Tính toán thoát người: Nguyên tắc khi xây dựng phải đảm bảo được những yêu cầu an toàn cho khách tham quan:
- Diện tích chờ - ùn người, sảnh chờ trước công trình = 0,15 – 0,25 m2/ người.
- Từ vị trí cầu thang đến cửa các phòng < 25m. - Hành lang thoát hiểm phải đủ rộng sức chứa 2 – 3 dòng người thoát ra cùng một lúc để tránh dồn ứ. - Hành lang và cầu thang sử dụng khoảng cách, vật liệu bền, độ chống cháy cao hơn các khu vực khác. - Phải có ít nhất hai lối thoát nạn. Bố trí càng nhiều lối thoát hiểm và hợp lí sẽ đảm bảo an toàn hơn cho khách tham quan và nhân viên.
Thang thoát hiểm: chiều rộng cửa lối đi, hành lang, vế thang trên đường thoát nạn tối thiểu
Kh ôn g gian trưn g bày
Ngoài ra, cần phải có những biện pháp phòng cháy khác:
- Hệ thống báo cháy và thiết bị chữa cháy.
- Hệ thống hút khói, tự phun nước giảm nhiệt độ khi có cháy và hệ thống tự chữa cháy.
- Đảm bảo hiện vật không bị ảnh hưởng khi có cháy xảy ra. Phải có kế hoạch từ trước để bảo vệ cho hiện vật.
Đối với người khuyết tật không thể rời toà nhà bằng cách sử dụng thang thoát hiểm, cần bố trí khu vực chờ (hỗ trợ cứu hộ) bên cạnh thang, khu vực này trang bị hệ thống liên lạc kết nối trực tiếp đến phòng liên lạc để nhân viên cứu hoả trợ giúp kịp thời, ngoài ra khu vực này phải được bố trí thành khoang đệm để tránh ảnh hưởng tới người sừ dụng thang thoát hiểm.
Thiết kế các lối thoát hiểm nằm cuối hành lang, có biển báo hiệu để dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Đặc biệt đối với người khuyết tật không thể nghe thấy, phải thiết kế báo cháy chớp tắt và báo cháy âm thanh để ra hiệu.
- Với báo cháy chớp tắt dùng đèn Flash, báo động đèn nhấp nháy ở tần số dao động từ 1Hz – 3Hz. Hạn chế vượt quá 5Hz, nó có thể gây động kinh nhẹ cho người khuyết tật.
Hiện nay, có rất nhiều phương thức để chủ động đưa người khuyết tật ra khỏi toà nhà, điển hình như phương pháp xe nằm, đảm bảo an toàn cho người khuyết tật và dễ dàng thao tác cho người sử dụng đẩy tay.
Góc nhìn phải đảm bảo khoảng lùi hợp lí cho khách tham quan:
- Tầm nhìn tốt nhất đối với tranh treo trên tường vào khoảng 27 độ lên phía trên và 10 độ xuống phía dưới, trục ranh giới là đường chân trời ngang tầm mắt.
- Từ 27 độ - 45 độ trên là vùng dễ bị ảnh hưởng bởi những vật gây mất tập trung. Từ đó, người quản lí hiện vật tùy vào kích thước của chúng mà chọn vị trí đặt hiện vật cho phù hợp.
- Tương tự, với người đeo kính cận thị, tầm nhìn sẽ bị hạn chế từ 5 – 10 độ.
- Để đảm bảo tính thật của hiện vật mà người quản lí sẽ đặt hiện vật phạm vào góc khuất của thị giác, khách tham quan phải linh hoạt để nhìn thấy hiện vật một cách chân thực nhất:
B1=góc nhìn khi đặt tranh ở độ cao >1m60.
B2=góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh = 1m60 B3=góc nhìn thích hợp khi đường tâm tranh < 1m60
- Từ góc nhìn của người tham quan, khoảng cách để nhìn thấy hiện vật treo trên tường tầm 1m – 1m60. Liên hệ ta có góc đèn chiếu sáng nhân tạo thích hợp để không gây chói và làm tăng tính biểu cảm của hiện vật, giúp người xem cảm nhận hiện vật tốt hơn.
- Như vậy, khi hành lang kết hợp cả phần trưng bày, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu = 1m để khách tham quan có thể dừng lại xem hiện vật.
Góc nhìn phải đảm bảo khoảng lùi hợp lí cho khách tham quan:
- Để đảm bảo khoảng cách giữa các hiện vật không quá gần hoặc quá xa nhau, làm cảm giác khách tham quan bị đứt đoạn hay bị dồn ứ, choáng ngợp do có quá nhiều vật phẩm. Trường nhìn ngang tốt nhất từ người tới các hiện vật là 45 độ.
- Đây là khoảng cách cần thiết, quân bình để đảm bảo sự thoải mái của khách tham quan. Trong trường hợp, hiện vật cần một khoảng không rộng để khách tham quan cảm nhận hết hiện vật, vẫn có thể điều chỉnh linh động.
- Liên hệ hành lang giữa, cũng theo trường nhìn 45 độ, ta có thể xác định được khoảng cách tối thiểu giữa 2 dòng người, mục tiêu vẫn là đảm bảo sự cảm nhận cho khách tham quan một cách tốt nhất.
Bảo tàng Solomon R. Guggenheim