn về nhiều điều ở cuộc sống hiện tại cũng như là con người bên trong của nhân vật Đính.

Tám tháng sau cái lần nữ nhà văn Tiệp nhìn thấy Đính là một “con dân made in miền ngoài” ở bến xc Điệp Vàng, lần này gặp lại nhau ở Đồng Đưng mặc dù quan hệ giữa hai người dã khác, nhưng bộ dạng của anh chàng thì vẫn như xưa. vẫn chiếc túi giả da vàng vàng hư khóa, vẫn chiếc áo bludông màu kem, chiếc quần phăng sậm màu và chiếc điếu cày luôn ở bên mình như một vật bất ly thân. Nhưng cũng như chủ nhân của nó: “gương mặt hóp đi có phần khổ hạnh”, tất cả đã biến đổi theo thời gian và theo cái vòng xoáy số phận nghiệt ngã của con người. Chiếc túi hư khóa đã sòn hơn, chiếc áo màu kem bây giờ “đã thật sự ngả màu cháo lòng”, chiếc quần thì “rách một bên gối” và chiếc điếu cày “cũng không thể không tróc lở”. Có điều, đối lập với vẻ ngoài khổ hạnh ấy, cái thần thái mà nữ nhà văn Tiệp bất ngờ nhận ra ở đây là tâm trạng ngây ngất, vẻ háo hức trai trẻ của Đính khi gặp lại “người xưa”. Chính tâm hồn trẻ trung ấy đã cuốn Tiệp theo (người đàn bà đang có ý định bỏ chồng ấy), “muốn đi, muốn khám phá,

muốn phiêu bồng bên nhau đến chân trời, góc biển”. Thì ra, sâu trong mỗi con người đang vật vã với cuộc sống đói nghèo thời hậu chiến như Đính vẫn là một khát vọng sống, một khát vọng yêu mãnh liệt. Điều đó là lớn hơn tất cả. Nó xua đi những mặc cảm, nỗi băn khoăn cả của Đính và của Tiệp mà bề ngoài dễ gợi lên. Quả đúng là tình yêu đã tô hồng và vá lành tất cả: “Hình ảnh người tình lên như một chàng lãng tử, nhưng sao quần chàng lại vá thế kia, chiều chiều chàng cưỡi “cá xanh” đi bỏ mối rượu và chàng bắn thuốc lào thật điệu nghệ. Mẹ tôi bảo cái thòi ấy nó the! Phải, cái thời ấy nó thế, đói khổ, xập xệ, nhếch nhác là thế mà họ vẫn có thể lãng mạn, có thể nồng cháy, có thể hy sinh và sống chết cho nhau. Có lẽ, bởi tình yêu đã vá tất cả, tô hồng đói nghèo và ướp hương ngọc lan vào mùi nước điếu chẳng dễ chịu chút nào của anh yêu!” [80].

Nhưng lần thứ ba gặp lại trong sự ít ỏi, nhưng lần được gặp nhau vì kẻ Bắc người Nam, khi quan hệ giữa hai người đã trải qua “giai đoạn vờn nhau như ở Đông Hưng” [9, 147] thì Tiệp không thế không chú ỷ đến vẻ bề ngoài của người yêu nữa. Trong cái nhìn yêu thương pha lẫn cảm thông của nữ nhà văn, Đính hiện lên “ vẫn bộ quần áo chết tiệt hồi năm kia rồi năm ngoái duy màu kem của chiếc áo đã thật sự biến thành màu cháo lòng có đệm thêm một lỗ thủng bằng trái chanh dưới ngực, chiếc quần phăng sẫm rách cả hai bên gối để lộ hai mảng da đều nhau như Đính cố tình chơi trò quy luật cân xứng” [9, 148]. Bằng mẫn cảm riêng của người đàn bà miệt vườn lớn lên trong một gia tộc gia giáo, nề nếp, Tiệp đã “quan sát hiện trạng gia đình anh qua những thứ anh đang có trên người, những sợi chỉ đen kết lại nút áo trên nền vải ngà trắng, một đường nhíp qua quấy bằng chỉ nâu trên chiếc cổ áo đã quá sờn, chỉ trắng đùn thành cục ở hai mép quần chắc đã từng tét lai và một bên gối, một mảnh rách được dán lại bằng giấy và hồ như thứ quần áo của diễn viên vai nghèo trên sân khấu... tất cả nói với nàng rằng không có bàn tay người vợ trên quần áo của anh, điều mà theo quan niệm dù nhiều thiếu nữ quyền như nàng thì cũng không lí giải được” [ 9, 149]. Nghệ thuật

trùng lặp theo chiều hướng ngày càng tăng tiến kết họp với đặc tả ở đây tỏ ra có hiệu quả đặc biệt trong việc khắc họa đậm nét ý đồ nghệ thuật của nhà văn. vẻ bề ngoài của Đính không thể để lộ ra cảnh ngộ cô đơn trong cuộc sống gia đình mà còn là bằng chứng sinh động của đời sống chật vật và đầy kham khố. Sự thật nhà văn Đính cũng như toàn dân Việt Nam thời ấy phải kiếm việc thêm bằng cách đi viết thuê, viết mướn, có khi “cùng với mấy thằng bạn đánh pin và đồng hồ điện tử sang Nga” rồi “ anh còn bày ra nấu rượu và nuôi lợn lấy tiền cho thằng thứ ôn thi đại học” [9, 209].

Cùng với Đính còn có ông bạn Kỳ, ông bạn Phúc ( Gia đình bé mọn), bốn ông bạn A, B, c, D (Làm mướn). Đó là cả một thế giới nhũng người trí thức đang vật vã trong cuộc sống “áo cơm ghì sát đất” và trong cuộc thử thách nhân tính đầy nghiệt ngã ấy thì cần phải có những điều chỉnh thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh.

Sau này, khi anh đã khoác trên mình một bộ đồ tươm tất hon, sạch sẽ hơn:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngan Dạ Ngân (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w