CÁC PHÁT HIỆN

Một phần của tài liệu Rural sanitation supply chain review report VN (Trang 85)

5. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH VỆ SIN HỞ VIỆT NAM

5.4 CÁC PHÁT HIỆN

Qua rà soát các báo cáo/tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa cho thấy hiện nay ở Việt Nam có ít nhất 4 mô hình kinh doanh vệ sinh kinh doanh các dịch vụ và nguyên liệu cho nhà vệ sinh thấm dội và nhà tiêu tự hoại ống bi. Bốn mô hình kinh doanh này là:

5. Cơ sở cung cấp dịch vụ đúc ống bi và lắp đặt nhà tiêu tại chỗ- quy mô nhỏ: Trong mô hình này, người cung cấp chỉ cung cấp dịch vụ đúc ống bi bê tông và lắp đặt nhà tiêu. Khách hàng (là hộ dân) sẽ tự mua nguyên vật liệu.

6. Cơ sở sản xuất ống bi kiêm lắp đặt nhà tiêu quy mô trung bình: Trong mô hình này, người cung cấp mua nguyên vật liệu, đúc ống bi bê tông tại xưởng sản xuất, vận chuyển ống bi bê tông đến nhà khách hàng và lắp đặt nhà tiêu cho khách.

7. Cửa hàng bán lẻ kiêm việc sản xuất ống bi và lắp đặt nhà tiêu quy mô trung bình: Trong mô hình này, người cung cấp chính là cửa hàng bán lẻ có xưởng sản xuất ống bi, kiêm luôn việc sản xuất ống bi để bán như là một sản phẩm của cửa hàng. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu, chủ cơ sở cũng kiêm luôn việc vận chuyển và lắp đặt nhà tiêu.

8. Công ty sản xuất ống bi và lắp đặt nhà tiêu: Trong mô hình này, người cung cấp là các công ty xây dựng quy mô vừa và nhỏ, mua nguyên vật liệu, đúc ống bi và lắp đặt nhà tiêu.

Phần tiếp theo của báo cáo sẽ tập trung mô tả chi tiết hoạt động của mô hình, phân tích điểm mạnh, thách thức và khả năng áp dụng của mô hình cho các chương trình vệ sinh trong tương lai.

5.4.1. Cơ sở cung cấp dịch vụ đúc ống bi và lắp đặt nhà tiêu tại chỗ- quy mô nhỏ:

Giới thiệu mô hình.

Trong mô hình này, thợ xây – những người có khuôn đúc ống bi – theo yêu cầu của khách hàng sẽ đem khuôn đến nhà khách hàng và đúc ống bi bê tông cho nhà tiêu thấm dội hoặc nhà tiêu tự hoại ống bi. Thợ xây cũng sẽ lắp đặt phần dưới của nhà tiêu cho khách hàng. Với mô hình này, khách hàng sẽ tự mua nguyên vật liệu để xây nhà tiêu (bao gồm cả nguyên vật liệu để đúc ống bi).

Mô hình này được tìm thấy phổ biến ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị; vùng Cao nguyên miền núi như Kon Tum, Yên Bái và vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long An (SNV,Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012; CODESPA & IDE, 2010; Nghiêm, 2013). Ở mỗi địa phương, có sự khác biệt trong việc áp dụng mô hình kinh doanh này. Ví dụ, ở Nghệ An, các nhà cung cấp, là các thợ xây, sẽ chỉ cung cấp dịch vụ đúc và lắp đặt ống bi cho nhà tiêu. Các hộ gia đình phải thuê thợ xây khác để xây phần nhà của nhà tiêu. Các thợ xây này cũng đúc ống bi cho việc xây dựng khác như xây giếng hoặc cống rãnh. Còn ở các tỉnh còn lại, thợ xây cung cấp đầy đủ các dịch vụ bao gồm đúc, lắp đặt ống bi và xây dựng phần nhà của nhà tiêu.

Mô hình này hình thành và phát triển một cách tự phát ở tỉnh Nghệ An và Kon Tum. Còn ở các tỉnh khác, mô hình này được giới thiệu thông qua hoạt động hỗ trợ của các dự án vệ sinh. Ở Nghệ An, nhà cung cấp dịch vụ này bắt đầu hoạt động kinh doanh của họ bằng việc đúc ống bi để làm hệ thống thoát nước và cống rãnh. Họ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang đúc ống bi cho nhà tiêu khi phát hiện thấy có nhu cầu của mặt hàng này phát sinh. Tuy vậy, hầu hết các nhà cung cấp loại mặt hàng này đều không coi việc đúc và lắp đặt ống bi cho nhà tiêu tự hoại là mặt hàng kinh doanh chính của mình (SNV, Nghiêm

86

& nhóm nghiên cứu, 2012). Ở Kon Tum, các thợ xây bắt đầu kinh doanh theo mô hình này khi họ phát hiện ra nhu cầu đúc ống bi cho nhà tiêu tự hoại ống bi bê tông. Để đáp ứng nhu cầu này, thợ xây đã đầu tư mua khuôn đúc để sản xuất ống bi. Còn ở các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Trị, Yên Bái và Long An, mô hình được các dự án về vệ sinh của các tổ chức phi chính phủ (CODESPA, IDE và Lienaid) giới thiệu. Theo đó, các dự án sẽ tuyển chọn một số thợ xây, đào tạo cho họ kỹ thuật xây dựng nhà tiêu và kỹ năng kinh doanh, tạo nhu cầu xây dựng nhà tiêu trong dân và tạo cầu nối cho các thợ xây đã được đào tạo với khách hàng xây nhà tiêu. Các dự án này cũng cung cấp cho các thợ xây khuôn đúc bê tông, coi như là khoản đầu tư ban đầu cho các thợ xây. Sau khi dự án kết thúc, có khá nhiều thợ xây tiếp tục hoạt động kinh doanh này (CODESPA & IDE, 2010; Sijbesma et al, 2010)

Kết quả hoạt động kinh doanh của mô hình

Mô hình kinh doanh hiện vẫn đang hoạt động tại 6 tỉnh nơi mô hình này được giới thiệu hoặc tự phát. Tuy nhiên, các tài liệu và các kinh nghiệm của tư vấn cho thấy, sự phát triển của mô hình này là không đồng đều giữa các nơi. Nhìn chung, mô hình này phát triển rất thành công ở Quảng Nam và Quảng Trị, tương đối phát triển ở Nghệ An, Kon Tum và Long An, và không thành công lắm ở Yên Bái.

Nghiên cứu các trường hợp thành công ở Quảng Nam và Quảng Trị cho thấy, các nhà cung cấp dịch vụ này đã phát triển được số lượng lớn khách hàng ở các xã mà họ hoạt động. Ở Quảng Nam, các nhà cung cấp dịch vụ còn có thể mở rộng hoạt động của mình sang các xã lân cận khi nhu cầu về sản phẩm đã bão hòa ở xã của họ. Một hình thức khác để các nhà cung cấp dịch vụ này mở rộng thị trường là họ đúc ống bi bê tông để bán cho các thợ xây khác. Trong các nghiên cứu đã tiến hành, có rất ít nghiên cứu giải thích về sự phát triển này. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các yếu tố sau đây có thể được xem là các yếu tố thành công của mô hình này tại Quảng Nam và Quảng Trị.

 Nhu cầu xây nhà tiêu tự hoại ống bi của các hộ dân ở những khu vực này là khá cao, một phần là bởi vì người dân ở đây không thích các loại nhà tiêu khô.

 Các loại nhà tiêu này được các hộ dân ở đây chấp nhận và có khả năng chi trả để xây.

 Hiểu biết về các loại nhà tiêu (nhà tiêu tự hoại ống bi) là khá cao nhờ các nỗ lực tuyên truyền và giới thiệu của các dự án của các tổ chức Phi chính phủ.

 Các hộ gia đình được dự án giới thiệu đến các thợ xây đã được đào tạo để xây nhà tiêu.  Các khóa tập huấn về kỹ thuật xây nhà tiêu và kỹ năng kinh doanh giúp cải thiện chất lượng

sản phẩm nhà vệ sinh của các nhà cung cấp đồng thời tăng cường khả năng tiếp thị của họ (Sijbesma et al, 2010).

Ở những khu vực mô hình chỉ tương đối phát triển (Nghệ An, Kon Tum, Long An), các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi mở rộng thị trường. Những khó khăn mà họ đang phải đối mặt là:

 Nhu cầu về xây nhà tiêu thấp do các hộ dân không ưu tiên cho việc xây dựng nhà tiêu.

 Người dân chỉ thích xây dựng nhà tiêu tự hoại bằng gạch và nghĩ rằng nhà tiêu tự hoại ống bi chỉ dành cho người nghèo. Người dân thích xây nhà tiêu tự hoại bằng gạch hơn bởi vì họ nghĩ rằng xây dựng kiểu nhà tiêu này, hố phân có thể xây được lớn hơn và sẽ không bị đầy trong thời gian dài.

87

 Hiểu biết của người dân về nhà tiêu tự hoại ống bi và những nhà cung cấp dịch vụ này là rất hạn chế do các hoạt động tuyên truyền và tạo nhu cầu không thích hợp.

 Các nhà cung cấp dịch vụ không chủ động trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Ở Yên Bái, các nhà cung cấp dịch vụ cũng nhận được những hỗ trợ tương tự như ở Quảng Nam và Quảng trị. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đúc ống bi và lắp đặt ống bi cho nhà vệ sinh ở đây kém phát triển hơn hai tỉnh trên. Lý do là vì nhu cầu về xây loại nhà tiêu ống bi ở Yên Bái là rất thấp.24

Điểm mạnh và thách thức của mô hình

Điểm mạnh của mô hình này được xác định như sau:

 Vốn đầu tư ban đầu cho mô hình kinh doanh này thấp: Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ có thể tiếp cận đến mô hình kinh doanh này do vốn đầu tư ban đầu là rất ít. Các thợ xây/nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần đầu tư khoảng từ 3,000,000 VND đến 7,000,000 VND để mua khuôn đúc, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ cần thiết khác (SNV,Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012)

 Ít rủi ro: Vốn đầu tư ban đầu thấp dẫn đến mức độ rủi ro với mô hình này là thấp. Nhà cung cấp dịch vụ có thể nhanh chóng thu hồi vốn chỉ sau 2-5 lần cung cấp dịch vụ đúc và lắp đặt ống bi cho nhà vệ sinh. Thêm vào đó, trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm giảm, nhà cung cấp cũng có thể điều chỉnh lại khuôn đúc để làm các sản phẩm khác như ống dẫn nước hoặc hệ thống cống rãnh.

 Linh hoạt: Nhà cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách dễ dàng, cho dù các khách hàng này ở những khu vực khó tiếp cận. Vận chuyển khuôn đúc đến nhà khách hàng khá thuận tiện và do vậy các nhà cung cấp có thể tiếp cận được tới mọi hộ gia đình, kể cả những hộ ở xa trung tâm và đường lớn.

 Chi phí phù hợp với người nghèo: Chi phí để xây dựng nhà tiêu tự hoại ống bi thấp hơn so với chi phí nhà tiêu tự hoại xây bằng gạch. Do đó, mô hình kinh doanh này có thể tiếp cận đến các hộ gia đình nghèo.

Những thách thức của mô hình này được xác định như sau:

 Chi phí cạnh tranh: Chi phí đúc ống bi tại chỗ xây dựng thường cao hơn chi phí đúc ống bi tại xưởng bởi vì đây không phải là hoạt động sản xuất hàng loạt.

 Chất lượng: Chất lượng của ống bi không đồng nhất và phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và sự chuyên tâm của mỗi thợ xây.

 Quy mô: Các nhà cung cấp dịch vụ này không thể đáp ứng được những đơn hàng lớn. Ở Nghệ An, với mỗi khuôn đúc, một thợ xây cần 03 ngày để đúc ống bi và lắp đặt cho một nhà tiêu.

24 Nhu cầu thấp là vì (i) đây là loại nhà tiêu mới và không quen thuộc với các hộ dân – những hộ dân này cần phải có nhiều thời gian hơn để làm quen và trải nghiệm được lợi ích của loại nhà tiêu này; (ii) các hộ dân đều nghĩ rằng bể chứa phân của loại nhà tiêu này sẽ nhanh chóng bị đầy; (iii) sử dụng ống bi bê tông sẽ cần phải đào hố sâu hơn và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đào ở những vùng đất khó; (iv) một số hộ gia đình muốn xây dựng nhà vệ sinh kết hợp với công trình biogas và (v) một số hộ dân thích xây bằng gạch bởi vì gạch sẽ rẻ hơn và luôn sẵn có ở nơi họ sinh sống (CODESPA & IDE, 2010).

88

Nếu nhà cung cấp dịch vụ muốn nhận nhiều đơn hàng hơn, họ phải mua thêm khuôn đúc và thuê thêm thợ để làm. Tuy nhiên, hầu hết các thợ xây đều ngại không muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình do nhu cầu của khách hàng không ổn định và do kỹ năng quản lý kinh doanh hạn chế khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc thuê và quản lý nhiều nhân công.

Khả năng áp dụng cho các chương trình Vệ sinh nông thôn trong tương lai

Mô hình kinh doanh này có thể áp dụng cho vùng duyên hải Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long nơi mà nhu cầu về nhà vệ sinh dội nước đang cao và thu nhập của người dân ở đây lại rất thấp. Thêm vào đó, các chương trình vệ sinh tiếp theo có thể tiến hành các hoạt động can thiệp nhằm cải thiện hiệu quả của mô hình này. Những hoạt động can thiệp bao gồm hỗ trợ thợ xây trong việc tạo nhu cầu cho sản phẩm, tạo cầu nối giữa khách hàng tiềm năng với thợ xây, cải thiện quy trình sản xuất ống bi bê tông để giảm chi phí, xây dựng năng lực cho các thợ xây (nhằm tạo ra sức cạnh tranh và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng) và cung cấp các khóa tập huấn về quản lý kinh doanh cho thợ xây.

5.4.2 Cơ sở sản xuất ống bi kiêm lắp đặt nhà tiêu quy mô trung bình

Giới thiệu mô hình

Người cung cấp dịch vụ này thường là những nhà sản xuất ống bi bê tông có cơ sở sản xuất ở những xã gần khu trung tâm. Các cơ sở này sẽ sản xuất ống bi bê tông và bán cho các hộ dân trong vùng và những vùng phụ cận. Khi nhận được yêu cầu của khách hàng, họ sẽ vận chuyển ống bi đến nhà và lắp đặt các ống bi tại nhà.

Mô hình kinh doanh này được phát hiện ở vùng ven biển tỉnh Nghệ An (SNV,Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012). Ở khu vực này, mô hình kinh doanh này phát triển một cách tự nhiên. Ban đầu, các cơ sở sản xuất ở địa phương đúc ống bi bê tông để làm cống rãnh và giếng nước. Khi phát hiện ra có nhu cầu về xây nhà tiêu ống bi, các cơ sở sản xuất này đã sản xuất thêm ống bi bê tông cho nhà tiêu. Tuy nhiên, các cơ sở này không xem sản xuất ống bi bê tông là sản phẩm kinh doanh chính (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012). Theo báo cáo của SNV, khi thời tiết thuận lợi, mỗi cơ sở sản xuất có thể đúc 15 ống bi một ngày. Vào mùa mưa, số lượng ống bi được sản xuất sẽ thấp hơn (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012)

Kết quả hoạt động kinh doanh của mô hình

Mặc dù có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng lượng sản phẩm cho nhà vệ sinh mà các cơ sở kinh doanh áp dụng mô hình này bán được khá khiêm tốn. Theo các báo cáo nghiên cứu, mỗi tháng các cơ sở này chỉ bán được ống bi cho 15 nhà vệ sinh vào mùa xây dựng và khoảng 3-4 nhà vệ sinh vào mùa mưa. Thu nhập từ đúc và lắp đặt nhà ống bi bê tông cho nhà vệ sinh chỉ chiếm khoảng 2%-6% tổng thu nhập của cơ sở sản xuất. Nguyên nhân là vì:

 Nhu cầu xây nhà tiêu thấp do người dân ở đây chưa hiểu được lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh.

 Như đã đề cập ở mô hình trên, người dân ở đây thích xây nhà tiêu tự hoại bằng gạch hơn và xem nhà tiêu tự hoại ống bi là nhà tiêu dành cho người nghèo. Người dân thích xây nhà tiêu tự hoại bằng gạch hơn bởi vì họ nghĩ rằng xây dựng kiểu nhà tiêu này, bể chứa phân sẽ xây được lớn hơn và sẽ không bị đầy trong thời gian dài.

89

 Hiểu biết của người dân về nhà tiêu tự hoại ống bi và những nhà cung cấp dịch vụ này là rất hạn chế do các hoạt động tuyên truyền và tạo nhu cầu không thích hợp.

 Các nhà cung cấp dịch vụ không chủ động trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Cách duy nhất mà họ dùng để thu hút khách hàng là đặt cơ sở sản xuất ở gần đường lớn, nơi có nhiều người qua lại và thỉnh thoảng thông qua sự giới thiệu của các khách hàng mua trước hoặc bạn bè.

Điểm mạnh và thách thức của mô hình

Điểm mạnh của mô hình này được xác định như sau:

 Dễ kiểm soát được chất lượng: Cơ sở sản xuất có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm và sửa chữa lỗi ngay tại xưởng.

Một phần của tài liệu Rural sanitation supply chain review report VN (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)