3. CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
3.5 PhÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG 7: VÙNG SÁT VEN BIỂN
Có 3 nghiên cứu cung cấp thông tin về chuỗi cung cấp vệ sinh cho vùng sát ven biển (phân khúc thị trường 7). Các nghiên cứu bao gồm một nghiên cứu về chuỗi cung cấp vệ sinh ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An do SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu (2012b) thực hiện, một nghiên cứu thị trường vệ sinh ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị do IDE (2010) thực hiện, và điều tra thị trường vệ sinh do VIHEMA, WSRC (2011) thực hiện. Các nghiên cứu này được thực hiện ở các địa điểm trong phân khúc thị trường 7 như sau:
3 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 1 xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
61
1 xã thuộc huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
3.5.1 Các “vai” trong chuỗi cung cấp vệ sinh
Sơ đồ 3 cung cấp tổng quan các “vai” trong chuỗi cung cấp ở vùng sát ven biển (phân khúc thị trường 7). Sơ đồ cũng thể hiện các mối quan hệ kinh doanh giữa các “vai”. So sánh với chuỗi cung cấp ở phân khúc thị trường 2 cho thấy nhìn chung các “vai” trong các phân khúc thị trường này là tương tự như nhau. Tuy nhiên có một điểm khác biệt quan trọng là: ở vùng sát ven biển chỉ có một nhóm hộ gia đình, là nhóm hộ mua nguyên vật liệu và thuê thợ xây để xây nhà tiêu.
Sơ đồ 4. Chuỗi cung cấp vệ sinh ở vùng sát ven biển ( Phân khúc thị trường 7)
Dịch vụ cung cấp thông tin & GD sức khỏe (Ở xã) Dịch vụ tín dụng (Ở xã) Dịch vụ vận chuyển (Ở xã. thị trấn) Thợ xây (Ở xã) CH bán lẻ (Ở xã, thị trấn)
Nhà phân phối/ đại lý
(Ở xã PT, thị trấn) Nhà phân phối/đại lý cấp I (Ở TP, tính khác) Nhà máy (Ở TP, tỉnh khác SX xi măng, sắt thép, ống nhựa, bệ xí, gạch tuynel) CSSX địa phương (Ở gần nguồn nguyên liệu: đá dăm, cát, sỏi, SX gạch xi măng, ống
bi bê tông )
CH di động
(Ở xã. thị trấn)
HGĐ mua NVL & thuê thợ xây
Thôn NN ở phía Bắc
(Sử dụng nhà tiêu 2 ngăn, thấm dội, tự hoại)
Làng chài & thôn NN ở phía Nam
(Sử dụng nhà tiêu tự hoại, thấm dội )
62
3.5.2 Nhu cầu của khách hàng đối với nhà tiêu.
Nhìn chung, các hộ gia đình ở trong phân khúc thị trường này xây loại nhà tiêu cần phải mua mua nguyên vật liệu và thuê thợ xây để xây. Theo các báo cáo nghiên cứu, khách hàng ở phân khúc thị trường này lại có thể phân chia thành 3 nhóm nhỏ, bao gồm:
Các làng chài ở phía Bắc: Ở các làng chài, mật độ dân số thường rất cao. Các hộ gia đình trong nhóm này thường có và thích có loại nhà tiêu tự hoại (SNV, Nghiêm , 2012b). Ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, trong số hộ gia đình có nhà tiêu đã có 41% hộ gia đình có nhà tiêu tự hoại. Hầu hết những hộ này ở các làng chài. Ở làng chài, những hộ gia đình chưa có nhà tiêu thường đi vệ sinh ngoài trời ở các bãi biển, cánh rừng ở ven biển hoặc ven sông. Đối với các hộ gia đình ở vùng này, làm nhà vệ sinh đã trở thành ưu tiên của gia đình vì đối với họ, việc có nhà tiêu là đảm bảo sự riêng tư, thuận tiện và sạch sẽ. Các hộ gia đình nghèo cũng ưu tiên cho việc xây nhà tiêu vì đối với họ, việc có nhà tiêu là biểu hiện của sự văn minh (IDE, 2010). Tuy nhiên các hộ gia đình ở đây chỉ xây nhà tiêu khi họ có đủ tiền để xây nhà tiêu tự hoại (thích nhất là loại nhà tiêu tự hoại kèm với nhà tắm). Loại nhà tiêu thấm dội được các hộ cho rằng không thích hợp ở vùng đất này là đất cát.
Các làng làm nghề nông: Loại nhà tiêu hai ngăn là tương đối phổ biến ở đây. SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu thấy rằng 39% và 24% của 11 xã của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có loại nhà tiêu hai ngăn và tự hoại (2012b). chỉ có một số ít hộ gia đình có loại nhà tiêu khác ( xem biểu đồ 8). Các hộ gia đình ở đây cho rằng giá trị của việc có nhà tiêu là sự thuận tiện và sạch sẽ.
Biểu đồ6. Tiếp cận vệ sinh của các hộ gia đình ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 2011, theo các loại nhà tiêu (% hộ gia đình)
Nguồn: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An
Loại nhà tiêu hai ngăn từ lâu đã là loại nhà tiêu được sử dụng phổ biến ở đây vì có thể sử dụng được phân bón ruộng. Tuy nhiên với việc thu nhập của người dân ngày càng tăng lên và việc sử dụng các loại phân khác thay thế, loại nhà tiêu tự hoại đã trở thành loại nhà tiêu được nhiều người chưa có nhà tiêu muốn xây nhất (74%) (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b). Nhìn chung, các hộ dân thường quen với khái niệm “nhà tiêu tự hoại” là một hệ thống bao gồm nhà tiêu dội
63
nước và nhà tắm và các phụ kiện của nhà tắm. Nhà tiêu tự hoại được người dân cho rằng sạch sẽ hơn và không có mùi hôi so với nhà tiêu hai ngăn. Chỉ có 26% người được phỏng vấn trong nhóm chưa có nhà tiêu muốn xây loại nhà tiêu hai ngăn. Đây là những hộ nghèo hơn, muốn xây loại nhà tiêu hai ngăn để sử dụng phân bón ruộng.
Các làng chài và làng nông nghiệp ở phía Nam: ở nhóm này, các hộ gia đình ở cả làng chài và nông nghiệp đều sử dụng loại nhà tiêu dội nước như tự hoại và thấm dội vì không có thói quen sử dụng phân bắc để bón ruộng. Các phát hiện ở Ninh Thuận trong nghiên cứu của VIHEMA, WSRC cho thấy, các hộ gia đình ở đây hoặc là có loại nhà tiêu dội nước, hoặc là không có nhà tiêu (xem biểu đồ 9).
Biểu đồ7. Tỉ lệ tiếp cận vệ sinh ở xã Vĩnh Hải, Ninh Thuận, năm 2010 (% hộ gia đình)
3.5.3 Hiện trạng của các “vai” trong chuỗi cung cấp.
Phần này xem xét các phát hiện có liên quan đến hiện trạng của các “vai’ trong chuỗi cung cấp ở phân khúc thị trường 7. Các “vai” được đề cập đến bao gồm: các cửa hàng bán lẻ, dịch vụ vận chuyển/cửa hàng di động, cơ sở sản xuât địa phương, thợ xây và dịch vụ tín dụng. Trong các báo cáo nghiên cứu hiện có không có thông tin về các nhà máy, đại lý bán buôn, nhà phân phối và các đại lý.
Các cửa hàng bán lẻ
Hiện có nhiều cửa hàng bán lẻ ở tại các xã trong vùng này. (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b; IDE, 2010; VIHEMA,WSRC, 2011).
Sản phẩm: Ở những nơi phát triển, đã có sự phân hóa về các mặt hàng của các cửa hàng. SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu thấy rằng, ở các xã phát triển, các cửa hàng thường chỉ chuyên bán một số mặt hàng. Thường có 3 loại cửa hàng ở các xã này: (i) loại cửa hàng chuyên bán các nguyên vật liệu xi măng, sắt thép, gạch; (ii) loại cửa hàng chuyên bán ống nhựa, bệ xí và các loại phụ kiện của nhà tắm như gạch men, thùng chứa nước v.v. (iii) loại cửa hàng di động là chủ các phương tiện vận chuyển, chuyên bán các mặt hàng cát, đá dăm và gạch xi măng. Ở những nơi kém phát triển, như những xã ở Quảng Trị, chỉ có một
64
loại cửa hàng, chuyên bán các nguyên vật liệu chính cho việc xây dựng như xi măng, sắt thép, tấm lợp (IDE, 2010). Ở những nơi này, các cửa hàng thường chỉ trữ các loại nguyên vật liệu với số lượng ít. Khách hàng khi muốn mua với số lượng nhiều thì cần phải đặt hàng cho cửa hàng, cửa hàng sau đó sẽ đặt và mua hàng tại đại lý và bán lại cho khách (IDE,2010). Ở một số xã, các cửa hàng không bán các phụ kiện của nhà tiêu như bệ xí, ống nhựa. Vì vậy, khách hàng khi muốn mua mặt hàng này cần phải đến trung tâm huyện hoặc đến xã khác để mua (IDE, 2010). Các cửa hàng ở phân khúc thị trường 7 cũng thường cung cấp luôn dịch vụ vận chuyển vì hầu hết các cửa hàng đều có xe tải riêng (IDE, 2010). Phí vận chuyển chiếm khoảng 5-10% của giá thành. Các cửa hàng cũng cung cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức cho nợ tiền khi mua hàng. Thông thường, khách được nợ khoảng 20-30% của tổng tiền hàng trong khoảng 3 tháng (IDE, 2010). Tuy nhiên, có rất ít cửa hàng ở Nghệ An cho khách nợ tiền như vậy. (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012).
Cung cấp đầu vào: Ở Nghệ An, SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu cho thấy, các cửa hàng mua nguyên vật liệu từ các đại lý cấp 2 và 3 ở thành phố trung tâm của tỉnh hoặc các tỉnh khác (2012b). Các cửa hàng chỉ cần đặt hàng qua điện thoại là các đại lý sẽ vận chuyển hàng đến cho họ. Vào mùa mưa, các cửa hàng khó mua được cát vì việc khai thác cát trong mùa này gặp khó khăn. Các cửa hàng cũng có thể mua chịu được từ các đại lý.
Tiếp cận thị trường: Các khách hàng của các cửa hàng là những người dân địa phương. Theo các hộ gia đình đã được phỏng vấn, họ thích mua nguyên vật liệu tại cửa hàng vì có thể nhận được bảo hành từ cửa hàng, và giá tại cửa hàng cũng không chênh lệch nhiều so với giá ở các cửa hàng ở trung tâm. Mua hàng tại các cửa hàng còn giúp họ tiết kiệm được tiền vận chuyển. Theo báo cáo của SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, doanh thu trung bình hàng tháng của các cửa hàng lớn vào khoảng 40 - 50 triệu VND, của các cửa hàng nhỏ vào khoảng 7 triệu VND (2012b). Việc bán hàng chậm nhất là vào mùa mưa (tháng 7- 9), Tết âm lịch, và mùa thu hoạch (tháng 5).
Năng lực về tài chính: Các cửa hàng lớn ở Nghệ An có tổng vốn đâu tư ở vào khoảng 200 – 600 triệu VND (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu,2012b). Có rất nhiều cửa hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ, thậm chí không thu được nợ. Vì vậy, một số cửa hàng đã không cho khách hàng nợ tiền dẫn đến việc bán hàng bị chậm lại, và bán được ít hàng.
Động lực tham gia chương trình vệ sinh: Ở Nghệ An, các chủ cửa hàng nói rằng họ muốn tham gia vào các hoạt động sau: (i) cho treo các tranh quảng cáo và bảng nguyên vật liệu xây nhà tiêu ở cửa hàng, (ii) Đặt mô hình trình diễn nhà tiêu tại cửa hàng, (iii) tuyên tuyền về nhà tiêu cho khách hàng và (iv), trong những điều kiện cụ thể, có thể cho khách hàng nợ tiền (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu,2012b).
Dịch vụ vận chuyển/cửa hàng di dộng
Có 2 “vai” cung cấp dịch vụ vận chuyển trong phân khúc thị trường này: (i) cửa hàng có ô tô riêng và (ii) các chủ phương tiện vận chuyển. Ở Nghệ An, SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu ước tính, bên cạnh các xe tải của cửa hàng còn có khoảng 8-10 xe tải lớn, 10-15 xe tải cỡ trung bình ở mỗi xã nghiên cứu cung cấp dịch vụ vận chuyển (2012b)19
.
19 Các loại xe kéo tay, xe kéo cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển ở các xã nghiên cứu ở Nghệ An. Những xe này có thể tới được các nơi mà xe tải không tới được. Tuy nhiên chỉ có khoảng 3-5 xe kéo tay ở mỗi xã.
65
Như đã đề cập ở trên, các cửa hàng thường kiêm luôn việc vận chuyển hoặc thuê vận chuyển giúp khách hàng. Việc này sẽ giúp khách hàng mua hàng được rẻ hơn (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b). Một số chủ phương tiện vận chuyển như chủ xe tải nhỏ, xe công nông đóng vai trò như cửa hàng (cửa hàng di động) vừa mua hàng, vừa vận chuyển và bán lại cho các hộ gia đình dựa trên đơn đặt hàng của họ. Các mặt hàng mà các chủ phương tiện này cung cấp chủ yếu là cát, sỏi, đá dăm và gạch xi măng. Giá cước vận chuyển được tính luôn vào giá thành của nguyên vật liệu. Các chủ phương tiện khác như xe kéo tay chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển. Mặc dù các chủ phương tiện vận chuyển cũng có thể cho khách hàng nợ tiền, nhưng các hộ gia đình ít khi nợ tiền từ họ vì giá thành của vận chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ trên toàn bộ giá thành của công trình. Một số chủ phương tiện vận chuyển hiện đang gặp khó khăn vì đang phải cạnh tranh về khách hàng với các chủ cửa hàng có ô tô riêng.
Động lực tham gia chương trình vệ sinh của các chủ phương tiện vận chuyển là thấp vì: vận chuyển nguyên vật liệu để xây nhà tiêu chiếm một phần rất nhỏ trên toàn bộ công việc chuyên chở của họ. Các chủ phương tiện vận chuyển cũng không muốn cho dán tranh quảng cáo trên xe của họ vì họ e ngại rằng, khách hàng sẽ hiểu nhầm là xe của họ chỉ phục vụ cho chương trình vệ sinh.
Cơ sở sản xuất địa phương
Các cơ sở sản xuất được đề cập trong các báo cáo nghiên cứu bao gồm: cơ sở sản xuất gạch xi măng, cơ sở sản xuất ống bi bê tông, cơ sở khai thác cát, và cơ sở sản xuất đá dăm. (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b), IDE (2010). Có rất ít thông tin về cơ sở khai thác cát và cơ sở sản xuất đá dăm.
Hiện trạng của các cơ sở sản xuất gạch xi măng và cơ sở sản xuất ống bi bê tông như sau:
Cơ sở sản xuất gạch xi măng: Báo cáo của SNV,Nghiêm & nhóm nghiên cứu cho thấy, tại các xã phát triển (như ở Nghệ An), trung bình có 3- 5 cơ sở sản xuất gạch xi măng lớn ở mỗi xã nghiên cứu (2012b). Các cơ sở này sản xuất gạch bằng máy, có thể sản xuất khoảng 25,000 – 30,000 viên/tháng. Ở các xã kém phát triển hơn (Ninh Thuận), các cơ sở sản xuất gạch nhỏ hơn, việc sản xuất gạch được làm bằng tay. Có 2-3 cơ sở sản xuất gạch tại mỗi xã. Mỗi tháng các cơ sở này sản xuất khoảng 2,000 – 2,500 viên (SNV, Nghiêm &nhóm nghiên cứu, 2012). Các cơ sở vừa sản xuất vừa kiêm luôn việc vận chuyển gạch cho khách hàng. Theo các báo cáo nghiên cứu, vào mùa xây dựng (tháng 10-12) nhu cầu về gạch xi măng thường vượt quá khả năng cung cấp (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012). Phỏng vấn từ một chủ cơ sở sản xuất gạch xi măng cho thấy: kiến thức về quản lý còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực thạo nghề đã làm hạn chế việc sản xuất của cơ sở này. Trong trường hợp cơ sở sản xuất không sản xuất đủ gạch để bán, chủ cơ sở sản xuất sẽ mua lại gạch của cơ sở khác để bán lại cho khách. Vốn đầu tư để mở một cơ sở sản xuất gạch vào khoảng 40 – 50 triệu VND (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012). Các cơ sở sản xuất gạch được phỏng vấn hiện đang gặp khó khăn về vốn để mua nguyên vật liệu để sản xuất vì bị khách hàng nợ tiền.
Cơ sở sản xuất ống bi bê tông: Có 2 loại cơ sở sản xuất ống bi bê tông (i) cơ sở sản xuất ống bi tại xưởng và (ii) dịch vụ đúc ống bi tại chỗ xây dựng. Loại cơ sở sản xuất thứ nhất mua nguyên vật liệu, đúc nhiều loại ống bi để bán bao gồm: ống bi dùng để xây cống rãnh, giếng đào hoặc bể chứa nước và làm nhà tiêu. Các cơ sở sản xuất này cũng có thể vận chuyển và lắp đặt nhà tiêu cho các khách hàng ở trong xã hoặc ở các xã lân cận. Ống bi bê tông làm nhà tiêu chỉ chiếm một phần nhỏ trong
66
việc sản xuất của các cơ sở này. Giá thành của một bộ ống bi để xây 1 nhà tiêu tự hoại 20
vào khoảng 1,200,000 VND. Theo chủ cơ sở sản xuất, vào mùa khô, họ có thể sản xuất được 15 bộ ống bi /ngày. Người cung cấp dịch vụ đúc ống bi tại chỗ thường là những thợ xây, có bộ khuôn đúc ống bi. Khi có đơn đặt hàng, họ có thể mang khuôn đến để đúc ống bi cho các hộ gia đình. Nguyên vật liệu làm ống bi do hộ gia đình tự mua. Những thợ xây này vừa đúc ống bi vừa lắp đặt phần dưới của nhà tiêu tự hoại với giá khoảng 1.7 triệu/nhà tiêu 21 . Theo một thợ xây được phỏng vấn, họ có thể đúc và lắp đặt được khoảng 10 nhà tiêu/tháng. Vốn đầu tư cho một xưởng sản xuất ống bi (10-15 triệu VND) thường lớn gấp đôi so với việc đâu tư cho việc đúc ống bi tại chỗ (khoảng 7 triệu VND) (SNV, Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b).
Thợ xây:
Các nghiên cứu chuỗi cung cấp ở Nghệ An, Ninh Thuận và Quảng Trị cho thấy, có thể tìm thấy thợ xây ở tất cả các xã nghiên cứu ở phân khúc thị trường 7 (SNV,Nghiêm & nhóm nghiên cứu, 2012b; IDE, 2010;