1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chuyên đề không gian trưng bày Hành lang trong bảo tàng

103 2,8K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 9,84 MB

Nội dung

Trong kiến trúc, hành lang là bộ phận kếtnối các phòng trong tòa nhà lại với nhauđồng thời cũng đóng vai trò như lối vào,cũng như lối tiếp cận. Không chỉ đơn thuầnlà bộ phận kết nối và là lối giao thông, hànhlang còn đóng vai trò là nơi trưng bày, triểnlãm (trong các trung tâm hội nghị, triển lãm,khách sạn…)Hành lang có đặc điểm : kéo dài theo mộtphương , tính định hướng cao. Hành langbản thân tạo thành một không gian riêngbiệt, ít bị phân chia hoặc đan xen bởi nhữngkhông gian khác, Hành lang kết nối nhữngthành phần trong công trình. Hành langthường là thành phần nối giữa các sảnh vớinhau đối với những công trình có quy môlớn.Hành lang thường có bề rộng đảm bảo chonhiều luồn người đi cùng lúc cũng nhưđóng góp vai trò thoát hiểm khi có sự cố.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC

KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY

Trang 2

2

Trình Phương Quân K09 Bùi Mạnh Thắng K09

Đỗ Thái Nhật K09 Phan Minh Thu Thảo N09

Trang 3

Khái niệm về hành lang trong công trình

Khái niệm về lối đi trong công trình

Khái niệm về sảnh trong công trình

So sánh phân biệt sự khác nhau giữa hành lang, lối đi, sảnh trong bảo tàng Vai trò của hành lang trong bảo tàng

Phân loại hành lang trong bảo tàng

Hành lang đóng vai trò chức năng giao thông kết nối Hành lang đóng vai trò là không gian đệm, chuyển tiếp Hành lang có chức năng hỗn hợp

Bảo tàng Hà Nội (Việt Nam)

Một số ví dụ về thiết kế hành lang trong bảo tàng

26

29

31

Trang 4

Hành lang bên kết hợp trưng bày

Hành lang giữa kết hợp trưng bày

Thoát hiểm trong hành lang bảo tàng

Tiện nghi cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về góc nhìn

Các hình thức chiếu sáng nhân tạo trong hành lang bảo tàng

Tác động của ánh sáng nhân tạo lên vật phẩm trưng bày

Đặc trưng ánh sáng của hành lang

Các loại đèn, phụ kiện

Các hạng mục liên quan đến Thiết kế hành lang trong bảo tàng

Chiếu sáng tự nhiên trong

hành lang bảo tàng kết hợp triển lãm

Chiếu sáng nhân tạo trong

hành lang bảo tàng kết hợp triển lãm

Chỗ nghỉ chân dọc hành lang

Thông tin, biển chỉ dẫn

Chữ và nội dung ở hành lang

Trang 5

Hành lang sử dụng nhiều màu sắc

Hành lang sử dụng tông màu

Vật liệu trong thiết kế hành lang bảo tàng

Màu sắc trong thiết kế hành lang bảo tàng

97

98

99

Trưng bày thường xuyên ở hành lang

Trưng bày lưu động ở hành lang

Trưng bày theo bố cục dạng tuyến

Trưng bày theo bố cục ngẫu nhiên

Kính lấy sáng hành lang

Các vật liệu lót sàn hành lang

Các vật liệu sử dụng cho trần, tường hai bên

Danh mục sách nguyên lý

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Tài liệu tham khảo nước ngoài

Phần phụ lục

101

102

Trang 6

Trong những bảo tàng hiện đại , hành lang đóng vai trò như một không gian đa chức năng, bao gồm triển lãm, thông tin hướng dẫn, định hướng cho du khách, chỗ nghỉ chân và bán vật phẩm lưu niệm

Hành lang bảo tàng cũng đồng thời là không gian ấn tượng đầu tiên khi du khách bước vào bảo tàng , quan trọng không kém không gian triển lãm bên trong Việc thiết kế hành lang trong bảo tàng cần chú ý đến nhiều yếu

tố để đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng, kết nối các không gian và nâng giá trị của tổng thể thiế kế không gian trưng bày

Chính vì lí do đó mà nhóm chúng em xin chọn nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến hành lang trong thiết kế bảo tàng

Lời mở đầu

6

Trang 7

Khái niệm về hành lang trong công trình

Khái niệm về lối đi trong công trình

Khái niệm về sảnh trong công trình

So sánh phân biệt sự khác nhau giữa hành lang, lối đi, sảnh Trong bảo tàng

Vai trò của hành lang trong bảo tàng

Phần khái niệm

Trang 8

Trong kiến trúc, hành lang là bộ phận kết

nối các phòng trong tòa nhà lại với nhau

đồng thời cũng đóng vai trò như lối vào,

cũng như lối tiếp cận Không chỉ đơn thuần

là bộ phận kết nối và là lối giao thông, hành

lang còn đóng vai trò là nơi trưng bày, triển

lãm (trong các trung tâm hội nghị, triển lãm,

khách sạn…)

Hành lang có đặc điểm : kéo dài theo một

phương , tính định hướng cao Hành lang

bản thân tạo thành một không gian riêng

biệt, ít bị phân chia hoặc đan xen bởi những

không gian khác, Hành lang kết nối những

thành phần trong công trình Hành lang

thường là thành phần nối giữa các sảnh với

nhau đối với những công trình có quy mô

lớn

Hành lang thường có bề rộng đảm bảo cho

nhiều luồn người đi cùng lúc cũng như

đóng góp vai trò thoát hiểm khi có sự cố

Khái niệm về hành lang trong công trình

8

Hành lang có dạng tuyến, tính định hướng cao, tạo thành một không gion riêng và kết nối những thành phần trong công trình lại với nhau

Hành lang trong trung tâm hội nghị Marina Bay Sands Singapore kết nối hai đầu công trình và các phòng hội thảo lại với nhau, tạo thành một trục thẳng khá dài

Trang 9

Lối đi trong công trình có bề rộng nhỏ

hơn so với hành lang , đồng thời không

gian lối đi có thể bị chia cắt bởi vật

dụng… Lối đi thường nằm trong một

không gian khác (thí dụ trong phòng học

lối đi là khoảng cách giữa các dãy bàn với

nhau) Lối đi đơn thuần chỉ phục cho việc

giao thông của con người mà không tách

biệt ra tạo thành một không gian có định

hướng rõ ràng như hành lang

Xét về kích thước lối đi thường phải có bề

rộng đảm bảo cho tối thiểu cho một

luồng người Lối đi phải đảm bảo một

rưỡi hoặc hai luồng người (600 đến 1200)

cho giao thông thuận tiện trong các công

trình công cộng

Xét về chiều dài thì hành lang có bề dài

hơn nhiều lần, có thể lên đến hàng trăm

mêt trong những công trình có quy mô

lớn, thường ít bị gãy đoạn Riêng lối đi

thường có bề dài ngắn và hay chia thành

nhiều đoạn (vì bị ngăn chia bởi vật dụng)

Lối đi trong trong lớp học Hành lang

Lối đi trong một lớp học có bề rộng nhỏ đủ cho một hoặc hai luồng người đi

Trang 10

Sảnh thường đặt ở trung tâm tòa nhà, là nơi

tiếp cận đầu tiên của người sử dụng vào bên

trong công trình Sảnh đồng thời là đầu mối

giao thông, từ sảnh tỏa đi các hành lang rồi dẫn

đến các không gian phòng ốc Điều này thể hiện

rõ nhất ở các công trình như khách sạn, trung

tâm hội nghị, bảo tàng

Về cơ bản sảnh đóng vai trò là điểm nút trong

giao thông, trong đó hành lang đóng vai trò là

tuyến, dẫn dắt du khách đến những khoảng

không gian khác của tòa nhà Sảnh tòa nhà có

thể sử dụng linh hoạt thành các chức năng

khác nhau như triển lãm, giao lưu

Khái niệm về sảnh trong công trình

10

Sảnh chính trong bảo tàng Lourve đóng vai trò là đầu mối giao thông

Sảnh là nơi tập trung của các hành lang trưng bày theo chủ đề

Sảnh chính nằm ở trung tâm tòa nhà,

Là đầu mối giao thông tỏa đi theo các hành lang

Trang 11

bảo tàng

Hành lang trong bảo tàng là bộ phận kết nối các không gian trưng bày trong tổng thể bảo tàng lại với nhau, cũng đồng thời đóng vai trò như lối tiếp cận Không chỉ đơn thuần là bộ phận kết nối và là lối giao thông, hành lang trong bảo tàng còn đóng vai trò là nơi trưng bày, triển lãm… Hành lang đóng vai trò

là dạng tuyến

Sảnh thường bảo tàng đặt ở trung tâm tòa nhà, là nơi tiếp cận đầu tiên của người sử dụng vào bên trong công trình Sảnh đồng thời là đầu mối giao thông, từ sảnh tỏa đi các hành lang đi đến từng không gian triển lãm Sảnh đóng bảo tàng đóng vai vai trò như là điểm nút, đầu mối giao thông

Lối đi trong bảo tàng có bề rộng nhỏ hơn so với hành lang , đồng thời không gian lối đi có thể bị chia cắt bởi vật phẩm trưng bày Lối đi trong bảo tàng xen lẫn trong không gian trưng bày chứ không tách biệt ra như hành lang bảo tàng

Sảnh Bảo tàng

Hành lang bảo tàng Kết hợp trưng bày Hành lang bảo tàng

Trang 12

12

Định hướng, tạo điểm nhấn

Với đặc điểm kéo dài tạo thành trục, hành

lang có tính định hướng rất cao Đối với hành

lang trong bảo tàng, tính đính hướng đóng

một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt du

khách tham quan và thông qua đó tạo nên

“kịch bản trưng bày” cho bảo tàng

Hiệu quả thẩm mỹ đạt được bởi dẫn dắt

xuyên suốt, biểu hiện có thể không chỉ ở

không gian nội thất mà còn biển hiện ra

không gian bên ngoài mặt đứng của công

trình

Hiệu quả thẩm mỹ còn được biểu hiện bới

tính nhịp điệu, sự lặp lại của cấu trúc, tương

phản giũa hình và nền, dẫn dắt của hình,

cùng với sự hiểu biết về góc quan sát

Hành lang bảo tàng nghệ thuật Iwate, Nhật Bản nguồn wikipedia

Hành lang trưng bày các tác phẩm hội họa ở bảo tàng Lourve, Pháp

Trang 13

Không gian kết hợp trưng bày các vật phẩm

Hành lang ở bảo tàng thường có sự kết hợp với việc trưng bày các

vật phẩm Đối với các bảo tàng lịch sử, nghệ thuật… đặc biệt đối với

các loại vật phẩm trưng bày được phân chia theo niên đại, việc tận

dụng tính định hướng và dẫn dắt của hành lang để kết hợp với trưng

bày hết sức quan trọng

Lấy ví dụ ở bảo tàng Lourve (Pháp), bảo tàng vốn là cung điện được

cải tạo lại Với những hành lang dài hàng trăm mét tạo thành một

trục định hướng rõ ràng, các tác phẩm hội họa được trưng bày dọc

hành lang bảo tàng theo từng năm (từ thời Phục Hưng đến cận đại)

Du khách tham quan di chuyển dọc theo hành lang giữa bảo tàng

Hành lang giữa được cải tạo thành không

gian triển lãm tranh ở bào tàng Lourve, Pháp

Hành lang bảo tàng kết hợp trưng bày

Ở bảo tàng Minpaku , Nhật Bản

Trang 14

14

Trưng bày, Phụ trợ, chuẩn bị cho

không gian trưng bày chính

Với đặc điểm có diện tích tương đối lớn,

tính dàn trải, hành lang trong bảo tàng

có thể được sử dụng như một không

gian phụ trợ và chuẩn bị cho không gian

trưng bày chính Lấy ví dụ ở bảo tàng

nghệ thuật và công nghiệp La Piscine,

phần hành lang được sử dụng như một

khu trưng bày đơn giản các vật phẩm

khơi gợi nên chủ đề trước khi dẫn dắt

vào đại sảnh, hội trường (đối với bảo

tàng lịch sử Charles De Gaulle), hoặc có

thể là sân trong(Bảo tàng La Maison

Rouge)

Hành lang đóng vai trò là không gian trưng bày Phụ trợ trên cao ở bảo tàng Hàng không vũ trụ Mỹ

Trang 15

Gắn kết các hạng mục phụ trợ cho du

khách tham quan (hướng dẫn, chỗ

nghỉ chân, bán đồ lưu niệm, tai nghe

và phiên dịch…)

Khác với sảnh chính (thường là nơi bán

vé, kiểm soát ra vào), hành lang trong

bảo tàng bao gồm các hạng mục phụ

trợ gắn liền với người sử dụng trong

suốt quá trình tham quan Khi du

khách đi dọc hành lang trong bảo

tàng lớn ở châu Âu, Mỹ thường có tai

nghe phiên dịch tương ứng với vị trí

và vật phẩm đang xem

Các hạng mục như bàn hướng dẫn,

quầy bán vật phẩm lưu niệm, chổ nghỉ

chân cũng được xem xét để bố trí vào

bên trong bảo tàng

Các quầy giữ đồ, thông tin hướng dẫn Được bố trí dọc hành lang bảo tàng

Để phục vụ cho du khách , Nguồn Wikicommons

Phương án thiết kế hành lang kết hợp trưng bày bảo tàng Guadelejara Trong thiết kế hành lang KTS nghiên cứu vị trí đặt chỗ ngồi nghỉ chân và tầm nhìn thích hợp cho du khách tham quan

Trang 16

Phân loại hành lang trong bảo tàng theo vị trí

Hành lang bên

Hành lang giữa

Phân loại hành lang trong bảo tàng theo chức năng

Hành lang đóng vai trò chức năng giao thông kết nối

Hành lang đóng vai trò là không gian đệm, chuyển tiếp Hành lang có chức năng hỗn hợp

Phân loại

16

Trang 17

a Hành lang bên

Hành lang bên trong không gian trưng

bày được hiểu như là một không gian

được bố trí năm về một phía của các

không gian trưng bày, không gian chức

năng; bên còn lại thường giáp với các

khoảng không gian rỗng như không gian

thông tầng, không gian ngoài nhà hay

vách ngăn đơn thuần

Có nhiều kiểu hành lang bên nhằm đạt

các hiệu quả khác nhau trong thiết kế

kiến trúc, có các kiểu hành lang bên như

sau:

- Hành lang bên kết hợp trong không

gian trưng bày tạo nên tính định hướng

mạnh mẽ cho các không gian trưng bày

Bảo tàng mới Acropolis, KTS Bernard Tschumi (Athens, Hy Lạp)

Nơi tưởng niệm xóa bỏ chế độ nô lệ – KTS Wodiczko + Bonder (Nantes, Pháp)

Bode-Museum, KTS Reinhard Görner (Berlin, Đức)

Trang 18

Phân loại hành lang trong bảo tàng theo vị trí

18

-Hành lang bên độc lập có tác dụng lấy

sáng chuyển tiếp cho không gian trưng

bày, tránh ánh năng trực tiệp và chống

ồng cho khu vực trưng bày

Lấy ví dụ ở bảo tàng Hà Nội, hành lang

bên độc lập hẳn so với khu trưng bày

Hành lang này kết nối các tầng trưng bày

lại với nhau, kết hợp với lấy sáng chuyển

tiếp xuyên các tầng

- Hành lang bên độc lập làm chỗ nghỉ

chân, thư giãn cho khách tham quan

Bảo tàng Hà Nội – GMP Architect

(Hà Nội, Việt Nam)

Bảo tàng Solomon R Guggenheim – KTS Frank Lloyd Wright (NY, Mỹ)

Trang 19

Không gian hành lang xen giữa các

không gian trưng bày, dễ nhận thấy khi

chúng thường được ngăn chia một cách

ước lệ với không gian chức năng xung

quanh như sử dụng vật liệu, ánh sáng

khác nhau, hay sử dụng các vách ngăn

linh hoạt; không chỉ định hướng không

gian mà còn góp phần làm cho không

gian trưng bày rộng hơn

Hành lang giữa làm cho không gian

trưng bày rộng hơn mà vẫn không mất

đi tính định hướng

Bảo tàng nghệ thuât Kimball – KTS Louis Kahn (Forth Worth, Texas, Mỹ)

Mặt bằng bảo tàng nghệ thuật Killball Với hành lang giứa kết hợp trưng bày nối kết hai khối công trình với nhau

Trang 20

20

Bảo tàng Yad Vashem Holocaust – KTS Safdie (Jerusalem, Israel)

Phương án chọn bảo tàng lịch sử Việt Nam

Hành lang giữa làm cho không gian trưng bày

rộng hơn mà vẫn không mất đi tính định

hướng Lấy ví dụ trên bảo tàng Nad Vashem

Holocaust ở Israel, hành lang ở giữa công

trình tạo thành một trục xuyên suốt,, lấy sáng

từ hai bên Phần không gian phía trên thu nhỏ

lại tạo cảm giác ấn tượng và tính dẫn dắt rất

mạnh

Đối với phương án chọn bảo tàng lịch sử Việt

Nam, phần hành lang được đặt chính giữa

công trình, hai bên không gian trưng bày gần

như đối xứng Trục hành lang giữa này như

một trục lịch sử, dẫn dắt du khách tham quan

qua từng thời kì phát triển của dân tộc Việt

Nam

Trang 21

21

thuần

Hành lang đơn thuần đóng vai trò tạo luồng

giao thông kết nối các không gian trưng

bày, các khối chức năng trong công trình (có

thể thấy được kích thước, trang thiết bị bố

trí ở các hành lang dạng này khác so với các

loại hành lang chức năng khác, chủ yếu chỉ

đáp ứng yêu cầu về đi lại)

Thiết kế hành lang đơn thuần cần chú ý đến

không gian mà du khách cảm nhận được

Trong thiết kế bảo tàng tưởng niệm

Samaranch, mảng tường một bên hành lang

được bố trí các thanh gỗ lặp lại theo

phương vị đứng nhằm tránh sự trùng lặp

Đối với công trình bảo tàng nghệ thuật

MAXXI do KTS Zaha Hadid thiết kế, nhằm

tránh sự nhàm chán,KTS đã mở rộng view

nhìn một bên hành lang ra bên ngoài đồng

thời kết hợp với một line sáng phía trên của

hành lang nhằm nhấn mạnh tính định

hướng cho du khách khi di chuyển từ không

gian triển lãm này sang không gian triển

lãm khác trong công trình

Bảo tàng nghệ thuật MAXXI – KTS Zaha Hadid (Rome, Ý) Bảo tàng tưởng niệm Samaranch – Archiland (Thiên Tân, Trung Quốc)

Trang 22

Phân loại hành lang trong bảo tàng theo chức năng

b, Chức năng như một không gian đệm,

chuyển tiếp

Ở các công trình bào tàng hay tưởng niệm, để

cảm được ý nghĩa hay giá trị của công trình,

không gian, tác phẩm thì người tham quan, tiếp

cận các không gian cần có sự chuyển đổi về

cảm xúc, các KTS thường sử dụng các không

gian hành lang, kết hợp ánh sáng và vật liệu để

đem lại hiệu quả mong muốn

Ở bảo tàng Do Thái cho kiến trúc sư Daniel

Libeskind thiết kế ở Đức, hàng lang dẫn dắt du

khách đến không gian triển lãm tạo một cảm

giác mạnh mẽ Phần sàn thay vì sử dụng vật liệu

như gỗ, beton, kiến trúc sư đã sử dụng những

tấm kim loại được khoét lỗ mô phòng như

những khuôn mặt người trong cảm xúc đau đớn

và hoảng loạn Du khách tham quan bảo tàng

khi muốn đến được phòng trưng bày hiện vật

đều phải đi qua hành lang này Hai bên hành

lang là hai mảng beton đặc và cao, kết hợp ánh

sáng hắt từ trên xuống Hành lang ở đây đóng

một vai trò hết sức quan trọng: đó là một không

gian đệm chuyển tiếp, giúp du khách thay đổi

cảm xúc từ từ khi di chuyển cho đến những

không gian trưng bày gây lại cảm xúc mạnh mẽ

hơn nữa

Bảo tàng Do Thái – KTS Daniel Libeskind (Berlin, Đức)

22

Trang 23

Tùy theo cách bố trí các không gian chức

năng xung quanh, cũng như quy mô công

trình mà không gian hành lang có thể kết

hợp với một hay nhiều không gian chức

năng khác nhau Với xu hướng kiến trúc mở,

thường những không gian đó sẽ đan xen

lồng vào nhau, phân chia không gian một

cách ước lệ Người thiết kế cần hiểu rõ chức

năng từng không gian, yêu cầu và biết cách

kết hợp linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt

nhất trong việc xử lý giao thông, dây chuyền

hoạt động cũng như thẩm mỹ không gian

trưng bày

23

Mặt bằng trệt tổng thể - một không gian

hành lang dài, định hướng cho toàn công

trình, bên cạnh đó các không gian hành lang

cắt ngang hành lang dài này, chia ra những

không gian trưng bày nhỏ hơn đồng thời

kết nối với các khu chức năng lân cận

Kiểu hành lang này vừa có chức năng là

một trục giao thông – kết nối không gian,

vừa là nơi nghỉ chân,dừng lại thưởng thức

các tác phẩm trưng bày, đồng thời kết hợp

như sảnh đón khách, điểm tập trung người,

định hướng không gian

Bảo tàng Yad Vashem Holocaust – KTS Safdie (Jerusalem, Israel)

Trang 24

24

Bảo tàng mới Acropolis được xây dựng ở

Athens, Hy Lạp với việc mở rộng diện tích

trưng bày lên gấp 10 lần so với bảo tàng cũ

nằm trên đồi ở Acropolis; bảo tàng mới là địa

điểm lý tưởng cho du khách đến thăm quan

tìm hiểu lịch sử Châu Ân nói chung và lịch sử

Thời gian xây dựng: 2003-2009

Tổng vốn đầu tư: 181 triệu USD

Tổng diện tích: 21,000 m2

Diện tích trưng bày: 14,000 m2

Không gian xanh: 7,000 m2

Chủ đầu tư: The Organization for the

Construction of the NewAcropolis Museum

Kiến trúc sư: Bernard Tschumi Architects

Kết cấu: ADK and Arup

Kỹ thuật điện: MMB Study Group S.A & Arup

Hành lang ở tầng trệt của công trình này chủ

yếu là hành lang giữa, đóng vai trò chức năng

hỗn hợp, không chỉ dùng di chuyển, định

hướng mà còn là không gian triễn lãm,trưng

bày và thoát hiểm

Bảo tàng mới Acropolis ( Athens, Hy Lạp)

Mặt bằng trệt

Trang 25

25

Bảo tàng mới Acropolis ( Athens, Hy Lạp)

Ở tầng hai của bảo tàng, các hành lang

bên được sử dụng biến hóa,linh hoạt hơn

nhờ vào cách bố trí các tác phẩm trưng

bày, tạo cho không gian hành lang có sự

phân chia trong ngoài, khiến cho việc cảm

nhận các tác phẩm đạt hiệu quả khác nhau

Mặt bằng lầu 2

Trang 26

Bảo tàng nghệ thuật Kimball (Mỹ)

Trang 27

Bảo tàng nghệ thuật Kimbell (Mỹ)

Kiến trúc sư: Louis Kahn

Vị trí : Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ

Thời gian xây dựng: 1967-1972

Được xây dựng tại Fort Wort, Texas, bảo tàng nghệ

thuật Kimbell thiết kế bới kiến trúc sư Louis Kahn

đã trở thành một địa điểm lý tưởng cho những ai

quan tâm đến kiến trúc hiện đại Các yếu tố về

ánh sáng tự nhiên là trọng tâm chính của thiết kế,

và tạo nên những không gian đa dạng và phù hợp

với thể loại nghệ thuật trưng bày bên trong nó

Bằng các thủ pháp về ánh sáng, vận dụng kỹ

thuật, KTS đã tạo nên sự định hướng về không

gian cũng như đem lại hiệu quả chiếu sáng tự

nhiên trong không gian trung bày Kết hợp với

sự linh hoạt của những tấm vách có thể thay

đổi vị trí, từ đó làm cho hình thái không gian

hành lang nhờ đó mà thay đổi theo, khi là

hành lang bên,khi là hành lang giữa; khi là

hành lang giao thông, khi là hành lang triễn

lãm

Hành lang giữa bảo tàng kết hợp triển lãm hai bên

Trang 28

Một số ví dụ về thiết kế hành lang trong bảo tàng

28

Bằng việc sử dụng vật liệu sàn gỗ kết hợp

chiếu sáng nhân tạo ở trần, KTS đã nhấn

mạnh không gian hành lang giữa bảo tàng

thành một trục rõ rệt Hiện vật được bố trí ở

hai bên hành lang, những bức tượng hoặc

vật trang trí có khối đôi khi được bố trí

chính giữa hoặc lệch sang một bên ở hành

lang tạo sự vận động, tránh sự nhàm chán

hay quá thô cứng

Trang 29

Bảo tàng Bảo tàng Do Thái

Kiến trúc sư: Daniel Libeskind

Vị trí: Berlin, Germany

Thời gian xây dựng: 1988-1999 (mở cửa năm

2001)

“Bảo tàng Do thái được xem như là một biểu

tượng trong đó sự vô hình và hữu hình là

những yếu tố kết cấu tập hợp trong không gian

này tại Berlin và phơi bày trong kiến trúc nơi

mà sự vô danh vẫn được lưu giữ” – Diniel

Libeskind

Để vào được bên trong bảo tàng, người ta phải

thông qua bảo tàng Baroque cũ qua một hành

lang ngầm Họ phải trải qua cảm giác lo lắng và

mất phương hướng trước khi đến tuyến

đường chính được cắt bởi 3 tuyến ngang khác

nhau.Ba tuyến hành lang đó hiện diện cho

những trải nghiệm của người Do thái xuyến

suốt lịch sử nước Đức Libeskind tạo nên

chuyến đi theo hình zig-zag dọc theo hình khối

tòa nhà cho du khách đi bộ và trải nghiệm

không gian bên trong

Sơ đồ mặt bằng trong đó trục hành lang ngầm được thể hiện và đóng vai trò kết nối, dẫn dắt câu chuyện cảm xúc

Trang 30

Một số ví dụ về thiết kế hành lang trong bảo tàng

30

Bảo tàng Bảo tàng Do Thái

Đây là không gian cảm xúc và mạnh mẽ

nhất trong công trình – một hàng lang

với vách tường xung quanh cao 66 feet

xuyên qua cả tòa nhà Các bức tường

bê tông lạnh lẽo, ánh sáng xuyên vào

bên trong thông qua một khe nhỏ phía

trên không gian Mặt đất được trải

10000 mặt sắt thô đủ sắc thái, biểu

tượng của những người đã mất trong

nạn diệt chủng Holocaust

Tiếp đó là hành lang dẫn ra vườn Exile,

một lần nữa người tham quan sẽ cảm

thấy sự lạc lối giữa 49 cột bêtông cao

phủ cây xanh Những cột betông khiến

cho họ cảm thấy bối rối, nhưng một

khi nhìn lên bầu trời ta thấy được sự

tôn sùng Đó là những hành trình cảm

xúc thông qua lịch sử

Ngoài ra còn có các hành lang kết nối

giao thông, không gian xuyên suốt

công trình theo hình thức zig-zag

Sơ đồ mặt bằng trong đó trục hành lang ngầm được thể hiện và đóng vai trò kết nối, dẫn dắt câu chuyện cảm xúc

Trang 31

31

Kiến trúc sư: gmp Architekten

Vị trí: Phạm Hùng, Q.Cầu giấy, Hà

Nộ, Vietnam

Nhóm thiết kế: Meinhard von Gerkan,

Nikolaus Goetze, Klaus Lenz

Năm hoàn thành: 2010

Diện tích khu đất: 30,000 mét vuông

Khách tham quan tiếp cận các tầng trên

băng hệ thống ramp xoắn ốc Đặc điểm

nổi bật, ram dốc cho nhưng góc nhìn

hướng đến lối vào hội trường và trưng

bày Không gian thông tầng phụ hợp

cho triển lãm kích thước lớn

Trang 32

Hành lang bên có khoảng không gian trong giúp định

hướng giao thông cho người xem theo chiều đứng,

giúp họ định vị được vị trí mình đang đứng và tham

quan

Một số ví dụ về thiết kế hành lang trong bảo tàng Bảo tàng Hà Nội

Hành lang bên này có tác dụng kết nối các không gian

trưng bày và lấy ánh sáng chuyển tiếp cho các không gian

đó, tránh ánh nắng trực tiếp và chống ồn cho không gian

trưng bày.

32

Trang 33

Hành lang bên kết hợp trưng bày

Hành lang giữa kết hợp trưng bày

Thoát hiểm trong hành lang bảo tàng

Tiện nghi cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về góc nhìn

Giao thông, tiêu chuẩn, góc nhìn trong thiết kế hành lang bảo tàng

Trang 34

Trong công trình kiến trúc các hành lang giao thông có

tác dụng rất quan trọng trong việc định hướng luồng

người Cho nên hành lang giao thông thường gắn liền với

đầu mối giao thông theo chiều ngang – đứng để phân

tán, kết nối không gian và dẫn dắt khách tham quan theo

một lộ trình đã định sẵn

Ngoài chức năng chủ yếu là phân luồng, dẫn hướng nó

còn có vai trò về thẩm mỹ kiến trúc, là một thành tố tạo

nên nhịp điệu tổng thể của không gian trưng bày

Tùy quy mô và tính chất công trình mà ta bố trí một hay

nhiều hành lang giao thông:

-Hành lang giữa: Không gian thường rộng và lớn hơn

hành lang bên với sức chứa từ 3 – 7 dòng người (Có 1

dòng người khuyết tật)

- Hành lang bên: Chỉ với sức chứa từ 2 – 4 dòng người,

nhiều lúc kết hợp chung với lối thoát hiểm, nên rất cần

thông thoáng và không có chướng ngại vật Thường mở

một phía ra thiên nhiên để tiếp nhận ánh sáng mặt trời

và đón gió thông thoáng (Vẫn đảm bảo và không gây ảnh

hưởng tới hiện vật trưng bày)

- Hành lang cải tạo trưng bày: Sự thay đổi này

chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: Tầm

nhìn, khoảng lùi cho khách tham quan, ảnh hưởng

của tự nhiên, dòng người thoát hiểm không bị hỗn

loạn khi có sự cố,

1 - Museum de Fundatie Third Floor plans

2, 3 - Museum de Fundatie Hành lang bên – giữa

Trang 35

thêm thành không gian trưng bày Giao thông hành

lang bên phân chia thành 2 luồng người di chuyển:

- Luồng khách tham quan di chuyển

- Luồng thoát người khi gặp sự cố (bao gồm cả luồng

người tham quan di chuyển)

Museum of Wisconsin Art

Cần chú ý khoảng lùi cho khách chiêm ngưỡng tranh,

vẫn đảm bảo lối giao thông và thoát hiểm

Kích thước 1 dòng người từ 600 – 750mm

Với sức chứa từ 2 – 5 dòng người (bình thường),

nó cần thêm khoảng lùi từ 2 – 3 dòng người để tạo

khoảng lùi cho việc chiêm ngưỡng tác phẩm

Cải tạo thêm không gian trưng bày gây ảnh hưởng

nhiều đến luồng người giao thông, nên khoảng lùi

chỉ được giới hạn trong phạm vi cho phép

Những vật phẩm trưng bày ở đây đa phần là tranh

treo tường, khi vật phẩm trưng bày là tượng tròn

(nhỏ), chúng sẽ được trưng bày lõm vào hốc phía

trong tường, để hạn chế ảnh hưởng đến luồng giao

thông di chuyển khách tham quan

Kích thước luồng thoát người > 2,1m (4 – 5 dòng

người)

Trang 36

b Hành lang giữa kết hợp trưng bày

Tương tự với hành lang bên, hành lang giữa cũng

phải đảm bảo lối giao thông và thoát hiểm đến lối

thoát gần nhất Do không gian và diện tích lớn hơn

hành lang bên, nó có thể cải tạo để tăng thêm 2 – 3

luồng người di chuyển

Lúc này, giao thông thoát hiểm có thể tiết giảm lại,

kết hợp chung với khoảng lùi của khách chiêm

ngưỡng tranh

Phải đảm bảo:

- Khoảng lùi tối thiểu (L = 1,5 – 2 H)

- Khoảng cách giữa 2 dòng người a = 45 cm

(H : độ cao vật phẩm)

Ví dụ công trình thực tế: Bicentennial Museum

Dự án được cải tạo từ một khu nhà Hải quan cổ đại

thành một bảo tàng hiện đại Phần trưng bày hiện

vật được bố trí theo 2 hướng:

- Trong nhà

- Ngoài nhà có mái che

Việc bố trí này tạo thành một lối đi hành lang giữa

rất rộng, đảm bào khoảng lùi chiêm ngưỡng tranh,

và thoát hiểm – di chuyển của khách tham quan

4 - Bicentennial Museum Floor plan

36

3

4

Trang 37

phải đảm bảo được những yêu cầu an toàn cho

khách tham quan:

- Diện tích chờ - ùn người, sảnh chờ trước công

trình = 0,15 – 0,25 m2/ người

- Từ vị trí cầu thang đến cửa các phòng < 25m

- Hành lang thoát hiểm phải đủ rộng sức chứa 2 – 3

dòng người thoát ra cùng một lúc để tránh dồn ứ

- Hành lang và cầu thang sử dụng khoảng cách, vật

liệu bền, độ chống cháy cao hơn các khu vực khác

- Phải có ít nhất hai lối thoát nạn Bố trí càng nhiều

lối thoát hiểm và hợp lí sẽ đảm bảo an toàn hơn cho

khách tham quan và nhân viên

Thang thoát hiểm: chiều rộng cửa lối đi, hành lang,

vế thang trên đường thoát nạn tối thiểu

- Hệ thống báo cháy và thiết bị chữa cháy

- Hệ thống hút khói, tự phun nước giảm nhiệt độ khi

có cháy và hệ thống tự chữa cháy

- Đảm bảo hiện vật không bị ảnh hưởng khi có cháy

xảy ra Phải có kế hoạch từ trước để bảo vệ cho

hiện vật

Trang 38

Đối với người khuyết tật không thể rời toà nhà bằng

cách sử dụng thang thoát hiểm, cần bố trí khu vực

chờ (hỗ trợ cứu hộ) bên cạnh thang, khu vực này

trang bị hệ thống liên lạc kết nối trực tiếp đến phòng

liên lạc để nhân viên cứu hoả trợ giúp kịp thời,

ngoài ra khu vực này phải được bố trí thành khoang

đệm để tránh ảnh hưởng tới người sừ dụng thang

thoát hiểm

Thiết kế các lối thoát hiểm nằm cuối hành lang, có

biển báo hiệu để dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận Đặc

biệt đối với người khuyết tật không thể nghe thấy,

phải thiết kế báo cháy chớp tắt và báo cháy âm

thanh để ra hiệu

- Với báo cháy chớp tắt dùng đèn Flash, báo động

đèn nhấp nháy ở tần số dao động từ 1Hz – 3Hz

Hạn chế vượt quá 5Hz, nó có thể gây động kinh nhẹ

cho người khuyết tật

Hiện nay, có rất nhiều phương thức để chủ động

đưa người khuyết tật ra khỏi toà nhà, điển hình như

phương pháp xe nằm, đảm bảo an toàn cho người

khuyết tật và dễ dàng thao tác cho người sử dụng

đẩy tay

38

Trang 39

- Tầm nhìn tốt nhất đối với tranh treo trên tường vào

khoảng 27 độ lên phía trên và 10 độ xuống phía

dưới, trục ranh giới là đường chân trời ngang tầm

mắt

- Từ 27 độ - 45 độ trên là vùng dễ bị ảnh hưởng bởi

những vật gây mất tập trung Từ đó, người quản lí

hiện vật tùy vào kích thước của chúng mà chọn vị trí

đặt hiện vật cho phù hợp

- Tương tự, với người đeo kính cận thị, tầm nhìn sẽ

bị hạn chế từ 5 – 10 độ

- Để đảm bảo tính thật của hiện vật mà người quản

lí sẽ đặt hiện vật phạm vào góc khuất của thị giác,

khách tham quan phải linh hoạt để nhìn thấy hiện

vật một cách chân thực nhất:

B1=góc nhìn khi đặt tranh ở độ cao >1m60

B2=góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh = 1m60

B3=góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh < 1m60

- Từ góc nhìn của người tham quan, khoảng cách

để nhìn thấy hiện vật treo trên tường tầm 1m –

1m60 Liên hệ ta có góc đèn chiếu sáng nhân tạo

thích hợp để không gây chói và làm tăng tính biểu

cảm của hiện vật, giúp người xem cảm nhận hiện

vật tốt hơn

- Như vậy, khi hành lang kết hợp cả phần trưng

bày, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu = 1m để

khách tham quan có thể dừng lại xem hiện vật

Trang 40

Góc nhìn phải đảm bảo khoảng lùi hợp lí cho khách

tham quan:

- Để đảm bảo khoảng cách giữa các hiện vật không

quá gần hoặc quá xa nhau, làm cảm giác khách

tham quan bị đứt đoạn hay bị dồn ứ, choáng ngợp

do có quá nhiều vật phẩm Trường nhìn ngang tốt

nhất từ người tới các hiện vật là 45 độ

- Đây là khoảng cách cần thiết, quân bình để đảm

bảo sự thoải mái của khách tham quan Trong

trường hợp, hiện vật cần một khoảng không rộng để

khách tham quan cảm nhận hết hiện vật, vẫn có thể

điều chỉnh linh động

- Liên hệ hành lang giữa, cũng theo trường nhìn 45

độ, ta có thể xác định được khoảng cách tối thiểu

giữa 2 dòng người, mục tiêu vẫn là đảm bảo sự

cảm nhận cho khách tham quan một cách tốt nhất

Bảo tàng Solomon R Guggenheim

40

Ngày đăng: 08/06/2015, 20:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w