1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

79 518 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu đang được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi nó tác động to lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia

Trang 1

**************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài :

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

Giảng viên hướng dẫn : TS Mai Thế Cường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Linh Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Kinh doanh quốc tế B

Khóa : 46

Hệ : Chính quy

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là công trình do em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Mai Thế Cường cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng

Xi măng – Clinker, Công ty xuất nhập khẩu xi măng

Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong Luận văn là trung thực Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 6 năm 2008 Sinh Viên

Nguyễn Thùy Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt

nghiệp, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình

của TS Mai Thế Cường Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự

giúp đỡ quý báu của thầy.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế

và Kinh doanh quốc tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học để

em có được những kiến thức như ngày hôm nay.

Đặc biệt, em xin cảm ơn các cô chú trong phòng Xi măng – clinker

tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều

kiện cho em hoàn thành luận văn

Em cũng xin cảm ơn sự quan tâm, động viên to lớn về mặt vật chất

cũng như tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè

Hà Nội, tháng 6 năm 2008 Sinh Viên

Nguyễn Thuỳ Linh

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP

KHẨU 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu 3

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 6

1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh 7

1.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 9

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 9

1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 10

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 13

1.2.4 Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 18

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 20

1.3.1 Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh

doanh nhập khẩu 20

1.3.2 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 20

1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 22

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 24

Trang 6

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty XNK xi măng 26

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG 31

2.2.1 Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty 31

2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 36

2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty 45

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI

MĂNG 51

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 51

3.1.1 Phương hướng 51

3.1.2 Mục tiêu 53

3.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 54

3.2.1 Cơ hội 54

3.2.2 Thách thức 55

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 56

3.3.1 Nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực 56

3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 57

3.3.3 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 59

3.3.4 Nghiên cứu và lựa chọn phương thức nhập khẩu phù hợp 60

3.3.5 Hoàn thiện công tác giao nhận vận tải 60

3.3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu 61

3.4 KIẾN NGHỊ 62

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 62

3.4.2 Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 27

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng 28

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty 2005-2007 30

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 31

Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 32

Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 34

Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 36

Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 40

Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 42

Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 46

Bảng 3.1 Kế hoạch nhập khẩu năm 2008 theo mặt hàng 53

Bảng 3.2 Kế hoạch tài chính năm 2008 53

Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc 55

Bảng 3.4 Cam kết về thuế nhập khẩu xi măng của Việt Nam 55

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng 24

Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 33

Hình 2.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 2005-2007 35

Hình 2.4 Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2005-2007 37

Hình 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu 2005-2007 37

Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu 2005-2007 38

Hình 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu 2005-2007 39

Hình 2.8 Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007 40

Hình 2.9 Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007 41

Hình 2.10 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007 42

Hình 2.11 Doanh thu bình quân 1 lao động nhập khẩu 2005-2007 43

Hình 2.12 Mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu 2005-2007 44

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu đang được tất cả các quốc giatrên thế giới quan tâm bởi nó tác động to lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia.Trong xu hướng đó có thể nhận thấy hoạt động kinh tế đối ngoại mà ngoại thương

là trọng tâm diễn ra mạnh mẽ hơn cả Ngoại thương tạo điều kiện cho mỗi nướctranh thủ tận dụng nguồn lực bên ngoài kết hợp với nội lực để tạo thành sức mạnhthúc đẩy nền kinh tế nước nhà

Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) Đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng đối với một đất nước đangtrên đà phát triển như Việt Nam, tạo ra thế và lực phát triển mới Các doanh nghiệpViệt Nam đã và đang không ngừng tận dụng tối đa cơ hội mà hội nhập kinh tế đemlại để có thể đứng vững và vươn lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngàycàng khốc liệt Trong đó đặc biệt phải kể đến các doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu vì môi trường kinh doanh của các công ty này không chỉ giới hạn quốcgia mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế

Là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có uy tín lâu năm về lĩnh vực xuấtnhập khẩu vật tư thiết bị xi măng trên thị trường trong nước và quốc tế, Công tyxuất nhập khẩu xi măng VINACIMEX cũng không đứng ngoài xu thế hội nhập đó.Quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về những thuậnlợi công ty đạt được, cũng như những khó khăn mà công ty đã và đang phải đối mặttrong bối cảnh hiện nay Qua hơn 15 năm hoạt động, công ty đã không ngừng xâydựng và đổi mới nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, phát huy lợi thếcạnh tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tốt hơn Tuy nhiên vẫn cònnhiều vấn đề mà Công ty cần phải nghiên cứu và tổ chức một cách hợp lý để gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh

Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh

nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 12

Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty xuất nhậpkhẩu xi măng Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng.

3 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung:

+ Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu xét dưới giác độ doanh nghiệp + Nghiên cứu 2 hình thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác

- Thời gian: từ năm 2005 đến năm 2007

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu: Trong đề tài này, các số liệu

được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tintrên báo, đài, internet…Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống đểphân tích

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh

với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phântích Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà

ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánhtương đối

- Phương pháp liên hệ: Để lượng hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế Có

nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến…Luậnvăn sử dụng phương pháp liên hệ tuyến tính là liên hệ theo một hướng xác địnhgiữa các chỉ tiêu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng hình và tàiliệu tham khảo, luận văn được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu

xi măng

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

tại Công ty xuất nhập khẩu xi măng

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP

KHẨU

1.1 TỔNG QUAN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu

1.1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu

Nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương.Nhập khẩu có tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sốngtrong nước Nhập khẩu để bổ sung các hàng mà trong nước không sản xuất được,hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế cho nhữnghàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu

Từ điển Kinh tế học hiện đại của Học viện Công nghệ Massachuset định nghĩa

“Hàng nhập khẩu là hàng hóa hoặc dịch vụ được tiêu dùng ở một nước nhưng mua

ở nước khác”.

Khoản 2, điều 28, chương 2 luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định

“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy bản chât của nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và kết nối sản xuất với tiêu dùng

1.1.1.2 Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhập khẩu

Kinh doanh nhập khẩu có những đặc trưng riêng, khác với kinh doanh nội địa.Những đặc trưng này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu

- Về thị trường: Thị trường nhập khẩu rất đa dạng Mỗi quốc gia có lợi thế so sánh

trong sản xuất những mặt hàng nhất định Do vậy nhà nhập khẩu có rất nhiều cơ hội

để lựa chọn thị trường cung cấp cho mình Việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường

Trang 14

nào cần tính đến những lợi ích thu được cũng như những chi phí phải bỏ ra khi nhậpkhẩu từ thị trường đó.

- Về môi trường pháp luật: Kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của hệ thống

luật quốc gia và luật quốc tế Giữa các nguồn luật này lại thường có sự mâu thuẫn,xung đột với nhau Do đó khi tham gia kinh doanh nhập khẩu, mỗi doanh nghiệpcần nắm rõ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu để tránh những tranh chấpphát sinh

- Về phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức khác nhau được sử dụng trong

hoạt động thanh toán nhập khẩu như: Phương thức nhờ thu, phương thức chuyểntiền, phương thức tín dụng chứng từ Việc thanh toán hàng nhập khẩu lại thường sửdụng các loại ngoại tệ nên chịu tác động lớn của tỷ giá hối đoái Vì thế doanhnghiệp muốn kinh doanh nhập khẩu hiệu quả thì không thể không quan tâm đến cácđiều khoản thanh toán

1.1.1.3 Các hình thức nhập khẩu

Hiện nay có nhiều hình thức nhập khẩu được áp dụng tùy thuộc vào mục tiêu vànăng lực của doanh nghiệp Dưới đây là một số hình thức nhập khẩu phổ biến ởViệt Nam:

Là hình thức nhập khẩu mà bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau,hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngoài mà không thông qua trung gian Bênxuất khẩu trực tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu

Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp sẽ tự tiến hành các hoạt động tìmkiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng, tự bỏ vốn kinh doanh hàng nhập khẩu,chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho lưu bãi, nộpthuế, tiêu thụ hàng hóa

Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận cao hơn so với hình thức nhập khẩu ủythác vì không phải chia sẻ lợi nhuận cho trung gian Đồng thời doanh nghiệp có thểthiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp Tuy nhiên nhược điểm là độ rủi ro

Trang 15

cao vì doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của mình trongsuốt quá trình nhập khẩu.

Nhập khẩu ủy thác

Là hình thức nhập khẩu thông qua trung gian thương mại Bên ủy thác sẽ trả mộtkhoản tiền gọi là phí ủy thác cho bên nhận ủy thác Bên nhận ủy thác có trách nhiệmthực hiện đúng các nội dung được quy định trong hợp đồng ủy thác đã ký kết giữacác bên

Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ủy thác sẽ không phải bỏ vốn, không phảixin hạn ngạch, không cần quan tâm đến khâu tiêu thụ hàng hóa mà chỉ thay mặt chobên ủy thác tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhậncũng như làm thủ tục đòi khiếu nại, bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổnthất

Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp hơn nhập khẩu trực tiếp, doanhnghiệp không mất nhiều chi phí Song lợi nhuận từ hình thức nhập khẩu này lạikhông cao vì doanh nghiệp nhận ủy thác không được tính giá trị lô hàng giao chobên ủy thác vào doanh thu của công ty mà chỉ được tính vào kim ngạch nhập khẩu.Khi hạch toán doanh thu, doanh nghiệp chỉ hạch toán phần phí ủy thác mà thôi

 Nhập khẩu liên doanh

Là hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách

tự nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp kinhdoanh nhập khẩu trực tiếp, nhằm phối hợp các kỹ năng để cùng giao dịch và đề racác chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, hướnghoạt động này sao cho có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia, cùng chia lợi nhuận

và cùng chịu lỗ theo tỷ lệ vốn góp liên doanh

 Nhập khẩu hàng đổi hàng

Là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu, thanh toán trong hoạt động nàykhông dùng tiền mà dùng hàng hóa Mục đích của nhập khẩu hàng đổi hàng là vừathu lãi từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu, vừa xuất khẩu được hàng hóa trong vàngoài nước

Trang 16

 Nhập khẩu gia công

Là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu cũng chính là bên nhận gia côngtiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm về để tiến hành gia côngtheo hợp đồng ký giữa hai bên Hàng hóa nhập khẩu có thể do bên đặt gia công bánđứt cho bên nhận gia công hoặc do bên đặt gia công chuyển sang cho

1.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Theo khoản 2, điều 4, chương I của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 giải

thích “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Như vậy về bản chất mọi doanh nghiệp tham

gia kinh doanh đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở mức tối đa Muốn đạtđược điều ấy, yêu cầu đặt ra là họ phải hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình

Và để xem xét mức độ hợp lý hóa đó, người ta thường sử dụng thuật ngữ “hiệu quảkinh doanh”

Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về “hiệu quả kinh doanh”được nhắc đến, sự khác nhau này chủ yếu là do điều kiện lịch sử và giác độ nghiêncứu khác nhau đem lại Tuy nhiên người ta có thể chia các quan điểm này thành cácnhóm cơ bản sau:

Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt

động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Theo quan điểm này, hiệu quảkinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa

là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả,mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau

Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng

thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí Quan điểm này đã nói lên qua hệ

so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó,nhưng lại chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổ sung

Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết

Trang 17

quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Quan điểm này đã phản ánhđược mối liên hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn được kết quả với chiphí bỏ ra, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí Tuy nhiên kếtquả và chi phí đều luôn luôn vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được mốitương quan về lượng và về chất giữa kết quả và chi phí.

Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ

giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồngthời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất Quan điểm này đã chú

ý đến sự so sánh giữa tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí.Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanhnghiệp

Các quan điểm trên thống nhất ở việc xem xét mối quan hệ giữa kết quả và chiphí, tuy nhiên nhược điểm của chúng là chưa phản ánh hết được bản chất của hiệuquả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn rất chặt với hiệu quảkinh tế xã hội, vì thế nó cần được xem xét toàn diện về cả mặt định tính và địnhlượng Xét về mặt lượng, hiệu quả phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu chính trị

xã hội môi trường nhất định Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhàkinh doanh tìm mọi cách để đạt được các mục tiêu kinh tế cho dù phải trả bất cứ giánào Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời kỳ, từnggiai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ kinhdoanh tiếp theo

Trong luận văn này, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý củadoanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phíthấp nhất

1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh

1.1.3.1 Dựa vào phương pháp tính hiệu quả

 Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối

Trang 18

• phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh, từng thời

kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp bằng cách lấy chênh lệch giữa kết quảkinh doanh và chi phí tạo ra kết quả đó

• Tổng lợi nhuận = Tổng kết quả - Tổng chi phí

 Hiệu quả kinh doanh tương đối

• Phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

• Được xác định bằng cách so sánh các đại lượng thể hiện kết quả và chi phí

H1 = Kết quả

Chi phíCông thức trên phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào

Hoặc

H2 = Chi phí

Kết quả

Công thức trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là

để có một đơn vị đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí

1.1.3.2 Dựa vào phạm vi tính toán hiệu quả

 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

• hiệu quả kinh doanh được tính trong phạm vi toàn bộ doanh nghiệp

 Hiệu quả kinh doanh bộ phận

• hiệu quả kinh doanh được tính đối với

+ từng bộ phận,

+ từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

+ Từng yếu tố sản xuất

1.1.3.3 Dựa vào thời gian mang lại hiệu quả

 Hiệu quả kinh doanh trước mắt

• xem xét trong một khoảng thời gian ngắn,

• hiệu quả mang lại ngay khi chúng ta thực hiện hoạt động kinh doanh

 Hiệu quả kinh doanh lâu dài

• xem xét, đánh giá trong một khoảng thời gian dài

Trang 19

• hiệu quả mang lại sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh một khoảngthời gian nhất định.

1.1.3.4 Dựa vào đối tượng xem xét hiệu quả

 Hiệu quả do chính việc thực hiện hoạt động kinh doanh đó mang lại

 Hiệu quả do một hoạt động kinh doanh khác mang lại

1.1.3.5 Dựa vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả

 Hiệu quả tài chính

• hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về khía cạnh kinh tế tài chính, biểuhiện mối quan hệ lợi ích mà doanh nghiệp nhận được trong kinh doanh vàchi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích đó

 Hiệu quả chính trị - xã hội

• hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về khía cạnh chính trị - xã hội môitrường, sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấukinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngânsách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tác động đến môitrường sinh thái và tốc độ đô thị hóa

1.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu về cơ bản cũng tương tự nhưnghiên cứu hiệu quả kinh doanh, chỉ khác nhau ở phạm vi nghiên cứu Nếu hiệu quảkinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản

lý của doanh nghiệp trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ tổ chức và quản

lý của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu mà thôi

Xét trên giác độ doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt

được khi thu được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, thể hiện trình độ khả năng sửdụng các yếu tố nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩucủa doanh nghiệp

Trang 20

Xét trên giác độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt được khi

tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hóa dịch vụ nhập khẩu lớn hơn chi phí bỏ ra

để sản xuất những hàng hóa dịch vụ này trong nước, nghĩa là hoạt động nhập khẩugóp phần làm nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và giảm giá thànhsản phẩm

1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp

Lợi nhuận nhập khẩu

 Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu

Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình kinhdoanh nhập khẩu Nó phản ánh các mặt số lượng và chất lượng hoạt động nhậpkhẩu của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sảnxuất như lao động, vật tư, tài sản cố định v.v…Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưacho biết hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được tạo ra từ nguồn lực nào, loại chi phínào

Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

Tỷ suất Lợi nhuận trên doanh thu ( Pdt )

Pdt = Lợi nhuận nhập khẩu

Tổng doanh thu nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì thuđược bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinhlợi của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao vàngược lại

Tỷ suất Lợi nhuận trên chi phí ( Pcp )

Pcp = Lợi nhuận nhập khẩu

Tổng chi phí

Trang 21

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì cóbao nhiêu đồng lợi nhuận thu về Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinhdoanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Tỷ suất Lợi nhuận trên tổng vốn ( P v )

Tổng vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì có baonhiêu đồng lợi nhuận thu về Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lợicủa vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn vàngược lại

1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ( Svlđ )

Svlđ = Doanh thu thuần nhập khẩu

Vốn lưu động nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩuthì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòngtrong một kỳ kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngượclại

Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ( Tv )

Tv = Thời gian của kỳ phân tích

1

Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

1 Thời gian của kỳ phân tích thường là 360 ngày

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho kinh doanh nhậpkhẩu quay được 1 vòng Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ tốc

độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao ngược lại

Hệ số đảm nhiệm vốn lưư động nhập khẩu ( H vlđ )

Hvlđ = Vốn lưu động nhập khẩu

Tổng doanh thu nhập khẩuChỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu nhập khẩu cần bao nhiêu đồngvốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng nhập khẩu càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại

Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu

Mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu (D)

Số lao động nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng lao động càng cao

Doanh thu bình quân 1 lao động (W)

Số lao động nhập khẩu

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh có thểtạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệuquả sử dụng lao động càng cao

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

1.2.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

 Môi trường kinh tế

Trang 23

Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp tham gianhập khẩu phải nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanhcủa mình như: Các quan hệ kinh tế quốc tế, sự phát triển của nền sản xuất trong vàngoài nước, sự biến động của thị trường, sự biến động tỷ giá hối đoái, hệ thống giaothông vận tải và thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tài chính

Các quan hệ kinh tế quốc tế

Liên kết kinh tế hiện là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thế giới với sựxuất hiện của ngày càng nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế như: WTO, APEC,NAFTA, ASEAN Sự phát triển của các liên kết kinh tế này tác động đến các nhàkinh doanh nước ngoài theo hai hướng Một mặt các doanh nghiệp dễ dàng hơntrong việc tiếp cận và khai thác những nguồn lực có lợi cho sản xuất kinh doanh màkhông phải đối mặt với những rào cản thương mại Các nhà sản xuất kinh doanh mởrộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, còn các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có cơhội tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp hơn Mặt khác nó tạo nên môi trường kinhdoanh bất lợi cho các doanh nghiệp ở các quốc gia ngoài khối liên kết so với doanhnghiệp ở các quốc gia trong khối

Sự phát triển của nền sản xuất trong và ngoài nước

Hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động trực tiếp của tình hình sản xuất trongnước và quốc tế Khi nền sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo ra sức cạnh tranhmạnh mẽ với hàng hóa nhập khẩu và có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu Trái lại,một nền sản xuất trong nước yếu kém sẽ thức đẩy nhu cầu nhập khẩu hàng hóa bổsung hoặc thay thế từ nước ngoài Trong khi đó, sự phát triển sản xuất quốc tế sẽgóp phần tạo ra nhiều sản phẩm với giá trị sử dụng cao, mẫu mã đẹp và giá thànhhạ

Sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế

Thị trường chủ yếu tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là thị trườngsản phẩm và thị trường nguyên liệu đầu vào

Sự biến động của thị trường sản phẩm cho thấy sự biến động trong nhu cầu tiêudùng của khách hàng Khi nhu cầu về một sản phẩm nào đó của người tiêu dùng

Trang 24

trong nước tăng lên thì nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đó của doanh nghiệp cũngthường tăng theo và ngược lại.

Thị trường nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào sự biến động của thị trường sảnphẩm Nhu cầu về sản phẩm càng lớn thì càng cần nhiều nguyên liệu đầu vào vàngược lại Đồng thời thị trường nguyên liệu đầu vào cũng tác động mạnh mẽ đến thịtrường sản phẩm Nếu nguyên liệu đầu vào của sản phẩm nào đó trở nên khan hiếmthì thị trường sản phẩm sẽ biến động về giá cả, lượng hàng cung ứng, thậm chí cả vềchất lượng hàng hóa đó Còn nguyên liệu trong nước dồi dào thì nhu cầu nhập khẩunguyên liệu sẽ giảm, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn

Bất kỳ thị trường nào biến động cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Để duy trì và phát triển, các nhà quản trị cần liên tục theo dõi,phân tích xu hướng biến động của thị trường để có thể kịp thời đề ra các phương ánnhập khẩu hợp lý

Sự biến động tỷ giá hối đoái

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu luôn có sự tham gia của ngoại tệ Do vậy sựbiến động về tỷ giá hối đoái có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chi phí vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ giá hối đoái tăng tức là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ, khiến chohàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn vì người nhập khẩu phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn

để mua cùng một lượng hàng hóa Khi đó các nhà nhập khẩu thường phải tăng giábán hàng nhập khẩu trong nước để bù đắp chi phí phát sinh, khiến cho nhu cầu vềhàng hóa nhập khẩu giảm xuống, người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng thaythế hàng nhập khẩu Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụhàng nhập khẩu, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Ngược lại tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, làmcho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn trước, kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng nhậpkhẩu.Khi đó các doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra ít nội tệ hơn để mua cùng một lượnghàng hóa như trước, tức là chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp giảm xuống

Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Trang 25

Đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sự cách biệt về mặtkhông gian Vì vậy có thể nói kinh doanh nhập khẩu không thể tách rời hệ thốnggiao thông vận tải và thông tin liên lạc

Ngày nay rất nhiều sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, do vậy việc cung cấp hànghóa đầy đủ, nhanh chóng, chính xác chính đã trở thành một trong những nhân tốquyết định đến khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Lựa chọn phương thứcvận tải đáp ứng được nhu cầu trên với giá thành thấp sẽ giúp doanh nghi vừa giảmbớt được chi phí, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những bước ngoặt trong phươngthức liên lạc trên toàn cầu Thay vì phải đến tận nơi để tìm kiếm, liên hệ nhà cungcấp và khách hàng với chi phí ăn ở, đi lại tốn kém, doanh nghiệp chỉ cần ngồi tạicông ty và sử dụng điện thoại hoặc internet để kết nối với bất cứ nơi nào trên thếgiới

Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc tốt sẽ cho phép mọi doanhnghiệp có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh, rút ngắn thời gian nhập khẩu, giảmbớt các chi phí, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu Ngượclại, hoạt động nhập khẩu phát huy được tính hiệu quả sẽ góp phần làm cho sản xuấttrong nước phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện để đầu

tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc phục vụ nhucầu phát triển kinh tế đất nước

Hệ thống ngân hàng tài chính

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng thì nhu cầu huyđộng vốn vay từ ngân hàng là rất lớn Khi hệ thống tài chính ngân hàng phát triểnmạnh thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp cũng như những dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh của ngân hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn,giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nắm bắt cơ hội Các doanh nghiệp lần đầutiên hợp tác nếu có sự đảm bảo của ngân hàng về mặt tài chính sẽ góp phần nângcao uy tín với bạn hàng

 Môi trường luật pháp

Trang 26

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu với đặc điểm là các chủ thể tham gia thường ởcác quốc gia khác nhau nên doanh nghiệp không những phải tuân thủ luật pháp củanước mình mà còn phải tuân thủ luật pháp quốc tế Nếu các văn bản pháp luật rõràng, công bằng và phù hợp sẽ góp phần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh mà khônggặp phải các vướng mắc hay rủi ro về mặt pháp lý Ngược lại, các quy định phápluật không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh,dẫn đến tình trạng lợi dụng kẽ hở pháp luật để kinh doanh phạm pháp như hàng lậu,hàng giả ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, uy tín, khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp, tức là làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu, theo đó đốitượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hóa nhập khẩu đi quamột khoản tiền

Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu trước hết là để góp phần vào việc pháttriển và bảo hộ sản xuất do có xu hướng làm tăng giá hàng nhập khẩu trên thịtrường nội địa Thuế nhập khẩu cũng góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và làcông cụ quan trọng trong đàm phán quốc tế, thúc đẩy tự do hóa thương mại

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu thì thuếnhập khẩu lại làm tăng chi phí đầu vào, làm cho giá bán đầu ra tăng lên dẫn tới nhucầu về hàng nhập khẩu giảm đi

Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặthàng hoặc một nhóm hàng được nhập về từ một thị trường nào đó trong một thờigian nhất định

Hạn ngạch nhập khẩu giống như thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu trênthị trường nội địa Tác động này giúp cho các nhà sản xuất kém hiệu quả sản xuất

ra một sản lượng cao hơn trong điều kiện thương mại tự do Nhưng hạn ngạch nhậpkhẩu khác thuế quan nhập khẩu về hai mặt: Thứ nhất, Chính phủ không có thu nhập

Trang 27

từ hạn ngạch Thứ hai, hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp nhậpkhẩu trong nước trở thành độc quyền.

1.2.4.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

 Nguồn nhân lực

Con người là chủ thể sáng tạo sử dụng các nguồn lực khác để đạt được mục tiêucủa doanh nghiệp, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Người lao động nếu có trình độ và kỹ năng, thành thạo các nghiệp vụ xuất nhậpkhẩu, am hiểu về thị trường thì sẽ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí

về thời gian, tiền bạc, sức lao động v.v cũng như giảm bớt rủi ro trong quá trìnhkinh doanh, đồng thời giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi Hiện nay xuthế toàn cầu hóa đã tạo ra môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, đòi hỏi doanhnghiệp phải xây dựng được đội ngũ lao động có trình độ cao để nâng cao lợi thếcạnh tranh

Vốn là một yếu vô cùng cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của mọi doanhnghiệp Các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải vay vốn để đặt cọc, ký quỹ hoặcthanh toán hàng nhập khẩu Nếu nguồn vốn hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lỡ các

cơ hội kinh doanh, hay khi tiến hành cùng lúc nhiều hợp đồng, khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp là rất thấp Doanh nghiệp cần xác định cho mình cơ cấu vốn hợp

lý để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn, từ đó đem lại tích lũy cho doanh nghiệp

sở vật chất để giảm bớt chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

 Trình độ quản lý của doanh nghiệp

Trang 28

Nếu doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với tỷ lệ chiphí lao động gián tiếp thấp mà vẫn đảm bảo vận hành doanh nghiệp một cách nhịpnhàng sẽ góp phần giảm chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm Chính sách nhậpkhẩu đúng đắn có thể sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Ngược lại quyếtđịnh thiếu chính xác có thể sẽ gây ra những tổn thất không gì bù đắp nổi Do đó,nhà quản lý cần có kiến thức về quản trị, nhạy bén để nắm bắt nhu cầu và xu hướngbiến động của thị trường, biết huy động và sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có để thựchiện mục tiêu, chiến lược doanh nghiệp Ngoài ra nhà quản lý còn cần biết sử dụngcác phương pháp và công cụ quản lý để kích thích sự sáng tạo của người lao động,sao cho họ đóng góp nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Thông tin là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh Doanhnghiệp nào có được nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì khả năng ra quyết địnhđúng càng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch hay phương án nhậpkhẩu hiệu quả Điều cần thiết là doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống thu thập và xử

lý thông tin một cách khoa học, chính xác, cập nhật về thị trường, giá cả, đối thủcạnh tranh v.v nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

1.2.4 Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Căn cứ vào công thức tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, về cơ bản có ba cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.2.4.1 Tăng doanh thu

Tăng doanh thu chính là tìm cách đẩy mạnh đầu ra cho quy trình kinh doanh Nói cách khác doanh nghiệp phải tìm ra biện pháp để tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, hoặc bán được hàng hóa với giá cao hơn Có nhiều biện pháp mà doanh nghiệp

có thể áp dụng để tăng doanh thu như:

- Làm tốt công tác Marketing để nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng, giúp nhiềukhách hàng biết đến sản phẩm của mình hơn

Trang 29

- Kinh doanh các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hoặc cung cấp các dịch

về nhiều lợi nhuận hơn Một số biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

- Phân bổ lao động hợp lý

- Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn

- v.v…

1.2.4.3 Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí

Nói chung doanh nghiệp thường khó có thể giảm đầu vào mà không làm ảnhhưởng đến giá trị đầu ra và ngược lại Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ cóthể tìm mọi biện pháp để tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.Với sản phẩm tốt hơn, kênh phân phối hiệu quả hơn, trình độ lao động cao hơn thìchi phí kinh doanh sẽ được sử dụng tiết kiệm hơn, sản phẩm có chất lượng tốt và giáthành hạ nên thu hút được nhiều khách hàng hơn

Từ những biện pháp có tính định hướng trên, các doanh nghiệp cần phải xemxét để tìm ra biện pháp cụ thể phù hợp với khả năng để nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp mình

Trang 30

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

1.3.1 Sự khan hiếm nguồn lực sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Các nguồn lực sử dụng trong sản xuất kinh doanh không phải là vô hạn Chính

vì vậy, nếu sử dụng nguồn lực không hợp lý sẽ dẫn đến sự lãng phí và cạn kiệtnguồn lực Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phảinghiên cứu, xem xét tính hiệu quả của từng phương án kinh doanh, so sánh và lựachọn ra phương án mang lại kết quả mong muốn với chi phí thấp nhất Nâng caohiệu quả kinh doanh là để nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực sản xuất có hạnmang lại kết quả tối ưu

Nguồn lực mà các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu sử dụng là thời gian, laođộng, ngoại tệ Sự khan hiếm các nguồn lực này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phảinâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào kinh doanh Việc tiết kiệm nguồn lực giúp doanh nghiệp giảm chi phíđầu vào, hạ giá thành sản phẩm

Trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập khẩu nhằm sử dung tiết kiệm các nguồn lực đầu vào càng trở nên cần thiết.Điều này giúp tiết kiệm lượng ngoại tệ đổ ra nước ngoài trong khi cán cân thươngmại của Việt nam luôn ở tình trạng nhập siêu trong những năm gần đây Như vậynâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn

là lợi ích chung của của quốc gia

1.3.2 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt như hiệnnay, các doanh nghiệp phải tự đưa ra những quyết định tác động trực tiếp đến sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp mình Doanh nghiệp càng kinh doanh có hiệu quảthì lợi ích thu được càng lớn Ngược lại những doanh nghiệp không khai thác tốtcác nguồn lực sẽ mất đi khả năng cạnh tranh và không thể đứng vững trên thị

Trang 31

trường Trong hoàn cảnh mà mọi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu tìm kiếm lợinhuận tối đa, doanh nghiệp nào không tìm cách vươn lên nâng cao hiệu quả kinhdoanh thì đồng nghĩa với việc đã tự loại bỏ mình.

1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì kết quả thu được ngày càng tăng, doanhnghiệp có cơ hội mở rộng phát triển, như vậy ngoài việc tạo thêm việc làm mới còngiúp tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, cải thiện và nâng caođời sống của họ Khi được đảm bảo về thu nhập, người lao động sẽ có điều kiệnchăm lo cho đời sống bản thân và gia đình, đồng thời có động lực để làm việc hăngsay, giúp tăng năng suất lao động, dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động nhập khẩu củadoanh nghiệp

Tóm lại, chương 1 đã làm rõ khái niệm, cách phân loại và chỉ tiêu đánh giá hiệuquả kinh doanh nhập cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khẩu, tạo cơ sở cho việc phân tíchthực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty XNK xi măng ở chương 2.Đồng thời, chương 1 còn đưa ra phương hướng để nâng cao hiệu quả kinh doanhnhập là

 Tăng doanh thu

 Giảm chi phí

 Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu xi măng

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Cement Trading Company

Tên viết tắt: VINACIMEX

Trụ sở: 228 đường Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội

Công ty XNK xi măng là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhântheo luật Việt Nam, có con dấu riêng theo mẫu quy định của Pháp luật Việt Nam.Công ty có tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Ngoạithương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàngINDOVINABANK

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty bao gồm:

- Nhập khẩu Vật tư thiết bị phụ tùng và Thiết bị toàn bộ cho ngành xi măng

- Xuất khẩu xi măng, vật liệu xây dựng

Theo quyết định của Bộ Xây dựng, công ty có nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau:

- Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Tổng công ty công nghiệp xi măngViệt Nam

- Nghiên cứu điều tra, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế

Trang 33

hoạch xuất nhập khẩu hàng năm và dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuấtkinh doanh và tiêu thụ của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.

- Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả nănghợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng lẻchuyên ngành và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới

- Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả trên thế giới chocác đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới

- Chịu trách nhiệm quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn Tổng công ty để thanhtoán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt

- Tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, xuất nhập khẩu

và các quy chế giao dịch đối ngoại do Nhà nước và các Bộ quy định

- Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại,thướng xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên,thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước

Khi mới thành lập, Công ty có tổng số vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung là6.418.000.000 đ

sự cho phép của Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Công ty XNK xi măng

Trang 34

Ngày 20/11/1998 Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam có quyếtđịnh số 540/XMVN-HĐQT phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Công tyxuất nhập khẩu xi măng Việt Nam.

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, VINACIMEX đã vượt qua những nămtháng đầy thử thách và đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp có uy tíncao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xi măng Từ số vốn hơn 3 tỷ đồng ban đầu được Nhànước giao, Công ty đã bổ sung tích lũy, đến nay vốn và tài sản của Công ty đã tăng đếnhơn 54 tỷ đồng Lợi nhuận của Công ty trong 10 năm qua đạt trên 10 tỷ đồng Các khoảnnộp vào ngân sách trong hơn 10 năm qua khoảng 1.000 tỷ đồng

Trong quá trình mở rộng phát triển, Công ty đã thành lập chi nhánh tại Thànhphố Hồ Chí Minh vào ngày 1/4/1991 theo quyết định số 154/BXD-TCLĐ, chinhánh Hải Phòng vào ngày 15/7/1993 theo quyết định số 333/BXD-TCLĐ và Vănphòng đại diện tại Viên Chăn - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo quyết định số515/XMVN - HĐQT

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của phòng Tổng hợp

Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM

ĐỐC DỰ

ÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG THIẾT BỊ PHỤ TÙNG

PHÒNG XMCL

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG

DỰ ÁN

CHI NHÁNH

TP.HCM

CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

VP ĐẠI DIỆN VIÊN CHĂN

Trang 35

Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng

Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc điều hành hoạt động củaCông ty theo quy định của cấp trên và pháp luật hiện hành

Phó giám đốc công ty: giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động

của Công ty theo sự phân công hoăc ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đươc Giám đốc phân công hoặc ủy quyền

Kế toán trưởng: giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn bộ công

tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty, chấp hành chế độ kế toán và chế độquản lý kinh tế Nhà nước ban hành

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban do Giám đốc công ty quy định

- Phòng Tổng hợp

+ Lập kế hoạch cho các kỳ, các năm

+ Tham gia theo dõi thực hiện kế hoạch

+ Chịu trách nhiệm tổng hợp và phân tích thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh

+ Giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư,thanh tra, bảo vệ của công ty

- Phòng Kế toán thống kê tài chính

+ Kiểm soát, quản lý toàn bộ tiền vốn, tài sản của Công ty

+ Lập kế hoạch tài chính cho từng thời kỳ

+ Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kế toán tài chính theo quy định củaNhà nước

+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế

độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính

Trang 36

hàng hoặc hợp đồng kinh tế cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty.+ Làm các thủ tục xuất khẩu xi măng, clinker.

- Phòng Thiết bị phụ tùng

+ Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng từ nước ngoài

+ Thương thảo để đi đến ký kết hợp đồng

+ Làm các thủ tục nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ và thiết bị phụ tùng đơncho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty

+ Tái xuất khẩu

- Phòng dự án

+ Tham gia lập và quản lý các dự án

+ Tham gia công tác chấm xét thầu các dự án nhà máy xi măng mới của Tổng công ty+ Tư vấn cho các chủ đầu tư mua sắm vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng mớihay nâng cấp nhà máy xi măng

Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa ở cảng nhận hàng tại khu vực phía Bắc

- Văn phòng đại diện tại Lào

Đầu mối giao dịch, phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ của Công ty để thựchiện các thủ tục xuất nhập khẩu xi măng, thạch cao

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty XNK xi măng

2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty XNK xi măng kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bịphục vụ sản xuất xi măng Do đặc thù của ngành xi măng Việt Nam là sản xuấtkhông đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên chủ trương của Chính phủ làtạo mọi điều kiện cho các nhà máy sản xuất xi măng hoạt động hết công suất, đáp

Trang 37

ứng đủ nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu Tuy nhiên vấn đề là vật tư thiết bị sảnxuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu đó Vì vậy công ty chỉ chuyên nhậpkhẩu vật tư thiết bị cho các Công ty thành viên của Tổng công ty, hoạt động xuấtkhẩu hầu như không thực hiện.

Doanh thu của công ty chủ yếu từ việc nhập khẩu các vật tư, thiết bị cho các nhàmáy thành viên của Tổng Công ty như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổphần xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty Cổ phần ximăng Hà Tiên 2

Các sản phẩm nhập khẩu chính của Công ty bao gồm:

- Vật tư cho sản xuất xi măng: Giấy Kraft, Thạch cao, Gạch chịu lửa, Clinker

- Thiết bị phụ tùng lẻ cho sản xuất xi măng

- Thiết bị toàn bộ cho sản xuất xi măng

Tỷ trọng (%)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng nghiệp vụ

Bảng trên cho thấy thị trường nhập khẩu của Công ty khá đa dạng Tuy vậy thịtrường trọng điểm cho những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và ổnđịnh hàng năm của VINACIMEX vẫn chưa được xác định Lấy ví dụ như mặt hànggiấy Kraft, khối lượng nhập khẩu không lớn nhưng lại được nhập từ 6 thị trường

Trang 38

khác nhau với mức giá chênh lệch không đáng kể Còn clinker là mặt hàng đượcnhập với khối lượng lớn song lại phụ thuộc vào một số ít công ty.

Công ty thường tiến hành nhập khẩu ủy thác cho các nhà máy sản xuất xi măngtrong nước Ngoài vấn đề về giá cả, chất lượng thì một yếu tố tác động không nhỏtới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty là yếu tố kỹ thuật Mỗi nhà máy

sử dụng một dây chuyền khác nhau nên để đảm bảo tính đồng bộ cho máy móc thiết

bị và kịp thời cung ứng hàng hóa theo đơn hàng, Công ty thường nhập khẩu từnhững nhà cung cấp truyền thống đã biết rất rõ về dây chuyền sản xuất đó

Nhóm hàng vật tư có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và dễ bị ảnh hưởng bởiđiều kiện vận chuyển nên Công ty đã lựa chọn chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan, TháiLan và Trung Quốc vì các thị trường này có lợi thế khoảng cách vận chuyển ngắn.Nhờ đó Công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời hàng hóa được bảoquản tốt hơn Còn nhóm hàng phụ tùng thiết bị thường được nhập từ các nước cócông nghệ tiên tiến như Đức, Nhật Bản

2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực

Hiện nay đội ngũ lao động của công ty gồm 73 người, được bố trí như sau:

Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng

và hiệu quả

Trang 39

Quản lý nguồn nhân lực

- Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định đầy đủ trong bảnNội quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể do Công ty ban hành phù hợp vớiquy định của pháp luật

- Hàng tháng mỗi phòng ban tự tổ chức kiểm điểm bình bầu và xét thưởng theo tiêuchuẩn ABC

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty nằm trong kế hoạch đàotạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam.Hàng năm các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được lựa chọn và cử đi tham dự cáckhóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo xi măng thuộcVICEM tổ chức Cụ thể là:

- Đào tạo ban đầu: Các nhân viên mới tuyển dụng được tham gia học lớp nghiệp vụngoại thương để đào tạo kỹ năng ban đầu giúp nhân viên làm quen với quy trìnhhoạt động của công ty

- Đào tạo thường xuyên: Cán bộ nhân viên tham gia các khóa học phổ biến về Luật,Nghị định của Nhà nước mới ban hành hay các khóa học nâng cao nghiệp vụ nhằm

bổ sung, áp dụng kiến thức vào nâng cao hiệu quả công việc

Ngoài ra cán bộ nhân viên được Công ty tạo điều kiện về tài chính và thời gian đểtham gia thi tuyển, tự đào tạo nâng cao trình độ phục vụ công việc

Chế độ đãi ngộ :

Ngoài khoản lương hàng tháng, Công ty còn duy trì chế độ ăn ca với mức450.000/người/tháng Mọi nhân viên đều được Công ty đóng bảo hiểm đầy đủ.Hàng năm Công ty đều tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát tới cácđịa điểm như: Sầm Sơn, Hạ Long, Cửa Lò… để động viên tinh thần làm việc cũngnhư tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong Công ty

2.1.3.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Hiện tại trụ sở của Công ty XNK xi măng nằm trong trụ sở của Tổng Công tyCông nghiệp xi măng Việt Nam Các phòng ban được trang bị đầy đủ các thiết bị

Ngày đăng: 10/04/2013, 08:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2008), [trực tuyến], Địa chỉ truy cập http://www.mof.gov.vn 2. Chính phủ (2005), Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về việcphê duyệt Quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 16 tháng 5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về việc "phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Tác giả: Bộ tài chính (2008), [trực tuyến], Địa chỉ truy cập http://www.mof.gov.vn 2. Chính phủ
Năm: 2005
3. ________. (2006), Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, ngày 6 tháng 10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước
Tác giả: ________
Năm: 2006
4. Công ty Cổ phần thạch cao xi măng (2005,2006,2007), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính đã kiểm toán
5. Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng(2005,2006,2007), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính đã kiểm toán
6. Công ty xuất nhập khẩu xi măng(2005,2006,2007), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính đã kiểm toán
7. Công ty xuất nhập khẩu xi măng(2008), Báo cáo tổng kết năm 2007, tháng 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm 2007
Tác giả: Công ty xuất nhập khẩu xi măng
Năm: 2008
8. David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 471 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế học hiện đại
Tác giả: David W.Pearce
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1999
9. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS.TS Phạm Thị Gái
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
10. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (II), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (II)
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2004
12. Th.S Nguyễn Văn Tạo(2004), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Thương mại, (số 10) tr.10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, "Tạp chí Thương mại
Tác giả: Th.S Nguyễn Văn Tạo
Năm: 2004
13. Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (2008), [trực tuyến], Địa chỉ truy cập: http://www.vinaciment.com.vn Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, VINACIMEX đã vượt qua những năm tháng đầy thử thách và đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp có uy tín  cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xi măng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
au hơn 15 năm hình thành và phát triển, VINACIMEX đã vượt qua những năm tháng đầy thử thách và đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp có uy tín cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xi măng (Trang 33)
Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng (Trang 33)
Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 (Trang 36)
Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007 (Trang 36)
2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực (Trang 37)
Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng (Trang 37)
Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng (Trang 37)
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét mức độ hợp lý của cơ cấu vốn. - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
nh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét mức độ hợp lý của cơ cấu vốn (Trang 39)
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty 2005-2007 (Trang 39)
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 (Trang 40)
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007 (Trang 40)
Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 (Trang 41)
Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007 (Trang 41)
Bảng 2.6-Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 (Trang 43)
Bảng 2.6-Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007 (Trang 43)
Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Trang 45)
Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Trang 45)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
gu ồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007 (Trang 49)
Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 49)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
gu ồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007 (Trang 51)
Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (Trang 51)
Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh T - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh T (Trang 55)
Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh T - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 2.10 So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh T (Trang 55)
Bảng 3.1 -Kế hoạch nhập khẩu năm 2008 theo mặt hàng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.1 Kế hoạch nhập khẩu năm 2008 theo mặt hàng (Trang 62)
Bảng 3.2-Kế hoạch tài chính năm 2008 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.2 Kế hoạch tài chính năm 2008 (Trang 62)
Bảng 3.1 - Kế hoạch nhập khẩu năm 2008 theo mặt hàng - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.1 Kế hoạch nhập khẩu năm 2008 theo mặt hàng (Trang 62)
Bảng 3.2-Kế hoạch tài chính năm 2008 - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.2 Kế hoạch tài chính năm 2008 (Trang 62)
Bảng 3. 4- Cam kết về thuế nhập khẩu xi măng của Việt Nam Cam kếtThuế suất MFNThuế suất khi gia  - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3. 4- Cam kết về thuế nhập khẩu xi măng của Việt Nam Cam kếtThuế suất MFNThuế suất khi gia (Trang 64)
Bảng 3.3 – Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.3 – Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc (Trang 64)
Bảng 3.3 – Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.3 – Dự báo nhu cầu xi măng toàn quốc (Trang 64)
Bảng 3.4 - Cam kết về thuế nhập khẩu xi măng của Việt Nam Cam kết Thuế suất MFN Thuế suất khi gia - NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA  CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG
Bảng 3.4 Cam kết về thuế nhập khẩu xi măng của Việt Nam Cam kết Thuế suất MFN Thuế suất khi gia (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w