1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: giải pháp hiệu qủa tác động đến phương pháp học tập của học sinh

19 640 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 332 KB

Nội dung

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong những năm học vừa qua nghành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cỏ sở vật chất, đổi mới phương pháp dậy học theo hướng tích cực, vận dụng các kỹ thuật dạy học mới để rèn kỹ năng tiếp cận kiến thức mới....đã có nhiều kết quả đạt được, tuy nhiên cũng có nhiều em vẫn tiếp thu kiến thức rất thụ động, không hứng thú học tập nhất là các môn tự nhiên như toán, lý , hóa... Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn toán, quan sát thấy thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu thường còn lại hay nhầm lẫn trong tính toán, lơ mơ trong học tập... HS thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Một trong những nguyên nhân, đó là nhiều học sinh có học lực trung bình, yếu kém chưa có hứng thú học tập môn toán. Trước tình hình đó sở giáo dục Hải Phòng và Phòng giáo dục và Đào tạo Thủy Nguyên đã chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện tổ chức hội thảo về phương pháp học tập của học sinh để chỉ ra thực trạng về phương pháp học tập hiện nay của học sinh và tìm ra các phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, trường THCS Lập Lễ đã tích cực tổ chức hội thảo, qua đó tìm ra được nhiều giải pháp hiệu qủa để tác động đến phương pháp học tập của học sinh trong đó vẫn chú trọng đến việc tổ chức lớp và theo nhóm cùng trình độ và đôi bạn cùng tiến để học sinh có điều kiện giáo lưu và học hỏi lẫn nhau. Nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học đã chỉ ra hình thức tổ chức hoạt động nhóm ( nhóm cặp đôi, nhóm các đối tượng cùng trình độ) trong dạy học giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động thông qua các tác động hỗ trợ và lĩnh hội các kiến thức phù hợp với nhận thức, đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuổi logic kiến thức. Mặt khác còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự lập, sáng tạo, làm việc có kế hoạch và có hứng thú học tập . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hình thức tổ chức hoạt động nhóm cặp đối và nhóm cùng trình độ đối với hứng thú học tập môn toán của học sinh. Nghiên cứu được thực hiện trong một lớp ở trường THCS Lập Lễ, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng. Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi được thực hiện trước và sau khi phân cặp. Trong nghiên cứu cũng sử dụng thêm kết quả thi khảo sát chất lượng bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra 45 phút Qua phân tích dữ liệu , tôi nhận thấy việc phân nhóm học sinh trong các giờ học môn toán có làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Từ đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh. Từ những kết quả đạt được từ đề tài này, một lần nữa khẳng định hiệu quả đem lại từ việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm trong nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chỉ có điều để hình thức tổ chức hoạt động nhóm mang lại hiệu quả, người tổ chức cần phải lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh.

Trang 1

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trong những năm học vừa qua nghành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cỏ sở vật chất, đổi mới phương pháp dậy học theo hướng tích cực, vận dụng các kỹ thuật dạy học mới để rèn kỹ năng tiếp cận kiến thức mới đã có nhiều kết quả đạt được, tuy nhiên cũng có nhiều em vẫn tiếp thu kiến thức rất thụ động, không hứng thú học tập nhất là các môn tự nhiên như toán, lý , hóa

Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn toán, quan sát thấy thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà

giáo viên yêu cầu thường còn lại hay nhầm lẫn trong tính toán, lơ mơ trong học tập

HS thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên Một trong những nguyên nhân, đó là nhiều học sinh có học lực trung bình, yếu kém chưa có hứng thú học tập môn toán

Trước tình hình đó sở giáo dục Hải Phòng và Phòng giáo dục và Đào tạo Thủy Nguyên đã chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện tổ chức hội thảo về phương pháp học tập của học sinh để chỉ ra thực trạng về phương pháp học tập hiện nay của học sinh và tìm ra các phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, trường THCS Lập Lễ đã tích cực tổ chức hội thảo, qua đó tìm ra được nhiều giải pháp hiệu qủa để tác động đến phương pháp học tập của học sinh trong đó vẫn chú trọng đến việc tổ chức lớp và theo nhóm cùng trình độ và đôi bạn cùng tiến để học sinh có điều kiện giáo lưu và học hỏi lẫn nhau

Nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học đã chỉ ra hình thức tổ chức hoạt động nhóm ( nhóm cặp đôi, nhóm các đối tượng cùng trình độ) trong dạy học giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động thông qua các tác động hỗ trợ và lĩnh hội các kiến thức phù hợp với nhận thức, đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuổi logic kiến thức Mặt khác còn rèn luyện cho

Trang 2

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hình thức tổ chức hoạt động nhóm cặp đối và nhóm cùng trình độ đối với hứng thú học tập môn toán của học sinh

Nghiên cứu được thực hiện trong một lớp ở trường THCS Lập Lễ, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi được thực hiện trước

và sau khi phân cặp Trong nghiên cứu cũng sử dụng thêm kết quả thi khảo sát chất lượng bài kiểm tra 15 phút và kiểm tra 45 phút

Qua phân tích dữ liệu , tôi nhận thấy việc phân nhóm học sinh trong các giờ học môn toán có làm tăng hứng thú học tập của học sinh Từ đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh Từ những kết quả đạt được từ đề tài này, một lần nữa khẳng định hiệu quả đem lại từ việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm trong nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Chỉ có điều để hình thức tổ chức hoạt động nhóm mang lại hiệu quả, người tổ chức cần phải lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh

2 GIỚI THIỆU

Qua quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp học, tôi nhận thấy Lớp học bao gồm nhiều học sinh có khả năng nhận thức khác nhau như giỏi, khá, trung bình một số em còn yếu đặc biệt là môn toán Trong khi giảng dạy giáo viên không thể quan tâm đến mọi học sinh cùng lúc vì sĩ số đông 40 học sinh/lớp Mặt khác, hầu hết những học sinh trung bình, yếu kém lại phụ thuộc vào giáo viên Không có hứng thú học tập môn toán, lại không được giáo viên thường xuyên quan tâm thì học sinh không tập trung giải quyết yêu cầu của giáo viên Học sinh tỏ ra chán nản, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện yêu cầu của giáo viên Do đó các học sinh này thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kì thi

Trang 3

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã tiến hành như sau: Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực là nhóm khá giỏi và nhóm trung bình yếu

Qua giảng dạy, tôi nhận thấy: HS thường hay nhầm lẫn trong tính toán, xác định các hệ số a, b, c sai, kết luận nghiệm sai, lúng túng khi gặp những hệ phương trình chưa ở dạng tổng quát Khi gặp một bài toán đòi hỏi phải vận dụng và có sự tư duy thì học sinh không xác định được phương hướng để giải bài toán dẫn đến lời giải sai hoặc không làm được bài

Vấn đề nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm đối tuợng học sinh cùng trình độ có nâng cao hứng thú học tập môn toán của học sinh không ?

Giả thuyết nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm đối tuợng học sinh cùng trình độ có nâng cao hứng thú học tập môn toán của học sinh

Để thay đổi hiện trạng này Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp HS nắm sâu kiến thức về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và tạo điều kiện cho HS cùng nhau học tập, cùng nhau tiến bộ.Trong nghiên cứu này tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:

1.Tác động của việc học nhóm phân cặp và nhóm cùng trình độ liệu có giúp HS học tốt về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn lớp 9 hay không?

2 HS có cảm thấy việc học nhóm như vậy có tác động tích cực đối với việc học môn Toán hay không?

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a, Khách thể nghiên cứu

Tôi lựa chọn lớp 9A1 và lớp 9A3 trường THCS Lập Lễ, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng để thực hiện đề tài này Vì cả 2 lớp có nhiều điều kiện thuận lợi

Trang 4

môn toán , cơ bản đã hiểu rõ về năng lực nhận thức và cá tính của học sinh Hơn nữa,

ở 2 lớp có nhiều học sinh có lực học trung bình, yếu kém, chưa có hứng thú học tập môn toán Cũng cần có một nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được thực hiện ở một lớp để thay đổi hiện trạng từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh

Ở lớp 9A1 có 39 học sinh và 9A3, có 40 học sinh để thành lập các nhóm Học sinh ở lớp 9A3 là nhóm thực nghiệm và học sinh ở lớp 9A1 là nhóm đối chứng

Đặc điểm học sinh của 2 nhóm như sau:

Bảng 1:

Nhóm Tổng sốSố học sinh các nhómNam Nữ KinhDân tộcKhác

b, Thiết kế nghiên cứu:

Tôi dùng bài kiểm tra KSCL học kỳ I làm bài kiểm tra trước tác động Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau , do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động

Kết quả

Bảng 2 : Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương

P = 0.90 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa , hai nhóm được coi là tương đương

Sử dụng thiết kế 2 : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương ( được mô tả ở bảng 2 )

Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu

Trang 5

Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực

nghiệm

01 Tác động việc học nhóm phân

cặp và nhóm cùng trình độ giúp

HS giải tốt hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

03

Đối chứng 02 Không tác động việc nhóm đến

HS

04

Ở thiết kế này, Tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập

c, Quy trình nghiên cứu

Qua kết quả thi khảo sát chất lượng giữa học kì I, tôi thấy kết quả học tập của học sinh thấp Từ đó, trong các tiết toán buổi sáng, học sinh ở lớp thực nghiệm được phân thành từng cặp Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn, quá trình phân cặp 2 học sinh tránh trường hợp khả năng của hai học sinh cùng cặp quá chênh nhau Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực Còn ở lớp đối chứng, việc giảng dạy vẫn diễn ra bình thường Để đảm bảo tính khách quan, trong thời gian tiến hành thực nghiệm, tôi vẫn tuân theo phân phối chương trình và thời khoá biểu, nội dung, phương pháp và phương tiện giảng dạy vẫn đảm bảo như trước

* Chuẩn bị của giáo viên

Lớp đối chứng : Thiết kế kế hoạch bài học không có hoạt động theo nhóm phân cặp, quy trình chuẩn bị bài như bình thường

Lớp nghiên cứu : Thiết kế kế hoạch bài học có hoạt động nhóm phân cặp và nhóm cùng trình độ, để GV tiện quan sát, kiểm tra hoạt động, tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc của HS

* Tiến hành dạy thực nghiệm

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan Cụ thể :

Trang 6

Bảng 4 : Thời gian thực nghiệm ( từ 2/01/2013 -> 05/02/2013)

Thời gian dạy Môn/ lớp Tiếp theo PPCT Tên bài dạy

2/01/20113->

11/01/2013

Đại số 9 Lớp 9A1 và Lớp 9A3

Tiết 37-> tiết 41 Bài 3 Giải hệ phương trình

bằng phương pháp thế - luyện tập

Bài 4 Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số -luyện tập

Giải hệ bằng máy tính CASIO

*Tiến hành kiểm tra và chấm bài

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học ,Tôi tiến hành kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục )

Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng

d, Đo lường và thu thập dữ liệu

Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra KSCL học kỳ I do Phòng Giáo dục

ra đề, học sinh kiểm tra bằng hình thức coi và chấm chéo

Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra một tiết sau khi học xong tiết 45 Ôn tập chương III theo PPCT do giáo viên dạy lớp 9A1 và 9A3 và nghiên cứu đề tài tham gia thiết kế

( xem phần phụ lục )

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

a, Trình bày kết quả

Qua khảo sát: HS nhận thấy hoạt động học nhóm, hỗ trợ lẫn nhau là một cách làm hiệu quả, đảm bảo cho các em tham gia tích cực và thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học môn Toán, nhiều HS cho biết các em chú tâm hơn trong các giờ Toán và

Trang 7

không còn ngủ gật hay lơ mơ nữa Các em cũng không còn hiện tượng đếm từng phút cho đến khi giờ học kết thúc

Bảng 5 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị TB

chuẩn (SMD )

0.865

Có ảnh hưởng lớn

b, Phân tích dữ liệu

Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả p=0.001 cho thấy

sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa , tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.865

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc học nhóm phân cặp và nhóm cùng trình độ đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn

Giả thuyết của đề tài “nâng cao kỹ năng giải hệ phương trình bằng hình thức phân cặp học sinh và nhóm các đối tượng cùng trinh độ” sẽ nâng cao kết quả học tập cho HS lớp 9 trường THCS Lập Lễ ” đã được kiểm chứng

c, Bàn luận

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8.5 Kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.7 Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.8 Điều đó cho thấy điểm TBC cao hơn lớp đối chứng

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =0.865 Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn

Trang 8

Phép kiểm chứng T- test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0.001< 0.05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là

do tác động

Việc phân tích kết quả bài kiểm tra gần đây chỉ ra rằng một số HS tham gia học nhóm và nhận được hỗ trợ đạt điểm cao hơn trong môn Toán Sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ rệt hơn ở nhóm HS rất yếu

* Hạn chế :

Nghiên cứu này nhằm tác động của việc học nhóm hai học sinh và nhóm cùng trình độ giúp HS giải tốt hệ phương trìnhs hai ẩn là một giải pháp rất tốt nhưng đòi hỏi giáo viên phải có thời gian theo dõi, giám sát, hướng dẫn, phân loại đối tượng và giáo viên phải biết khai thác triệt để thì mới phát huy được vai trò của vấn đề cần nghiên cứu

Trang 9

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

a, Kết luận

Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ trong lớp học Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPƯD vào nghiên cứu này Việc thu thập dữ liệu tập trung chủ yếu vào việc HS hoàn thành các bài tập trên lớp và ở nhà và giúp đỡ lẫn nhau trong giờ toán và những thay đổi hành vi của HS đối với việc học môn Toán

HS hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau là một phương pháp tốt, thu hút sự tham gia của HS phù hợp với triết lý đổi mới giáo dục “Dạy ít, học nhiều” Những HS học tốt hơn có vai trò là HS hỗ trợ sẽ giải thích, HS nhận hỗ trợ được hưởng lợi nhờ được giải thích và khuyến khích đặt câu hỏi mà không sợ bị lúng túng trước

Phần kiến thức về hệ phương trình bậc nhất trong chương III- Đại số 9 rất rộng

và sâu, tương đối khó với học sinh, có thể nói nó có sự liên quan và mang tính thực tiễn rất cao, bài tập và kiến thức rộng, nhiều Qua việc giảng dạy thực tế tôi nhận thấy

để dạy học được tốt hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Đại số 9 thì HS cần phải nắm vững lý thuyết, chủ động học tập và bên cạnh đó học sinh cũng phải có đầu óc tổng quát, lôgic

Để nâng cao chất lượng dạy và học giúp học sinh học tập tốt môn Toán nói chung và một phần chương III- Đại số 9 nói riêng thì mỗi giáo viên phải tích luỹ kiến thức, phải có phương pháp giảng dạy tích cực, củng cố kiến thức cũ cho học sinh và là cây cầu nối linh hoạt có hồn giữa kiến thức và học sinh

b, Khuyến nghị

Đối với giáo viên : Người thầy phải không ngừng học hỏi, nhiệt tình trong giảng

dạy, quan tâm đến chất lượng của từng học sinh, nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh và phải hiểu được gia cảnh cũng như khả năng tiếp thu

Trang 10

của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy học hợp lý, theo sát từng đối tượng học sinh

Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học

Giáo viên phải chịu hi sinh một số lợi ích riêng đặc biệt về thời gian để bố trí các buổi phụ đạo, hướng dẫn học nhóm phân cặp và nhóm cùng trình độ , ở trường cho học sinh và chú ý lấp lại những lỗ hỏng kiến thức cho các em

Giáo viên phải linh hoạt trong khâu sắp xếp nhóm và phải biết phân bổ kiến thức vừa tầm phù hợp với HS

Với kết quả của nghiên cứu này tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp luôn quan tâm đến việc tìm tòi khám phá, suy nghĩ và thử nghiệm để có được kinh nghiệm hay nhất Để làm phong phú hơn kho tàng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh

Cuối cùng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị khi áp dụng thực hiện này: Giáo viên cần linh hoạt trong việc sắp xếp học sinh theo cặp, cần khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến phản hồi tức thời về hoạt động của bạn trong cùng nhóm, cần đặc biệt quan tâm động viên giúp đỡ học sinh đặc biệt là đối tượng yếu kém

Các nhiệm vụ giao cho học sinh trong quá trình học tập cần có độ khó nhất định phù hợp với năng lực nhận thức của từng nhóm Nếu nhiệm vụ nào giáo viên giao cho học sinh quá khó đối với học sinh nhóm đó, giáo viên cần nắm bắt, kịp thời hướng dẫn học sinh để học sinh có thể giải quyết được nhiệm vụ được giao

Tài liệu tham khảo

- Tài liệu “ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Dự án Việt Bỉ - Bộ GD & ĐT

- Bài viết về phương pháp làm việc theo nhóm tại địa chỉ

* http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap

* http://kynangsong.xitrum.net/congso/4.html

Ngày đăng: 10/06/2015, 23:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w