1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rural sanitation supply chain review report VN

94 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG CẤP SẢN PHẨM & DỊCH VỤ VỆ SINH Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM KẾT QUẢ RÀ SOÁT NGHIÊN CỨU Nghiêm Thị Đức Hà Nội 5/2013 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 5 CHỮ VIẾT TẮT 6 KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7 TÓM TẮT TỔNG QUAN 8 1. BỐI CẢNH 16 1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 16 1.2 VỆ SINH Ở VIỆT NAM 16 1.3 CHUỖI CUNG CẤP VỆ SINH 23 1.4 CÁC PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VỆ SINH TẠI VIỆT NAM 25 1.5 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VỆ SINH CỦA WSP 28 2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 28 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.3 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO 30 3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 30 3.1 PHÁT HIỆN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC VÙNG 30 3.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 1: VÙNG NÚI CAO PHÍA BẮC 36 3.3 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 2: VÙNG NÚI & TRUNG DU PHÍA BẮC 45 3.4 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 4: VÙNG NÚI CAO PHÍA NAM 56 3.5 PhÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 7: VÙNG SÁT VEN BIỂN 60 3.6 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 8: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 72 4. KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 82 5. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH VỆ SINH Ở VIỆT NAM 84 5.1 GIỚI THIỆU 84 5.2 ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH VỆ SINH 84 5.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 84 5.4 CÁC PHÁT HIỆN 85 6. PHỤ LỤC 93 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu tự hoại, thấm dội và hai ngăn từ 2002-2010 Biểu đồ2. Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2011, theo các vùng sinh thái Biểu đồ3. Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, 2010 (% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh) Biểu đồ4. Xu hướng sử dụng các loại nhà tiêu. Biểu đồ5. Loại nhà tiêu mà các hộ gia đình đang có, nghiên cứu của VIHEMA,WSRC tại Điện Biên năm 2011 Biểu đồ6. Tiếp cận vệ sinh của các hộ gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 2011, theo các loại nhà tiêu (% hộ gia đình) Biểu đồ7. Tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở xã Vĩnh Hải, Ninh Thuận, năm 2010 (% hộ gia đình) DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Chuỗi cung cấp vệ sinh điển hình Sơ đồ 2. Chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng núi cao phía Bắc (phân khúc thị trường 1) Sơ đồ 3. Các “vai” và mối quan hệ giữa các “vai” trong chuỗi cung cấp ở vùng núi & trung du phía Bắc (Phân khúc thị trường 2) Sơ đồ 4. Chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng sát ven biển ( Phân khúc thị trường 7) Sơ đồ 5. Các “vai” và mối quan hệ giữa các “vai” trong chuỗi cung cấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Phân khúc thị trường 8) DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Tám phân khúc thị trường vệ sinh tại Việt Nam. Bản đồ 2. Những nơi đã có những nghiên cứu về mạng lưới cung cấp Vệ sinh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Quy mô thị trường vệ sinh: Số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2011, trên cả nước và theo vùng sinh thái. Bảng 2. Ước tính giá thành của một số loại nhà tiêu, 2010 Bảng 3. Tỉ lệ giữa giá của các loại nhà tiêu so với thu nhập của các nhóm hộ gia đình có thu nhập thấp năm 2010 Bảng 4 Đặc tính của các phân khúc thị trường 4 Bảng5 : Các nguồn cung cấp thông tin về nhà tiêu và các thông tin có liên quan đến việc xây dựng nhà tiêu Bảng 6 : Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo từng “vai”: chung cho toàn bộ 5 phân khúc thị trường Bảng7. Phân khúc TT 1: Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo từng “vai” Bảng 8. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực. Bảng 9. Loại nhà tiêu phổ biến, phân khúc thị trường 2 Bảng 10. Giá vận chuyển của các loại phương tiện vận chuyển Bảng 11. Phân khúc TT 2: Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo từng “vai’ Bảng12. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực. Bảng13. Tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở các xã nghiên cứu của 3 tỉnh (% hộ gia đình) Bảng14 .Phân khúc TT 4: cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo từng “vai” Bảng15. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực. Bảng16. Phân khúc thị trường 7: Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh Bảng17. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực. Bảng18. Tiếp cận vệ sinh ở các xã nghiên cứu của 3 tỉnh (% hộ gia đình) Bảng19. Phân khúc TT 8: Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo các “vai” Bảng20. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực Bảng21. Tóm tắt đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 5 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, ban ngành bao gồm: IDE, SNV, UNICEF, CODESPA, Lienaid, UNILEVER, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, Văn phòng đối tác Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn, Văn phòng thường trực chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh Môi trường Nông thôn đã cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo của họ. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các lãnh đạo, cán bộ của các cơ quan ban ngành ở các tỉnh bao gồm: Kon Tum, Ninh Thuận, Long An, ở các huyện bao gồm: Sa Thầy, Ninh Hải, Mộc Hóa và ở 4 xã bao gồm: Sa Bình, Vĩnh Hải, Bình Tây, Thạnh Trị đã giúp đỡ và cung cấp thông tin trong suốt quá trình thực hiện các chuyến thăm thực địa. Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các hộ gia đình, các chủ cơ sở kinh doanh và các thợ xây đã dành thời gian cung cấp thông tin trong các chuyến thăm thực địa. 6 CHỮ VIẾT TẮT CHOBA Hướng tiếp cận hỗ trợ vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả đầu ra CLTS Hướng tiếp cận “Vệ sinh môi trường tổng thể do cộng đồng tự quản” CSOs Các tổ chức xã hội dân sự DANIDA Cơ quan phát triển – Đại sứ quán Đan Mạch IDE Tổ chức Phát triển Quốc tế JMP GSO Tổng cục thống kê HGĐ Hộ gia đình MARD Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn MICS Điều tra Điều tra đánh giá các mục tiêu Trẻ em & Phụ nữ MOC Bộ xây dựng MOET Bộ Giáo dục & Đào tạo MOH Bộ Y tế MTQG Nước sạch & VSMTNT Chương trình quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Ngân hàng CSXH Ngân hàng chính sách xã hội PAOT Hướng tiếp cận “Giáo dục hành động có sự tham gia (của cộng đồng)” PHAST Hướng tiếp cận “Thay đổi vệ sinh và vệ sinh cá nhân có sự tham gia (của cộng đồng)” RWSS-NTP Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn RWSS-NTP II Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn II RWSS-NTP III Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn III TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc VBSP Ngân hàng chính sách xã hội VIHEMA Cục Quản lý Môi trường Y tế VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình WB Ngân hàng thế giới WSP Chương trình Nước & Vệ sinh của Ngân hàng thế giới WU Hội liên hiệp phụ nữ 7 KHÁI NIỆM CƠ BẢN Vệ sinh: Trong báo cáo này, “vệ sinh” được hiểu là các hoạt động có liên quan đến việc thu gom phân người một cách an toàn, cụ thể là liên quan đến nhà tiêu hộ gia đình. “Thu gom phân người một cách an toàn” có nghĩa là thu gom và làm cô lập được phân người với con người và môi trường chung quanh. Thị trường: Tương tác giữa Cung và Cầu về một kinh doanh cụ thể. Một thị trường bao gồm người tiêu dùng, nhà cung cấp, các giao dịch và các yếu tố tác động đến chúng 1 . Nhà tiêu hợp vệ sinh: là một nhà tiêu đáp ứng được các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã đề ra theo quyết định số 08/2005 và được hiệu chỉnh theo QCVN 01/2011 năm 2011. Chuỗi cung cấp: Là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, công nghệ, thông tin và các nguồn lực tham gia trong việc cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các hoạt động của chuỗi cung cấp biến các nguồn lực, nguyên vật liệu và các phụ kiện thành sản phẩm và dịch vụ để rồi phân phối cho khách hàng 2 . Chuỗi cung cấp vệ sinh: Chuỗi cung cấp vệ sinh được hiểu là một chuỗi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho việc xây dựng nhà tiêu. 1 Alexandra Overy Miehlbradt, 2001.Hướng dẫn Hướng dẫn Đánh giá Thị trường dành cho việc Thiết kế Chương trình Dịch vụ Phát triển Kinh doanh 2 Wikipedia definition 8 TÓM TẮT TỔNG QUAN Giới thiệu Nghiên cứu này là một phần trong nhiều bước của chương trình nhằm cung cấp thông tin cơ sở để xây dựng một chiến lược toàn diện và hiệu quả cho chuỗi cung cấp vệ sinh nông thôn Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là rà soát và tổng hợp các thông tin từ các nghiên cứu đã có sẵn nhằm xác định những điểm đã biết và chỉ ra những thông tin còn thiếu về chuỗi cung cấp vệ sinh ở Việt Nam. Nghiên cứu đặc biệt chú trọng vào những vùng nông thôn có tỉ lệ hộ nghèo cao và tỉ lệ tiếp cận vệ sinh thấp. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để xây dựng kế hoạch chiến lược cho chuỗi cung ứng vệ sinh, nghiên cứu tập trung vào (i) xác định hiện trạng của chuỗi cung cấp vệ sinh ở khu vực nông thôn Việt Nam; (ii) chỉ ra các vai tiềm năng có thể là đối tác và cộng tác của chương trình vệ sinh cũng như các hoạt động hỗ trợ/xây dựng năng lực cho các vai này; (iii) xác định các mô hình kinh doanh vệ sinh hiện có và các bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hinh này (iii) đưa ra các đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo. Công việc chủ yếu của nghiên cứu là rà soát, phân tích và tổng hợp các tài liệu/báo cáo nghiên cứu thị trường đã có sẵn và các tài liệu khác có liên quan đến mục tiêu đã được đề ra. Một chuyến nghiên cứu thực địa cũng được thực hiện nhằm khẳng định và cập nhật các thông tin từ báo cáo/tài liệu sẵn có đồng thời nghiên cứu sâu hơn về mô hình kinh doanh vệ sinh tại 4 xã thuộc 3 tỉnh. Phỏng vấn một số cán bộ của các tổ chức NGO cũng đã được thực hiện để làm rõ thêm các thông tin và mở rộng kết quả nghiên cứu hiện có. Nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế (VIHEMA) và do Chương trình Nước Sạch và Vệ Sinh – Ngân hàng Thế Giới tài trợ. Hiện trạng vệ sinh ở Việt Nam: Trong hai thập kỷ qua, tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở khu vực nông thôn đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu giám sát của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 55% hộ gia đình ở nông thôn đã có nhà tiêu hợp vệ sinh vào cuối năm 2011(MARD, 2012). Tuy có sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ tiếp cận vệ sinh, vẫn còn 7,2 triệu hộ dân ở các vùng nông thôn trên cả nước vẫn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Số hộ chưa có nhà tiêu lớn nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (2,035 triệu hộ). Ở những vùng khác còn hơn 1 triệu hộ chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm: Đồng bằng sông Hồng (1,083 triệu hộ); vùng núi phía Bắc (1,381 triệu hộ) và Bắc Trung Bộ (1,316 triệu hộ). Những hộ gia đình này tạo nên một tiềm năng lớn cho thị trường vệ sinh. Một điểm cần lưu ý là: trong số các hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, có tới 80% hộ gia đình đã có nhà tiêu nhưng nhà tiêu của họ không hợp vệ sinh (JMP 2010). Như vậy có thể nói: khách hàng chủ yếu của thị trường vệ sinh sẽ là những hộ gia đình cần nâng cấp từ việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh sang việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà tiêu ở Việt Nam khá đa dạng. Bốn loại nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế được sử dụng khá rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải Miền Trung, mặc dù có khá nhiều loại nhà tiêu đã được Bộ Y tế đưa ra và khuyến cáo sử dụng, nhưng vẫn chưa có loại nhà tiêu nào vừa được hộ dân ở đây chấp nhận vừa có chi phí phù hợp với những hộ cực nghèo. Các phân khúc thị trường vệ sinh ở Việt Nam 9 Thị trường vệ sinh ở nông thôn Việt Nam là không đồng nhất. Trong báo cáo này, thị trường vệ sinh được phân thành 8 phân khúc chính. Việc phân khúc thị trường được dựa trên yếu tố địa lý là chủ yếu và có tính đến các yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc chấp nhận, tính phù hợp và sự lựa chọn sử dụng loại nhà tiêu và vì thế có thể ảnh hưởng đến cơ cấu của mạng lưới cung ứng vệ sinh. Các yếu tố đó bao gồm: mật độ dân số, địa hình, nguồn nước, thu nhập của hộ gia đình, trình độ dân trí, tỉ lệ dân tộc thiểu số, tỉ lệ sử dụng nhà tiêu khô. Tám phân khúc thị trường bao gồm (1) vùng núi cao phía Bắc, (2) vùng núi và trung du phía Bắc, (3) vùng đồng bằng phía Bắc, (4) vùng núi cao phía Nam, (5) vùng núi và trung du phía Nam, (6) vùng đồng bằng phía Nam, (7) vùng sát ven biển, (8) vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các phát hiện chính về chuỗi cung cấp vệ sinh. Chuỗi cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ kém phát triển ở các vùng núi cao phía Bắc (phân khúc 1) và vùng núi cao phía Nam (phân khúc 4). Ở các phân khúc thị trường này, nhu cầu về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng và dịch vụ vệ sinh còn rất thấp. Tại các xã vùng sâu, hẻo lánh, không có cửa hàng bán lẻ và không có thợ xây lành nghề . Tuy vậy, ở các vùng này, khi có nhu cầu, hộ gia đình vẫn có thể mua nguyên vật liệu từ các cửa hàng ở các thị trấn, thị tứ hoặc từ các chủ phương tiện vận chuyển. Vẫn có thợ xây có thể làm được các công việc xây dựng đơn giản. Chuỗi cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ đã tương đối phát triển ở vùng núi và trung du phía Bắc (phân khúc 2). Nhu cầu về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng và dịch vụ vệ sinh đã cao hơn so với phân khúc thị trường 1 và 4. Đã có các cửa hàng bán lẻ và thợ xây lành nghề tại xã, có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu xây nhà tiêu của hộ dân. Tuy nhiên, các cửa hàng tại xã, với quy mô nhỏ, chỉ cung cấp các mặt hàng chủ yếu cho việc xây dựng mà không cung cấp các phụ kiện nhà tắm (như bệ xí, ống nhựa), nên khi có nhu cầu, các hộ gia đình vẫn phải đi ra thị trấn hoặc thị tứ để mua. Các cơ sở sản xuất địa phương như sản xuất gạch xi măng, hút cát, đá dăm đều đã có ở các địa phương, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ đã rất phát triển ở cùng sát ven biển(phân khúc 7), và vùng đồng bằng sông Cửu Long (phân khúc 8). Nhu cầu về về cung cấp nguyên vật liệu xây dựng và dịch vụ vệ sinh cao hơn hơn so với phân khúc 1,2,4. Đã có nhiều cửa hàng bán nguyên vật liệu, thậm chí cả các đại lý bán sỷ nguyên vật liệu tại xã, cung cấp đầy đủ các loại nguyên vật liệu xây dựng nhà tiêu với giá cả cạnh tranh. Thợ xây lành nghề có ở hầu hết các thôn, có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các cơ sở sản xất địa phương như : sản xuất gạch xi măng, đá, cát và ống bi bê tông đều đã có ở địa phương, cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp hoặc gián tiếp cho người dân. Ở các phân khúc này còn xuất hiện các công ty tư nhân quy mô nhỏ tham gia vào việc sản xuất và lắp đặt nhà tiêu loại nhà tiêu dội nước bằng ống bi bê tông có giá thành rẻ. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã có các cơ sở sản xuất các mặt hàng nhựa composite sẵn sàng tham gia sản xuất nhà tiêu bằng nhựa composite nếu có nhu cầu cao về mặt hàng này. Theo các báo cáo nghiên cứu sẵn có, dịch vụ hút bể phốt chưa xuất hiện trên thị trường của các phân khúc 1,2,4,7,8. Nguyên nhân được lý giải là do nhu cầu hút bể phốt ở các phân khúc thị trường này là thấp. Thị trường vệ sinh phụ thuộc nhiều vào những nhà bán lẻ. Nhà tiêu được xây dựng bởi nhiều loại nguyên vật liệu (xi măng, sắt thép, cát, ống nhựa.v v ). Số lượng cho mỗi loại này lại rất nhỏ so với việc xây dựng các công trình khác. Vì vậy, hầu hết các hộ dân mua các loại nguyên vật liệu để xây nhà tiêu ở các cửa hàng bán lẻ, vì các đại lý lớn thường chỉ bán nguyên vật liệu với số lượng lớn. 10 Các nhà cung cấp ít quan tâm đến thị trường vệ sinh. Lý do chính của vấn đề này là vì: hầu hết các loại nguyên vật liệu xây dựng nhà tiêu là các loại nguyên vật liệu chung cho tất cả các công việc xây dựng như xi măng, sắt thép, ống nhựa v.v Các cơ sở sản xuất và các cửa hàng bán nguyên vật liệu không những cho việc xây dựng nhà tiêu mà còn cho các công việc xây dựng khác nữa. Thu nhập từ việc cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng nhà tiêu chiếm một phần nhỏ so với tổng thu nhập. Tương tự như vậy đối với dịch vụ xây dựng: thu nhập từ việc xây nhà tiêu chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng thu nhập của thợ xây. Các cơ sở sản xuất tại địa phương đặc biệt là các cơ sở sản xuất gạch ngại không muốn mở rộng sản xuất mặc dù hiện nay nhu cầu về gạch đang cao, vượt quá khả năng cung cấp của họ vì thiếu kỹ năng quản lý, thiếu nguồn nhân lực lành nghề và thiếu vốn. Những trở ngại cho sự phát triển của thị trường vệ sinh chỉ bắt nguồn từ những nhà cung cấp chính ở cấp địa phương – những người cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến khách hàng. Như đã đề cập ở trên, thị trường vệ sinh phụ thuộc đáng kể vào những nhà bán lẻ. Do đó những trở ngại ảnh hưởng đến quá trình mua bán chủ yếu xuất phát từ các nhà cung cấp ở địa phương – những người trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Thợ xây là nguồn cung cấp thông tin chính về loại hình, thiết kế và chi phí về nhà tiêu cho các hộ dân. Tuy nhiên các thợ xây lại có xu hướng tư vấn cho người dân xây các nhà tiêu quá cỡ bởi vì kiến thức về các loại nhà tiêu đơn giản, chi phí thấp và hợp vệ sinh của họ hạn chế hoặc đôi khi họ cố tình để kiếm thêm lợi nhuận từ xây nhà tiêu. Thợ xây là người đóng vai trò quan trọng đảm bảo chất lượng cho nhà tiêu được xây. Tuy nhiên hầu hết thợ xây có kiến thức rất hạn chế về kỹ thuật xây nhà tiêu đúng cách. Điều này có thể dẫn đến rủi ro là các nhà tiêu được xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn. Các nguồn cung cấp tín dụng chính thức cho nước sạch và vệ sinh (ngân hàng CSXH và các tổ chức tín dụng) chưa đáp ứng được với nhu cầu vay vốn của khách hàng ở hầu hết các phân khúc thị trường, ngoại trừ ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Việc cung cấp tín dụng không chính thức từ các nhà cung cấp (dưới hình thức cho nợ tiền) đều có ở hầu hết các “vai” trong chuỗi cung cấp ở trong các phân khúc thị trường 1,2,4,7,8. Các báo cáo nghiên cứu thị trường cho thấy hầu hết những nhà cung cấp đều cho khách hàng của mình nợ tiền khi bán hàng và họ cũng lại được nợ tiền khi mua hàng từ nhà cung cấp. Ở một số phân khúc thị trường tương đối phát triển và có sự cạnh tranh mạnh như phân khúc thị trường 2,7,8, cửa hàng phải cho nợ tiền thì mới bán được hàng. Các “vai” tiềm năng có thể tham gia vào các chương trình vệ sinh là các nhà cung cấp ở địa phương. Như đã đề cập ở trên, thị trường vệ sinh phụ thuộc lớn vào các nhà bán lẻ, cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho các khách hàng. Các trở ngại chính cho sự phát triển của thị trường cũng xuất phát ở cấp địa phương này. Vì vậy, các hoạt động can thiệp nhằm tăng cường sự phát triển của chuỗi cung cấp cần tập trung vào các vai sau đây: thợ xây, cửa hàng bán lẻ, cơ sở sản xuất ống bi bê tông, cơ sở sản xuất nhà tiêu tự hoại composite . Để các “vai” này có thể tham gia tốt vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ vệ sinh, cần phải có các hoạt động hỗ trợ từ bên ngoài như: cung cấp huấn luyện về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh, thực hiện các hoạt động tạo nhu cầu để tăng khách hàng, kết nối nhà cung cấp với các khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của chính quyền địa phương, nâng uy tín của các nhà cung cấp thông [...]... đúc ống bi và lắp đặt nhà tiêu Các điểm mạnh và các thách thức của các mô hình được trình bày trong bảng dưới như sau: Điểm mạnh Mô hình  Vốn đầu tư ban đầu thấp Chỉ cần đầu tư khoảng 1 từ 3,000,000 VND đến 7,000,000 cho việc mua dụng cụ  Ít rủi ro: vốn đầu tư ban đầu thấp nên rủi ro kinh doanh của mô hình này cũng thấp  Linh hoạt: Việc vận chuyển khuôn đúc đến nhà khách hàng khá thuận tiện Do đó... ngập Miền Nam Miền Nam 900K-1.2 triệu Miền Bắc Trung, Nam 900K-1.5 triệu bằng Cửu Mật độ dân số (người /km2) 9 Địa hình10 . ứng được các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã đề ra theo quyết định số 08/2005 và được hiệu chỉnh theo QCVN 01/2011 năm 2011. Chuỗi cung cấp: Là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, công nghệ,. Điểm mạnh Thách thức Mô hình 1  Vốn đầu tư ban đầu thấp. Chỉ cần đầu tư khoảng từ 3,000,000 VND đến 7,000,000 cho việc mua dụng cụ.  Ít rủi ro: vốn đầu tư ban đầu thấp nên rủi ro kinh doanh

Ngày đăng: 13/06/2015, 14:37

Xem thêm: Rural sanitation supply chain review report VN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w