PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 4: VÙNG NÚI CAO PHÍA NAM

Một phần của tài liệu Rural sanitation supply chain review report VN (Trang 56)

3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

3.4 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 4: VÙNG NÚI CAO PHÍA NAM

Có 4 nghiên cứu cung cấp thông tin về khách hàng và chuỗi cung cấp ở vùng núi cao phía Nam (phân khúc thị trường 4). Các báo cáo này bao gồm: điều tra thị trường vệ sinh do VIHEMA, WSRC (2011) thực hiện, nghiên cứu điều tra cơ bản dùng cho dự án Tiếp thị vệ sinh cùng với các báo cáo đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án (OHK, 2005, 2007; McGrath & cả nhóm, 2009). Một cuộc thu thập thông tin thêm đã được thực hiện tại tỉnh Kon Tum do tư vấn thực hiện. Các nghiên cứu và cuộc thu thập thông tin thêm đã được thực hiện ở các địa điểm trong phân khúc thị trường 4 như sau:

 4 xã thuộc huyện DakRong, tỉnh Quảng Trị

 7 xã của 3 huyện Sa Thầy, Dăk Hà, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum  1 xã huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận

Mặc dù các nghiên cứu đã được thực hiện ở diện rộng, nhưng có một điểm cần lưu ý là: các nghiên cứu này có rất ít thông tin có liên quan đến chuỗi cung cấp vệ sinh. Những thông tin ít ỏi này được tóm tắt trong phần báo cáo này. Tuy nhiên, thông tin cũng không đủ để có thể xây dựng được sơ đồ chuỗi cung cấp vệ sinh cho phân khúc thị trường 4.

3.4.1 Nhu cầu của khách hàng đối với nhà tiêu.

Phát hiện của các nghiên cứu thị trường ở phân khúc 4 cho thấy đại đa số hộ gia đình của một phần trong phân khúc này xây loại nhà tiêu mà không cần phải mua nguyên vật liệu và dịch vụ xây dựng. Ở Kon Tum và Quảng Trị, các phát hiện của nghiên cứu cho thấy, hầu hết các hộ gia đình ở đây có loại nhà tiêu đào đơn giản hoặc không có nhà tiêu (VIHEMA, WSRC, 2011; OHK, 2005). Báo cáo ở Quảng Trị cho thấy chỉ có 7% hộ gia đình có loại nhà tiêu cần phải thuê thợ xây để xây (OHK, 2005). Ở các xã vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, hộ gia đình chỉ xây loại nhà tiêu dội nước và như vậy có thể ước đoán rằng có một nhu cầu tiềm năng đối với việc cung cấp nguyên vật liệu ở vùng này. (VIHEMA, WSRC, 2011). (Xem bảng 11).

Bảng13. Tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở các xã nghiên cứu của 3 tỉnh (% hộ gia đình)

Tỉnh Loại nhà tiêu (% hộ gia đình)

Tự hoại Thấm dội Hai ngăn Chìm có

ống thông hơi Đào đơn giản Không có nhà tiêu Kon Tum 1.6 1.9 - 19.5 66.6 10.4 Ninh Thuận 19.9 34 0.6 - - 42.9 Quảng Trị 2 - 7 7 22 61

57

Nguồn: VIHEMA, WSRC, 2011; OHK, 2005

Trong số các hộ gia đình ở Kon Tum và Ninh Thuận, 35% và 24% không biết một loại nhà tiêu hợp vệ sinh nào (VIHEMA,WSRC, 2011). Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh mà các hộ gia đình biết đến nhiều nhất bao gồm: (i)Ở Ninh Thuận: Tự hoại (30%), thấm dội nước có 1 hố thấm (37%) (ii) Ở Kon Tum: Tự hoại (37%), chìm có ống thông hơi (16%) (VIHEMA,WSRC, 2011). Loại nhà tiêu mà các hộ gia đình ở Kon Tum thích nhất là: tự hoại (37%), loại nhà tiêu mà các hộ gia đình ở Ninh Thuận thích nhất là thấm dội nước (48%)(VIHEMA,WSRC, 2011).

Nghiên cứu của OHK (2005) phát hiện rằng, hộ gia đình quan tâm đến việc xây nhà tiêu là thấp ở các xã nghiên cứu ở Quảng Trị. Chỉ có 30% hộ gia đình được hỏi quan tâm đến việc xây nhà tiêu. Trong số hộ gia đình tỏ ý quan tâm đến việc xây nhà tiêu chỉ có 42% người có dự định xây nhà tiêu. Các hộ gia đình ở các xã nghiên cứu có xu hướng nghĩ rằng nhà tiêu là một thứ không bền, có mùi hôi, nhiều ruồi và không kín đáo (OHK, 2005). Nghiên cứu cũng cho thấy, theo những người được phỏng vấn, cán bộ y tế là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy nhất cung cấp các thông tin về sức khỏe có liên quan đến vệ sinh.

3.4.2 Hiện trạng của các “vai” trong chuỗi cung cấp

Phần này xem xét các phát hiện có liên quan đến hiện trạng của các “vai” của chuỗi cung cấp ở phân khúc thị trường 4. Các “vai” được đề cập đến bao gồm: các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng di động/nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, Cơ sở sản xuất địa phương, thợ xây, dịch vụ tín dụng. Trong các tài liệu nghiên cứu không có thông tin về các nhà máy, đại lý bán buôn và các nhà phân phối/đại lý

Cửa hàng bán lẻ 17

Thông tin về các cửa hàng bán lẻ là rất ít ở trong các báo cáo. Tuy nhiên, theo báo cáo của VIHEMA, WSRC (2011), chỉ có 1 xã trong 7 xã ở Kon Tum có cửa hàng bán nguyên vật liệu xây dựng bao gồm cả nguyên vật liệu xây nhà tiêu. Các xã và huyện có cửa hàng thường ở gần trung tâm của tỉnh. Các xã, thậm chí cả huyện ở vùng sâu hẻo lánh, đi lại khó khăn còn không có cửa hàng nào (VIHEMA,WSRC, 2011). Người dân ở các xã, huyện này phải đi đến các xã khác hoặc huyện khác để mua nguyên vật liệu. Cửa hàng ở xã Sa Bình, Kon Tum có bán đầy đủ loại nguyên vật liệu cho việc xây nhà tiêu ngoại trừ bể chứa nước. Giá nguyên vật liệu ở cửa hàng cũng tương tự như giá ở các cửa hàng tại trung tâm huyện. Cửa hàng còn bán các loại mặt hàng khác như gạo, và mua các loại nông sản từ các hộ nông dân để bán cho các đại lý ở thị xã. Những khách hàng mua hàng của cửa hàng là những hộ dân trong xã, mua nguyên vật liệu với số lượng nhỏ. Mùa bán hàng chạy nhất là mùa khô (từ tháng 11- tháng giêng năm sau). Cửa hàng cũng có thể bán chịu cho khách hàng. Chủ cửa hàng cho rằng, họ phải cho nợ thì mới bán được hàng, tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu từ các khách hàng.

Dịch vụ vận chuyển 18

Các chủ xe tải ở xã Sa Bình, Kon Tum cũng đóng vai trò như cửa hàng di động, bán các mặt hàng như cát, đá dăm cho các hộ gia đình. Tuy nhiên các chủ xe tải chỉ nhận các đơn đặt hàng có số lượng lớn đủ với trọng tải của xe.

17 Thông tin trong phần này được lấy từ chuyến thăm thực địa, thu thập thông tin ở Kon Tum do tư vấn thực hiện. 18

58

Thợ xây.

Các phát hiện từ các nghiên cứu ở phân khúc 4 cho thấy các thợ xây chỉ có ở những xã gần trung tâm và ở những xã phát triển. Ở những xã vùng sâu, hẻo lánh thường có ít hoặc không có thợ xây. VIHEMA, WSRC phát hiện rằng chỉ có 5 trong số 7 xã nghiên cứu có thợ xây, còn các xã không có thợ xây là xã ở vùng rất sâu và hẻo lánh (2011). Ở các xã nghiên cứu ở huyện DakRong, Quảng Trị, thợ xây là rất hiếm. Chỉ có 3% người được phỏng vấn biết tìm thợ xây ở đâu để xây công trình cho họ (OHK, 2005).

Thông tin từ chuyến thăm thực địa cho thấy, ở những xã có thợ xây, thợ xây thường cung cấp dịch vụ xây dựng và tư vấn. Cũng như ở các phân khúc khác, các loại thợ cả, thợ kỹ thuật và thợ phụ cũng đều có ở các xã này. Công thợ xây vào khoảng 130,000 VND/ngày cho thợ cả và thợ kỹ thuật, khoảng 90,000 VND/ngày cho thợ phụ.

Cũng giống như ở các phân khúc khác, khách hàng của thợ xây ở vùng này là các hộ gia đình ở trong xã của họ. Các thợ xây ở Kon Tum có việc làm quanh năm.

Hầu hết các thợ xây được phỏng vấn đều mới học cấp tiểu học, có trình độ văn hóa thấp hơn so với thợ xây ở các xã nghiên cứu ở các phân khúc thị trường khác. Cũng giống như các vùng khác, thợ xây ở vùng này học xây trong quá trình làm việc. Không có thợ xây được phỏng vấn nào đã được tham gia bất kỳ một cuộc huấn luyện nào. Trong số các thợ xây được phỏng vấn, 26% đã từng xây nhà tiêu tự hoại 19% đã xây nhà tiêu thấm dội nước, và 3% đã xây nhà tiêu hai ngăn. Nhìn chung hiểu biết của các thợ xây về thiết kế của nhà tiêu là rất hạn chế.

3.4.3 Cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh

Bảng 12 dưới đây tóm tắt các cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh ở phân khúc thị trường 4 (vùng núi cao phía Nam) đã được xác định từ việc nghiên cứu tài liệu.

Bảng14 .Phân khúc TT 4: cơ hội và cản trở đối với sự phát triển của thị trường vệ sinh theo từng “vai”

Vai Cơ hội Cản trở

Khách hàng  Hộ gia đình có nguyện vọng xây các loại nhà tiêu cần đến sự cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ.

 Ở một số nơi chỉ có ít hộ gia đình xây loại nhà tiêu cần cần đến sự cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ (Kon Tum, Quảng Trị).

Cửa hàng  Ở những nơi có cửa hàng, các cửa hàng đều bán đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết cho việc xây nhà tiêu (Kon Tum).

 Ở những xã vùng sâu, hẻo lánh không có cửa hàng, các hộ gia đình phải đi đến xã khác hoặc huyện khác để mua nguyên vật liệu.

 Các cửa hàng hiện đang phải đối mặt với vấn đề về tài chính vì họ phải bán chịu cho khách hàng.

Thợ xây  Có các thợ xây với đủ loại trình độ ở hầu hết các xã.

 Ở những xã vùng sâu, hẻo lánh, chỉ có một số ít thợ xây và hộ gia đình vẫn chưa biết tìm thợ xây ở đâu để xây dựng công trình cho họ.

59

Vai Cơ hội Cản trở

 Thợ xây chưa được huấn luyện về kỹ thuật xây nhà tiêu và thiết kế của nhà tiêu hợp vệ sinh.

 Chỉ có rất ít thợ xây có thể xây được bất cứ loại nhà tiêu nào (Kon Tum).

3.4.4 Tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh

Trên cơ sở các phát hiện từ các nghiên cứu ở phân khúc thị trường 4, bảng 13 dưới đây trình bày tóm tắt các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh ở vùng này. Bảng 13 cũng cung cấp tóm tắt các nhu cầu về hỗ trợ/xây dựng năng lực cần thiết cho mỗi “vai” để họ có thể tham gia chương trình.

Bảng15. Các “vai” có tiềm năng tham gia chương trình vệ sinh và nhu cầu hỗ trợ xây dựng năng lực.

Vai Vai trò tiềm năng Các hoạt động hỗ trợ/xây dựng năng lực Hoạt động Hoạt động

Thợ xây  Cung cấp dịch vụ xây dựng nhà tiêu.

 Cung cấp dịch vụ đúc ống bi bê tông và lắp đặt nhà tiêu tự hoại/thấm dội bằng ống bi bê tông

 Tư vấn cho các hộ gia đình trong thôn về thiết kế, giá thành, nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh

 Vận động các hộ gia đình trong thôn xây nhà tiêu hợp vệ sinh

 Huấn luyện thợ xây về kỹ thuật xây nhà tiêu hợp vệ sinh, đúc ống bi bê tông và lắp đặt nhà tiêu tự hoại/thấm dội bằng ống bi bê tông & các kiến thức cơ bản về vệ sinh,  Huấn luyện thợ xây về kỹ ăng

kinh doanh.

CQ thực hiện: TTYD tỉnh hoặc huyện

CQ hỗ trợ: Ban chỉ đạo xã

 Kết nối thợ xây với các khách hàng tiềm năng thông qua việc giới thiệu thợ xây tại các cuộc họp cộng đồng

 Nâng cao uy tín của thợ xây đã được huấn luyện thông qua chứng thực của CQ địa phương

 Thực hiện các hoạt động tạo nhu cầu để làm tăng khách hàng xây dựng nhà tiêu cho thợ xây

CQ thực hiện: Ban chỉ đạo xã CQ hỗ trợ: Cán bộ thôn Cửa hàng di động(các chủ phương tiện vận chuyển)  Trở thành cửa hàng bán lẻ cố định bán đầy đủ nguyên vật liệu xây dựng nhà tiêu tại xã vùng sâu, hẻo lánh

 Tư vấn cho các hộ gia đình trong xã về các loại nhà tiêu, số lượng nguyên vật liệu cần

 Lựa chọn các chủ phương tiện tiềm năng mong muốn phát triển kinh doanh để khuyến khích họ trở thành cửa hàng bán lẻ nguyên vật liệu tại xã

 Thực hiện các hoạt động tạo nhu cầu để tăng khách hàng cho cửa

CQ thực hiện: Ban chỉ đạo xã

CQ hỗ trợ: Cán bộ thôn

60

Vai Vai trò tiềm năng Các hoạt động hỗ trợ/xây dựng năng lực

Hoạt động Hoạt động

thiết để xây dựng nhà tiêu

hợp vệ sinh  hàng Kết nối cửa hàng với khách hàng tiềm năng thông qua việc giới thiệu cửa hàng tại các cuộc họp cộng đồng

 Hỗ trợ cửa hàng tạo mạng lưới bán hàng tại các thôn thông qua các thợ xây.

 Huấn luyện về kỹ năng kinh doanh cho chủ cửa hàng.

 Huấn luyện cho chủ cửa hàng các kiến thức về nhà tiêu: loại nhà tiêu hợp vệ sinh, các nguyên vật liệu cần thiết để xây nhà tiêu )

CQ thực hiện: TTYD tỉnh hoặc huyện CQ hỗ trợ: Ban chỉ đạo xã Cán bộ xã & thôn

Tương tự phân khúc thị trường 1

Tương tự phân khúc thị trường 1 Tương tự phân khúc thị trường 1

3.4.5 Những thông tin còn thiếu, cần thu thập thêm trong các nghiên cứu tiếp theo

Những thông tin còn thiếu ở phân khúc thị trường 4 bao gồm:

 Thông tin hiện có về nhu cầu của khách hàng và chuỗi cung cấp vệ sinh ở phân khúc thị trường 4 còn rất hạn chế. Một nghiên cứu đánh giá tổng thể về thị trường vệ sinh cần được thực hiện cho phân khúc này. Tuy nhiên, do phân khúc thị trường 4 và 1 có nhiều điểm tương đồng nên trước khi tiến hành nghiên cứu khi nên xác định rõ những phát hiện nào ở phân khúc 1 có thể áp dụng cho phân khúc 4.

 Ở rất nhiều nơi trong phân khúc thị trường 4, người dân tộc thiểu số chiếm một tỉ lệ lớn của dân số. Cần có cuộc nghiên cứu thị trường (nghiên cứu khách hàng) thực hiện riêng cho các vùng này để xác định nhu cầu tiềm năng đối với vệ sinh trong các nhóm người dân tộc khác nhau và xác định mức độ tiếp cận và tham gia trong thị trường vệ sinh của họ.

Một phần của tài liệu Rural sanitation supply chain review report VN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)