1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa quản trị nhân lực - đại học thương mại thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Hạ Long

34 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 111,55 KB

Nội dung

Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật an toàn Phòng vật tưPhòng kế toán Phòng tổ chức hành chính, nhân sự Phòng tiêu thụHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC Trải qua 7 năm nỗ lực phát triển, từ gạch thông

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I 11.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 11.1.1 Sự hình thành 11.1.2 Quá trình phát triển 11.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xâydựng Hạ Long I 21.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 21.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận 21.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 3

1.4 Khái quát về các hoạt động và nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng

Hạ Long I 41.4.1 Các hoạt động kinh tế của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 41.4.2 Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 41.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Gốm và Xâydựng Hạ Long I trong 3 năm gần đây 5PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔPHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I 72.1 Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực

……….72.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trịnhân lực của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 92.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng

Hạ Long I 122.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động 122.3.2 Thực trạng về tổ chức lao động trong công ty 132.3.3 Thực trạng về định mức lao động của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 142.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 15

Trang 2

2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 162.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 172.3.7 Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xâydựng Hạ Long I 182.3.8 Thực trạng đánh giá nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng HạLong I 192.3.9 Thưc trạng công tác trả công của doanh nghiệp 212.3.11 Thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Công ty Cổ phần Gốm

và Xây dựng Hạ Long I 232.3.12 Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Công ty Cổ phần Gốm vàXây dựng Hạ Long I 242.3.13 Thực trạng về hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần Gốm và Xâydựng Hạ Long I 24PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 263.1 Đánh giá về hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm vàXây dựng Hạ Long I 263.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh, quản trị nhân lực của doanh nghiệp trongthời gian tới 29

Trang 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I.

1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I 1.1.1 Sự hình thành

Công ty Cổ Phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I tiền thân là Xí nghiệp ngói Hoành

Bồ, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh NhàQuảng Ninh Sau khi chia tách chuyển đổi và cổ phần hoá Doanh nghiệp, Công ty CổPhần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I được thành lập theo quyết định số 55/QĐ – CT ngày24/03/2004 của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà Quảng Ninh

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I

Trụ sở chính của công ty: Thôn Đồng Tâm- xã Lê Lợi- huyện Hoành Bồ- tỉnhQuảng Ninh

Giám đốc Công ty: Ông Phạm Hoàng Dân

Cùng với nguồn lao động địa phương dồi dào, Công ty đã chú trọng đầu tư mởrộng dây chuyền, thiết bị sản xuất, khai thác thế mạnh về KHCN nhằm phát triển mẫu

mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm…

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 1

Trang 4

Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật an toàn Phòng vật tưPhòng kế toán Phòng tổ chức hành chính, nhân sự Phòng tiêu thụ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

Trải qua 7 năm nỗ lực phát triển, từ gạch thông 2 lỗ, Công ty đã sản xuất được hơn

10 chủng loại sản phẩm, trong đó có những loại sản phẩm đặc thù, thế mạnh như: Gạchngói xây dựng và các sản phẩm vật liệu xây dựng… sản xuất theo công nghệ tiên tiến.Nhờ vậy, các sản phẩm đất sét nung của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng.Không những thế, sản lượng bình quân hàng năm đã tăng từ 25 triệu lên 35 triệuviên/năm, góp phần ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 2

Trang 5

(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I)

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận.

- Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất bao quát toàn bộ mọi hoạtđộng của Công ty

- Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty là đại diện pháp nhân củaCông ty, có quyền quyết định cao nhất về tất cả các hoạt động quản lý và điều hành toàndiện của Công ty theo các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và quyết định của Hộiđông quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm

- Phó giám đốc sản xuất có quyền hạn quản lý và điều hành các công việc chuyênmôn sản suất theo sự phân công hoặc sự uỷ quyền của giám đốc

- Phó giám đốc hành chính nhân sự là người thực hiện các nhiệm vụ quản lý điềuhành được giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty vàpháp luật về công việc được uỷ quyền, đề xuất kiến nghị với Giám đốc về mô hình tổchức, quy chế quản lý thực hiện của các đơn vị liên quan đến nhiệm vụ

- Phòng kế hoạch là bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị, với nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng năm đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch đề xuấtcác ý kiến điều chỉnh sản xuất kinh doanh

- Phòng kỹ thuật an toàn là các phòng chuyên môn thuần tuý về kỹ thuật sản xuấtkhai thác đất, mỗi phòng với chức năng riêng biệt cụ thể của mình tổ chức thực hiện cácnghiệp vụ kỹ thuật theo yêu cầu sản xuất tại phân xưởng với sự chỉ đạo trực tiếp của phógiám đốc phụ trách kỹ thuật

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 3

Trang 6

- Phòng vật tư là phòng chuyên môn phụ trách về việc cung ứng vật tư thiết bị.

- Phòng kế toán là bộ phận chuyên môn có chức năng theo dõi, hạch toán, ghi chépcác hoạt động tài chính trong Công ty

- Phòng tổ chức, hành chính nhân sự có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, công văngiấy tờ, sử dụng con dấu Là bộ phận chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực

tổ chức nhân sự, sắp xếp bố trí lao động toàn bộ cơ cấu tổ chức của Công ty

- Phòng tiêu thụ với nhiệm vụ chính là liên hệ giữa các đối tác, tìm kiếm thịtrường, tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và thực hiện đôn đốc việc thanh toán các hợpđồng đã ký kết

1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng

Hạ Long I.

Lĩnh vực hoạt động:

Sản xuất kinh, kinh doanh vật liệu xây dựng; thi công xây dựng công trình dândụng và công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trang trí nội ngoại thất; thi công cáccông trình điện áp dưới 35KV, làm đường giao thông, san lấp mặt bằng; khai thác khoángsản; vận tải thủy,bộ; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và dân cư;dịch vụ xuất nhập khẩu trực tiếp các loaị vật tư, phụ tùng, máy móc, thiết bị và các loạivật liệu xây dựng; kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng; kinh doanh bấtđộng sản; đại lý xăng dầu; nuôi trồng thủy sản

Đặc điểm:

Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ tuân thủ theođiều lệ, quy chế của Công ty và pháp luật Nhà nước Chịu sự điều hành của Hội đồngquản trị và giám đốc Công ty, cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty là Hội đồngquản trị Công ty, ban giám đốc lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty Ngườitrực tiếp điều hành hàng ngày là giám đốc Công ty

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 4

Trang 7

Công ty sản xuất kinh doanh theo từng tổ, phân xưởng tạo hình gồm tổ vận hànhtheo một dây chuyền liên tục tạo ra gạch mộc qua tổ hầm sấy, đẩy goòng gạch mộc quasấy, tổ xuống goòng đẩy goòng gạch mộc đã sấy khô chuyển sang phân xưởng nung, tổxếp goòng nhận gạch đã khô xếp lên goòng chứa, tổ vận hành lò nung nhận goòng quasấy Truyền vào đốt, goòng gạch đã chín ra ngoài tổ ra lò tuyển chọn các sản phẩm trêngoòng ra bãi thành phẩm, giao cho thủ kho và công đoạn cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.

1.4 Khái quát về các hoạt động và nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

1.4.1 Các hoạt động kinh tế của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

-Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

-Thi công xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, giao thông,

thủy lợi, trang trí nội, ngoại thất

- Thi công các công trình điện áp dưới 35KV, làm đường giao thông, san lấp mặt

bằng

- Khai thác khoáng sản.

-Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp và dân cư.

-Kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng.

-Kinh doanh bất động sản.

1.4.2 Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

Nhân lực

Từ khi cổ phần hoá, Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I đã tập trung

khai thác thế mạnh của địa phương, mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiệnđại, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện trong (Phụ lục 1)

Lao động trực tiếp chiếm 1 tỷ trọng lớn Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty năm

2014 cho thấy, số lượng lao động trực tiếp là 268 người, chiếm 89,9% so với tổng số người lao động ở Công ty là 298 người Do yêu cầu của công việc không đòi hỏi nhiều về

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 5

Trang 8

trình độ học vấn nên hầu hết lực lượng lao động trực tiếp trong Công ty chủ yếu mới chỉ được đào tạo qua các lớp trung cấp kỹ thuật Tuy nhiên, Công ty trong những năm gần đây đã trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị mới hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao

Lao động gián tiếp có số lượng là 30 người, chiếm 10,1% so với tổng số lao độngtoàn Công ty Trong đó nhân viên văn phòng là 15 người,nhân viên tổ bảo vệ là 8 người,nhân viên nhà ăn và bộ phận làm vệ sinh là 7 người Các cán bộ công nhân viên làmnhiệm vụ quản lý trong Công ty hầu hết đều có trình độ Đại học, Cao đẳng với kinhnghiệm làm việc lâu năm luôn không ngừng giám sát, chỉ đạo công nhân sản xuất, đồngthời phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chấtlượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế caocho Công ty

Vốn: Tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị tài sản của công ty đã đạt

68.000.000.000 đồng

Cơ sở vật chất kỹ thuật: các máy móc thiết bị của công ty được nhập khẩu

nước ngoài với công nghệ cao Điển hình như: máy nhào có cánh, máy cắt gạch tự động,máy cán thô có khe hở ở giữa, máy cán mịn băng tải…

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 6

Trang 9

1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I trong 3 năm gần đây.

Bảng 1.1 Bảng kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ

Long I năm 2012 – 2014.

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

Trang 10

( Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn và điều kiện kinh doanh, kết quảkinh doanh còn thấp so với kế hoạch đề ra, song 6 tháng cuối năm 2014 công ty đã đạtđược những kết quả kinh doanh rất khả quan, cụ thể:

Doanh thu năm 2014 đạt 75 tỷ đồng bằng 111,94% so với cùng kỳ năm 2013; lợinhuận thuần đạt 7,16 tỷ đồng bằng 111,35% so với năm 2013

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 8

Trang 11

PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I 2.1 Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.

2.1.1 Tình hình nhân lực của bộ phận quản trị nhân lực.

Riêng phòng hành chình nhân sự của công ty gồm 6 người: 1 trưởng phòng còn lại là các nhân viên và 2 thực tập sinh nhân sựchuyên các mảng nhân sự khác

Bảng 2.1 Số lượng và trình độ nhân lực của phòng HCNS ST

T Họ và tên Vị trí đảm nhận Trình độ học vấn Chuyên ngành

Giới tính Thâm niên

Kinh tế Quốc dân Quản trị kinh doanh Nữ 10 năm

2 Nguyễn Thị Thanh Tâm Chuyên viên

Tuyển dụng

Đại họcKinh tế Quốc dân Quản lý hành chính Nữ 8 năm

Đào tạo và phát triển Đại học Công đoàn Quản trị nhân lực Nam 5 năm

4 Bùi Quang Chương Chuyên viên

Chính sách đãi ngộ

Đại họclao động xã hội Kinh tế lao động Nam 3 năm

5 Bùi Thị Thuận Thực tập sinh nhân sự Đại học thương mại Quản trị nhân lực Nữ

6 Nguyễn Thị Thoa Thực tập sinh nhân sự Đại học thương mại Quản trị nhân lực Nữ

(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.)

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 9

Trang 12

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực sau: Công tác tổ chức;

Công tác cán bộ; Công tác lao động, tiền lương; Công tác thanh tra, pháp chế; Công tác

an toàn lao động, vệ sinh lao động; Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; Công táctuyên truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Công tác quan hệ quốc tế; Phục vụ công tácĐảng, Đoàn; Công tác văn thư, lưu trữ; Công tác lễ tân, tổng hợp thong tin và các vănphòng khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

Nhiệm vụ:

+/ Công tác tổ chức:

 Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong công ty

 Lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ

 Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp bố trí cán bộ theophân cấp

 Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp Quản lý và lưu trữthông tin về hồ sơ lý lịch của người lao động như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, lýlịch công tác và các thông tin cần thiết khác;

+/ Công tác lao động, tiền lương:

 Chủ trì thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựngnội quy, quy chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độkhác có liên quan

 Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tácđào tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự

 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu định mức lao động, đơn giá tiền lương

Trang 13

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực.

(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cố phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.)

Với cơ cấu như trên, mỗi chức năng chuyên biệt trong phòng Hành chính nhân sự

sẽ được đảm nhiệm bởi các nhân viên trong từng lĩnh vực, các nhân viên này lại báo cáocông việc của mình cho trưởng phòng HCNS, và từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp,thống nhất và hệ thống trong toàn bộ các khâu tổ chức tại phòng hành chính nhân sự Tuynhiên, trong hoạt động quản trị nhân lực của công ty sẽ chỉ được chú trọng vào các hoạtđộng chính như đào tạo, tuyển dụng và các chế độ chính sách tại công ty Các hoạt độngquản trị nhân lực khác như quan hệ lao động, hoạch định nhân lực, tổ chức và định mứclao động, hay hoạt động đánh giá nhân lực vẫn chưa thực sự được quan tâm và chú trọng

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị nhân lực của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.

2.2.1 Các nhân tố bên ngoài

Thị trường lao động:

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao độngchiếm tới 50%, tạo nên một thị trường lao động dồi dào Cùng với sự phát triển của kinhtế-xã hội, khoa học công nghệ thì nguồn lực trong ngành viễn thông và công nghệ thôngtin đang hết sức đa dạng và phong phú Điều này đã tạo cơ hội để Công ty cổ phần Gốm

và xây dựng Hạ Long I tiến hành các hoạt động tuyển mộ một cách hiệu quả nhất khi

NHÂN VIÊN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

NHÂN VIÊN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ

Trang 14

công ty sử dụng đa phần là lực lượng lao động trẻ, có độ tuổi từ 22 – 30 Với nguồn tuyển

mộ phong phú, bộ phận tuyển dụng của Gốm và xây dựng Hạ Long I dễ dàng thu hútđược những lao động có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc và yêu cầuđặt ra của công ty

Sự biến động của nền kinh tế:

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và ẩn chứa những rủi

ro vĩ mô: Nợ xấu chưa được giải quyết; lạm phát tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ việc ápdụng các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ ở ngoài nước và điều chỉnh tăng giá một sốmặt hàng, dịch vụ trong nước Dẫn đến việc thu nhập của NLĐ không đủ chi trả cho sinhhoạt hàng ngày khi giá cả leo thang Dựa trên khảo sát mức lương chung trong ngànhcũng như nhu cầu của người lao động Gốm và xây dựng Hạ Long I đã tiến hành tănglương cho người lao động

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải được trang bị kiếnthức và kỹ năng mới, dẫn đến doanh nghiệp phải bỏ chi phí để đào tạo đội ngũ lao độnghiện có hoặc tuyển lao động có trình độ phù hợp

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc nhiều ngành nghềmới xuất hiện, ngành nghề cũ mất đi Chính vì vậy đòi hỏi người lao động cũng nhưnhững người làm nhân sự ở Gốm và xây dựng Hạ Long I có những hoạt động điều chỉnhcho phù hợp

Sự cạnh tranh của đối thủ

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045

12

Trang 15

Hiện Gốm và Xây dựng Hạ Long I đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thịtrường, điển hình như: công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 1, công ty này cũng nằm trênđịa bàn tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ lao động lành nghề….do

đó Gốm và Xây dựng Hạ Long 1 cần thường xuyên đổi mới sản phẩm, cải tiến chấtlượng, cải thiện điều kiện môi trường làm việc, đào tạo và có biện pháp thu hút, giữ chânnhững nhân tài…

Ảnh hưởng của khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty

Không có khách hàng thì sẽ không có lợi nhuận, vì vậy các hoạt động quản trị củanhân lực phải hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng, đó là việc đào tạo cho người laođộng nắm được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, bố trí lao động đúng năng lực để họ pháthuy tối đa điểm mạnh Và quan trọng nhất là phải đưa ra các chiến lược phù hợp với sựthay đổi yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã cũng như dịch vụ sau bán các sảnphẩm

2.2.2 Các nhân tố bên trong

Mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I đang phấn đấu trở thành một trongnhưng doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực mà mình hoạt động Do đó công ty chú trọnglây “ Chất lượng để nuôi thương hiệu”

Kế hoạch trong năm 2015, Công ty sẽ xây dựng thêm I lò nung số 4 tại Nhà máygạch Tiêu Giao; hoàn thiện việc lắp đặt dây truyền sấy gạch và xây hầm sấy gạch số 2 ởNhà máy Hoành Bồ; nâng cấp dây truyền số I; chuẩn bị tiền đề để khởi công xây dựngdây truyền số 3 vào cuối năm 2015 đầu năm 2016 Công ty phấn đấu tăng năng suất lên25% so với sản xuất hiện tại

Cùng với việc mở rộng thị trường, nhu cầu nhân lực của công ty tăng lên rõ rệt, dựkiến trong thời gian tới, sẽ tuyển dụng thêm hơn 150 nhân viên và công nhân, gấp gần 4lần số lượng tuyển hàng năm của công ty Về đời sống của người lao động, Gốm và Xâydựng Hạ Long I sẽ xây dựng mới 100 căn hộ khép kín

Bầu không khí – văn hóa của doanh nghiệp.

Lao động ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I hầu hết là lao động địa phương, nên văn hóalàm việc ấm cúng như gia đình, mọi người coi nhau như người trong gia đình, giúp đỡ,

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045

13

Trang 16

chia sẻ công việc với nhau trong những lúc khó khăn Họ cho rằng giúp cho công ty pháttriển cũng chính là đang cải thiện đời sống của họ, góp phần xây dựng quê hương họ giàumạnh hơn.

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng

Hạ Long I.

2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động.

Trao đổi thông tin trong quan hệ lao động ở công ty

Trong công ty thường xuyên có các cuộc trao đổi thông tin giữa ban lãnh đạo công

ty và người lao động trong công ty Thông thường các hình thức trao đổi thường thôngqua các văn bản(thông báo, quy định, quyết định, kế hoạch…) của ban lãnh đạo Công tyvới các đơn vị, người lao động để biết được các chủ trương, chính sách, quy định củaCông ty Các đơn vị, người lao động trong công ty khi nhận được những thông tin này thìcần phải phối hợp với công ty để thực hiện các chính sách đó Hoặc các kiến nghị, đềnghị bằng văn bản của người lao động đến giám đốc các đơn vị, Công ty về các vấn đềliên quan đến công việc, tiền lương… đề nghị được giải quyết

Ngoài ra, việc trao đổi thông tin cũng được thực trực tiếp thông qua các cuộc họphội nghị người lao động hàng năm, các cuộc họp giao ban hàng ngày, các cuộc họp điều

độ sản xuất bất thường, các cuộc họp tại các Xí nghiệp…

Như vậy, việc trao đổi thông tin trong quan hệ lao động ở công ty được thực hiệntheo hai chiều giữa người sử dụng lao động đến người lao động và ngược lại, với các traođổi bằng văn bản hoặc bằng miệng

Hợp đồng lao động:

Trong việc ký kết hợp đồng lao động Công ty đã thực hiện nghiêm túc Việc giaokết hợp đồng đã được ký đúng loại, hầu hết hợp đồng được ký kết trong Công ty là hợpđồng khong xác định thời hạn Tính đến cuối năm 2014 Công ty có 298 CBNV cũng nhưcông nhân, trong đó có 245 lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn, 53 lao độnglàm hợp đồng thử việc

Thỏa ước lao động tập thể

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045

14

Trang 17

Công ty đã có 1 tổ chức công đoàn, ở Công ty thì chủ tịch công đoàn là chuyêntrách, còn chủ tịch công đoàn các đơn vị xí nghiệp, phân xưởng, ban chấp hành côngđoàn là kiêm nhiệm Tổ chức công đoàn hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sựphát hiệu quả, chưa thật sự phát huy được vai trò là người đại diện cho tập thể lao động,chịu sự chi phối nhiều của chính quyền.

Giữa ban chấp hành Công đoàn Công ty và Giám đốc công ty cũng đã thỏa thuận

để xây dựng ra 1 bản thỏa ước lao động tập thể, bản thỏa ước lao động tập thể này đượcsửa đổi bổ sung hàng năm thông qua việc trao đổi, thỏa thuận những ý kiến của người laođộng trong Hội nghị người lao động ở các đơn vị và Công ty Kết quả của thỏa thuận

được quy định cụ thể trong (phụ lục 2) Nội dung của thỏa thuận được thể hiện chi tiết trong (phụ lục 3).

- Tổ chức công đoàn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động theo quy định củaLuật Công Đoàn

- Mỗi năm Công đoàn Công ty sẽ họp một lần với thời gian là nửa ngày để tổng kết

và lập kế hoạch hoạt động cho năm sau

- Cứ 5 năm 2 lần, Ban chấp hành Công đoàn sẽ tổ chức đại hội công đoàn để bầulại Ban chấp hành cho nhiệm kỳ mới

- Mỗi năm, Công ty sẽ hỗ trợ cho Công đoàn để Ban chấp hành Công đoàn chi chocác sự kiện chủ yếu sau:

- Ngày quốc tế phụ nữ cho Người lao động nữ;

- Ngày quốc tế thiếu nhi cho con của Người lao động;

- Quà tết trung thu cho con của Người lao động

-Quà tết âm lịch cho người lao động

Quỹ Công đoàn: Công ty cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I trích các nguồn

thu từ bán vật liệu của Công ty: Gạch men các loại, để lập Quỹ công đoàn cho hoạt độngcông đoàn trong Công ty

2.3.2 Thực trạng về tổ chức lao động trong công ty

Ngày đăng: 18/06/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w