3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
3.3 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 2: VÙNG NÚI & TRUNG DU PHÍA BẮC
Có hai nghiên cứu cung cấp thông tin về chuỗi cung cấp vệ sinh ở phân khúc thị trường 2. Nghiên cứu thứ nhất do IDE thực hiện ở 6 xã thuộc huyện Văn Yên, Yên Bái năm 2006. Nghiên cứu thứ hai do SNV, Nghiêm thực hiện ở 3 xã thuộc huyện Anh Sơn, Nghệ An năm 2012.
3.3.1 Các “vai” trong chuỗi cung cấp
Sơ đồ 2 dưới đây cung cấp tổng quan về về các “vai” trong chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng núi & trung du phía Bắc (phân khúc thị trường 2). Sơ đồ cũng thể hiện mỗi quan hệ kinh doanh giữa các “vai”. Mặc dù các “vai” của chuỗi cung cấp cũng tương tự như ở phân khúc thị trường 1, nhưng vẫn có những sự khác biệt đáng kể. Thứ nhất, các nghiên cứu thị trường cho thấy, có 3 nhóm khách hàng (chứ không phải là 2 nhóm như phân khúc 1): (i) nhóm hộ gia đình mua nguyên vật liệu và thuê thợ xây, (ii)nhóm hộ gia đình mua nguyên vật liệu nhưng không thuê thợ xây (iii)nhóm hộ gia đình không mua nguyên vật liệu và cũng không thuê thợ xây. Thứ hai: đại lý cấp III đã có ở thị trấn huyện, bán hàng trực tiếp cho khách hàng mua nguyên vật liệu với số lượng lớn ở các xã lân cận. Thứ ba: các “cửa hàng di dộng” chỉ bán hàng trực tiếp cho các khách hàng là hộ gia đình, không bán cho các cửa hàng bán lẻ vì hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều
46
đã có ô tô. Cuối cùng là: có thể tìm thấy được cơ sở sản xuất gạch xi măng ở các xã thuộc phân khúc thị trường 2.
Sơ đồ 3. Các “vai” và mối quan hệ giữa các “vai” trong chuỗi cung cấp ở vùng núi & trung du phía Bắc (Phân khúc thị trường 2)
3.3.2 Nhu cầu của khách hàng đối với nhà tiêu.
Các nghiên cứu được thực hiện ở phân khúc thị trường 2 cho thấy: loại nhà tiêu hai ngăn có thể là loại nhà tiêu phổ biến nhất ở phân khúc này (xem bảng 7) (IDE, 2006; SNV Nghiêm 2012). Ở cả 2 tỉnh Yên Bái và Nghệ An, nhà tiêu tự hoại cũng tương đối phổ biến. Loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi cũng tương đối phổ biến ở Yên Bái (20% của tổng số) nhưng lại có ít hộ gia đình có loại nhà tiêu này ở Nghệ
HGĐ không mua NVL, không thuê TX
(Sử dụng nhà tiêu đơn giản: hố đào, chìm có ống thông hơi)
Dịch vụ cung cấp Thông tin & GD
sức khỏe (Ở xã) Dịch vụ tín dụng (Ở xã) Dịch vụ vận chuyển (Ở xã, TT huyện) Thợ xây (Ở xã) CH bán lẻ (Ở xã, TT huyện)
HGĐ mua NVL & thuê TX
(Sử dụng nhà tiêu xây kiên cố: tự hoại, thấm dội, 2 ngăn ) Nhà phân phối/đại lý (Ở TP, thị xã, TT huyện ) Nhà phân phối/Đại lý cấp I (TP, thị xã, tỉnh khác) Nhà máy (Ở TP, tỉnh khác, SX xi măng, sắt thép, ống nhựa, bệ xí, gạch tuynel v.v..) CSSX địa phương (Ở gần các nguồn nguyên liệu: cát, sỏi,
đá, gạch xi măng)
CH di động
(Ở xã, TT huyện)
HGĐ mua NVL, không thuê TX
(Sử dụng nhà tiêu đơn giản: 1 ngăn, 2 ngăn đơn giản)
47
An (4%). Ở cả hai nơi, các hộ gia đình biết rất ít về loại nhà tiêu thấm dội nước, nhưng lại tương đối quen với các loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi, hai ngăn và tự hoại ( SNV, Nghiêm 2012).
Bảng 9. Loại nhà tiêu phổ biến, phân khúc thị trường 2
Huyện/tỉnh Loại nhà tiêu(% hộ gia dình có nhà tiêu)
Hai ngăn Tự hoại Chìm có ống
thông hơi
Thấm dội nước
Khác
Văn Yên, Yên Bái (2006)
38 12 20 9 21
Anh Sơn, Nghệ An (2012)
60 18 4 1 17
Nhà tiêu tự hoại kèm theo nhà tắm là loại nhà tiêu được các khách hàng ở Nghệ An mong muốn nhất. Tuy nhiên SNV, Nghiêm phát hiện rằng, chỉ có các khách hàng ở những xã phát triển mới chọn loại này để xây (2012). Ở các xã khác, các hộ gia đình thường có dự định xây nhà tiêu hai ngăn vì họ cho rằng loại nhà tiêu này là phù hợp với điều kiện kinh tế của họ và vì họ cũng muốn sử dụng phân. Tuy nhiên trong số các hộ gia đình chưa có nhà tiêu hoặc có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh, chỉ có một số ít người biết chính xác, đúng đắn về giá của các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (SNV Nghiêm 2012).
Ở cả 2 tỉnh, số người được phỏng vấn đều để việc đầu tư vào nhà tiêu ở mức độ ưu tiên thấp trong danh mục đầu tư của họ (IDE, 2006; SNV,Nghiêm, 2012).
3.3.3 Hiện trạng của các “vai” trong chuỗi cung cấp
Phần báo cáo này xem xét các phát hiện có liên quan đến hiện trạng của các “vai” chính trong chuỗi cung cấp ở phân khúc thị trường 2. Các “vai” được đề cập trong phần này bao gồm: các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng di dộng, các cơ cở sản xuất địa phương, các thợ xây, và những nhà cung cấp dịch vụ tín dụng. Trong các báo cáo nghiên cứu sẵn có không có thông tin về các nhà máy, nhà bán buôn (đại lý cấp I), các nhà phân phối/đại lý.
Các cửa hàng bán lẻ.
Theo báo cáo của SNV, Nghiêm, trung bình có khoảng 4-5 cửa hàng ở mỗi xã trong 2 xã nghiên cứu ở huyện Anh Sơn, Nghệ An (2012). Hầu hết các cửa hàng này đều có quy mô nhỏ, với tổng giá trị hàng hóa trong cửa hàng ở vào khoảng 1,000 – 2,500 USD. Ở huyện Văn Yên, Yên Bái, có ít cửa hàng hơn: chỉ có 3 trong số 6 xã nghiên cứu có cửa hàng. Các xã này ở xa thị trấn huyện. Các xã ở gần thị trấn không có cửa hàng, người dân khi muốn mua nguyên vật liệu thì phải ra thị trấn để mua hoặc phải đặt hàng cho các chủ xe tải (IDE, 2006).
Sản phẩm: Theo nghiên cứu ở Nghệ An, các cửa hàng bán nhiều loại mặt hàng bao gồm: nguyên vật liệu xây dựng, phân bón, gạo v.v…(SNV, Nghiêm, 2012). Các cửa hàng chỉ trữ các loại nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu như xi măng, sắt thép, tấm lợp febro xi măng để bán. Không có cửa hàng nào có ống nhựa, bệ xí. Hộ gia đình khi muốn mua các mặt hàng này thì phải đi ra thị trấn hoặc thị tứ để mua (SNV, Nghiêm, 2012). Bên cạnh việc bán nguyên vật liệu xây dựng, một số cửa hàng ở Nghệ An có xe tải riêng còn cung cấp dịch vụ xây dựng cho khách hàng. Các cửa hàng cũng thường hay cho khách hàng nợ tiền khi mua hàng. Theo các chủ cửa hàng được phỏng vấn, việc cung cấp tín dụng (dưới hình thức cho khách
48
hàng nợ tiền) cũng cần thiết để họ có thể bán được hàng (SNV, Nghiêm, 2012). Nghiên cứu ở Yên Bái không cung cấp thông tin một cách chi tiết về các mặt hàng do cửa hàng bán ra như nghiên cứu ở Nghệ An, nhưng cũng chỉ ra rằng: các loại nguyên vật liệu xây nhà tiêu không được bán tại một chỗ, khách hàng cần mua nguyên vật liệu phải đến nhiều loại cửa hàng để mua (IDE, 2006). Nhu cầu mua xi măng, gạch cho việc xây nhà tiêu chỉ chiếm từ 3-6% trên tổng số nhu cầu ở 6 xã nghiên cứu (IDE, 2006).
Cung cấp đầu vào: Do điều kiện về vận chuyển tốt nên các cửa hàng tại Nghệ An có thể nhanh chóng mua hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (SNV, Nghiêm, 2012). Trong mùa mưa, do bị ngập nên một số cửa hàng không thể mua được hàng. Các cửa hàng mua xi măng và sắt thép có thể được nợ khoảng 20% trên tổng số tiền hàng trong khoảng 1 tháng.
Tiếp cận thị trường: Các cửa hàng ở Nghệ An bán cho khách hàng mua với số lượng nhỏ ở trong xã (SNV, Nghiêm, 2012). Trong những tháng mưa ( tháng 7- 8), cửa hàng bán được ít hàng hơn. Để có khách hàng, các cửa hàng thường phải bán chịu (như đã đề cập ở trên).
Năng lực tài chính: Do việc phải bán chịu cho khách hàng, các cửa hàng ở Nghệ An phải có vốn cho việc mua nguyên vật liệu và cho khách hàng nợ. Theo SNV, Nghiêm (2012), một số cửa hàng bị thiếu vốn cho việc mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, theo các chủ cửa hàng được phỏng vấn, các khách hàng nợ tiền đều trả nợ cho họ đúng hẹn, và vì vậy họ không phải đối mặt với nợ xấu.
Động cơ tham gia vào chương trình vệ sinh: Khi được hỏi các chủ cửa hàng ở Nghệ an đều muốn được tham gia các hoạt động sau: (i) treo tranh quảng cáo về nhà tiêu và treo các bảng nguyên vật liệu xây nhà tiêu ở cửa hàng, (ii) đặt mô hình trình diễn nhà tiêu tại cửa hàng, (iii) tuyên truyền việc xây nhà tiêu cho các khách hàng đến cửa hàng và (iv) Tùy theo điều kiện cụ thể, cho khách hàng nợ tiền (SNV, Nghiêm, 2012).
Dịch vụ vận chuyển/cửa hàng di động
Mức độ sẵn có: Dịch vụ vận chuyển có ở khắp mọi nơi ở cả Yên Bái và Nghệ An. Ở cả 2 tỉnh, có các loại phương tiện vận chuyển bao gồm: (i) xe tải lớn (ii) xe tải nhỏ và (iii) xe trâu, xe ngựa. Tại Nghệ An, trung bình có khoảng 7-8 xe tải lớn, 3- 5 xe tải nhỏ ở mỗi xã nghiên cứu. Các xe tải hoạt động quanh năm, ngoại trừ những khi đường bị ngập trong mùa mưa.Trong một số trường hợp, các xe tải không cung cấp dịch vụ được cho các khách hàng ở xa đường chính hoặc hộ gia đình ở cạnh đường bê tông (do xã tự làm) vì không tới được hoặc bị cấm không được đi vào các đường bê tông. Bên cạnh đó, có khoảng 70-80% hộ gia đình có xe trâu. Ở mỗi thôn có khoảng 3-4 chủ xe trâu chuyên mua và vận chuyển nguyên vật liệu cho các hộ gia đình khác như là công việc làm thêm vào lúc nông nhàn để tăng thu nhập cho họ. Các khách hàng của các chủ xe trâu là những hộ gia đình không có xe hoặc có xe nhưng quá bận với công việc khác.
Tại Yên Bái, hầu hết các xã đều có ít nhất là 1 xe tải lớn, 5-7 xe tải nhỏ hoặc công nông và xe trâu/ngựa. Các chủ phương tiện vận chuyển thường đóng vai trò như các cửa hàng di động, mua và bán lại nguyên vật liệu cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, công việc vận chuyển và bán hàng chưa phải là công việc chính của các chủ phương tiện (IDE, 2006). Trong mùa mưa, công việc vận chuyển thường bị đình trệ do đường xấu và bị ngập.
Sản phẩm: Các chủ xe tải và xe trâu đều đóng hai “vai”: cung cấp dịch vụ vận chuyển và mua và bán nguyên vật liệu như cửa hàng di động.
49
Chủ xe tải: ở Nghệ An, các chủ xe tải mua và bán các loại nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng cho khách hàng. Giá thành của mỗi chuyến xe được tính dựa trên trọng lượng của hàng, nhưng thấp nhất là 250,000 VND/chuyến. Các chủ xe tải nhỏ bán đá dăm, cát với giá rẻ hơn so các chủ xe trâu (xem bảng 8). Các chủ xe tải bán nguyên vật liệu ở mức giá ngang với các cửa hàng bán lẻ ở xã (SNV, Nghiêm, 2012).
Chủ xe trâu: Ở Nghệ An, các chủ xe trâu chỉ vận chuyển nguyên vật liệu ở trong xã với khoảng cách trong vòng 2 km. Các chủ xe trâu mua nguyên vật liệu từ các cơ sở sản xuất địa phương như cát sỏi, đá dăm để bán lại cho khách hàng. Phí vận chuyển trung bình của mỗi chuyến xe vào khoảng 50,000 – 100,000 VND /chuyến. Giá của một chuyến xe cát khoảng 0.5 m3 vào khoảng 70,000-100,000đ/chuyến. Nếu nơi khai thác cát ở xa hơn 2km thì giá một xe cát sẽ cao hơn vì khi đó các chủ xe trâu sẽ phải mua lại cát của các chủ xe tải ở trong xã để bán lại cho khách hàng.
Bảng10. Giá vận chuyển của các loại phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển Trong lượng (cát) Giá cho mỗi chuyến (VND)
Giá cho 5 m3 vận chuyển
Xe tải nhỏ 5 m3 400,000-450,000 400,000-450,000
Xe trâu 0.5 m3 70,000-100,000 700,000-1,000,000
Cung cấp đầu vào: Ở cả 2 tỉnh Yên Bái và Nghệ An, các chủ phương tiện vận chuyển thường mua nguyên vật liệu tại các cửa hàng bán lẻ/ đại lý và các cơ sở sản xuất tại địa phương.
Tiếp cận thị trường: Ở Yên Bái, nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vượt quá khả năng cung cấp (IDE, 2006). Vì vậy, các hộ gia đình thường phải chấp nhận giá vận chuyển cao.
Ở Nghệ An, các chủ xe trâu cung cấp dịch vụ vận chuyển và nguyên vật liệu cho các hộ gia đình trong xã và các hộ gia đình ở xa đường chính, nơi xe tải không đến được. Khi có nhu cầu cao, các chủ xe trâu cũng không đáp ứng được nhu cầu. Trung bình, các xe trâu chỉ hoạt động 12-15 ngày/tháng và 7 tháng trong một năm.Thu nhập trung bình ước tính khoảng 1.5 – 2 triệu VND/tháng. Các chủ xe trâu thường chỉ đợi khách hàng đến với họ mà không có hoạt động nào khác để tìm khách hàng (SNV, Nghiêm, 2012). Các xe tải nhỏ thường chỉ vận chuyển và bán nguyên vật liệu cho các hộ gia đình ở gần đường chính. Họ có được khách hàng thông qua việc “truyền khẩu’ là chính (SNV, Nghiêm, 2012).
Các cơ sở sản xuất địa phương
Hai nghiên cứu ở phân khúc thị trường 2 chỉ có thông tin về một loại cơ sở sản xuất đó là các cơ sở sản xuất gạch xi măng ở Nghệ An.
Mức độ sẵn có và sản phẩm: SNV, Nghiêm (2012) cho thấy có khoảng 3-5 cơ sở sản xuất gạch xi măng tại mỗi xã nghiên cứu ở huyện Anh Sơn, Nghệ An. Sản phẩm mà các cơ sở sản xuất và bán là gạch xi măng với giá khoảng 1,300 – 1,500 VND/viên. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sản xuất gạch xi măng đang tăng lên trong những năm gần đây vì nhu cầu về loại gạch này tăng lên và các lò gạch thủ công hiện đang bị cấm14
. Vào mùa mưa, công việc sản xuất gạch bị đình trệ vì không phơi được gạch.
14
50
Cung cấp đầu vào: Các cơ sở sản xuất gạch mua nguyên vật liệu làm gạch từ các đại lý xi măng và các cơ sở hút sỏi. Thỉnh thoảng, các cơ sở sản xuất cũng bị thiếu nguyên vật liệu vì việc khai thác đá sỏi bị cấm. Trong trường hợp này, chủ cơ sở sản xuất gạch phải mua bột đá từ nhà máy xi măng để thay thế sỏi, làm cho giá thành của gạch bị tăng lên. Khi thiếu vốn sản xuất các chủ cơ sở sản xuất gạch sẽ mua nguyên vật liệu tại các cửa hàng bán lẻ để được nợ tiền. Thỉnh thoảng điện bị cắt cũng làm đình trệ việc sản xuất gạch.
Tiếp cận thị trường: Các hộ gia đình ở trong xã và ở các xã lân cận là các khách hàng của các cơ sở sản xuất gạch. Các cơ sở sản xuất thu hút khách hàng bằng cách đặt xưởng sản xuất ở gần đường để có nhiều người thấy và sản xuất gạch với chất lượng tốt. Họ còn đưa địa chỉ của họ cho các chủ xe tải để các chủ xe này giới thiệu họ cho khách hàng ở nơi khác. Mặc dù, gạch chiếm tới 53% tổng giá thành của một nhà tiêu ở Nghệ An nhưng cũng rất khó vận động các chủ cơ sở sản xuất gạch tham gia chương trình vệ sinh vì hiện nay nhu cầu về gạch đang vượt quá khả năng cung cấp (SNV, Nghiêm, 2012). Ở Yên Bái, các phát hiện cũng tương tự: kinh doanh vệ sinh cũng không mấy hấp dẫn vì nhu cầu về gạch dùng cho việc xây nhà tiêu chỉ chiếm 6% trên tổng số nhu cầu (IDE, 2006).
Kỹ năng kinh doanh và quản lý: Theo báo cáo của SNV, Nghiêm, thiếu kỹ năng quản lý và khó khăn trong việc thuê thợ lành nghề đã làm cho các chủ cơ sở sản xuất không mở rộng được sản xuất (2012).
Năng lực tài chính: Ở Nghệ An, để có thể mở được xưởng sản xuất gạch, cần thiết phải có số vốn khoảng từ 30 – 40 triệu VND để mua máy móc và thiết bị làm gạch. Ngoài ra còn cần thêm một số vốn để mua nguyên vật liệu và cho khách hàng nợ tiền và một khoảng đất rộng để làm xưởng sản xuất. Với 10,000 viên gạch, chủ cơ sở có thể có được 1.5 triệu VND tiền lãi. Thu nhập bình quân hàng năm ở vào khoảng 40- 50 triệu VND (SNV, Nghiêm, 2012). Ở Yên Bái, tiền lãi thu được từ việc sản xuất gạch là thấp do có sự cạnh tranh cao.
Thợ xây
Mức độ sẵn có: Theo các nghiên cứu chuỗi cung cấp ở phân khúc thị trường 2, có rất nhiều thợ xây ở