3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Cho đến nay, hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn có những một số điểm chưa hợp lý, gây trở ngại cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục có những biện pháp hoàn thiện hơn nữa về hệ thống pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, công bằng và thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Về chính sách thuế, Nhà nước cần quy định rõ ràng về thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng, kèm theo đó là bản phụ lục mô tả mặt hàng nhập khẩu chịu thuế. Sự hỗ trợ về thuế đối với các mặt hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước như xi măng, thép, than…phải được duy trì. Đồng thời Nhà nước phải lên kế hoạch đối với sự thay đổi về mức thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước nói riêng và của ngành xi măng nói chung.
Về chính sách điều tiết nhập khẩu, Nhà nước cần sớm thay đổi và hoàn thiện các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Giữa Bộ Công thương và Tổng Cục Hải
quan cần có sự thống nhất với nhau trong việc quản lý nhập khẩu. Nhà nước cần quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung quy trình thủ tục hải quan theo hướng tiêu chuẩn hóa.
Về chính sách quản lý ngoại hối, hiện nay chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu nên tỷ giá hối đoái thường được điều hành theo hướng có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng đóng góp phần quan trọng không kém trong việc bổ sung, cân đối các mặt hàng trong nước còn thiếu hụt, duy trì năng lực sản xuất. Do vậy Nhà nước cần có các biện pháp điều hành tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
3.4.1.2 Hỗ trợ thông tin thị trường
Việc gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội về thị trường, song cũng đặt ra cho họ rất nhiều những thách thức. Những chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ có thể là sự hỗ trợ về mặt thông tin. Nhà nước có thể cung cấp các thông tin trên các phương tiện đại chúng, xuất bản những tài liệu mang tính thống kê và cảnh báo những biến động, rủi ro trên thị trường quốc tế có thể tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Tại các doanh nghiệp Việt Nam đang xảy ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ, có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy Nhà nước cần ban hành các chính sách đầu tư cho giáo dục, xây dựng hệ thống đào tạo một cách bài bản và sát với yêu cầu thực tế. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, ngoài những kỹ năng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, còn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ về ngoại ngữ.
3.4.1.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống
thông tin liên lạc...Muốn nâng cấp cơ sơ hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Do vậy Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thích đáng trong việc quy hoạch, xây mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
3.4.2 Kiến nghị đối với Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
3.4.2.1 Hỗ trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong bối cảnh hiện nay, giá xăng dầu tăng cao làm cho cước phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất xi măng cũng tăng mạnh. Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, Công ty XNK xi măng đã chấp nhận không tăng giá bán để góp phần bình ổn giá thị trường, cho dù lợi nhuận giảm. Do vậy để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho các đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty, sự hỗ trợ vốn từ phía Tổng Công ty là vô cùng cần thiết. Tổng Công ty cần theo dõi và thông báo kịp thời tình hình sản xuất và nhu cầu nhập khẩu của các đơn vị thành viên cho VINACIMEX để Công ty có phương án huy động và sử dụng vốn hiệu quả, đồng thời cho Công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi và bảo lãnh đối với các khoản vay thanh toán của Công ty.
3.4.2.2 Hoàn thiện quy chế quản lý mua sắm vật tư thiết bị
Nhằm quản lý việc mua sắm vật tư thiết bị của các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty, “Quy chế quản lý mua sắm vật tư, thiết bị phụ tùng lẻ” đã được Tổng Công ty ban hành ngày 4/11/1998. Vì ban hành cách đây gần 10 năm nên nhiều nội dung của quy chế đã không còn phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính sách của Nhà nước liên quan đến nhập khẩu hàng hóa đã có nhiều thay đổi, dẫn đến một số thủ tục trong quy chế trở nên rườm rà, thậm chí là bất hợp lý, gây tốn kém về mặt thời gian và chi phí. Do vậy Tổng Công ty cần có những điều chỉnh, bổ sung trong quy chế nhằm phát huy tính linh hoạt trong kinh doanh của các đơn vị thành viên nói chung cũng như Công ty XNK xi măng nói riêng như: thay đổi điều kiện mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức đấu thầu, mở rộng biên độ cước phí vận tải, tăng tỷ lệ phí ủy thác v.v...
Tóm lại chương 3 xem xét những cơ hội và thách thức mà Công ty XNK xi măng sẽ đối mặt trong thời gian tới; đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty và đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước cũng như Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
KẾT LUẬN
Việc nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những cơ hội, đồng thời cũng làm nảy sinh không ít những khó khăn thách thức với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc nắm bắt được những thuận lợi và nhân biết rủi ro trước sự biến động không ngừng của nền kinh thế giới có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy mặc dù đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như xây dựng được nhiều mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tạo thuận lợi cho công tác kinh doanh song Công ty VINACIMEX vẫn gặp rất nhiều khó khăn do đơn hàng nhập khẩu ít mà lại phải cạnh tranh nhiều. Vì thế Công ty cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ để phù hợp với tình hình kinh doanh mới.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty như đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong Công ty, tích cực tìm kiếm các đơn hàng và xây dựng kế hoạch nhập khẩu năng động, phù hợp cơ chế thị trường và quy luật cung - cầu, mở rộng phạm vi kinh doanh… những thay đổi này cần sớm thực hiện song trong quá trình thực hiên cần chú ý kiểm tra giám sát sao cho phù hợp với định hướng phát triển của ngành và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2008), [trực tuyến], Địa chỉ truy cập http://www.mof.gov.vn
2. Chính phủ (2005), Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 16 tháng 5, Hà Nội.
3. ________. (2006), Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, ngày 6 tháng 10, Hà Nội
4. Công ty Cổ phần thạch cao xi măng (2005,2006,2007), Báocáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội.
5. Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng(2005,2006,2007), Báo cáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội.
6. Công ty xuất nhập khẩu xi măng(2005,2006,2007), Báocáo tài chính đã kiểm toán, Hà Nội.
7. Công ty xuất nhập khẩu xi măng(2008), Báo cáo tổng kết năm 2007, tháng 1, Hà Nội.
8. David W.Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 471.
9. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
10. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI (II), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Nhàn (2005), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải TMT, Luận văn tốt nghiệp, Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, Khóa 43, Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. Th.S Nguyễn Văn Tạo(2004), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Thương mại, (số 10) tr.10. 13. Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (2008), [trực tuyến], Địa chỉ
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...