3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
3.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 1: VÙNG NÚI CAO PHÍA BẮC
Thông tin trong phần báo cáo này được trích chủ yếu từ báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu (2010). Nghiên cứu được thực hiện ở những xã ở vùng miền núi cao phía Bắc bao gồm: huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên; xã Mường Than tỉnh Lai Châu và xã Na Hồi tỉnh Lào Cai. Thông tin về vùng này trong các báo cáo khác rất hạn chế, chỉ để củng cố và bổ sung thêm cho các phát hiện từ báo cáo này. Vì vậy, các phát hiện trong phần báo cáo này chỉ đại diện cho một phần nhỏ của phân khúc thị trường 1.
3.2.1 Các “vai’ chính trong chuỗi cung cấp
Sơ đồ 1 dưới đây cung cấp tổng quan về các “vai’ trong chuỗi cung cấp vệ sinh của vùng núi cao phía Bắc (phân khúc thị trường 1). Sơ đồ 1 cũng thể hiện các mối quan hệ giữa các “vai”. Trong các báo cáo nghiên cứu chuỗi cung cấp, chỉ có thông tin về các “vai” bao gồm: các khách hàng (là các hộ gia đình), thợ xây, cửa hàng di dộng, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, cửa hàng bán lẻ, cơ sở sản xuất địa phương, nhà cung cấp dịch vụ tín dụng. Có rất ít thông tin hoặc không có thông tin về các “vai” khác bao gồm: nhà phân phối/đại lý cấp II, III,IV, đại lý bán sỉ (đại lý cấp I) và dịch vụ cung cấp thông tin của bộ phận hành chính công.
37
Sơ đồ 2. Chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng núi cao phía Bắc (phân khúc thị trường 1)
3.2.2 Nhu cầu của khách hàng đối với nhà tiêu
Theo các báo cáo nghiên cứu chuỗi cung cấp vệ sinh ở phân khúc thị trường 1, nhu cầu hiện tại về nguyên vật liệu và dịch vụ xây dựng nhà tiêu ở phân khúc thị trường này là thấp, nhưng có thể có nhu cầu tiềm năng trong tương lai. Báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu (2010) cho thấy, đại đa số các hộ gia đình ở một số xã nghiên cứu ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai có loại nhà tiêu chìm đơn giản, không hợp vệ sinh. Tương tự như vậy, các phát hiện từ nghiên cứu của VIHEMA, WSRC ở 4 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Điện Biên cũng cho thấy chỉ có 8% hộ gia đình có loại nhà tiêu cần mua nguyên vật liệu và cần thuê thợ xây để xây (xem biểu đồ 7) (VIHEMA,WSRC, 2011). Theo báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên
HGĐ không mua NV, không thuê thợ xây
(SD loại nhà tiêu đơn giản: chìm, chìm có ống thông hơi)
Dịch vụ cung cấp thông tin & GD sức khỏe
(ở xã) Dịch vụ cung cấp tín dụng (ở xã) Dịch vụ vận chuyển (ở xã, TT huyện) Thợ xây (Ở TT huyện hoặc xã lân cận huyện) CH bán lẻ
(Ở TT huyện hoặc xã lân cận huyện)
HGĐ mua NVL & thuê thợ xây
(Sử dụng loại nhà tiêu xây kiên cố: 2 ngăn, Tự hoại, Thấm dội nước
Nhà phân phối/đại lý (Ở TP, TX của tỉnh ) Nhà phân phối/đại lý cấp I (Ở TP hoặc tỉnh khác) Nhà máy (Ở TP hoặc tỉnh khác- SX xi măng, sắt thép, ống nhựa, bệ xí, gạch tunel) CS SX Địa phương (Ở gần các nguồn nguyên liệu: cát, sỏi,
gạch xi măng)
CH di dộng
(Ở xã, TT huyện)
38
cứu, ở huyện Mường Ảng, Điện Biên chỉ có 51% hộ gia đình có nhà tiêu, 37% hộ gia đình có nhà tiêu tự hoại. Tuy nhiên, báo cáo cũng gợi ý rằng cũng có tiềm năng lớn về nhu cầu ở đây.
Biểu đồ 5. Loại nhà tiêu mà các hộ gia đình đang có, nghiên cứu của VIHEMA,WSRC tại Điện Biên năm 2011
Trong phân khúc thị trường này, người dân còn chưa quen với các loại nhà tiêu hợp vệ sinh dẫn đến hạn chế về nhu cầu đối với các loại nhà tiêu này. Theo nghiên cứu của VIHEMA,WSRC, 39.4% hộ gia đình ở các xã nghiên cứu ở Điện Biên chưa biết đến bất kỳ một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào (2011). Báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu cho thấy hiểu hiết về các loại nhà tiêu của người dân còn thấp (2010). Ở Điện Biên, loại nhà tiêu mà đại đa số người dân biết là nhà tiêu tự hoại xây bằng gạch (43.3%), chìm có ống thông hơi (21.3%) và nhà tiêu hai ngăn (14.9%) (VIHEMA,WSRC, 2011).
Ưu tiên đâu tư cho việc xây nhà tiêu cũng rất thấp ở phân khúc thị trường này (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
3.2.3 Hiện trạng của các “vai” trong chuỗi cung cấp.
Phần báo cáo này xem xét các phát hiện có liên quan đến hiện trạng của các “vai” chính của chuỗi cung cấp trong phân khúc thị trường 1. Các “vai” được đề cập tới bao gồm: các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng di động, các cơ sở sản xuất địa phương, các thợ xây, các nhà cung cấp dịch vụ tín dụng. Trong các tài liệu nghiên cứu chuỗi cung cấp có sẵn không có thông tin về các “vai” bao gồm: các nhà máy, đại lý bán sỉ, và nhà phân phối/đại lý.
Các cửa hàng bán lẻ
Theo các báo cáo nghiên cứu, đã có những cửa hàng bán lẻ ở thành phố, thị trấn và ở các xã đã phát triển (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Có rất ít cửa hàng được thấy ở những xã có tỉ lệ nghèo cao, ở vùng sâu, hẻo lánh, vận chuyển khó khăn (VIHEMA,WSRC, 2011). Ở phân khúc này, những chủ phương tiện vận chuyển cũng đóng vai như một “cửa hàng di dộng”: nhận đơn đặt hàng từ khách hàng thông qua điện thoại hoặc trực tiếp, mua và bán lại mặt hàng theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên do cước phí vận chuyển cao, các chủ phương tiện thường chỉ nhận các đơn đặt hàng lớn và ít khi cung cấp nguyên vật liệu cho việc xây nhà tiêu (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
39
Sản phẩm: Các cửa hàng bán lẻ bán đủ các loại mặt hàng, nguyên vật liệu cho việc xây nhà tiêu bao gồm: xi măng, sắt thép, gạch, ống nhựa, bệ xí và các phụ kiện vệ sinh. Tuy nhiên, nhu cầu về các loại nguyên vật liệu xây nhà tiêu chỉ chiếm ít hơn 5% so với tổng nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Các chủ cửa hàng còn tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn nguyên vật liệu và sản phẩm và cho khách hàng được nợ tiền khi mua hàng. (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Các cửa hàng cũng cung cấp bảo hành cho khách hàng theo chế độ bảo hành của nhà máy. Tuy nhiên, không có chủ cửa hàng được phỏng vấn nào nói rằng họ gặp phải sự phàn nàn của khách hàng về sản phẩm (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
Cung cấp đầu vào: Báo cáo củaSNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010 cho thấy, các cửa hàng bán lẻ mua nguyên vật liệu từ các đại lý và các chủ phương tiện vận chuyển ở thành phố, thị xã và thị trấn. Các chủ cửa hàng bán lẻ ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai ước tính: 30% - 50% mặt hàng của họ được mua từ các chủ xe tải. Một số cửa hàng mua nguyên vật liệu từ các đại lý ở Hà Nội hoặc ở các tỉnh khác
Tiếp cận thị trường: SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng, ở vùng này, chỉ có rất ít hộ gia đình mua nguyên vật xây nhà tiêu (2010). Khi họ muốn mua nguyên vật liệu, họ sẽ mua nguyên vật liệu tại các cửa hàng bán lẻ ở thị trấn hoặc thị tứ. Theo các chủ cửa hàng, hàng bán chạy nhất là ở những tháng mùa khô và kém nhất là ở những tháng mùa mưa (từ tháng 7- 9). Lợi nhuận mà cửa hàng thu được vào khoảng 10-20% của doanh số bán ra. Theo SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 70% chủ cửa hàng bán lẻ cảm thấy rằng, sự cạnh tranh ngày càng tăng vì ngày càng có nhiều cửa hàng mới tham gia vào thị trường, trong khi quy mô của thị trường lại không thay đổi (2010). Sự cạnh tranh này cũng đảm bảo cho việc phục vụ khách hàng có chất lượng tốt.
Kỹ năng quản lý và kinh doanh: Mặc dù có môi trường cạnh tranh, VIHEMA,WSRC đã phát hiện rằng, các chủ cửa hàng không có các hoạt động tiếp thị nào, mà chỉ đợi khách hàng đến với họ (VIHEMA, WSRC, 2011). Trong nhiều trường hợp, các chủ cửa hàng không qua một khóa huấn luyện kinh doanh nào. Chỉ có một số chủ cửa hàng nói rằng họ đã được tham gia tập huấn về thuế, kế toán do Chính phủ tài trợ và tổ chức. Có nhiều chủ cửa hàng được phỏng vấn tỏ ý mong muốn được tham gia huấn luyện thêm để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong thị trường mà sự cạnh tranh đang tăng lên (SN, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
Năng lực về tài chính: Các cửa hàng thường cho các khách hàng nợ tiền trong khoảng 2-3 tháng. Trong khi đó, các cửa hàng cũng ít khi được mua chịu từ phía các nhà cung cấp. Vì vậy, một số cửa hàng gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh và khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh của họ. SNV, Hoàng và nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng, một số chủ cửa hàng đã phải vay tiền từ ngân hàng để có được vốn kinh doanh (2010).
Cửa hàng di động/dịch vụ cung cấp vận chuyển
Mức độ sẵn có: Như đã đề cập ở trên, SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng có rất nhiều người cung cấp dịch vụ vận chuyển – chủ xe tải ở Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu (2010). Ở những xã xa xôi hẻo lánh cũng có thể tìm thấy các chủ xe tải.
Sản phẩm: Liên quan đến việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho xây dựng, các chủ xe tải thường đóng 2 “vai’: (i) là người cung cấp dịch vụ vận chuyển (ii) là cửa hàng di dộng (xem phần trên).Phí vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách và đường đi xấu hay tốt. Ví dụ: vận chuyển 5-7 tấn trong khoảng 40km có giá khoảng 2 triệu động (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Như một cửa hàng bán lẻ, các chủ xe tải cũng bán đủ các loại nguyên vật liệu xây dựng theo yêu cầu của khách.
Cung cấp đầu vào: Các chủ xe tải mua hàng từ các đại lý, cửa hàng bán lẻ và các cơ sở sản xuất địa phương như: các cơ sở sản xuất đá dăm, cơ sở hút cát v.v.. (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
40
Tiếp cận thị trường: Do các xe tải cung cấp nguyên vật liệu rất nhanh chóng, linh hoạt và với giá cả cạnh tranh nên có thể thấy các xe tải hoạt động rất tích cực, phục vụ cho hầu hết các “vai” trong chuỗi cung cấp: từ các đại lý bán buôn cho đến các cửa hàng bán lẻ và cho các khách hàng. Các khách hàng tìm đến xe tải rất dễ dàng và thuận tiện, chỉ cần gọi điện thoại cho chủ xe tải để đặt hàng là họ đã có có được hàng. Tuy nhiên, do phí vận chuyển đi đôi với việc vận chuyển nên các chủ xe tải chỉ nhận các đơn hàng lớn, đủ với tải trọng của họ. Việc vận chuyển nguyên vật liệu xây nhà tiêu chỉ là một phần trong việc vận chuyển nguyên vật liệu cho việc xây dựng khác như xây nhà. Đối với những việc xây dựng nhỏ như nhà tiêu thì hộ gia đình thường phải tự đi mua nguyên vật liệu tại cửa hàng ở xã hoặc ở thị trấn, thị tứ.
Cơ sở sản xuất địa phương
Có rất ít thông tin về các cơ sở sản xuất địa phương trong các báo cáo. Theo phát hiện của SNV,Hoàng & nhóm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất địa phương là những lò gạch địa phương, cơ sở sản xuất đá dăm và các cơ sở khai thác cát (2010). Các cơ sở sản xuất địa phương cung cấp gạch, đá dăm, cát sỏi cho thị trường xây dựng địa phương. Các lò gạch địa phương hiện đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, không thể cạnh tranh được với các nhà máy sản xuất gạch tuynel có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường và có giá cả cạnh tranh (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Hiện nay lò gạch địa phương đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa vì họ không có vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến và hiệu quả hơn.
Thợ xây
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường ở Điên Biên, Lào Cai, Lai Châu, SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu đã xác định có 3 loại thợ xây:
i. Thợ cả: là người vận hành công việc kinh doanh: mua sắm thiết bị và công cụ, thuê các thợ xây khác và giao dịch trực tiếp với khách hàng.
ii. Thợ kỹ thuật: là thợ có kinh nghiệm, có tay nghề cao, đảm nhiệm các công việc khó và có thể giám sát các thợ phụ.
iii. Thợ phụ: là thợ còn đang học việc, làm các công việc trợ giúp cho thợ kỹ thuật (2010).
Các thợ cả chủ yếu là người Kinh, các thợ kỹ thuật là người Kinh, Thái, còn thợ phụ là những người dân tộc khác.
Mức độ sẵn có: Các thợ cả, thợ kỹ thuật chỉ có ở thị trấn hoặc các xã phụ cận, các xã đã phát triển. SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu đã đánh giá rằng: các thợ này thường không muốn đi đến các xã xa xôi hẻo lánh để làm việc (2010). Tại các xã xa xôi hẻo lánh cũng có thể tìm thấy thợ xây. Tuy nhiên các thợ xây này chủ yếu là thợ phụ, chỉ biết xây những công trình đơn giản như chuồng lợn, hay nhà tiêu đơn giản (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010; VIHEMA,WSRC, 2011).
Sản phẩm: Liên quan đến việc xây dựng nhà tiêu hộ gia đình, các thợ xây được phỏng vấn xây các loại nhà tiêu tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước, theo yêu cầu của khách hàng, chủ yếu là những người ở trong thị trấn. Các thợ xây cũng xây nhà tiêu tự hoại như là một phần công việc của việc xây nhà. Tuy nhiên, thu nhập từ việc xây nhà tiêu chỉ chiếm 5-10% trên tổng số thu nhập của thợ xây.
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ xây dựng, các thợ xây còn cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí (tư vấn về loại và số lượng nguyên vật liệu, phụ kiện nhà tiêu v.v..), bảo hành trong 3-6 tháng, và tín dụng (dưới hình thức cho khách hàng nợ tiền). Ở Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, công thợ xây vào khoảng 100,000 VND – 180,000 VND cho thợ cả và thợ kỹ thuật, và khoảng 70,000 VD- 130,000 VND cho thợ phụ (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Công thợ xây trung bình cho một nhà tiêu tự hoại ở vào
41
khoảng 2-5 triệu VND (tổng cộng giá của nhà tiêu là 5-10 triệu). Khách hàng trả công cho thợ xây theo từng giai đoạn của công việc được hoàn thành (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010).
Tiếp cận thị trường: Các phát hiện từ báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu cho thấy, các thợ xây tìm khách hàng chủ yếu ở trong xã, thị trấn của họ. Họ có được khách hàng thông qua việc “truyền khẩu”, hoặc thông qua giới thiệu của các khách hàng trước đó của họ. Không có thợ xây được phỏng vấn nào thực hiện các hoạt động tiếp thị cho dịch vụ của họ. Các thợ xây thường có việc làm trong khoảng 25-27 ngày/tháng, ngoại trừ mùa mưa (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Theo các thợ xây đã được phỏng vấn, hiện nay nhu cầu về dịch vụ xây dựng cho các công trình của nhà nước đang tăng lên. Trong mùa xây dựng vẫn thiếu thợ kỹ thuật, nên các thợ cả phải cạnh tranh, giành thợ của nhau bằng cách trả công cao hơn cho thợ kỹ thuật (SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, 2010). Các thợ xây được phỏng vấn đều tỏ ý muốn được tham gia vào các dự án/.chương trình để các dự án/chương trình này có thể giới thiệu dịch vụ của họ- xây nhà tiêu- với các hộ gia đình tại địa phương.
Hiểu biết kỹ thuật và kỹ năng xây dựng: Các nghiên cứu thị trường ở phân khúc thị trường này cho thấy, các thợ xây trong vùng thường học nghề trong quá trình đi làm. Theo báo cáo của SNV, Hoàng & nhóm nghiên cứu, không có một ai trong 40 thợ xây được phỏng vấn đã trải qua lớp huấn luyện chính quy về xây dựng (2010). Tuy nhiên hầu hết đã tốt nghiệp trung học cơ sở, một số thợ xây đã có thể đọc được các bản vẽ kỹ thuật đơn giản. Hầu hết các thợ xây đều biết một cách sơ sài về thiết kế của các nhà tiêu. 90% thợ xây được phỏng vấn chưa biết các tiêu chuẩn của một nhà tiêu hợp vệ sinh do Bộ Y tế ban hành. 50% thợ xây được phỏng vấn chưa biết về thiết kế của nhà tiêu tự hoại. Vì vậy, có thể dẫn đến một rủi ro đáng quan tâm là các nhà tiêu tự hoại được xây chưa đảm bảo kỹ thuật. Các thợ xây được phỏng vấn bởi Hoàng& nhóm nghiên cứu đều tỏ ý muốn được huấn luyện thêm về mặt kỹ thuật (2010).
Năng lực về tài chính: Vốn cần thiết cho việc mua máy móc, thiết bị, công cụ là lớn (vào khoảng 30-50 triệu VND) đã làm cho một số thợ xây khó có thể khởi sự được công việc kinh doanh. Trong một số