1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế không gian trưng bày

25 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 10,54 MB

Nội dung

Bảo tàng ngày nay không chỉ phản ánh lịch sử phát triển và sự tiến hóa đối với một tổ chức, một đất nước mà còn trình bày nghiên cứu tiên tiến, giải quyết các vấn đề đương đại và cung cấp kinh nghiệm giáo dục sáng tạo trong một khung cảnh độc đáo, thân mật.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG 6

THIẾT KẾ BẢO TÀNG

CHƯƠNG II: NHỮNG KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG BẢO TÀNG VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ.

Trang 2

CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG BẢO TÀNG:

Sơ đồ dây chuyền công năng trong bảo tàng

2

Trang 3

3

Trang 4

Đăng ký vật phẩm

Khảo cứu nghiên cứu

Hội trường + Giảng đường

Kiểm tra - Lối vào

Sơ đồ công năng trong bảo tàng

Đây là loại sơ đồ cơ bản khi các chức

năng của bảo tàng còn ở mức độ và quy mô đơn

giản, đáp ứng dây chuyền di chuyển của người

xem trong các phòng trưng bày và đáp ứng việc

nhập trang phục chế vật phẩm Sang thế kỷ XXI

khi nền khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển,

lượng khách tham quan trong cũng như ngoài

nước đông hơn và nhu cầu đòi hỏi về thẩm mĩ và

dịch vụ tăng cao, tuyên truyền thông tin về tư liệu,

tài liệu để đáp ứng nhu cầu văn hóa quần chúng,

các loại hình trưng bày phong phú hơn…chính vì

những lý do đó, phân khu công năng trong bảo

tàng phải được thiết kế thêm hoặc sửa đổi để đảm

bảo đầy đủ chức năng trong một bảo tàng cần

phải có.

Sơ đồ công năng trong bảo tàng từ TK XXI đến

nay

Đầu tiên là sảnh tiếp đón khách thăm

quan sau đó đến bộ phận trưng bày Đây là bộ

phận chính, thường đặt ở trung tâm đề tiện di

chuyển và kiểm soát Sau đó đến kho chứa vật

phẩm, phục chế vật phẩm, đăng kí vật phẩm, phân

loại vật phẩm, nhập vật phẩm Các vật phẩm khi

được nhập về sẽ được đưa vào bộ phận đăng kí

vật phẩm để kiểm soát và thống kê vật phẩm, sau

đó đưa qua bộ phận phân loại vật phẩm Rồi từ đó nhập vào kho chứa, tùy theo vật phẩm mà được phân loại vào từng kho vật phẩm riêng biệt Còn nếu vật bị hư hỏng cần tu sửa sẽ được chuyển qua bộ phận phục chế phòng trưng bày sẽ lấy vật phẩm từ kho ra bố trí và sắp xếp trưng bày Từ khu trưng bày có thể di chuyển tới các phòng nghiên cứu, giảng đường, hội trường, dịch vụ, nghỉ khách khi khách thăm quan có nhu cầu.

Phòng hành chính quản lý điều hành, kỹ thuật nghiệp vụ cũng được bố trí gần khu trưng bày với kho chứa vật phẩm để dễ bề kiểm soát, bảo vệ khi

có sự cố sảy ra.

Các bảo tàng được xây dựng từ đầu hay trong thế kỷ XIX, các hiện vật trưng bày đa phần

là về điêu khắc, tranh hội họa và phù điêu Cách

bố thường là đăng đối – đối xứng, rập khuôn với những hành lang dài rộng ở giữa làm trục giao thông chính, các hiện vật được bố trí hai bên Các tác phẩm và hiện vật thường được trưng bày theo một chủ đề hay có một chương trình cụ thể.

Bảo tàng ngày nay không chỉ phản ánh lịch sử phát triển và sự tiến hóa đối với một tổ chức, một đất nước mà còn trình bày nghiên cứu tiên tiến, giải quyết các vấn đề đương đại và cung cấp kinh nghiệm giáo dục sáng tạo trong một khung cảnh độc đáo, thân mật Hiện này khi kỹ thuật công nghệ phát triển, nhiều phát minh mới trong lĩnh vực xây đựng, kiến trúc và các trào lưu

xu hướng nghệ thuật mới xuất hiện, các bảo tàng được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng vả vật liệu mới, thân thiện với môi trường Các phòng trưng bày cũng sẽ bố trí đa dạng hơn theo kiến trúc không gian công trình Kiểu tự do hoặc vật phẩm được đặt ở trung tâm người xem có thể tiếp cận vật phẩm ở nhiểu hướng Nếu trước kia các vật phẩm trưng bày còn hạn chế chủ yếu là tượng điêu khắc, tranh, trang sức, thì ngày này bảo tàng

có rất nhiều thể loại cho tới các vật phẩm trưng bày như: sách, máy bay, dòng thực vật, vải, máy móc công nghệ…

Tùy theo hình khối kiến trúc của công trình, mục đích của bảo tàng và nội dung trưng bày của vật phẩm mà phòng trưng bày được bố

trí khác nhau nhưng đa phần là ở gần

nhiên cũng có

4

Trang 5

một số bảo tàng kiến trúc xây dựng đặc biệt,

phòng trưng bày đặt dưới lòng đất như Bảo tàng

Quốc gia Afghanistan.

I.

Bảo tàng MUMAC, Arkispazio

Trang 6

II Các không gian chức năng chính

trong bảo tàng

1 Sảnh đón -lối vào:

Không gian sảnh đón là bộ phận đầu tiên

tiếp đón khách tham quan Với vai trò là nơi chào

đón, hướng dẫn các lối giao thông, sơ đồ bảo tàng

và là nút giao thông tỏa ra các khu vực trưng bày

trong bảo tàng nên sảnh đón thường nằm ở vị trí

khá trang trọng, gần kề với lối vào chính và tương

tác khá nhiều với không gian ngoại thất.

Sảnh đón thường được bố trí ở khu vực

dễ dàng nhận biết, mang vẻ tiếp đón với bề ngoài

tương đối trang trọng và luôn rộng mở với công

chúng.

Lúc trước bảo tàng thường là các công

trình cung điện, đền thờ sa hoa hoặc được cải tạo

từ một phần của công trình đã có nên sảnh đón

thường có khối tích không gian khá lớn, nằm ở

trung tâm và bao quanh là các khu trưng bày

riêng biệt Ở đây, sảnh không những là giao

thông, chuyển hướng mà còn là bộ mặt của một

bảo tàng nên được chú trọng trang trí rất hoa lệ,

lộng lẫy Nhưng về sau, khi các khối công trình

mang đường nét phá cách, phá bỏ những kết cấu

trước kia, các hình thức không gian thay đổi linh

hoạt nên sảnh đón của những bảo tàng này

thường có khuynh hướng công năng là chính,

sảnh có thể đơn giản chỉ là khối phòng vuông vức

và đơn giản hoàn toàn để tạo hiệu ứng mạnh với

các không gian trưng bày hoặc có thể gắn liền với các phòng trưng bày tư nhân.

Ví dụ như không gian sảnh đón của bảo

tàng Tự nhiên Canada ở Ottawa, Canada là một

khối hộp khá vuông vức nằm ngay tầng trệt và nối tiếp với lối vào chính của bảo tàng Bao quanh là các dãy phòng trưng bày Sảnh đón của bảo tàng

này được đơn giản ở phần trang trí và mang yếu

tố công năng giao thông nhiều hơn hình thức.

Khác với bảo tàng xe Mercedes ở Đức, sảnh đón nối liền với sảnh khánh tiết rất màu sắc, mang đầy tính tạo hình và được kết hợp với nhiều hình thức trưng bày khác Đây không chỉ là khu vực lưu thông, chào đón khách tham quan, hướng dẫn, giới thiệu về bảo

tàng mà còn là một trong những không gian trưng bày chính, khi mà hướng tiếp cận với các phòng trưng bày khác tương đối mang tính chất mở, liên thông với nhau Đặc biệt hình thức tạo ra cơn lốc xoáy với độ cao gần 34 mét được thiết kế để chống cháy và bụi tạo được ấn tượng mạnh và bắt mắt cho khu vực sảnh.

2 Bộ phận trưng bày:

Không gian bảo tàng bao gồm các loại:

Các phòng trưng bày

6

Bảo tàng Tate Modern, London, Anh

Bảo tàng Staatsgalerie, Đức

Bảo tàng Tự nhiên Canada

Bảo tàng xe Mercedes, Đức

Trang 7

Không gian có mái che, không có

tường bao

Không gian lộ thiên

Bộ phận trưng bày thông thường được

xếp ngay sau sảnh và quầy thu soát vé Mục đích

giúp người thăm quan có thể tìm, di chuyển dễ

dàng khi tham quan các hiện vật mà không phải

mất công tìm kiếm, và cũng là bộ phận cần nhiều

diện tích nhất (chiếm khoản 60% diện tích trong

bảo tàng).

Bố cục của không gian trưng bày có các dạng cấu trúc sau:

2.1 Các phòng nối với nhau liên tục

bằng hành lang - phòng nối phòng

Cách bố trí trưng bày

Với hình thức bố trí này, các phòng - khu trưng bày được đặt sát cạnh nhau và nối với nhau bằng một hành lang ở giữa làm lối giao thông.

Hành lang làm nhiệm vụ giao thông chính trong

bảo tàng, cũng là khu vực liên kết, khu vực nghỉ chân của khách tham quan Trong khi các phòng trưng bày, có thể được ngăn cách nhau bởi vách cứng hoặc vách mềm (thạch cao, phân chia ước lệ, màu sắc…)

Các vật phẩm trưng bày được sắp xếp theo từng chủ đề, theo thời gian và được sắp xếp dọc theo các bức tường phòng trưng bày, được bố cục đối xứng, hoặc zig zac Các phòng trưng bày,

có thể được ngăn cách nhau bởi vách cứng hoặc vách mềm (thạch cao, phân chia ước lệ, màu sắc…)

Mục đích trưng bày

- Nếu bảo tàng trưng bày theo hình thức mốc thời gian, thì sự nối tiếp của các phòng là sự liên tục trong chuỗi thời gian được trưng bày Khách tham quan theo một dòng lịch sử hoặc sự kiện, một cách liên tục hoặc đứt quãng.

- Nếu bảo tàng trưng bày theo hình thức dạng cụm chủ đề, nhiều chủ đề, dạng trưng bày theo các phòng liên tục bằng hành lang, là sự riêng biệt của từng chủ đề, được kết nối với nhau bằng không gian

kiến trúc của không gian trưng bày.

- Các vật phẩm trưng bày

Trang 8

không được quá nhiều, đảm bảo sự tiếp nhận

thông tin khi tham quan của khách không quá dày

đặc, dễ gây sự mệt mỏi, nhàm chán.

- Khuyết điểm của dạng trưng bày này, vì đi theo

một trình tự dòng một chiều nhất định, nên sẽ có

những sự kiện, chủ đề liên quan đến nhau, nhưng

lại bị sắp xếp không được liền kề với nhau, dễ gây

sự khó hiểu cho khách tham quan.

- Một hành trình dài sẽ làm cho khách cảm thấy

mệt mỏi, và khó tiếp nhận thông tin từ người

hướng dẫn Hành lang liên kết, cần có cây xanh để

làm thư giãn, mát mẻ không gian Bên cạnh đó,

cần có những khoảng nghỉ nhẹ, và ghế ngồi nghỉ

chân, kèm theo tờ rơi, giới thiệu, để khách có thể

tự tìm hiểu trước hành trình tiếp theo.

- Tùy vào mục đích của bảo tàng mà các chủ đề

trưng bày khác nhau nhưng thường liên quan đến

các sự kiện lịch sử, các văn hóa của một dân tộc,

các nền văn hóa khác nhau…hoặc các tác phẩm

nghệ thuật của một thời đại….

Tỉ lệ khối tích

Không gian rộng lớn ở khoảng thông và

hành lang, để lấy được ánh sáng tự nhiên vào

công trình Cũng là thể hiện sự to lớn, hùng tráng,

vĩ đại của một thời đại (tùy vào mục đích của bảo

tàng) Thường được thông tầng, không gian mở.

Có những không gian nhỏ, trưng bày, tạo điểm nhấn cho các vật phẩm (trần thường cao 3,5m ; diện tích trưng bày tùy thuộc vào số lượng vật phẩm được trưng bày)

Bảo Tàng Orsay – Paris.

Được xây dựng nhân “Triễn Lãm Quốc Tế” – năm 1900.

Bảo tàng Orsay nằm bên bờ sông Seine , thuộc Quận 7 , không xa các công trình quan trọng khác như Palais Bourbon , điện Invalides , Louvre

Tòa nhà bảo tàng dài 188 mét nằm dọc theo sông, chiều rộng 75 mét Vẫn mang dáng dấp của nhà

ga đường sắt, mặt ngoài và sảnh chính của bảo tảng Orsay được trang trí các đồng hồ lớn.

Được cải tạo lại từ một nhà ga cũ, gồm

có 3 tầng Không gian nhà ga được cải tạo để phù hợp với một bảo tàng Ví dụ, bỏ đi đường ray, các khối phòng trưng bày được xây dựng bên trong.

Nhưng bên ngoài và khối công trình chính vẫn được giữ nguyên trạng của một nhà ga.

Với những chi tiết trang trí cổ điển Làm cho không gian thêm phần đặc trưng.

Bảo tàng trưng bày theo các chủ đề khác nhau về nghệ thuật châu Âu từ thế kỉ XIX đến: Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật ứng dụng….

Bảo tàng Acropolis – Athen – Hi Lạp.

10 năm xây dựng với tốn kém 130 triệu euro (180 triệu USD) và tọa lạc trên khu vực đầy những phế tích có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế

kỷ 12 trước Công nguyên, bảo tàng cao ba tầng có

diện tích 14.000m2 này do kiến trúc sư Thụy Sĩ Bernard Tschumi thiết kế.

Nằm ở chân ngọn đồi Acropolis, tòa nhà bằng kính có dáng vẻ góc cạnh này khai thác triệt

để ánh sáng thiên nhiên và

dù có đứng ở vị trí nào trong bảo tàng khách tham quan cũng

có được cái nhìn toàn cảnh về thủ đô Athens của Hy Lạp Nơi đây trưng bày hơn 4.000 cổ vật và tầng trên cùng của bảo tàng có

thiết kế giống ngôi đền Parthenon, nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc 2.500 năm tuổi mà nhiều tác phẩm trong bộ sưu tập đó hiện đang ở bảo tàng Anh.

Toàn bộ tòa nhà bày được đỡ bằng những cột bê-tông lớn và như vậy toàn bộ trung tâm mua bán và tầng một của bảo tàng có một

8

Trang 9

diện tích mở ở bên dưới và đó là nơi trưng bày

các đồ tạo tác khảo cổ được tìm thấy trong quá

trình xây dựng bảo tàng.

Nhìn chung, bảo tàng Orsay được cải tạo

lại từ một nhà ga cũ tại London, mang phong cách

đặc trưng của kiến trúc cổ điển Châu Âu Còn bảo

tàng Acropolis là thiết kế hiện đại, nằm giữa

những kiến trúc cổ của Hi Lạp khác Về bên ngoài

cũng như phong cách thiết kế, cả 2 bảo tàng được

thiết kế theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau.

Một bên thô mộc và hiện đại, một bên trao chuốt

tỉ mỉ và trang trí cổ điển Nhưng với nội thất và bố

cục bên trong gần như

nhau Sử dụng các hành lang làm liên kết

cho các khu trưng bày, cũng như các khu vực phụ

trợ khác của bảo tàng.

Mỗi loại hình trưng bày trong trưng bày

trong một bảo tàng, đều nhằm mục đích tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan tiếp cận

đến những thông tin trưng bày bên trong bảo

tàng.

Cách trưng bày các phòng nối nhau bằng

hành lang dễ dàng đưa người tham quan đi theo

một trình tự được sắp xếp sẵng, không gây chồng

chéo trong quá trình tham quan Đây cũng là

dạng trưng bày duy nhất không cần đến sự kết

hợp với các dạng trưng bày khác mà vẫn đạt

được hiệu quả quan sát, học hỏi cao Các vật

phẩm được trưng bày theo các thời kì, cũng như

các mốc lịch sử, sẽ được so sánh một cách dễ dàng

sự thay đổi của mỗi thời kì.

Nếu bảo tàng trưng bày theo chủ đề, mỗi chủ đề sẽ có một không gian riêng, không nhập nhằng lẫn nhau, và không gây nhầm lẫn trong sơ đồ.

2.2 Các không gian trưng bày nối với nhau bằng hành lang nhà cầu - phòng cách phòng

Các phòng trưng bày không nối nhau liên tục mà nối với nhau qua sân vườn dạo, sân trưng

tâm Xen kẽ giữa các không gian trưng bày là sân vườn nghỉ, dạo hay các sân trưng bày ngoài trời Đây là dạng bố trí khá cổ điển Cách bố trí sân vườn xem kẽ các phòng trưng bày tạo nên nhịp nghỉ cho người tham quan trước khi bước sang một phòng gian trưng bày khác Vì vậy kiểu bố cục này rất thuận lợi trong việc trưng bày theo các chủ đề khác nhau nhưng đảm bảo tính độc lập cho từng giai đoạn, từng chủ để có vật phẩm trưng bày Mỗi phòng trưng bày một chủ đề riêng

mà ko ảnh hưởng tới chủ đề trưng bày chính.

Các chủ để được trưng bày trong dạng bảo tàng này thường theo giai đoạn, theo từng thời kỳ Không gian sân vườn thường được sử dụng làm không gian trưng bày các tác phẩm điêu khắc, tượng đá, ít chịu phải sự bảo mòn của của thời tiết Đồng thời làm tăng vè đẹp khoảng

Trang 10

không xanh cho bảo tàng bằng cách trưng bày

sắp đặt tạo lối đi,vườn dạo.

Bảo tàng Petit Palais là một ví dụ

tương tự cho cách bố trí này.

Mặt tiền của Petit Palais dài gần 150

mét Ở chính giữa là cửa lớn mang hình vòm Petit

Palais được xây dựng tạo thành một khu vườn

hình bán nguyệt ở giữa Địa điểm triển lãm nằm ở

tầng một, còn tầng dưới được dành cho văn

phòng và lưu trữ Phía bên trong vườn, những cột

lớn trang trí bề ngoài công trình với nhiều bức

chạm nổi Khu vườn bán nguyệt được trồng hoa,

những cây cọ nhỏ và có các lối đi ngang qua Dựa

theo cách bố trí tương tự trên, không gian trưng

bày của bảo tàng này rất phong phú, theo từng

chủ đề Giống như một bảo tàng Louvre thu nhỏ

(mà không có đám đông của bảo tàng Louvre),

bên trong bảo tàng là một bộ sưu tập, kéo dài từ

thời kỳ Hy Lạp đến các bức tranh đề tài trung cổ,

"Tự-Chân dung trong Trang phục Oriental," của

Rembrandt thời Louis XV- thời đại đồ nội thất,

Pháp ấn tượng, tượng trưng các hoạt động của

Odilon Redon và Art Nouveau gốm sứ Không gian

này cũng là một bộ sưu tập các bức tranh của

Picasso, Matisse, Modigliani, Cézanne, Renoir,

André Derain và những họa sĩ khác Bảo tàng Kimbell – Mỹ: Bảo tàng là một trong 8 công trình mẫu

mực của thế giới, được thiết kế bởi kiến trúc sư Louis Kahn Dù được xây dựng hoàn toàn từ

bêtông song Bảo tàng nghệ thuật Kimbell, Texas lại không đem đến cho người xem cảm giác nặng

nề nhờ 16 gian nhà vòm nằm song song Giữa các nhà vòm này có hệ thống điện và nhiệt sưởi ấm.

Với thiết kế đương đại, trưng bày các tác phẩm hội họa và điêu khắc, bên trong không gian nội thất được ngăn chia bởi các vách tường xéo, hoặc ngẫu nhiên đối xứng Làm cho không gian được phân định rõ ràng, nhưng vẫn cảm giác thoải mái, không bị gò bó.

Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, màu trắng của tường, màu ấm của gỗ, tạo cho không gian rộng hơn Hội họa và điêu khắc, được trưng bày lồng ghép nhau theo từng chủ đề chuyên biệt Nhưng giữa các không gian trưng bày đó, không

có vách ngăn cứng nhắc nào, mà chỉ có ngăn tạm.

10

Trang 11

2.3 Bảo tàng có nhiều sảnh - phòng

độc lập

Các phòng trưng bày (hoặc khu trưng bày), được bố trí riêng biệt và chỉ thông với nhau qua các sảnh giao thông, sảnh chuyển tiếp không gian Chủ đề được trưng bày trong mỗi phòng có thể tách biệt hoặc không liên quan với nhau hoặc

có thể là những giai đoạn hoặc các thành phần, nhánh con của một chủ đề trọng điểm.

Thông thường, các hành lang có thể kết hợp mở với sân vườn hoặc có thể là các không gian, hành lang trống, dùng để nghỉ mắt và được thiết kế đối lập với không gian trưng bày tiếp theo (màu sắc, đường nét, hình khối) như bảo tàng Nghệ thuật Denver ở Mỹ với các đường nét khu vực hành lang là những đường chéo rất mạnh mẽ

và hiện đại Hay như bảo tàng nghệ thuật Parrish

ở New York, Mỹ có khu hành lang chuyển tiếp đơn giản tối đa và được treo những bức tranh cùng một tone màu dẫn dắt đến chủ đề của phòng trưng bày tiếp theo Trong một phòng trưng bày

có thể kết hợp nhiều giải pháp trưng bày khác như dùng vách ngăn hay ngăn chia ước lệ bởi các

bệ trưng bày

Có nhiều cách trưng bày, nhưng phải đảm bảo được lối lưu thông chính, từ khu trưng bày này, sang khu trưng bày khác Trong toàn bộ kiến trúc và phân khu chức năng của bảo tàng, có những lối giao thông bên ngoài, như hành lang nội bộ, hành lang đối ngoại… Nhưng người tham quan có thể đi xuyên suốt từ khu này qua khu kia,

mà không cần sử dụng đến hành lang, nhờ những

Bảo tàng Nghệ thuật Denver, Mỹ

Bảo tàng Nghệ thuật Parrish, Mỹ

Trang 12

lối giao thông nội bộ giữa các khu (phòng) trưng

bày.

Mục đích của hình thức bố trí trưng bày

này là tạo những không gian độc lập, không ngắt

quãng, riêng biệt tùy theo mục đích, nội dung

trưng bày Đi qua những chủ đề khác nhau, người

xem sẽ cảm thấy hứng thú bởi những điều bất ngờ

được khám phá trong quá trình tham quan.

Nhưng cần chú ý đến cách trưng bày, quãng nghỉ

giữa các khu, để tạo cho khách tham quan có nơi

nghỉ chân giữa chặng tham quan, để không thấy

mệt mỏi.

Cách trưng bày và lộ trình tham quan

cần được vạch ra sẵng, có những hướng dẫn rõ

ràng, để người xem có thể đi theo một lộ trình, và

không bị nhập nhằng, chồng chéo giữa các không

gian Dễ gây cản trở trong toàn giao thông trong

khu trưng bày, và tạo sự mệt mỏi, trùng lặp cho

khách tham quan.

Các chủ đề trưng bày thường là tranh

ảnh, điêu khắc, kiến trúc, khảo cổ …hoặc những

thứ hiện đại hơn, ví dụ: xe hơi.

- Với các vật phẩm là đồ cổ, thì kiểu sắp đặt các vật

phẩm trong không gian có sự ảnh hưởng của kiểu

cổ điển: đăng đối – thẳng hàng.

- Nhưng với các bảo tàng mới, trưng bày các thiết

kế đương đại, nghệ thuật đương đại, xe hơi….thiết

kế có phần thoáng hơn, tạo nhiều không gian mở

hơn, và cách trưng bày cũng ngẫu nhiên hơn.

- Nhưng tụ chung lại, chúng vẫn được các nhà thiết

kế sắp xếp theo một lộ trình nhất định, tạo không

gian ước lệ hoặc ngăn chia bằng vách ngăn… để phân chia ra khu vực triễn lãm, trưng bày.

Trong quá trình thiết kế, kiến trúc sư và nhà thiết kế phải biết được tỉ lệ của vật cần trưng bày trong không gian, để quyết định không gian trưng bày đó như thế nào Tỉ lệ giữa công trình,

và vật phẩm trưng bày cần có sự tương xứng, như trưng bày một cuốn sổ tay nhỏ, không thể đặt nó trong một không gian quá lớn, rộng mênh mông

và không có điểm nhấn Mà phải thiết kế một không gian vừa phải, tạo điểm nhấn chính là cuốn

sổ tay Tương tự như thế, một bộ xương khủng long, không thể đặt trong một căn phòng nhỏ, mà phải trưng bày nó trong một không gian lớn Để tạo cho người xem có cảm giác, con khủng long

đó, đang được ở trong chính môi trường tự nhiên

cổ đại của nó.

Bảo tàng xe hơi Ferrari – Ý

Bảo tàng bao gồm nhiều phòng trưng bày riêng biệt trưng bày theo mỗi dòng xe Cách sắp xếp vật thể trưng bày một cách tự do, tạo hình được lấy cảm hứng từ chính chiếc xe đua của hãng Ferrari của Ý, Kiến trúc sư đã tạo nên một không gian bắt mắt, không có sự gò bó, và lối sắp đặt tự do trong mỗi phòng trưng bày của bảo tàng, mang tính chất tự do, tự tại của một chiếc xe đua.

Các không gian trưng bày được nối liền nhau, thông với nhau bằng các hành lang chuyển tiếp, tạo một sự xuyên suốt cho người xem.

12

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w