1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm

38 934 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 297,59 KB

Nội dung

MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂUBảng 1: Bảng số lượng khách thể theo khóa Bảng 2: Điểm trung bình về nhận thức của sinh viên đối với việc kết hôn sớm Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Đặng Thị Quỳnh 14010804 K59 SP Sinh Lưu Quý Kông 14010075 K59 SP Sinh Doãn Thanh Tú 14010183 K59 SP Sinh

Tô Minh Tứ 14010185 K59 SP Sinh

Vũ Thị Thanh Thủy 14010162 K59 SP Sinh

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Công

Trang 2

Đồng thời chúng tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các bạn sinhviên trường Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình khảo sát nghiêncứu của mình.

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các thành viên trong nhóm, trong suốt quá trìnhnghiên cứu chúng ta đã gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau Dù có nhiều lúc bất đồng quan điểmnhưng thực sự nếu không có sự nỗ lực, nhiệt huyết, sáng tạo và đầy trách nhiệm của mỗithành viên thì có lẽ bài nghiên cứu này chắc chắn rất khó có thể được hoàn thành

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

I BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 7

1 Lý do và mục đích chọn đề tài 7

1.1 Lý do chọn đề tài 7

1.2 Mục đích nghiên cứu 9

2 Lịch sử nghiên cứu 9

2.1 Về vấn đề kết hôn: 9

2.2 Về vấn đề kết hôn sớm 10

2.3 Về thái độ của sinh viên với vấn đề kết hôn sớm 11

3 Khung lý luận 11

3.1 Những khái niệm liên quan 11

3.2 Nguyên nhân kết hôn sớm 15

3.3 Ảnh hưởng của việc kết hôn sớm 17

II TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

1 Tổ chức nghiên cứu 19

2 Khách thể và địa bàn nghiên cứu 19

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19

2.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 20

3 Phương pháp nghiên cứu 22

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 22

3.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi 23

3.3 Phương pháp thống kê toán học 23

III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 23

1 Độ tuổi sinh viên cho rằng kết hôn là hợp lý 23

2 Nguyên nhân kết hôn sớm 26

3 Nhận thức của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm 27

4 Cảm xúc của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm 29

5 Hành vi của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm 32

Trang 4

1 Kết luận 33

2 Khuyến nghị 34

V PHỤ LỤC 34

Trang 5

MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng số lượng khách thể theo khóa

Bảng 2: Điểm trung bình về nhận thức của sinh viên đối với việc kết hôn sớm

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm số khách thể nghiên cứu theo giới tính

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tình trạng hôn nhân của khách thể nghiên cứu

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện độ tuổi kết hôn hợp lý của nam và nữ

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm sinh viên đồng ý với lý do chọn độ tuổi kết hôn phù hợp

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện nguyên nhân kết hôn sớm

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mức độ thông cảm của sinh viên trong các trường hợp liên quan đến vấn đề kết hôn sớm

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện cảm xúc của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm

Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện hành vi của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm

Trang 6

I BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

từ 18 tuổi trở lên Đây là độ tuổi thích hợp cả về sức khỏe lẫn tinh thần để bước vào

15-19 kết hôn hiện nay đã tăng lên 10,3% so với 8% báo cáo MICS 2011 Bên cạnh

đó, có mối quan hệ mạnh mẽ với giáo dục, điều kiện kinh tế và kết hôn sớm, với tỉ lệ26% phụ nữ trong độ tuổi 15-19 từ những hộ gia đình nghèo nhất kết hôn sớm so vớichỉ 2% từ những hộ gia đình khá giả Đặc biệt, gần 30% phụ nữ dân tộc thiểu số từ15-19 đã kết hôn Và họ chưa chắc đủ điều kiện để đảm bảo có cuộc sống gia đình ổnđịnh và hạnh phúc Còn có nhiều người kết hôn khi còn đang ngồi trên giảng đườngtrường đại học, cao đẳng Ở tuổi đó, nhiều người vẫn còn phải đến trường để hoànthiện bản thân mình nâng cao trí tuệ và rèn luyện tư duy nhận thức, thậm chí có nhiềungười vẫn còn phụ thuộc kinh tế vào gia đình Một trong những lý do chính khôngnên bắt đầu một gia đình khi bạn còn quá trẻ là bạn có thể thiếu sự ổn định cần thiết

về tình cảm.Hầu hết chúng ta phải trải qua một vài mối tình trước khi gặp được đốitác phù hợp để tiến tới hôn nhân Bên cạnh đó, bản thân chúng ta thường chưa đủ sựtrưởng thành và chín chắn để làm cha, làm mẹ Như vậy việc họ kết hôn sớm sẽ gâyđến nhiều hệ lụy đối với bản thân họ, gia đình họ, tạo thêm gánh nặng cho xã hội vàcác mối quan hệ xã hội khác

Ngày nay, sự phát triển của xã hội cũng như những vấn đề về tâm sinh lí của conngười càng trở nên phức tạp ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân, gia đình trong đó cóviệc kết hôn giữa hai bên Thực trạng hiện nay việc kết hôn sớm xảy ra khá phổ biếnlàm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như tâm lý của chính họ Không

Trang 7

những thế, còn có nhiều người kết hôn khi chưa đủ tuổi mà pháp luật quy định gâyảnh hưởng lớn đến đời sống, tâm lý và cả sức khỏe sinh sản của họ.

Sinh viên chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước, nhiệm vụ củachúng ta là không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, góp phần đưa đất nước ngàycàng phát triển, hội nhập quốc tế Thế nhưng hiện nay, một bộ phận nhỏ sinh viên khiđang còn đang ngồi trên giảng đường trường đại học mà đã kết hôn, trong đó đa số làsinh viên nữ vì người đàn ông thường có xu hướng xây dựng sự nghiệp ổn định trướcrồi mới kết hôn Bên cạnh đó, một vài sinh viên nữ kết hôn và làm mẹ khi còn đang đihọc Điều này khiến cho họ phải nhận thái độ không tốt từ một bộ phận không nhỏsinh viên trong trường Nhiều bạn sinh viên nữ học tập rất xuất sắc, tương lai sau này

có thể giúp ích rất nhiều cho đất nước nhưng chỉ vì kết hôn khi đang học đại học màhọc tập sa sút dần, có khi bỏ học luôn hoặc vẫn đi học tiếp để lấy cái bằng rồi ratrường nhưng lại không được theo đuổi nghề nghiệp đã chọn vì còn bận việc gia đình.Cũng có nhiều trường hợp kết hôn mà cả hai vợ chồng vẫn còn đang đi học không tựchủ về mặt kinh tế được nên bố mẹ người chồng phải lo cho cả con trai và con dâu đihọc, tăng thêm gánh nặng kinh tế cho cả gia đình Chưa kể nhiều cặp vợ chồng trẻ contâm lí còn chưa đủ trưởng thành, khi về chung một nhà sẽ có những cãi vã có khi cònđòi li hôn, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bản thân họ cũng như gia đình họ Bêncạnh những mặt hạn chế của việc kết hôn sớm, chúng ta cũng không thể không nhắc

vàng hơn, vợ chồng hỗ trợ cho nhau trong việc học tập, kết quả học tập tốt hơn so vớikhi vẫn còn độc thân

Tóm lại, sinh viên chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềkết hôn sớm này để định hướng bản thân từ đó học tập thật tốt góp phần xây dựngnước nhà ngày càng phát triển

Trên cơ sở đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về “ Thái độ của sinh viên trường Đại học Giáo dục về vấn đề kết hôn sớm”.

Trang 8

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu nhằm xác định được các nhân tố tác động tới việc kết hônsớm của nhiều người và ảnh hưởng của nó tới các mặt của cuộc sống, từ đó nâng caonhận thức của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm

Có một câu châm ngôn nước ngoài “Behind every successful guy, is a woman”,được dịch là “Đằng sau sự thành công của đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”.Quả thực, để một người đàn ông có thể tập trung, toàn tâm toàn ý lo cho sự nghiệp củamình thì bên cạnh anh ta không thể thiếu một người phụ nữ tuyệt vời biết lo toan côngviệc, chăm sóc gia đình Hôn nhân là cầu nối giữa hai người, họ cùng nhau chung sống vàtrải qua mọi vui buồn trong cuộc sống Tuy nhiên, không phải vì mục đích đó mà ở độtuổi nào chúng ta cũng nên và có thể kết hôn Theo Luật hôn nhân và gia đình số52/2014/QH13, độ tuổi kết hôn của nam là trên 20 tuổi và nữ là trên 18 tuổi Ở độ tuổinày, cả nam và nữ đều đã phát triển đầy đủ cả về sức khỏe lẫn tinh thần Thế nhưng,không phải mọi cuộc hôn nhân hiện nay đều tuân theo quy định này Cùng với sự pháttriển của xã hội, lại thêm việc tâm sinh lý của con người trở nên phức tạp, việc kết hôncũng có nhiều ảnh hưởng

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học, hội thảo, tạp chí, bài báo,… nói về vấn đề kếthôn ở nước ta hiện nay Theo tài liệu tham khảo “Cấu trúc tuổi_ giới tính và tình trạnghôn nhân của dân số Việt Nam” cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM)của nam giới năm 2009 là 26,2 và nữ giới là 22,8 Trong khi đó SMAM của cả nam và nữ

ở thành thị đều cao hơn ở nông thôn ( 27,7 và 24,4 với 25,6 và 22,0) Ngoài ra, độ tuổikết hôn lần đầu (SMAM) ở các dân tộc khác nhau cũng khác nhau Người Kinh cóSMAM cao nhất (nam 26,6 và nữ 23,1) và thấp nhất là người Mông (nam 19,9 và nữ18,8) Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do sự khác biệt về văn hóa và tập quán hôn nhân

ở các vùng và các dân tộc là khác nhau

Trang 9

2.2 Về vấn đề kết hôn sớm.

Một trong những vấn đề nóng của việc kết hôn là kết hôn sớm Nghiên cứu về vấn

đề này đã có rất nhiều bài báo khoa học, luận án, hội thảo khoa học, cả trong và ngoàinước Có thể kể đến như : Singh, S., & Samara, R (1996) Early marriage among women

in developing countries International family planning perspectives, 148-175, hay Raj,

A., Saggurti, N., Balaiah, D., & Silverman, J G (2009) Prevalence of child marriage andits effect on fertility and fertility-control outcomes of young women in India: a cross-

sectional, observational study The Lancet, 373(9678), 1883-1889,…

Trong nghiên cứu Raj, A., Saggurti, N., Balaiah, D., & Silverman, J G (2009).Prevalence of child marriage and its effect on fertility and fertility-control outcomes ofyoung women in India, tác giả đã nghiên cứu trên 22.807 khách thể từ 20-24 tuổi về độtuổi kết hôn sớm của phụ nữ Ấn Độ và mối quan hệ giữa việc kết hôn sớm với trình độhọc vấn, nơi sinh sống của họ Theo đó, trong số những người tham gia nghiên cứu có11.902 người kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi Cụ thể có 44,5% kết hôn trong độ tuổi từ 16tuổi đến dưới 18 tuổi; 22,6% kết hôn trong độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi và đáng ngạcnhiên hơn khi có khoảng 2,6% kết hôn trước 13 tuổi Khoảng 67,2% trong số này sống ởnông thôn Trong số những người kết hôn sớm, thì có đến 31,4% không được học chínhthức và đa số họ kết thúc việc học của mình ở cấp Trung học (42,9%)

Theo Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2005: Những kết quả chủ yếu, trong năm 2004 trên phạm vi cả nước có 1,5% nam giới và 6,2% nữ giới kết hôn

ở độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi Trong khi đó tỷ trọng kết hôn trong độ tuổi vị thành niên ởnông thôn cao hơn gấp hai lần so với thành thị Cũng trong kết quả điều tra cũng chothấy, tỷ lệ kết hôn ở các vùng trên cả nước là khác nhau Tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi từ 15-19tuổi cao nhất ở vùng Tây Bắc Đáng kể là ở đây có khoảng 12,5% nam giới và 26,1% nữgiới kết hôn ở tuổi 18 Tỷ trọng nam giới kết hôn trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi ở ĐồngBằng Sông Hồng là thấp nhất (0,4%) và ở nữ giới ở Bắc Trung Bộ là thấp nhất (3,5%)

Trang 10

Những số liệu trên phần nào cho thấy những khía cạnh của việc kết hôn sớm Kếthôn sớm xảy ra ở bất cứ nơi đâu dù điều kiện môi trường sống, văn hóa, tập quán hônnhân có khác nhau như thế nào Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để dựa vào đóchúng tôi có thể kiểm tra, so sánh với đề tài nghiên cứu của mình.

Hiện nay, vấn đề kết hôn sớm hay tảo hôn là một vấn đề vô cùng nóng bỏng.Nhiều nghiên cứu khoa học, báo chí, nói về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả cũng nhưảnh hưởng của việc kết hôn sớm Tuy nhiên, nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối vớivấn đề này còn khá mới mẻ Hầu như có rất ít nghiên cứu hay bài báo khoa học ở ViệtNam cũng như nước ngoài làm về vấn đề này Rõ ràng, ta thấy những nghiên cứu về thái

độ của sinh viên hiện nay về việc kết hôn sớm là vô cùng cần thiết Nó giúp ta có thể tìmhiểu rõ hơn về tâm lý, suy nghĩ của các bạn sinh viên về hôn nhân, từ đó tìm biện phápnhằm nâng cao nhận thức, ý thức của sinh viên

3.1.1 Các vấn đề lí luận về thái độ

Có nhiều định nghĩa khác nhau khi bàn về thái độ :

Theo nhà tâm lí học người Mỹ G.W Allport (1935), thái độ là trạng thái của hệthần kinh, là sự sẵn sàng phản ứng, là một trạng thái có tổ chức, được hình thành trên cơ

sở kinh nghiệm quá khứ và nó điều khiển cũng như hành vi của cá nhân

Năm 1971 nhà tâm lí học người Mỹ H.C Triandis đã đưa ra một định nghĩa khác

về thái độ Ông cho rằng: “ Thái độ là tư tưởng được tạo nên từ các xúc cảm, tình cảm

Nó gây tác động đến hành vi nhất định, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống

xã hội nhất định Thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy suy nghĩ vềđối tượng, cũng như cách sử dụng của họ đối với đối tượng đó”

Trang 11

Còn gần đây James, W Kalat đã đưa ra định nghĩa: ”Thái độ là sự thích hay khôngthích một sự vật hay một người nào đó của cá nhân, từ đó có ảnh hưởng tới hành vi củaanh ta khi ứng xử với sự vật hay con người đó”.

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), thái độ được định nghĩa là “cáchnhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tìnhhuống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra sự bên ngoài của ý nghĩ, tìnhcảm của cá nhân đói với con người hay một sự việc nào đó”

Nói tóm lại, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thái độ, nhưng có thể nêu ra địnhnghĩa về thái độ thông dụng hiện nay, đó là” thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộctính trọn vẹn của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với đốitượng theo một hướng nhất định, được bộc lộ qua nhận thức, hành vi và cảm xúc củangười đó trong những tình huống, điều kiên cụ thể”

Thái độ là một thuộc tính nhân cách nó bao gồm các đặc trưng sau:

mặt nhận thức, hứng thú , hành vi Các mặt này có liên quan tới nhau, kết hợp chặt chẽvới nhau taọ thành một tổng thể thống nhất, chứ không phải là phép cộng trừ đơn giảncủa các mặt riêng lẻ Vì vậy, khi xem xét, đánh giá thái độ của con người đối với một đốitượng nào đó, chúng ta cần xem xét chúng trong mối liên hệ của các mặt thái độ

người cũng có thể thay đổi, nó có thể thay đổi theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêucực tùy theo khả năng nhận thức của cá nhân hoặc tác động của xã hội Tuy nhiên, thái độthái độ thay đổi từ từ chứ không thay đổi ngay tức khắc khi có tác động

hành vi, hành động, thái độ của con người như thế nào thì hành vi, hành động của con

Trang 12

người như thế đó, con người không thể che dấu được thái độ của mình, như vậy thôngqua hành vi, hành động của chúng ta có thể biết được thái độ của con người.

3.1.2 Sinh viênThuật ngữ “Sinh viên” được bắt nguồn tư một từ gốc latinh: “Students” với nghĩa

là người làm việc, người học việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức (Từ điển báchkhoa thư – tiếng Nga)

Hiểu theo nghĩ thông thường thì “Sinh viên” là những người đang học trong cáctrường đại học, cao đẳng Sau khi tốt nghiệp họ sẽ có được một tấm bằng cử nhân

Nói một cách ngắn gọn “Sinh viên” là người học tập tại các trường đại học, caođẳng Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho côngviệc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quátrình học Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải quabậc tiểu học và trung học

3.1.3 Kết hônHôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự liên kết giữa một người đàn ông và mộtngười phụ nữ được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình Sự liên kết đó phát sinh vàhình thành do việc kết hôn Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật Hôn nhân và giađình, nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18tuổi trở lên Đây là độ tuổi thích hợp cả về sức khỏe lẫn tinh thần để bước vào hôn nhân

Gia đình là nền tảng của xã hội Gia đình là một trong các tổ chức cơ sở đẻ thựchiện chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế- chínhtrị- văn hóa- dân sự- môi trường Gia đình còn là một đơn vị gồm có vợ chồng, con cái ,rộng hơn thì bao gồm một dòng họ, gồm ông bà, cha mẹ, anh chị em gắn bó với nhau dựatrên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng Đối với mỗi thành viên, gia đình

là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng, giáo dục, nâng đỡ mình suốt cuộc đời, là môi trường đểhình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi để thế hệ trẻ rèn luyện lối sống có

Trang 13

tình nghĩa, có đạo lí để thực hàh trong cuộc đời, là nơi truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệtrước cho thế hệ sau Và hôn nhân được coi là phương thức để phát triển gia đình và kếthôn chính là nền tảng của hôn nhân

3.1.4 Kết hôn sớmLuật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 20 tuổi vàcủa nữa là 18 tuổi Nếu kết hôn trước độ tuổi này thì được gọi là tảo hôn Không có quyđịnh rõ thế nào là kết hôn sớm, nhưng chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình ở ViệtNam khuyến khích nam giới không kết hôn trước tuổi 22 và nữ không kết hôn trước tuổi

20 nên có thể coi kết hôn trước các độ tuổi này là kết hôn sớm Vì thế theo các chuyêngia dân số, kết hôn sớm là một khái niệm bao gồm cả tảo hôn và không tảo hôn Kháiniệm này có thể hiểu là việc nam giới lấy vợ trước 22 tuổi và nữ giới lấy chồng trước 20tuổi

3.1.5 Công cụ nghiên cứuCông cụ nghiên cứu là sử dụng các công cụ đo lường đo đạc để thu thập dữ liệu.Công cụ nghiên cứu được sử dụng được xác định bởi phương pháp nghiên cứuđược sử dụng và nhiệm vụ- câu hỏi- giả thiết- khách thể- đối tượng nghiên cứu

Để xây dựng công cụ nghiên cứu cho đề tài “ thái độ của sinh viên về vấn đề kếthôn sớm” cần làm rõ khái niệm công cụ

Từ những khái niệm thái độ, sinh viên, kết hôn sớm, chúng tôi rút ra kết luận rằng

“ thái độ của sinh viên về vấn đề kết hôn sớm” sẽ được khách thể biểu hiện thông qua “nhận thức, cảm xúc và hành vi”

Từ đây, chúng tôi quyết định xây dựng công cụ nghiên cứu bằng bảng hỏi dựa trêncác kết luận trên

Trang 14

3.2 Nguyên nhân kết hôn sớm

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn Khi thực hiện việc kết hôn, ngoài yếu tố tựnhiên, một trong những điều kiện phải tuân thủ là độ tuổi kết hôn theo quy định của phápluật Theo quy định tại khoản 1 điều 9 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, độ tuổi kếthôn đối với nam là từ hai mươi tuổi trở lên , nữ từ mười tám tuổi trở lên Quy định nàydựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta nhằm đảm bảo sự pháttriển bình thường về tâm lý của nam, nữ thanh niên và điều quan trọng là để họ có thểđảm đương trách nhiệm là vợ chồng, làm cha mẹ trước khi bước vào cuộc sống gia đình.Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà hiện nay, việc nam

nữ kết hôn sớm diễn ra khá phổ biến

Theo thống kê của UNICEF ở Việt Nam số phụ nữ trong độ tuổi 15-19 kết hônhiện nay đã tăng lên 10,3% so với 8% báo cáo MICS 2011 Bên cạch đó , có mối quan hệmạnh mẽ với giáo dục, điều kiện kinh tế và kết hôn sớm , với tỉ lệ 26% phụ nữ trong độtuổi 15-19 từ những hộ gia đình nghèo nhất kết hôn sớm so với chỉ 2% từ những hộ giađình khá giả Đặc biệt, gần 30% phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-19 đã kết hôn Và họ chưachắc đủ điều kiện để đảm bảo có cuộc sống gia đình ổn định và hạnh phúc Còn có nhiềungười kết hôn khi còn đang ngồi trên giảng đường trường đại học, cao đẳng Ở tuổi đó,nhiều người vẫn còn phải đến trường để hoàn thiện bản thân mình nâng cao trí tuệ và rènluyện tư duy nhận thức, thậm chí có nhiều người vẫn còn phụ thuộc kinh tế vào gia đình

Họ có thể thiếu sự ổn định cần thiết về tình cảm.Hầu hết chúng ta phải trải qua một vàimối tình trước khi gặp được đối tác phù hợp để tiến tới hôn nhân Bên cạnh đó, bản thânchúng ta thường chưa đủ sự trưởng thành và chín chắn để làm cha, làm mẹ

Tác giả Hoàng Thị Tây Ninh (2008) có nêu ra các nguyên nhân của hiện tượng kếthôn sớm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và nhận thứccủa người dân Những khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế cộng với sự hạn chế vềtrình độ văn hoá là các nguyên nhân khách quan tạo cơ hội cho sự tồn tại của cho hiện

Trang 15

tượng này Nguyên nhân là do gia đình Ở nước ta có những tục lệ, lễ nghi đã ăn sâu vàotrong đời sống của người Việt Nam, nhà nào cũng có tâm lý muốn con đàn cháu đống,thêm lao động cho gia đình Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhànào có con trai thì muốn cưới vợ để lo toan cho cuộc sống cũng như để có cháu lối dõitông đường Do tâm lý trên mà rất nhiều cặp vợ chồng đã lấy nhau khi độ tuổi còn rấtsớm

Hay do chính họ muốn kết sớm Trong điều kiện kinh tế, con người dần biến đổi

để thích nghi được với những điều kiện mới Họ trở nên năng động sáng tạo linh hoạt vàđộc lập hơn trong cách nghĩ cách làm Quan điểm đời sống của họ trở nên cởi mở hơn,đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm đạo đức xưa Họ nhận thấy rằng kết hônsớm có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn,dễ dàng điều chỉnh bản thân vì hôn nhân đòi hỏimỗi người buộc phải thay đổi một phần nào đó thói quen cá nhân để phù hợp với cuộcsống gia đình Họ có nhiều thời gian dành cho một nửa của mình hơn, thuận lợi cho việcsinh con Kết hôn sớm gắn họ với cuộc sống có trách nhiệm hơn nhờ đó mà bản thân sớmchín chắn, trưởng thành trong tính cách Đó là một lợi thế để họ đối phó với các mối quan

hệ xã hội cũng như những vấn đề gặp phải trong cuộc sống không riêng gì các vấn đề củahôn nhân Cũng như có chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống Những áp lực công việc,những thứ vụn vặt trong cuộc sống đôi khi khiến họ mệt mỏi tuy nhiên nên như bên họ cómột người luôn thấu hiểu , có một người luôn cho họ bờ vai để dựa thì còn gì tuyệt vờihơn nữa Hay do họ có những mối quan hệ với nhau quá dễ dàng Một trong những hệ lụy

đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hết sức bình thường Điều đó

đã dẫn đến những trường phải cưới chui khi đôi nam nữ còn quá trẻ

Hoặc theo tác giả Nguyễn Kim Thoa (2014) cũng nêu ra việc thực tiễn áp dụngluật HN&GĐ năm 2000 đã cho thấy một số quy định về chế định kết hôn đã bộc lộ nhiềuhạn chế, bất cập, không còn phù hợp trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.Quy định về độ tuổi kết hôn chưa thống nhất với các văn bản trong hệ thống pháp luậtcủa nhà nước ta Các quy định về giải quyết hậu quả phát sinh từ việc chung sống như vợ

Trang 16

chồng không có đăng kí kết hôn chưa được ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 2000 vàchưa đảm bảo tính đồng bộ.

Đồng thời kết hôn sớm còn do phụ thuộc vào giới Theo điều tra biến động dân số

và KHHGĐ 1/4/2015 nữ có xu hướng kết hôn sớm hơn nam Trong khi chưa đến 2 trên

100 nam giới đã từng kết hôn ở tuổi 15-19, tỷ trọng tương ứng cuẩ nữ trong nhóm tuổi đó

là 6% Ở nhóm tuổi 20-24, phần trăm đã từng kết hôn cao gấp hơn 2 lần so với nam( 42%

so với 20%)

Và nguyên nhân cuối cùng để dẫn đến việc kết hôn sớm là trình độ học vấn củagiữa nông thôn và thành thị ở nông thông trình độ học vấn còn thấp, họ còn giữ nhữngphong tục lạc hậu, do chưa hiểu biết pháp luật, chưa được giáo dục đầy đủ việc ảnhhưởng của kết hôn sớm Ở thành thị họ được biết đầy đủ kiến thức về độ tuổi kết hôncũng như còn phải học tập, nghiên cứu để có sự nghiệp vững chắc khi bước vào cuộcsống gia đình Nên theo điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2015 tỷ trọng kết hôn

vị thành niên của nông thôn cao gấp hai lần so với thành thị Vào tuổi 18, một trong mườiphụ nữ nông thông đã từng kết hôn, con số đó vào tuổi 19 cao đấp đôi –đạt 20% Các con

số tương ứng của phụ nữ thành thị chỉ là 5 và 10%

Hiện nay, vấn đề kết hôn sớm xảy ra khá phổ biến và gây những ảnh hưởng khôngnhỏ đến đời sống, học tập, công việc cũng như tâm sinh lí của chính họ Có những ảnhhưởng tích cực nhưng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đềnày

3.3.1 Ảnh hưởng của việc kết hôn sớm đến đời sống Nếu như kết hôn sớm họ sẽ phải làm hai việc lớn cùng một lúc, lúc đó họ phải có

sự kiên trì và quyết tâm rất lớn để có thể làm được Cũng có thể họ sẽ chịu rất nhiều áplực từ các mối quan hệ xung quanh hay việc xây dựng sự nghiệp sau này của mình gâyảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của bản thân Vì sự nghiệp ổn định là yếu tố rất

Trang 17

quan trọng trong cuộc sống Nó cho phép bạn tạo lập tài chính ổn định để chăm sóc giađình và nuôi dưỡng con cái, nó cũng là nguồn sinh sống, dự phòng cho bạn trong tươnglai Như vậy kết hôn sớm trước khi ổn định sự nghiệp sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn,không tự lập được về tài chính còn phải dựa dẫm vào cha mẹ

Có nhiều trường hợp kết hôn khi vẫn còn là học sinh, sinh viên Điều này ảnhhưởng rất lớn đến việc học tập của bản thân họ Họ sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho giađình và hạn hẹp thời gian học tập cũng như cống hiến cho sự nghiệp ở thời điểm đáng raphải phấn đấu và ổn định mọi thứ Nhiều trường hợp từ đó mà học hành sa sút, kết quảhọc tập đi xuống thậm chí bỏ học giữa chừng hoặc vẫn cố gắng xong học xong để lấy cáibằng ra trường nhưng không đi làm mà ở nhà do họ còn bận ở nhà chăm lo cho chồngcho gia đình chồng mà không có thời gian học tập, làm việc Như vậy sẽ làm mất đi bớtnhân tài của đất nước Cũng có trường hợp kết hôn khi cả hai vợ chồng đều đang còn đihọc, bố mẹ chồng phải lo cho cả con trai và con dâu đi học, tăng thêm gánh nặng cho giađình Và số liệu cũng phản ánh rằng những người kết hôn sớm thường có khả năng li hôncao

3.3.2 Ảnh hưởng của kết hôn sớm đến tâm sinh lýViệc kết hôn sớm cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lí của người tham gia, nhất là đốivới nữ giới Họ cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi phải kết hôn sớm như vậy Nếu nữ giớikết hôn khi chưa đủ tuổi quy định tức là tảo hôn, vấn đề đầu tiên cần nhắc đến là họcchưa đủ sức khỏe sinh sản Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt

là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao sovới phụ nữ trên 20 tuổi Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cânhoặc chết non hơn những đứa trẻ khác Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe,bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâmđúng mức

Nếu cả hai vợ chồng đều còn là học sinh, sinh viên khi kết hôn sớm như vậy, tâm

Trang 18

những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống mà cũng có thể xảy những bất đồng, mâu thuẫn.Cũng có nhiều người trở thành cha mẹ ở độ tuổi này Khi đến bản thân mình còn chưa lochưa xong họ đã trở thành mẹ trẻ con làm cho việc chăm sóc và giáo dục con cái sau nàykhông được hiệu quả Và các mối quan hệ xã hội từ đó cũng trở nên phức tạp hơn.

Nhưng thật sự cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của việc kết hôn sớm.Khi kết hôn sớm, bạn có thể lên kế hoạch tương lai của cả hai người khi còn trẻ, kế hoạchchi tiêu cho gia đình, những mục tiêu phấn đấu sau sau Họ có khởi đầu sớm hơn nhữngnhững người khác, họ trẻ hơn và có thể tận dụng nguồn năng lực của mình để chăm locon cái Người chồng hoặc vợ có họ có thể là động lực để họ luôn luôn cố gắng, phấn đấutrong học tập, công việc Tâm lý từ đó cũng vững vàng hơn, yên tâm hơn, luôn có giađình ở bên động viên, giúp đỡ Đây chính là hai mặt của việc kết hôn sớm Nhìn nhậntheo từng yếu tố sẽ thấy thái độ của mỗi người về vấn đề này là khác nhau

II TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nội dung nghiên cứu đã nêu trên, chúng tôi tiến hành theo 5 giai đoạnsau:

* Giai đoạn 1: Tìm hiểu và lựa chọn đề tài nghiên cứu.

* Giai đoạn 2: Xây dựng đề cương cho vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu lý luận của đề

tài, soạn thảo công cụ nghiên cứu

* Giai đoạn 3: Tiến hành điều tra, khảo sát thái độ của sinh viên trường Đại học Giáo

dục về vấn đề kết hôn sớm

* Giai đoạn 4: Thống kê, xử lý số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu.

* Giai đoạn 5: Hoàn chỉnh đề tài và viết báo cáo khoa học.

Trường Đại học Giáo dục là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại họcQuốc gia Hà Nội, Việt Nam Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giáo dục và nhàgiáo cho các bậc học ở Việt Nam, đặc biệt là cấp ba và đại học

Trang 19

Trường Đại học Giáo dục tiền thân là Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nộiđược thành lập theo nghị quyết số 1481/TCCB, ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Giámđốc ĐHQGHN

Ngày 3 thàng 4 năm 2009, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hànhquyết định số 441/QĐ- TTg thành lập trường Đại học Giáo dục trên cơ sở nâng cấp Khoa

Sư phạm của ĐHQGHN

Hiện nay, trụ sở chính của trường đặt tại nhà G7, số 144 đường Xuân Thủy, quậnCầu Giấy, Hà Nội và nhà C0, số 182 đường Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát trên 123 sinh viên trường Đại họcGiáo dục Trong đó có: 54 sinh viên đến từ Hà Nội chiếm 44.0%, 22 sinh viên đến từThái Bình chiếm 18.0%, 9 sinh viên đến từ Hải Dương chiếm khoảng 7.0%, còn lại 31%sinh viên đến từ các tỉnh thành khác như Bắc Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định,

Số lượng sinh viên các khóa và tỉ lệ phần trăm cụ thể chúng tôi tiến hành khảo sátđược thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1 Số lượng khách thể theo khóa

Từ bảng trên ta có thể thấy được tỉ lệ phần trăm số lượng khách thể nghiên cứu

Ngày đăng: 06/07/2016, 07:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w