3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
3.6 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 8: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Có 3 báo cáo nghiên cứu cung cấp thông tin về chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (phân khúc thị trường 8). Các báo cáo này bao gồm: Đánh giá thị trường vệ sinh tại Sóc Trăng và An Giang do IDE thực hiện (2010b); nghiên cứu thị trường vệ sinh tại An Giang do trường Đại Học An Giang thực hiện (2011) và Điều tra thị trường vệ sinh do VIHEMA, WSRC (2011) thực hiện. Các nghiên cứu này đã được tiến hành tại các khu vực sau thuộc phân khúc 8:
Xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành và xã Mỹ Đức huyện Châu Phú tỉnh An Giang; xã An Định huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng.
Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biền, và xã Vĩnh Hậu huyện An Phú tỉnh An Giang.
Xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3.6.1 Các “vai” trong chuỗi cung cấp
Sơ đồ 4 sau đây trình bày một cách tổng quát các vai và mối quan hệ kinh doanh giữa các “vai” của chuỗi cung ứng thuộc phân khúc Đồng bằng sông Cửu Long (phân khúc 8)
73
Sơ đồ 5. Các “vai” và mối quan hệ giữa các “vai” trong chuỗi cung cấp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Phân khúc thị trường 8)
3.6.2 Nhu cầu của khách hàng đối với nhà tiêu
Kết quả thu được từ 3 nghiên cứu về chuỗi cung cấp vệ sinh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy có hai loại nhà tiêu thường dùng ở khu vực này: (i) nhà tiêu ao cá không hợp vệ sinh và (ii) nhà tiêu dội nước hợp vệ sinh (tự hoại và thấm dội). Rất ít hộ dân ở đây dùng nhà tiêu khô. Bảng 16 dưới đây trình bày tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở các xã nghiên cứu 3 tỉnh nói trên. Ở tất cả các xã nghiên cứu, loại nhà tiêu phổ biến nhất là tự hoại, thấm dội nước và nhà tiêu ao cá. Khi xây nhà tiêu, khách hàng thường mua nguyên vật liệu và thuê thợ xây để xây. Ở An Giang và Sóc Trăng, hơn 85% hộ gia đình chưa có nhà tiêu nói rằng nếu xây nhà tiêu thì họ sẽ thuê thợ xây để xây nhà tiêu.
Dịch vụ cung cấp thông tin & GD sức
khỏe (Ở xã) Dịch vụ tín dụng (Ở xã) Dịch vụ vận chuyển (Ở xã/thị trấn) HGĐ không mua NVL& thuê thợ xây
(Sử dụng nhà tiêu cầu cá ) Thợ xây (Ở xã) Cửa hàng bán lẻ (Ở xã/thị trấn) Nhà phân phối/đại lý (Ơ xã PT, thị trấn) Nhà phân phối/đại lý cấp I (Ở thành phố/tỉnh khác) Nhà máy (Ở TP, tỉnh khác SX xi măng, sắt thép, bệ xí, ống nhựa, gạch tuynel CSSX địa phương (ở gần nguồn nguyên liệu, SX đá dăm, cát, gạch thủ công )
HGĐ mua NVL & thuê thợ xây
Ấp khồng bị ngập, (Sử dụngnhà tiêu thấm dội, tự hoại) Ấp bị ngập (Sử dụng nhà tiêu vượt lũ) CSSX địa phương (Ở xã/thị trấn) SX ống bi bê tông, nhà tiêu tự hoại composite Đại lý (Ở xã PT, thị trấn) kinh doanh cát, sỏi, gạch
74
Bảng18. Tiếp cận vệ sinh ở các xã nghiên cứu của 3 tỉnh (% hộ gia đình)
Tỉnh Loại nhà tiêu (% hộ gia đình)
Tự hoại Tự hoại
vượt lũ
Thấm dội Hố đào Nhà tiêu
cầu cá/khác Không có nhà tiêu An Giang 57 4 9 1 18 12 Đồng Tháp 61 - 4 - 12 23 Sóc Trăng 27 - 9 1 55 8
Sources: IDE, 2010b; VIHEMA,WSRC, 2011
Đối với những hộ gia đình không có nhà tiêu ở An Giang và Sóc Trăng, nhà tiêu tự hoại là lựa chọn mong muốn của họ (IDE, 2010b). Họ muốn xây loại nhà tiêu này vì họ nghĩ nhà tiêu này sẽ sạch, thuận tiện sử dụng và không có mùi hôi. Chỉ có 9,5% hộ gia đình ở đây nhận thức “tốt cho sức khỏe” là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn xây dựng nhà tiêu (IDE, 2010b). Ở An Giang và Sóc Trăng, các hộ gia đình chưa có nhà tiêu chỉ biết đến loại nhà tiêu tự hoại (24,4%) và nhà tiêu ao cá (51,6%). 35.3% các hộ gia đình này không biết đến bất cứ một loại nhà tiêu nào (IDE, 2010). Đối với các hộ gia đình chưa có nhà tiêu, lý do chính họ chưa có kế hoạch xây nhà tiêu là vì họ cho rằng xây nhà tiêu rất tốn tiền. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của IDE, các hộ này thường dự tính quá mức chi phí xây dựng nhà tiêu (2010b). Một số hộ chưa xây nhà tiêu vì họ thiếu đất (15,4%) (IDE, 2010b)
3.6.3 Hiện trạng của các “vai” trong chuỗi cung cấp
Phần này của báo cáo trình bày các phát hiện về hiện trạng của các “vai” chính trong chuỗi cung cung ứng ở phân khúc 8. Các “vai” được đề cập trong phần này bao gồm: cửa hàng bán lẻ nguyên vật liệu, dịch vụ vận chuyển/ cửa hàng di động; cơ sở sản xuất, thợ xây, dịch vụ tín dụng. Trong các báo cáo nghiên cứu hiện có không có thông tin về các “vai”bao gồm nhà máy sản xuất, nhà bán buôn, nhà phân phối và các đại lý.
Các cửa hàng bán lẻ
Các báo cáo nghiên cứu chuỗi cung ứng ở phân khúc 8 cho biết hầu hết các xã đều có cửa hàng bán lẻ nguyên vật liệu xây nhà vệ sinh. Theo báo cáo nghiên cứu của IDE, ở An Giang và Sóc Trăng, mỗi xã trung bình có khoảng 3 cửa hàng bán nguyên vật liệu và ở các xã có điều kiện kinh tế phát triển, mỗi xã có tới 5-7 cửa hàng. Một nghiên cứu khác do trường Đại học An Giang thực hiện cho thấy ở 3 xã nghiên cứu có tới 22 cửa hàng bán nguyên vật liệu xây nhà vệ sinh (báo cáo của Đại học An Giang, 2011). Ở Đồng Tháp, tại xã nghiên cứu cũng có 10 cửa hàng bán nguyên vật liệu xây dựng (VIHEMA, WSRC, 2011).
Sản phẩm: Các cửa hàng bán đầy đủ các loại nguyên vật liệu xây nhà tiêu như xi măng, gạch, cát, sắt và các thiết bị vệ sinh (IDE, 2010b; Đại học An Giang, 2011). Tuy nhiên các cửa hàng này không biết nhiều về chất lượng của các loại nguyên vật liệu mà họ đang bán và có rất ít thời gian để đưa ra những lời khuyên cho khách hàng về lựa chọn sản phẩm (Đại học An Giang, 2011; IDE 2010b). Ngoài việc bán nguyên vật liệu, các cửa hàng này cũng nhận vận chuyển và cung cấp dịch vụ tín dụng cho khách hàng (dưới hình thức cho nợ tiền). Hầu hết các cửa hàng đều có xe tải hoặc thuyền/xuồng để giao hàng đến nhà cho khách hàng. Các cửa hàng thường cho khách hàng nợ tiền khi mua hàng. Các chủ cửa hàng cho biết cần phải cho khách hàng nợ tiền để cạnh tranh với các cửa hàng khác (IDE,2010b). Ở An Giang và Sóc Trăng, có 3 loại dịch vụ tín dụng do các cửa hàng cung cấp là: (i) trả nợ khi công trình hoàn thành
75
không tính lãi; (i) nợ từ 3 tháng – 1 năm với lãi xuất 0.5%/tháng và (iii) khách hàng trả nợ sau khi thu hoạch mùa vụ (Đại học An Giang).
Cung cấp đầu vào: Báo cáo nghiên cứu của IDE cho biết ở Sóc Trăng và An Giang, các cửa hàng không gặp khó khăn gì trong việc nhập nguyên liệu đầu vào để bán. Thông thường, các cửa hàng này sẽ mua nguyên vật liệu từ đại lý cấp 2 và cấp 3 ở các thành phố/trung tâm huyện. Khi cần mua hàng, các cửa hàng sẽ gọi điện đến các đại lý và các đại lý sẽ giao hàng đến tận nơi cho các cửa hàng theo yêu cầu. Tuy nhiên, theo báo cáo của Đại học An Giang (2011), các cửa hàng cho rằng, vận chuyển hàng hóa từ đại lý về cửa hàng là khá rủi ro do quãng đường khá xa. Các cửa hàng cũng mua gạch từ các xưởng đóng gạch trong xã hoặc ở trung tâm huyện, mua cát từ các cơ sở khai thác ở ven sông (IDE, 2010b).
Tiếp cận thị trường: Các cửa hàng chủ yếu bán nguyên vật liệu cho người dân trong xã của họ. Các chủ cửa hàng đều không chủ động thu hút thêm khách hàng, mà chỉ đợi các khách hàng tìm đến cửa hàng của họ. Có nhiều cửa hàng ở cùng một xã nên khách hàng có nhiều lựa chọn khi mua hàng. Do đó giá nguyên vật liệu ở các cửa hàng bán lẻ này không có sự khác biệt so với các cửa hàng lớn ở các khu vực trung tâm đông dân cư (IDE, 2010b). Vào mùa mưa, lũ lụt, việc bán hàng nguyên vật liệu xây dựng của các cửa hàng thường là chậm nhất do các công trình xây dựng thường không xây dựng vào mùa này.
Kỹ năng quản lý và kinh doanh: Tất cả các chủ cửa hàng được IDE phỏng vấn ở An Giang và Sóc Trăng đều chưa tham gia bất kỳ khóa tập huấn nào về kinh doanh.
Năng lực về tài chính: Hầu hết các cửa hàng đều gặp phải khó khăn về vốn vì thị trường cạnh tranh cao và các cửa hàng đều phải bán chịu cho khách hàng. Ở An Giang, khá nhiều cửa hàng gặp khó khăn khi thu hồi nợ từ khách hàng. Mặt khác, việc vay vốn từ ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Điều đó dẫn đến một số cửa hàng không đủ vốn để kinh doanh.
Dịch vụ vận chuyển
Ở phân khúc này, dịch vụ vận chuyển khá phát triển cả về đường bộ lẫn đường thủy. Những nguyên vật liệu nặng với số lượng lớn như cát, xi măng, gạch v.v. thường được vận chuyển bằng đường thủy. Các nguyên vật liệu như ống nước, bệ xí thường được vận chuyển bằng đường bộ. Vào mùa mưa, ở những vùng hay bị ngập nước, vận chuyển bằng đường bộ thường gặp nhiều khó khăn (IDE, 2010b).
Các cơ sở sản xuất
“Vai” “cơ sở sản xuất” trong chuỗi cung ứng vệ sinh ở phân khúc này bao gồm cơ sở sản xuất gạch, cơ sở khai thác cát sỏi, và cơ sở sản xuất ống bi bê tông. Trong các cơ sở sản xuất này, chỉ có các cơ sở sản xuất ống bi bê tông là được đề cập một cách chi tiết và đầy đủ trong các báo cáo nghiên cứu hiện có.
Các cơ sở sản xuất ống bi bê tông thường ở các xã có điều kiện kinh tế khá phát triển hoặc ở trung tâm huyện/thị trấn. Các cơ sở sản xuất ống bi bê tông ở phân khúc này chỉ sản xuất ống bi ngay tại xưởng sản xuất. Theo báo cáo của IDE, chủ sở hữu các cơ sở ống bi này thường là chủ của các cửa hàng bán nguyên vật liệu trong xã. Các cơ sở sản xuất này được mở ra để đáp ứng nhu cầu phát sinh về ống bi. Ở An Giang, huyện Châu Thành chỉ có một doanh nghiệp – Công ty tư nhân Thanh Nhựt – là chuyên về sản xuất và lắp đặt ống bi bê tông (IDE, 2010b). Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất ở phân khúc này.
Sản phẩm: Các cơ sở sản xuất ống bi bê tông sản xuất ống bi phục vụ cho nhiều mục đích: làm cống rãnh, nhà tiêu và giếng nước. Các cơ sở sản xuất ống bi thường chỉ sản xuất và bán một mặt hàng là ống bi bê tông. Thông thường, các cơ sở sản xuất này sẽ nhận vận chuyển ống bi đến tận nhà khách hàng. Khi có yêu cầu từ khách hàng, các cơ sở sản xuất cũng nhận lắp đặt ống bi tại nhà cho khách hàng. Ở Sóc
76
Trăng, giá của một bộ ống bi bao gồm 3 ống bi, 1đáy, và 2 vách ngăn là 600,000 – 650,000 đồng, chưa bao gồm chi phí vận chuyển (IDE, 2010b) 23
Tiếp cận thị trường: Hầu hết khách hàng của các cơ sở sản xuất ở Sóc Trăng là các hộ dân trong xã hoặc các xã phụ cận. Các cơ sở sản xuất này không chủ động tìm khách hàng mới mà chỉ đợi khách hàng tự tìm đến họ. Họ thường đặt xưởng sản xuất ở gần đường lớn, dễ nhận biết hoặc khu đông người qua lại. Do đó khách hàng có thể biết đến cơ sở sản xuất của họ và đến mua hàng khi có nhu cầu. Tuy nhiên, nhu cầu về ống bi bê tông ở đây là rất thấp. Theo báo cáo của IDE, hàng năm trung bình mỗi cơ sở sản xuất ở Sóc Trăng bán được 70 bộ ống bi bê tông. Lợi nhuận thu được vào khoảng 80,000 đồng/bộ. IDE cho rằng, lợi nhuận như vậy là đủ để đảm bảo cho các cơ sở sản xuất này duy trì sản xuất và bán ống bi bê tông để xây nhà tiêu (IDE, 2010b). Đối với công ty Thanh Nhựt ở An Giang, khách hàng chính của họ là chương trình RWSS-NTP cấp tỉnh. Công ty này ký hợp đồng với chương trình RWSS-NTP theo đó công ty sẽ sản xuất ống bi, vận chuyển và lắp đặt phần dưới của nhà tiêu cho các hộ gia đình được chương trình này tài trợ xây nhà tiêu.
23
Công vận chuyển là VND100,000/ 1 bộ ống bi.
Cơ sở sản xuất nhựa Composite Thái Anh
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường tại tỉnh An Giang, IDE đã tiếp cận với cơ sở sản xuất Thái Anh, một cơ sở sản xuất thuyền composite và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang sản xuất nhà tiêu tự hoại bằng nhựa composite. Cơ sở sản xuất này bắt đầu hoạt động sản xuất của mình bằng cách sản xuất nhà tiêu theo mô hình đã được nhìn thấy ở một triển lãm tại TP Hồ Chí Minh.
Nhà tiêu tự hoại Composite là loại nhà tiêu có đặc điểm và thiết kế có thể phù hợp với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Loại nhà tiêu này rất thích hợp với vùng lũ và có chi phí thấp hơn nhà tiêu tự hoại ống bi. Giá của ba loại nhà tiêu tự hoại Composite của cơ sở sản xuất Thái Anh lần lượt là (i) 1 triệu đối với nhà tiêu có dung tích 1 m3; 2.5 triệu đối với nhà tiêu có dung tích 600 lít khối và 1.8 triệu đối với nhà tiêu có dung tích 500 lít khối.
Các hộ dân đã sử dụng nhà tiêu tự hoại Composite khá hài lòng với loại nhà tiêu này. Không có hộ nào trong các hộ được phỏng vấn gặp vấn đề với loại nhà tiêu này. Tuy nhiên, cơ sở Thái Anh đã quyết định không sản xuất loại nhà tiêu này nữa bởi vì nhu cầu thấp. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của IDE, chủ cơ sở sản xuất cho biết cơ sở Thái Anh và rất nhiều cơ sở sản xuất tương tự luôn sẵn sàng sản xuất hàng loạt loại nhà tiêu này nếu có nhu cầu. Tuy nhiên để khuyến khích cơ sở sản xuất này tham gia vào thị trường vệ sinh, cũng cần phải có đơn đặt hàng lớn. Để bắt đầu sản xuất loại nhà tiêu này, cơ sở sản xuất phải đầu tư khoảng 13 triệu đồng (tương đương 650USD) vào khuôn đúc. Một khó khăn nữa của các cơ sở sản xuất trước khi chính thức sản xuất mặt hàng này là cần phải có chứng nhận sản phẩm của các cơ quan có thẩm quyền.
77
Thợ xây
Có rất nhiều thợ xây ở phân khúc thị trường 8. Theo báo cáo nghiên cứu của IDE, trung bình mỗi thôn/ấp có khoảng 10 thợ xây và khoảng 40-50 thợ xây trên mỗi xã ở Sóc Trăng (2010b). Người dân ở đây có thể dễ dàng tìm được thợ xây khi họ cần xây dựng.
Sản phẩm/dịch vụ: Thợ xây ở phân khúc 8 cung cấp các dịch vụ tương tự như thợ xây ở các khu vực khác bao gồm (i) dịch vụ xây dựng (bao gồm cả xây nhà vệ sinh) và tư vấn cho khách hàng về thiết kế và nguyên vật liệu cần mua. Tiền công trung bình của thợ xây ở An Giang vào khoảng 80,000 – 100,000 đồng/ngày; ở Đồng Tháp là 160,000 đồng/ngày đối với thợ cả hoặc thợ xây lành nghề và 100,000/ngày đối với thợ phụ (IDE, 2010b; VIHEMA, WSRC, 2011). Cũng như các vùng khác, thợ xây ở đây cũng cung cấp dịch vụ bảo hành cho công trình xây dựng của họ và sẽ sửa chữa hỏng hóc nếu được yêu cầu. Ở An Giang và Sóc Trăng, thời gian bảo hành là từ 6 -12 tháng (IDE, 2010b). Cuối cùng, thợ xây ở đây cũng cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách cho khách hàng nợ một phần tiền công của họ.
Tiếp cận thị trường: Khách hàng của thợ xây thường là hộ dân trong thôn/ấp và trong xã của họ. Khách hàng tìm đến các thợ xây thông qua người khác giới thiệu. Một số ít thợ xây ở đây cũng có hành động quảng cáo cho hoạt động của mình (IDE, 2010b). Trung bình, mỗi tháng một thợ xây có thu nhập từ 3 đến 4 triệu. Vào mùa mưa, thu nhập của họ thường ít hơn. Các thợ xây chủ yếu nhận các công trình xây nhà trong đó bao gồm cả xây nhà tiêu. Thu nhập từ việc xây nhà tiêu chỉ chiếm khoảng 5%-7% tổng thu nhập của thợ xây (IDE, 2010b).
Hiểu biết về kỹ thuật và kỹ năng xây dựng: Theo các báo cáo nghiên cứu thị trường về phân khúc 8, hầu hết các thợ xây học kỹ thuật xây dựng thông qua kinh nghiệm làm việc. Tất cả các thợ xây đều chưa