o • • «/ • ơ «/ • o %/ • • 9
Cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong nhũng yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Đã có nhiều công trình nghiên cứu triến khai khá công phu như: cốt truyện (Những yếu tố của lối viết hư cấu của A. Dibell, Sự giải thích về cốt truyện: cách sắp xếp và mục đích của hình thức kểchu yện của p. Brooks, Cách thức xây dựng tiểu thuyết của J. Sauders...hay trong một số công trình về Tự sự học như: Tự sự học (Narrative) của p. Cobley (Nxb Routledge, 2001); Thi pháp cấu trúc (Structuralist Poetics) của J. Culler (NXB Routledge, xuất bản lần đầu 1975)...cốt truyện luôn là một yếu tố cần khảo sát. Giới hạn ở vấn đề lý thuyết về cốt truyện chúng tôi muốn có cái nhìn tương đối đầy đủ về việc nghiên cứu cũng như tiếp cận, triển khai vấn đề này ở ta như là một hình thức tạo nên tác phẩm tự sự. Mặt khác, khi đặt nó trước một đối tượng văn học cụ thể hy vọng sẽ đưa ra một “cách đọc” mà ở đó chúng tôi cố gắng chỉ ra những phương thức đã tạo nên “hiệu quả” cho tác phẩm văn học.
Cốt truyện hiểu theo nghĩa truyền thống là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản
quan trọng nhất trong trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các lọai tự sự và kịch” [18, tr.70-72]. Khi thực hiện luận văn này, bên cạnh việc nhìn nhận khái niệm cốt truyện như cách hiếu trên, chúng tôi còn xem cốt truyện như là cái mà người đọc có thể đem ra kể lại, là cái mà nhà văn kể ra (tức là có sự khác biệt với khái niệm “câu chuyện” và “sự kể chuyện”). Từ cách hiểu đó, chúng tôi nhận thấy cốt truyện trong sáng tác của Dạ Ngân thường đơn giản về sự kiện, ít gay cấn, ít mâu thuẫn và ít có những xung đột xã hội gay gắt. về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Dạ Ngân thường là cốt truyện đon tuyến, hệ thống sự kiện được kể đon giản về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách nhân vật thường được mô tả một cách rất tập trung và cô đọng, nhiều khi chỉ là một lát cắt của cuộc sống được phản chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi.
Trong Gia đình bẻ mọn có cốt truyện là câu chuyện tình, một tình yêu trắc trở, ngang trái mà bền bỉ, mạnh mẽ, với cái kết thúc có hậu như một cổ tích hiện đại. Nhân vật Tuyên, người chồng chính thức của Mỹ Tiệp, xuất hiện sau nhiều rào đón về tình cảnh khó khăn của cuộc tình kẻ Bắc người Nam. Với tiểu thuyết này nhà văn Dạ Ngân đã xây dựng thành công nhân vật phụ nữ mạnh mẽ và tự chủ giữa những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam. Nhân vật Mỹ Tiệp cho ta cái nhìn về người phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đáng nhớ: thời chiến tranh giành độc lập, thời xây dựng chính quyền non trẻ, thời kì bao cấp cho đến ngày nay mở cửa hội nhập. Mười bốn tuổi, cô tham gia Cách mạng, sống những ngày tháng mà lằn ranh của sự sống và cái chết vô cùng mỏng manh. Chiến tranh, khói lửa, giặc giã đẩy cô tới hôn nhân mà ngay từ hồi mới cưới cô đã nhận ra sự chênh vênh, bất ổn của nó. “Hồi mới cưới, con tim nàng không chiụ rung động, nó cứ lên tiếng rằng đây không phải người đàn ông của mình, đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh, của bom đạn giặc giã nước lụt bụi cây sạp xuồng”.
Đất nước hoà bình, Tiệp cũng như bao người dân Nam bộ mong chờ một cuộc sống tốt đẹp, no ấm hơn. Nhưng thực tế đã hoàn toàn ngược với sự tưởng tượng của họ. Như tất cả mọi công chức trong cơ quan, cô cũng trải qua một cuộc sống vô cùng thiếu thốn về vật chất trong một căn phòng của khu gia binh ngụy có “lũ chuột chạy rồ rồ trên mái nhà”, với cái giường chín tấc và chiếc chiếu lác loại rẻ nhất, vốn sinh ra và lớn lên ở nơi miền Tây quanh năm không biết đến thiếu đói, cô cũng phải đối mặt hàng ngày với sự kham khổ thời bao cấp: gạo sổ vón cục và bo bo hầm. Những thiếu thốn về vật chất thời ấy đã làm cho con người