Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty XNK xi măng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 35 - 40)

2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty XNK xi măng kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng. Do đặc thù của ngành xi măng Việt Nam là sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện cho các nhà máy sản xuất xi măng hoạt động hết công suất, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên vấn đề là vật tư thiết bị sản xuất

trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy công ty chỉ chuyên nhập khẩu vật tư thiết bị cho các Công ty thành viên của Tổng công ty, hoạt động xuất khẩu hầu như không thực hiện.

Doanh thu của công ty chủ yếu từ việc nhập khẩu các vật tư, thiết bị cho các nhà máy thành viên của Tổng Công ty như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2....

Các sản phẩm nhập khẩu chính của Công ty bao gồm:

- Vật tư cho sản xuất xi măng: Giấy Kraft, Thạch cao, Gạch chịu lửa, Clinker - Thiết bị phụ tùng lẻ cho sản xuất xi măng

- Thiết bị toàn bộ cho sản xuất xi măng

2.1.3.2 Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu chính của Công ty là các thị trường Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007

Đơn vị: Nghìn USD ST T Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Đức 12.298,5 20,92% 7046,5 16,39 10.856,5 10,5 2 Thái Lan 473,58 0,81% 2100 4,89 3.025,2 2,92 3 Trung Quốc 2000,96 3,4% 1795,3 4,17 39.732,1 38,4 4 Nhật Bản 15.158,68 25,79 7163 16,66 22.459,7 21,72 5 Đài Loan 11.415,54 19,42 12.377 28,81 0 0 6 Thị trường khác 17.433,32 29,66 12.492,2 29,08 27.355,5 26,46 Tổng 58.780,8 100 42.974,0 100 103.429,0 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng nghiệp vụ

Bảng trên cho thấy thị trường nhập khẩu của Công ty khá đa dạng. Tuy vậy thị trường trọng điểm cho những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và ổn định hàng năm của VINACIMEX vẫn chưa được xác định. Lấy ví dụ như mặt hàng giấy Kraft, khối lượng nhập khẩu không lớn nhưng lại được nhập từ 6 thị trường khác nhau với mức giá chênh lệch không đáng kể. Còn clinker là mặt hàng được nhập với khối lượng lớn song lại phụ thuộc vào một số ít công ty.

Công ty thường tiến hành nhập khẩu ủy thác cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Ngoài vấn đề về giá cả, chất lượng thì một yếu tố tác động không nhỏ tới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty là yếu tố kỹ thuật. Mỗi nhà máy sử dụng một dây chuyền khác nhau nên để đảm bảo tính đồng bộ cho máy móc thiết bị và kịp thời cung ứng hàng hóa theo đơn hàng, Công ty thường nhập khẩu từ những nhà cung cấp truyền thống đã biết rất rõ về dây chuyền sản xuất đó.

Nhóm hàng vật tư có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển nên Công ty đã lựa chọn chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc vì các thị trường này có lợi thế khoảng cách vận chuyển ngắn. Nhờ đó Công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời hàng hóa được bảo quản tốt hơn. Còn nhóm hàng phụ tùng thiết bị thường được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến như Đức, Nhật Bản.

2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực

Hiện nay đội ngũ lao động của công ty gồm 73 người, được bố trí như sau:

Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng

Bộ phận Cấp lãnh đạo quản lý

Lãnh đạo Nhân viên

1.Ban giám đốc 3 _ 2.Phòng kế toán 1 4 3.Phòng Tổng hợp 2 8 4.Phòng Xi măng clinker 2 5 5.Phòng thiết bị phụ tùng 2 4 6.Phòng dự án 2 4 7.Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 2 10 8.Chi nhánh Hải Phòng 2 12

9.Văn phòng đại diện Viêng Chăn 2 8

Tổng 18 55

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Tổng hợp

Cán bộ nhân viên của công ty trình độ hầu hết tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngoại thương, kinh tế, ngoại ngữ... nên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhờ đó mọi công việc của công ty đều thực hiện khẩn trương và hiệu quả.

Quản lý nguồn nhân lực

quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể do Công ty ban hành phù hợp với quy định của pháp luật.

- Hàng tháng mỗi phòng ban tự tổ chức kiểm điểm bình bầu và xét thưởng theo tiêu chuẩn ABC

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty nằm trong kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Hàng năm các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được lựa chọn và cử đi tham dự các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo xi măng thuộc VICEM tổ chức. Cụ thể là:

- Đào tạo ban đầu: Các nhân viên mới tuyển dụng được tham gia học lớp nghiệp vụ ngoại thương để đào tạo kỹ năng ban đầu giúp nhân viên làm quen với quy trình hoạt động của công ty.

- Đào tạo thường xuyên: Cán bộ nhân viên tham gia các khóa học phổ biến về Luật, Nghị định của Nhà nước mới ban hành hay các khóa học nâng cao nghiệp vụ nhằm bổ sung, áp dụng kiến thức vào nâng cao hiệu quả công việc

Ngoài ra cán bộ nhân viên được Công ty tạo điều kiện về tài chính và thời gian để tham gia thi tuyển, tự đào tạo nâng cao trình độ phục vụ công việc.

Chế độ đãi ngộ :

Ngoài khoản lương hàng tháng, Công ty còn duy trì chế độ ăn ca với mức 450.000/người/tháng. Mọi nhân viên đều được Công ty đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng năm Công ty đều tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát tới các địa điểm như: Sầm Sơn, Hạ Long, Cửa Lò… để động viên tinh thần làm việc cũng như tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong Công ty.

2.1.3.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Hiện tại trụ sở của Công ty XNK xi măng nằm trong trụ sở của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Các phòng ban được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như điện thoại, máy in, điều hòa nhiệt độ…Theo quy định của Công ty, mọi văn bản đến và đi đều phải được thông qua và lưu trữ tại phòng Tổng hợp. Do vậy

phòng Tổng hợp được bố trí thêm 2 máy fax, 1 máy photocopy. Các thiết bị này là mới mua trong 5 năm gần đây nên nhìn chung đang trong tình trạng sử dụng tốt. Công ty cũng có 2 xe ôtô phục vụ cho công tác của cán bộ nhân viên và 7 xe tải phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa.

Mọi hoạt động mua sắm vật tư, thiết bị của Công ty tuân thủ theo “Quy chế quản lý mua sắm vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ” của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ban hành ngày 4/11/1998. Theo quy định của Quy chế, Công ty muốn mua sắm các hàng hóa có giá trị trên 100 triệu đồng phải có sự phê duyệt của Tổng Công ty và tiến hành theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh. Công ty XNK xi măng kinh doanh dịch vụ thương mại, chủ yếu mua sắm các trang thiết bị cho văn phòng nên giá trị thường không lớn, vì thế hình thức này nhiều khi không phù hợp vì gây lãng phí về thời gian và tiền bạc.

2.1.3.5 Đặc điểm về tài chính

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty chúng ta sẽ xem xét mức độ hợp lý của cơ cấu vốn.

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của Công ty 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn tự có 60.343,0 59.927,0 60.547,0 Vốn vay 112.958,5 295.535,5 800.000,0 Vốn cố định 5.702,5 5.777,0 7.912,0 Vốn lưu động 167.599,0 349.685,5 852.635,0 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Qua bảng 2.3 có thể rút ra nhận xét là vốn được sử dụng trong kinh doanh nhập khẩu của Công ty chủ yếu là vốn vay, vốn tích lũy từ lợi nhuận tái đầu tư qua các năm tăng lên không đáng kể. Năm 2006 lượng vốn vay tăng gấp đôi so với năm 2005, sang năm 2007 lượng vốn vay đã tăng gấp 6 lần. Việc Công ty huy động ngày càng nhiều vốn cho thấy quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng. Song sự phụ thuộc về vốn có thể khiến Công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro không lường trước như làm lỡ mất cơ hội kinh doanh, chi phí lãi vay ngày càng lớn…

Vốn cố định hàng năm tăng là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị mới phục vụ quản lý và mua ô tô phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của Công ty. Vốn lưu động cũng tăng mạnh: năm 2005 đạt 168 tỷ đồng, năm 2006 gần 250 tỷ đồng, đặc biệt năm 2007 tăng lên đến 850 tỷ đồng. Lý do của sự biến động này là năm 2007 giá trị lượng hàng nhập khẩu đang trên đường về của Công ty tăng cao.

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w