KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 31)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu xi măng

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Cement Trading Company

Tên viết tắt: VINACIMEX

Trụ sở: 228 đường Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 04 - 8512424, 04 - 8515953

Fax: 04-8513748

Email: vinacimex@hn.vnn.vn

Công ty xuất nhập khẩu xi măng (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Công ty được thành lập ngày 01/01/1991 theo Quyết định số 692/BXD-TCLĐ ngày 03/11/1990 của Bộ Xây dựng.

Công ty XNK xi măng là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, có con dấu riêng theo mẫu quy định của Pháp luật Việt Nam. Công ty có tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam và ngân hàng INDOVINABANK. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty bao gồm:

- Nhập khẩu Vật tư thiết bị phụ tùng và Thiết bị toàn bộ cho ngành xi măng. - Xuất khẩu xi măng, vật liệu xây dựng.

Theo quyết định của Bộ Xây dựng, công ty có nhiệm vụ và quyền hạn chính như sau: - Thực hiện chức năng kinh tế đối ngoại của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

- Nghiên cứu điều tra, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm và dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh

doanh và tiêu thụ của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty.

- Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành xi măng của các nước trên thế giới, khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài, khả năng nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng lẻ chuyên ngành và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.

- Thu thập và phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường giá cả trên thế giới cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để tiếp cận với thị trường thế giới.

- Chịu trách nhiệm quản lý tập trung quỹ ngoại tệ của toàn Tổng công ty để thanh toán và sử dụng có hiệu quả theo kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt.

- Tuân thủ đúng các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, xuất nhập khẩu và các quy chế giao dịch đối ngoại do Nhà nước và các Bộ quy định.

- Thực hiện các cam kết trong hợp tác quốc tế thông qua hợp đồng thương mại, thướng xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Khi mới thành lập, Công ty có tổng số vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung là 6.418.000.000 đ. Theo đó + Vốn ngân sách cấp : 3.151.000.000 đ + Vốn Công ty tự bổ sung: 3.267.000.000 đ Trong đó + Vốn cố định : 362.000.000 đ + Vốn lưu động : 6.056.000.000 đ

Trước năm 1990, VINACIMEX tiền thân là phòng Xuất nhập khẩu của Tổng công ty xi măng Việt Nam (VNCC) và chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng công ty.

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước cuối những năm 80 kéo theo sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đã làm cho nhu cầu xây dựng trong nước ngày càng tăng. Khối lượng công việc ngày càng tăng và phức tạp hơn khiến cho chức năng phòng ban không còn phù hợp nữa. Nhận thức được điều này, VNCC khi đó (nay là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam -VICEM) được sự cho phép của Bộ Xây dựng đã quyết định thành lập Công ty XNK xi măng.

định số 540/XMVN-HĐQT phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu xi măng Việt Nam.

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, VINACIMEX đã vượt qua những năm tháng đầy thử thách và đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một doanh nghiệp có uy tín cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu xi măng. Từ số vốn hơn 3 tỷ đồng ban đầu được Nhà nước giao, Công ty đã bổ sung tích lũy, đến nay vốn và tài sản của Công ty đã tăng đến hơn 54 tỷ đồng. Lợi nhuận của Công ty trong 10 năm qua đạt trên 10 tỷ đồng. Các khoản nộp vào ngân sách trong hơn 10 năm qua khoảng 1.000 tỷ đồng.

Trong quá trình mở rộng phát triển, Công ty đã thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1/4/1991 theo quyết định số 154/BXD-TCLĐ, chi nhánh Hải Phòng vào ngày 15/7/1993 theo quyết định số 333/BXD-TCLĐ và Văn phòng đại diện tại Viên Chăn - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo quyết định số 515/XMVN - HĐQT.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của phòng Tổng hợp

Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức công ty XNK xi măng

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG THIẾT BỊ PHỤ TÙNG PHÒNG XMCL PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG DỰ ÁN CHI NHÁNH TP.HCM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VP ĐẠI DIỆN VIÊN CHĂN

Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc điều hành hoạt động của Công ty theo quy định của cấp trên và pháp luật hiện hành.

Phó giám đốc công ty: giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động

của Công ty theo sự phân công hoăc ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đươc Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.

Kế toán trưởng: giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty, chấp hành chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế Nhà nước ban hành.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban do Giám đốc công ty quy định.

- Phòng Tổng hợp

+ Lập kế hoạch cho các kỳ, các năm + Tham gia theo dõi thực hiện kế hoạch

+ Chịu trách nhiệm tổng hợp và phân tích thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, thanh tra, bảo vệ của công ty.

- Phòng Kế toán thống kê tài chính

+ Kiểm soát, quản lý toàn bộ tiền vốn, tài sản của Công ty + Lập kế hoạch tài chính cho từng thời kỳ

+ Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước

+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.

Các phòng nghiệp vụ

- Phòng Xi măng - Clinker

+ Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng từ nước ngoài + Tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng

hàng hoặc hợp đồng kinh tế cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty. + Làm các thủ tục xuất khẩu xi măng, clinker.

- Phòng Thiết bị phụ tùng

+ Nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng từ nước ngoài + Thương thảo để đi đến ký kết hợp đồng

+ Làm các thủ tục nhập khẩu dây chuyền thiết bị toàn bộ và thiết bị phụ tùng đơn cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty.

+ Tái xuất khẩu. - Phòng dự án

+ Tham gia lập và quản lý các dự án

+ Tham gia công tác chấm xét thầu các dự án nhà máy xi măng mới của Tổng công ty + Tư vấn cho các chủ đầu tư mua sắm vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng mới hay nâng cấp nhà máy xi măng.

- Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh

+ Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa khi hàng về đến cảng tại khu vực phía Nam

+ Theo dõi lượng hàng nhập cho các đơn vị trong Tổng công ty ở khu vực phía Nam.

- Chi nhánh Hải Phòng

Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hóa ở cảng nhận hàng tại khu vực phía Bắc.

- Văn phòng đại diện tại Lào

Đầu mối giao dịch, phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ của Công ty để thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu xi măng, thạch cao.

2.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty XNK xi măng

2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh

Công ty XNK xi măng kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xi măng. Do đặc thù của ngành xi măng Việt Nam là sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nên chủ trương của Chính phủ là tạo mọi điều kiện cho các nhà máy sản xuất xi măng hoạt động hết công suất, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên vấn đề là vật tư thiết bị sản xuất

trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy công ty chỉ chuyên nhập khẩu vật tư thiết bị cho các Công ty thành viên của Tổng công ty, hoạt động xuất khẩu hầu như không thực hiện.

Doanh thu của công ty chủ yếu từ việc nhập khẩu các vật tư, thiết bị cho các nhà máy thành viên của Tổng Công ty như: Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 2....

Các sản phẩm nhập khẩu chính của Công ty bao gồm:

- Vật tư cho sản xuất xi măng: Giấy Kraft, Thạch cao, Gạch chịu lửa, Clinker - Thiết bị phụ tùng lẻ cho sản xuất xi măng

- Thiết bị toàn bộ cho sản xuất xi măng

2.1.3.2 Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu chính của Công ty là các thị trường Đức, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Bảng 2.1 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu theo thị trường 2005-2007

Đơn vị: Nghìn USD ST T Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Đức 12.298,5 20,92% 7046,5 16,39 10.856,5 10,5 2 Thái Lan 473,58 0,81% 2100 4,89 3.025,2 2,92 3 Trung Quốc 2000,96 3,4% 1795,3 4,17 39.732,1 38,4 4 Nhật Bản 15.158,68 25,79 7163 16,66 22.459,7 21,72 5 Đài Loan 11.415,54 19,42 12.377 28,81 0 0 6 Thị trường khác 17.433,32 29,66 12.492,2 29,08 27.355,5 26,46 Tổng 58.780,8 100 42.974,0 100 103.429,0 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng nghiệp vụ

Bảng trên cho thấy thị trường nhập khẩu của Công ty khá đa dạng. Tuy vậy thị trường trọng điểm cho những mặt hàng có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và ổn định hàng năm của VINACIMEX vẫn chưa được xác định. Lấy ví dụ như mặt hàng giấy Kraft, khối lượng nhập khẩu không lớn nhưng lại được nhập từ 6 thị trường khác nhau với mức giá chênh lệch không đáng kể. Còn clinker là mặt hàng được nhập với khối lượng lớn song lại phụ thuộc vào một số ít công ty.

Công ty thường tiến hành nhập khẩu ủy thác cho các nhà máy sản xuất xi măng trong nước. Ngoài vấn đề về giá cả, chất lượng thì một yếu tố tác động không nhỏ tới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu của Công ty là yếu tố kỹ thuật. Mỗi nhà máy sử dụng một dây chuyền khác nhau nên để đảm bảo tính đồng bộ cho máy móc thiết bị và kịp thời cung ứng hàng hóa theo đơn hàng, Công ty thường nhập khẩu từ những nhà cung cấp truyền thống đã biết rất rõ về dây chuyền sản xuất đó.

Nhóm hàng vật tư có nhu cầu nhập khẩu thường xuyên và dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận chuyển nên Công ty đã lựa chọn chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc vì các thị trường này có lợi thế khoảng cách vận chuyển ngắn. Nhờ đó Công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời hàng hóa được bảo quản tốt hơn. Còn nhóm hàng phụ tùng thiết bị thường được nhập từ các nước có công nghệ tiên tiến như Đức, Nhật Bản.

2.1.3.3 Đặc điểm nhân lực

Hiện nay đội ngũ lao động của công ty gồm 73 người, được bố trí như sau:

Bảng 2.2-Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng

Bộ phận Cấp lãnh đạo quản lý

Lãnh đạo Nhân viên

1.Ban giám đốc 3 _ 2.Phòng kế toán 1 4 3.Phòng Tổng hợp 2 8 4.Phòng Xi măng clinker 2 5 5.Phòng thiết bị phụ tùng 2 4 6.Phòng dự án 2 4 7.Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh 2 10 8.Chi nhánh Hải Phòng 2 12

9.Văn phòng đại diện Viêng Chăn 2 8

Tổng 18 55

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng Tổng hợp

Cán bộ nhân viên của công ty trình độ hầu hết tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ngoại thương, kinh tế, ngoại ngữ... nên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhờ đó mọi công việc của công ty đều thực hiện khẩn trương và hiệu quả.

Quản lý nguồn nhân lực

quy lao động và Thỏa ước lao động tập thể do Công ty ban hành phù hợp với quy định của pháp luật.

- Hàng tháng mỗi phòng ban tự tổ chức kiểm điểm bình bầu và xét thưởng theo tiêu chuẩn ABC

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty nằm trong kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Hàng năm các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được lựa chọn và cử đi tham dự các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo xi măng thuộc VICEM tổ chức. Cụ thể là:

- Đào tạo ban đầu: Các nhân viên mới tuyển dụng được tham gia học lớp nghiệp vụ ngoại thương để đào tạo kỹ năng ban đầu giúp nhân viên làm quen với quy trình hoạt động của công ty.

- Đào tạo thường xuyên: Cán bộ nhân viên tham gia các khóa học phổ biến về Luật, Nghị định của Nhà nước mới ban hành hay các khóa học nâng cao nghiệp vụ nhằm bổ sung, áp dụng kiến thức vào nâng cao hiệu quả công việc

Ngoài ra cán bộ nhân viên được Công ty tạo điều kiện về tài chính và thời gian để tham gia thi tuyển, tự đào tạo nâng cao trình độ phục vụ công việc.

Chế độ đãi ngộ :

Ngoài khoản lương hàng tháng, Công ty còn duy trì chế độ ăn ca với mức 450.000/người/tháng. Mọi nhân viên đều được Công ty đóng bảo hiểm đầy đủ. Hàng năm Công ty đều tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát tới các địa điểm như: Sầm Sơn, Hạ Long, Cửa Lò… để động viên tinh thần làm việc cũng như tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong Công ty.

2.1.3.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Hiện tại trụ sở của Công ty XNK xi măng nằm trong trụ sở của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Các phòng ban được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như điện thoại, máy in, điều hòa nhiệt độ…Theo quy định của Công ty, mọi văn bản đến và đi đều phải được thông qua và lưu trữ tại phòng Tổng hợp. Do vậy

phòng Tổng hợp được bố trí thêm 2 máy fax, 1 máy photocopy. Các thiết bị này là mới mua trong 5 năm gần đây nên nhìn chung đang trong tình trạng sử dụng tốt. Công ty cũng có 2 xe ôtô phục vụ cho công tác của cán bộ nhân viên và 7 xe tải phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa.

Mọi hoạt động mua sắm vật tư, thiết bị của Công ty tuân thủ theo “Quy chế quản lý mua sắm vật tư, phụ tùng, thiết bị lẻ” của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ban hành ngày 4/11/1998. Theo quy định của Quy chế, Công ty muốn mua sắm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w