Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 40 - 45)

Đế đánh giá một cách khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty xuất nhập khẩu xi măng, trước hết ta xem xét kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2006 (%) Tổng doanh thu 361.040,5 156.086,5 -56,8 177.757,4 13,8 Tổng chi phí 359.407,8 153.566,1 -57,3 175.310,2 14,1 Nộp ngân sách Nhà nước 29.700,0 20.300,0 68,3 47.800,0 161,0 Lợi nhuận sau thuế 1.225,2 1.942,3 58,5 2.447,1 26,0

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả kinh doanh 2005, 2006, 2007

Nhìn vào bảng 2.4 có thể thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã giảm rõ rệt trong vòng 3 năm qua. Do doanh số mặt hàng nhập khẩu trực tiếp năm 2005 của Công ty tương đối cao nên đạt mức doanh thu 361 tỷ đồng. Sang năm 2006 lượng mặt hàng nhập khẩu trực tiếp đều giảm, mặt hàng thiết bị toàn bộ vốn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch cũng giảm nhiều, khiến doanh thu của Công ty đã giảm mạnh xuống chỉ còn 156 tỷ đồng, giảm 56,8% so với năm trước. Đến năm 2007 doanh thu đạt 177,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với 2006 vì kim ngạch nhập khẩu thiết bị toàn bộ tăng đột biến, nhưng vẫn còn thua xa so với kết quả đạt được của năm 2005.

Mặc dù doanh thu sụt giảm song Công ty vẫn liên tục đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận. Đây là thành quả của những nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí kinh doanh của Công ty. So với năm 2005, năm 2006 doanh thu giảm 56,8% còn chi phí giảm 57,3%, kết quả là lợi nhuận năm 2006 tăng 58,5%. Năm 2007 doanh thu tăng 13,8% so với năm 2006 thì chi phí tăng 14,1% làm cho lợi nhuận tăng 26%.

Tuy hàng năm VINACIMEX đóng góp một lượng đáng kể vào ngân sách Nhà nước, song có thể nói lợi nhuận Công ty đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với quy mô nhập khẩu tương đối lớn như hiện nay và đòi hỏi Công ty cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007

Đơn vị : Nghìn USD Kim ngạch nhập khẩu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị 2006/2005 (%) Giá trị 2007/2005 (%) Nhập khẩu trực tiếp 17.252,7 100 7.405,5 -57,1 6.705,9 -9,5 Nhập khẩu ủy thác 41.528,1 100 35.568,5 -14,4 96.723,1 171,9 Tổng 58.780,8 100 42.974,0 -26,9 103.429,0 176,0

Nguồn : Tổng hợp số liệu của phòng nghiệp vụ

Số liệu ở bảng 2.5 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ổn định qua các năm. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt trên 58 triệu đôla Mỹ. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt gần 43 triệu đôla Mỹ, giảm 26,9% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sau thời kỳ dài sốt xi măng cho xây dựng, thị trường bất động sản bắt đầu đóng băng khiến cho nhu cầu giảm dần. Mặt khác, nhiều nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động đã làm tăng khối lượng sản xuất các nguyên liệu đầu vào hoặc tìm được vật tư thay thế. Đến năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến lên đến 176% so với năm 2006. Đó là nhờ ngay từ đầu năm, Công ty đã xác định và tập trung nguồn lực nên đã ký kết thành công các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các dự án xây dựng nhà máy xi măng mới.

Nguồn : Tổng hợp số liệu của phòng nghiệp vụ

Hình 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu 2005-2007

Công ty thường tiến hành nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty. Nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác là hai hình thức nhập khẩu chủ yếu được áp dụng tại VINACIMEX, trong đó hình thức nhập khẩu ủy thác luôn chiếm tỷ lệ cao.

Hình 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu trực tiếp ngày càng giảm qua các năm. Trong năm 2005 kim ngạch nhập khẩu trực tiếp đạt xấp xỉ 17 triệu đôla Mỹ, song năm 2006 giảm xuống chỉ còn 42,9% và đến 2007 thì còn thấp hơn, chỉ bằng 39% so với 2005. Mặc dù nhập khẩu trực tiếp đem lại cho Công ty doanh thu cao hơn nhiều so với nhập khẩu ủy thác, song hình thức này đòi hỏi số vốn rất lớn, hơn nữa công ty lại không thể chủ động đầu ra do chỉ có các nhà máy sản xuất xi măng mới tiêu thụ được mặt hàng nhập khẩu nên Công ty vẫn tiến hành nhập khẩu ủy thác là chính.

Với hình thức nhập khẩu ủy thác thì kim ngạch nhập khẩu được tính bao gồm cả phí ủy thác nhập khẩu và phần giá vốn của khách hàng, nhưng doanh thu từ hoạt

động này chỉ được tính từ phần phí ủy thác nhập khẩu. Mức phí ủy thác trung bình Công ty nhận được là 1% giá trị lô hàng nhập khẩu theo giá CIF.

Bảng 2.6-Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm 2005-2007

Đơn vị : Nghìn đôla

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1.Giấy Kraft 6.231,31 10,6% 3.843,7 8,94% 1.944,13 1,87% 2.Hạt nhựa 194,58 0,33% 134 0,31% 411,20 0,4% 3.Gạch chịu lửa 3.145,15 5,35% 4200 9,78% 4.131,84 4,0% 4.NVL sản xuất VLCL 1.045,14 1,78% 2000 4,65% 1.724,70 1,66% 5.Thạch cao 2.354,48 4,01% 2760 6,42% 3.025,17 2,92% 6.Clinker 8.534,52 14,52% 10.156 23,63% _____ _____ 7.Phụ tùng thiết bị lẻ 7.406,50 12,6% 6500 15,13% 2.461,40 2,37% 8.Thiết bị toàn bộ 29.869,12 50,81% 13.380 31,14% 89.730,65 86,78% Tổng 58.780,81 100% 42.973,7 100% 103.429,1 2 100%

Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007

Theo bảng 2.6, trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty thì nhóm hàng thiết bị luôn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời thiết bị toàn bộ thường đạt kim ngạch cao hơn hẳn so với phụ tùng thiết bị lẻ. Điều này có thể lý giải là do giá trị của thiết bị cao hơn rất nhiều so với giá trị của vật tư. Tuy vậy doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thiết bị lại thường thấp hơn so với kinh doanh nhập khẩu vật tư. Đó là bởi đối với nhóm hàng thiết bị Công ty chỉ nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu ủy thác, khi hạch toán doanh thu chỉ hạch toán phần phí ủy thác nhập khẩu mà thôi. Còn nhóm hàng vật tư được nhập khẩu theo cả hình thức trực tiếp và ủy thác nên doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra nhu cầu về vật tư cho sản xuất xi măng liên tục và ổn định hơn so với nhu cầu về thiết bị vốn chỉ hình thành khi có dự án xây mới hay sửa chữa dây chuyền, nhà máy

Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007

Hình 2.3 –Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 2005-2007

Dựa vào hình 2.3, ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vật tư khá thấp và mức chênh lệch giữa các năm không đáng kể. Ngoại trừ năm 2007 mặt hàng clinker là mặt hàng chủ lực của Công ty trong các năm trước, có kim ngạch nhập khẩu bằng 0. Nguyên nhân là sản lượng clinker do các nhà máy trong nước sản xuất tăng cao vượt quá nhu cầu thị trường, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này gần như không còn.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có đến hơn 30 dự án xây dựng nhà máy xi măng lò quay đang được triển khai. Cùng theo đó, là 17 dự án đang trong lộ trình chuyển đổi nhà máy xi măng lò đứng sang kiểu lò quay. Vì thế ngay từ đầu năm 2007, Công ty đã xác định và tập trung nguồn lực cho các Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho các dự án nhà máy xi măng mới như : dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn, dây chuyền xi măng Bỉm Sơn, dây chuyền 3 xi măng Hoàng Thạch, dự án chuyển đổi nhiên liệu đốt của xi măng Hà Tiên 2 và các trạm nghiền xi măng Long An, Quảng

Trị, Cam Ranh, Quận 9. Nhờ vậy mà kim ngạch từ việc thực hiện các hợp đồng thiết bị toàn bộ đã tăng vọt : tăng 43% so với năm 2005 và 58% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 40 - 45)