Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 45 - 54)

2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp

Bảng 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

1 Tổng Doanh thu Tr.đ 361.040,5 156.086,5 177.757,4 2 Tổng Chi phí Tr.đ 359.407,8 153.566,1 174.724,7 3 Tổng nguồn vốn Tr.đ 173.301,7 355.462,7 860.547,0 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.225,2 1.938,3 2.183,6 5 Tỷ suất Lợi nhuận trên

doanh thu = (4)/(1) % 0,33 1,24 1.37

6 Tỷ suất Lợi nhuận trên

chi phí = (4)/(2) % 0,34 1,26 1,39

7 Tỷ suất Lợi nhuận trên

Tổng vốn = (4)/(3) % 0,7 0,55 0,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Chỉ tiêu lợi nhuận

Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là thu được thật nhiều lợi nhuận. Để thấy thực chất kết quả hoạt động kinh doanh là cao hay thấp chúng ta cần xem xét sự tăng trưởng lợi nhuận của Công ty sau mỗi kỳ kinh doanh.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Trong hình 2.4, đường biểu diễn lợi nhuận đi lên cho thấy trong 3 năm trở lại đây Công ty liên tục kinh doanh có lãi. Độ dốc của đường lợi nhuận năm 2005-2006 lớn hơn độ dốc đường lợi nhuận năm 2006-2007 là do lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tăng 58,5%, trong khi lợi nhuận năm 2007 so với 2006 tăng với tốc độ chậm hơn đạt 26%.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Hình 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu 2005-2007

Dựa vào hình 2.5 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây liên tục tăng. Nếu năm 2005, trong 100 đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu Công ty chỉ thu được 0,33 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2006 và 2007 con số này đã tăng lên tương ứng là 1,24 đồng và 1,37 đồng. Lý do là tốc độ tăng của lợi nhuận tương đối cao trong khi doanh thu lại sụt giảm mạnh mẽ.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Hình 2.6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu 2005-2007

Hình 2.6 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của Công ty ba năm vừa qua liên tục tăng. Trong năm 2005, cứ 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì Công ty thu được 0,34 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2006, con số này là 1,26 đồng, tăng 270% so với năm trước. Tỷ suất này tiếp tục tăng lên 1,39 đồng vào năm 2007. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh nhập khẩu của Công ty đã nâng lên rõ rệt.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu

Vì nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty nên có thể coi toàn bộ nguồn vốn có được là vốn dành cho kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu phản ánh sức sinh lợi của mỗi đồng vốn khi bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005,2006,2007

Hình 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu 2005-2007

Qua hình 2.7, ta nhận xét thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu đã giảm liên tiếp trong 3 năm vừa qua. Từ mức tỷ suất 0,7% của năm 2005, sang năm 2006, bỏ 100 đồng vốn vào kinh doanh nhập khẩu chỉ tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007, con số này là 0,25 đồng. Như vậy tốc độ giảm cùa năm sau còn nhanh gấp đôi tốc độ giảm của năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn.

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận

Bảng 2.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Doanh thu thuần Tr. đ 357.774,0 153.371,8 171.773,5 2 Vốn lưu động Tr. đ 167.599,0 349.685,7 852.635,0 3 Số vòng quay vốn LĐ = (1)/(2) vòng 2,13 0,44 0,2 4 Thời gian 1 vòng quay vốn LĐ= 360/(3) Ngày 169 818 1800 5 Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ= (2)/(1) _ 0,46 2,24 4,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Hình 2.8 Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007

Từ hình 2.8, ta nhận thấy số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ngày càng giảm mạnh. Năm 2005 chỉ tiêu này là 2,13 vòng, tức là trong một năm vốn lưu động của Công ty quay vòng khoảng 2 lần. Các năm sau số vòng quay rất thấp, không đủ 1 vòng/năm. Do kim ngạch nhập khẩu năm 2007 tăng vọt nên vốn lưu động của Công ty cũng tăng cao, trong đó chủ yếu là hàng mua đang trên đường đi. Kết quả là tốc độ tăng độ tăng vốn lưu động nhập khẩu lớn còn doanh thu thuần lại giảm đáng kể khiến số vòng quay vốn lưu động cũng giảm theo. Số vòng quay của vốn lưu động giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn chưa cao.

Chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu

Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay cũng tương tự như các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động, nên biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu số vòng quay vốn cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay vốn, chỉ khác là tác động của chúng ngược chiều nhau

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Hình 2.9 Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007

Năm 2005, để vốn lưu động quay được 1 vòng cần 169 ngày, nhưng năm 2006 thời gian ấy là 818 ngày, tăng gấp 5 lần so với năm trước. Đến năm 2007, thời gian quay vòng vốn đã tăng đến mức chóng mặt: 1800 ngày. Như đã giải thích ở trên, vốn lưu động nhập khẩu của Công ty trong 3 năm vừa qua tăng mạnh, nên thời gian quay vòng vốn lưu động liên tục tăng nhanh và tăng cao. Điều này chứng tỏ Công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn lưu động.

Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu

• Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động thực chất là sự nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Hình 2.10 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu 2005-2007

Nhìn vào hình 2.10 có thể thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu liên tục tăng cao. Năm 2005 để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần Công ty cần phải sử dụng trong quá trình kinh doanh nhập khẩu 0,46 đồng vốn lưu động. Song sang năm 2006, cũng để tạo ra một lượng doanh thu như thế, Công ty phải sử dụng đến 2,24 đồng. Năm 2007 lượng vốn lưu động cần huy động để tạo ra doanh thu tăng gấp đôi lên 4,8 đồng.

Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

1 Tổng doanh thu Tr. đ 361.040,5 156.086,5 177.757,4 2 Lợi nhuận sau thuế Tr. đ 1.225,2 1.938,3 2.183,6

3 Số lao động Người 71 70 73

4 Doanh thu bình quân 1 lao động= (1)/(3) Tr. đ 5.085 2.229 2.435 5 Mức sinh lời 1 lao động= (2)/(3) Tr. đ/người 17,25 27,69 33,52

Bảng 2.9 cho thấy số lượng lao động nhập khẩu của Công ty trong 3 năm vừa qua tuy có thay đổi nhưng không đáng kể. Vì vậy sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động về doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 lao động nhập khẩu

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Hình 2.11 Doanh thu bình quân 1 lao động nhập khẩu 2005-2007

Năm 2005 trung bình một người lao động tạo ra doanh thu 5085 triệu đồng cho Công ty. Doanh thu bình quân 1 lao động giảm mạnh vào năm 2006, khi mà 1 lao đông tạo ra 2.292 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này tuy có tăng lên đạt 2435 triệu đồng, song tốc độ tăng không đáng kể. Nguyên nhân là tổng doanh thu của Công ty giảm mạnh vào năm 2006 và tăng lên vào năm 2007. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh nhập khẩu còn chưa thật ổn định, khả năng làm việc của nhân viên trong Công ty vẫn chưa được khai thác hết.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bảng cân đối kế toán 2005-2007

Hình 2.12 Mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu 2005-2007

Nhìn vào hình 2.12, ta thấy mức sinh lời 1 lao động nhập khẩu đều đặn tăng. Năm 2005, mức sinh lời của 1 lao động là 17,25 triệu đồng, tức là một người lao động tham gia kinh doanh nhập khẩu sẽ tao ra khoảng 17,25 triệu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng lên vào năm 2006 và 2007 với giá trị tương ứng đạt 27,69 triệu đồng và 33,52 triệu đồng. Sự sụt giảm về doanh thu không làm lợi nhuận giảm theo vì sự biến động về lợi nhuận còn phụ thuộc cả vào mức chi phí. Năm 2006 và 2007 doanh thu giảm nhiều so với năm 2005 nhưng chi phí cũng giảm theo về tỷ lệ nên lợi nhuận của các năm này vẫn tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2 Các biện pháp Công ty đã thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty XNK xi măng đa số đều có trình độ Đại học và có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên ở một số bộ phận nhân viên vẫn còn tồn tại phong cách làm việc mang nặng tính hành chính bao cấp nên thiếu năng động. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo Công ty đã cử nhân viên đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và khuyến khích,

tạo điều kiện cho nhân viên tự nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trung bình hàng năm có 2 đợt Công ty cử nhân viên đi học lớp bồi dưỡng. Tham gia các lớp bồi dưỡng đã giúp nhân viên trong Công ty được tiếp cận với những thay đổi trong chính sách của Nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu, giảm thiểu sai sót ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu.

Tận dụng ưu đãi về vốn từ phía Tổng Công ty

Để nhập khẩu hàng hóa công ty thường xuyên cần một lượng vốn lớn để ký quỹ mở L/C, thanh toán lãi vay ngân hàng... Trong khi đó do nhập khẩu cho các đơn vị đều là thành viên của Tổng Công ty xi măng nên tình trạng Công ty bị chiếm dụng vốn một thời gian dài dẫn đến thiếu vốn để quay vòng thường hay xảy ra. Để khắc phục khó khăn, Công ty đã chủ động đề đạt với Tổng Công ty cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm kịp thời nhập khẩu hàng hóa cho các đơn vị thành viên, đảm bảo tiến độ sản xuất. Nhờ vậy thay vì phải đi vay ngân hàng Công ty có thể tiết kiệm được khoản chi phí lãi vay đáng kể.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG (Trang 45 - 54)