1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

85 657 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 596 KB

Nội dung

Việt Nam đã bước vào thời kỳ chủ động hội nhập, sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào quy mô, năng lực hoạt động của các Tổng công ty

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đã bước vào thời kỳ chủ động hội nhập, sức mạnh cạnhtranh của nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào quy mô, năng lực hoạt độngcủa các Tổng công ty, các tập đoàn lớn vì các đơn vị này mới hội tụ đủ điềukiện về vốn, nhân lực và quản lý Song để đạt được những điều này, bản thâncác doanh nghiệp trước tiên phải có nguồn tài chính để đầu tư mở rộng sảnxuất Trong khi chưa có điều kiện để huy động vốn trên thị trường chứngkhoán trong nước và quốc tế, nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp ViệtNam vẫn chủ yếu dựa vào các Ngân hàng thương mại

Với bề dày truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam từ lâu đã là người bạn thân thiết của doanhnghiệp và là Ngân hàng hàng đầu trong cho vay các công trình, dự án trọngđiểm của đất nước Đối với Ngân hàng, việc mở rộng và phát triển loại hìnhdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được xem là thị trườngquan trọng cho việc nâng cao và phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn

Tuy nhiên, trong những năm qua với nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầngtăng cao thì cũng xuất hiện rất nhiều vụ tiêu cực dẫn đến chất lượng côngtrình kém, làm thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước và nguy cơ mất vốncủa Ngân hàng là rất cao nếu không có biện pháp để giảm thiểu rủi ro đó

Với mong muốn tìm hiểu sâu về chất lượng cho vay ngắn hạn tronghoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, cùng với những vấn đềthực tế nêu trên mà trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu

tư và Phát triển Việt Nam đã tìm hiểu, vì thế em đã chọn đề tài “Nâng cao

chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo thì bốcục chính của bài viết này là:

Trang 2

Chương 1: Lý thuyết chung về chất lượng cho vay ngắn hạn đối với

các đơn vị thi công xây lắp

Chưong 2: Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn

vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng chất lượng cho vay ngắn

hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam

Trang 3

Theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế cho

vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “cho vay là một hình thức

cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

1.1.2 Phân loại cho vay

Có nhiều cách phân loại hoạt động này, với mỗi tiêu thức đó phù hợpvới từng đối tượng và mục đích sử dụng của khách hàng, dưới đây là một sốcách phân loại phổ biến của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Theo thời hạn cho vay

Cho vay không có thời hạn cụ thể: Là hình thức cho vay mà ngân

hàng có thể yêu cầu hoặc tự khách hàng trả nợ vào bất kỳ lúc nào Tuy

nhiên, nếu yêu cầu thì ngân hàng phải báo trước cho khách hàng thời gianhợp lý, và khoảng thời gian này có thể được thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng

Cho vay có thời hạn: Là loại cho vay mà thời hạn trả nợ được hai bên

thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Loại cho vay này được phân thành:

Trang 4

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay mà thời hạn vay nhỏ hơn

một năm Loại hình này thường được sử dụng để bổ sung vốn ngắn hạn chocác doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay mà thời gian cho vay từ

một đến năm năm Loại hình này thường để mua sắm hoặc cải tiến trangthiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh,

Trước đây, cho vay trung hạn chỉ áp dụng trong khoảng thời gian từ 1đến 3 năm Nhưng 3 năm là thời gian khá ngắn do vậy doanh nghiệp vẫnchưa thể thu hồi được vốn dẫn đến ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn, nênchất lượng cho vay của các ngân hàng bị đánh giá là kém Vì vậy, để phùhợp tình hình từ tháng 9/1998 kỳ hạn đối với món vay trung hạn kéo dài đến

5 năm và được áp dụng cho đến nay

- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời gian trên 5 năm,

thông thường thời hạn tối đa cho món vay dài hạn khoảng 20- 30 năm, tuynhiên có trường hợp đặc biệt có thể lên tới 40 năm, chủ yếu tài trợ các dự ánphát triển của Chính Phủ

Ngày nay, khi nhu cầu đầu tư ngày một tăng thì tỷ trọng cho vay trung

và dài hạn được nâng dần lên, nhưng cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chủyếu và chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thươngmại

1.1.2.2 Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng

Cho vay không có đảm bảo: Là loại hình cho vay mà khách hàng khi

vay không cần có tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, màviệc cho vay dựa trên uy tín của phương án kinh doanh và uy tín của kháchhàng đó Thông thường, chỉ áp dụng cho khách hàng truyền thống và dư nợcho vay đối với loại hình này chiếm tỷ trọng thấp

Cho vay có đảm bảo: Là loại hình cho vay mà khách hàng cần có tài

sản đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3 Hình thức này áp dụng vớinhững khách hàng không có đủ uy tín với ngân hàng hoặc khách hàng lần

Trang 5

đầu tiên quan hệ với ngân hàng sự đảm bảo này cũng là để hạn chế thấtthoát cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra với món vay.

1.1.2.3 Theo phương thức vay

Phương thức cho vay được áp dụng khá phong phú ở các ngân hàng,dưới đây là một số phương thức hay được sử dụng:

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là số dư nợ tối đa

mà khách hàng được phép vay Cho vay theo hạn mức tín dụng là loại hìnhcho vay mà có sự thoả thuận về mức dư nợ tối đa mà ngân hàng sẽ cấp chokhách hàng

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại hình cho vay mà trong đó

ngân hàng cho phép khách hàng chi trội đến một giới hạn trên số dư tiền gửithanh toán của họ trong thời gian xác định

Cho vay luân chuyển: Là loại hình cho vay mà ngân hàng cấp tín

dụng dựa trên kế hoạch luân chuyển hàng hoá của khách hàng Hình thứcnày chủ yếu tài trợ khi doanh nghiệp mua hàng bị thiếu vốn, nên loại hìnhnày được xem là một trong những phương thức cho vay ngắn hạn

Cho vay trả góp: Là loại hình cho vay mà ngân hàng cho phép khách

hàng trả gốc và lãi theo định kỳ nhiều lần trong thời hạn đã được thoả thuận

ở hợp đồng tín dụng, chủ yếu tài trợ cho các tài sản cố định như nhà cửa,máy móc thiết bị,

Cho vay từng lần: Đây là hình thức cho vay rộng rãi áp dụng đối với

khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, chỉ khi có nhu cầu thời vụhay mở rộng sản xuất kinh doanh mới vay ngân hàng, tức vốn vay chỉ thamgia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh

Cho vay hợp vốn (cho vay đồng tài trợ): Là loại hình cho vay được

thực hiện bởi một nhóm ngân hàng thương mại cùng cho vay đối với một dự

án vay vốn trong đó một ngân hàng thương mại làm đầu mối dàn xếp, phốihợp với các ngân hàng thương mại khác

Ngoài ra, còn một số hình thức cho vay khác như: cho vay theo dự ánđầu tư, cho vay qua phát hành thẻ tín dụng,

Trang 6

1.1.2.4 Theo đối tượng khách hàng

Cho vay Chính Phủ: là loại hình cho vay mà khách hàng đi vay là

Chính Phủ, mục đích chủ yếu là để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế

Cho vay tổ chức kinh tế: là hoạt động cho vay nhằm mục đích phục

vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay của cá nhân nào đó

Cho vay tổ chức tài chính: (như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín

dụng, ) Hoạt động này là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hay thanh toánliên hàng

Cho vay cá nhân: là hoạt động cho vay chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi

tiêu của cá nhân

1.1.2.5 Theo mục đích sử dụng vốn vay

Cho vay tiêu dùng: Là những khoản cho vay chủ yếu là để phục vụ

cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân hoặc hộ gia đình

Cho vay kinh doanh: Là hoạt động cho vay mà vốn vay được sử dụng

vào mục đích kinh doanh Đối tượng khách hàng vay vốn có thể là cá nhânhoặc doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp

1.2 TÌM HIỂU CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP

1.2.1 Khái niệm và các hoạt động chính

Xây lắp được hiểu một cách cơ bản là những công việc thuộc quá trìnhxây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình

Theo quy định điều 16, Nghị định 52/1999/ NĐ- CP vào 08- 07- 1999của Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng thì:

“Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng”.

Hoạt động chính của các đơn vị thi công xây lắp là:

Trang 7

- Thiết bị phi tiêu chuẩn, đường ống công nghiệp

- Các loại bình bể, silô chứa

Xây dựng- thuỷ lợi- giao thông:

- Xây dựng nhà công nghiệp, dân dụng, trường học, bệnh viện

- Xây dựng trạm bơm, đê, kè hồ chứa nước

- Thi công đường giao thông

Lắp đặt:

- Lắp thiết bị công nghệ, đường ống bảo ôn cho các công trình

- Lắp khung nhà công nghiệp, xưởng sản xuất

- Lắp thiết bị tự động, thiết bị điện, thiết bị đo, hiệu chỉnh điện

- Lắp hệ thống điều hoà

Dịch vụ khác:

- Cung cấp thiết bị cho các công trình công nghiệp, công trình nhiệtđiện, thuỷ điện, các trạm bơm biến áp, đường dây,

- Đào tạo công nhân kỹ thuật

- Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư

- Xuất khẩu lao động

- Tư vấn đầu tư lao động

- Thiết kế

1.2.2 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp

Việt Nam hiện nay đang tồn tại rất nhiều các đơn vị thi công xây lắpdưới dạng như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng, Tuy cácđơn vị này có quy mô sản xuất và cách thức quản lý khác nhau nhưng đều lànhững đơn vị nhận thầu xây dựng các công trình xây lắp, và đều có mangmột số đặc trưng chung của các đơn vị thi công xây lắp đó là:

1.2.2.1 Đặc điểm sản phẩm của các đơn vị thi công xây lắp

- Sản phẩm xây lắp chủ yếu là các công trình, vật kiến trúc, có quy

mô rộng lớn, kết cấu phức tạp, thời gian của những công trình có thể là vàitháng nhưng có khi lên tới vài năm Chính vì đặc điểm này đòi hỏi việc tổchức quản lý và hạch toán sản phẩm của các đơn vị thi công xây lắp phải lập

Trang 8

dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) Dự toán là chi phí cần thiết choviệc đầu tư xây dựng (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư kể cảmua sắm thiết bị, các chi phí khác của dự án) được tính toán cụ thể ở giaiđoạn thiết kế kỹ thuật xây dựng, không vượt tổng mức đầu tư đã duyệt.

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá đượcthoả thuận với chủ đầu tư (hay còn gọi là giá đấu thầu), do vậy mà tính chấthàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ như sản phẩm thôngthường vì hàng hoá thường không biết được người tiêu dùng là ai trong khi

đó sản phẩm xây lắp đã được quy định trước giá cả, người mua, người bánthông qua hợp đồng giao nhận thầu

- Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất ra nó (ví dụ nhưtrường học, bệnh viện, công trình thuỷ điện, ), một số điều kiện cần thiếtluôn đi cùng để sản xuất ra nó như: người lao động, máy móc thiết bị, phải

di chuyển theo địa điểm nơi sản phẩm được sản xuất ra

- Các sản phẩm thi công xây lắp chủ yếu đặt ở ngoài trời nên chịu ảnhhưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên, dễ bị mất mát và chóng hư Chính vìthế công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư trở nên phức tạp hơn

- Sản phẩm xây lắp từ khi bắt đầu khởi công cho đến khi công trìnhđược đưa vào bàn giao và sử dụng thường kéo dài Thời gian đó phụ thuộcchủ yếu vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình

- Các sản phẩm xây lắp tồn tại dưới dạng tài sản cố định, thời gian sửdụng lâu dài mà hình dáng của nó không bị thay đổi Trong khi đó các sảnphẩm vật chất khác cũng là sản phẩm tiêu dùng sử dụng trong đời sống sinhhoạt của người dân vì thế thời gian sử dụng thường ngắn hơn

1.2.2.2 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp

- Việc thi công trải qua rất nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn đó thì cónhững phần việc khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là ở ngoài trời Đặc điểm nàyđòi hỏi việc quản lý giám sát thi công phải chặt chẽ để đảm bảo chất lượngcông trình đúng như thiết kế, và theo đúng dự toán Công trình được xem là

có chất lượng khi đáp ứng được yều cầu tổng hợp đối với đặc tính về an

Trang 9

toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với quy chuẩnxây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế và pháp luậthiện hành của Nhà Nước.

- Do quy mô lớn, thời gian sản xuất thường kéo dài nên vốn dùng đểđầu tư vào công trình dễ bị ứ đọng, gây ra tình trạng thất thoát lãng phí Tuynhiên, nếu công trình đó lại bị thiếu vốn hoạt động thì quá trình thi công sẽ

bị gián đoạn vì thế thời gian xây dựng lại bị kéo dài hơn cũng gây ra tìnhtrạng lãng phí Từ đặc điểm hoạt động kinh doanh này mà những công tácliên quan đến quản lý xây dựng như: quản lý kinh tế, quản lý tình hình tàichính phải có kế hoạch cụ thể, có biện pháp thi công tốt để rút ngắn thời giancũng như chi phí xây dựng, từ đó các chi phí phát sinh như: vật tư, nhâncông được tiết kiệm hơn và đây cũng là yếu tố làm hạ giá thành sản phẩmxây dựng

- Vốn tự có của các đơn vị thi công xây lắp là thấp chủ yếu là máymóc thiết bị đã qua sử dụng và khối lượng hao mòn là khá lớn, do vậy tronghoạt động của các đơn vị này thì nhu cầu vay vốn của ngân hàng là thườngxuyên và rất lớn

- Sau khi bàn giao công trình nhà thầu cũng có trách nhiệm bảo hànhcông trình Bảo hành công trình là điều kiện bắt buộc, được xác lập trên cơ

sở pháp luật và hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư công trình và các đơn vịnhận thầu thi công xây lắp, điều này nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích của chủđầu tư công trình, đồng thời xác lập các đơn vị thi công xây lắp phải cónghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời gian bảo hành.Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày bàn giao hẳn công trình chochủ đầu tư công trình (hoặc cho người sử dụng) và kết thúc hoạt động xâydựng cho đến ngày cuối cùng của thời hạn bảo hành Theo quy định thì thờihạn bảo hành tối thiểu là 24 tháng đối với công trình của Nhà nước hoặccông trình thuộc nhóm A (tức công trình nguồn vốn do ngân sách Nhà nướccấp) mức bảo hành là 3% giá trị xây lắp, 12 tháng với công trình khác vớimức bảo hành là 5% giá trị xây lắp Cần hiểu rằng bảo hành công trình ở đây

Trang 10

khác với bảo trì công trình, vì bảo trì công trình được hiểu là sự yêu cầu bắtbuộc theo luật pháp về chất lượng đối với chủ quản lý sử dụng công trìnhhoặc chủ sở hữu công trình cần phải sửa chữa, thay thế, phục hồi chức năng,bảo đảm tuổi thọ và an toàn vận hành nhằm duy trì khả năng chịu lực, mỹquan, duy trì sử dụng hoặc vận hành một bộ phận, hạng mục, công trình đãhoạt động theo một chu kỳ thời gian do thiết kế và nhà chế tạo quy định Chủquản lý sử dụng công trình hoặc chủ sở hữu công trình có trách nhiệm vànghĩa vụ thực hiện bảo trì công trình theo quy định của thiết kế và nhà chếtạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP.

1.3.1 Khái niệm và đặc trưng

Cho vay phục vụ thi công xây lắp được hiểu là những khoản vay trựctiếp liên quan, phục vụ cho đơn vị thực hiện các hợp đồng thi công các côngtrình thi công xây lắp, hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị này cónhững đặc trưng sau:

Mục đích: Cho vay ngắn hạn để các đơn vị thi công xây lắp thanh

toán chi trả tiền nguyên nhiên vật liệu, vật tư, nhân công, thuê máy móc thiết

bị phương tiện thi công và các chi phí hợp lý khác cấu thành trong giá trịcông trình nhận thầu xây lắp

Mức độ rủi ro: Lĩnh vực hoạt động thi công xây lắp chứa đựng nhiều

rủi ro, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, do vậy mặc dù làcho vay ngắn hạn nhưng hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngânhàng hơn đối với cho vay ngắn hạn các lĩnh vực khác

Về doanh số cho vay tối đa: Tổng doanh số cho vay thi công công

trình không vượt qua 70% giá trị công trình trúng thầu Đối với công trìnhthi công kéo dài qua nhiều năm mà nguồn vốn thanh toán là nguồn vốn ngânsách phân bổ hằng năm thì doanh số cho vay trong năm không vượt quánguồn vốn ngân sách phân bổ cho năm đó.Tổng doanh số cho vay luỹ kế củatừng công trình không vượt quá hạn mức cho vay của công trình nói chung

Trang 11

và không vượt quá xa giá trị mà chủ đầu tư đã thanh toán từng phần chocông trình.

1.3.2 Điều kiện vay vốn đối với các đơn vị thi công xây lắp

Hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp chứa đựng nhiều rủi ro vìthế khi ngân hàng đồng ý xét duyệt cho vay thì các đơn vị này thông thườngphải đáp ứng được những điều kiện sau:

Trước hết, phải tuân thủ theo điều kiện cho vay được quy định tạiquyết định 1627/ 2001/ QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổchức tín dụng với khách hàng gồm:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và

có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi vàphù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện các quy định đảm bảo tiền vay theo quy định của ChínhPhủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước

Bên cạnh những quy định chung trên, thì cho vay ngắn hạn đối với cácđơn vị thi công xây lắp còn có điều kiện riêng đó là:

Thứ nhất: chỉ được vay đối với các công trình mà nguồn vốn thanh

toán được quy định rõ ràng trong hồ sơ mời thầu Cụ thể, đối với công trình

mà nguồn vốn thanh toán là nguồn vốn của ngân sách trung ương, ngân sáchđịa phương thì khách hàng phải cung cấp bản sao quyết định phân bổ nguồnngân sách về công trình đó của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư; đối vớicông trình mà nguồn vốn thanh toán là nguồn vốn vay của WB, ODA, Quỹ

hỗ trợ phát triển, Ngân hàng thương mại, thì khách hàng phải cung cấpbản sao hợp đồng vay vốn (hiệp định vay vốn); đối với công trình mà nguồnvốn thanh toán là nguồn vốn tự có hay nguồn vốn khác của chủ đầu tư ngoàicác nguồn nêu trên thì khách hàng vay phải chứng minh được khả năng

Trang 12

thanh toán của chủ đầu tư đối với công trình đó, chủ đầu tư phải có xác nhậnbằng văn bản nguồn vốn thanh toán đó.

Thứ hai: Trong trường hợp doanh nghiệp làm thầu phụ thì phải cung

cấp thêm bản sao hợp đồng giao thầu xây lắp ký kết giữa nhà thầu chính vớichủ đầu tư

Thứ ba: Chỉ thực hiện cho vay đối với các công trình mà giá trúng

thầu ≥ 90% giá trần Đối với những công trình mà giá trúng thầu< 90% giátrần trong khi chưa có quy định mới về giá sàn thì trong phương án vay vốngửi ngân hàng đơn vị phải có giải trình cụ thể về phương án tổ chức thi côngđảm bảo công trình có lãi, cũng như đảm bảo tiến độ chất lượng công trìnhtheo yêu cầu của chủ đầu tư

Thứ tư: Tiền vay được sử dụng để thi công các công trình và tiền

thanh toán các công trình thi công phải được chuyển về tài khoản của đơn vị

mở tại ngân hàng đó, đồng thời được ưu tiên dùng để trả nợ ngân hàng

1.3.3 Phương thức cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp

1.3.3.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN thì “hạn mức tín dụng là mức

dư nợ vay tối đa được duy trì trong thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng

và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”

Theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN thì cho vay theo hạn mức tíndụng là hình thức cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định vàthoả thuận hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xác định

Đối tượng cho vay: phương thức này dùng để đáp ứng nhu cầu vốn

ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì thế, cho vay theo hạn mức tín dụng chỉ áp dụng cho những đơn vị

mà vốn chủ sở hữu là nguồn kinh doanh chủ yếu

Thời hạn trả nợ: Việc xác định mức kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của

từng kỳ hạn phải căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và định kỳ hạn trả nợ cho phù hợp đối với một số doanh nghiệp vaythường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào chu kỳ sản xuất, mức độluân chuyển và do ngân hàng tự thoả thuận với khách hàng

Trang 13

Khi phát sinh nhu cầu vay vốn thì khách hàng làm đơn xin vay gửi tớingân hàng Hạn mức tín dụng có thể được tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đượcthể hiện qua hình vẽ sau:

Trang 14

Hạn mức tín dụng cho vay: được thoả thuận giữa ngân hàng và khách

hàng Việc xác định hạn mức tín dụng dựa vào các chỉ tiêu sau:

- Kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong kỳ

- Khả năng tài chính của khách hàng

- Vốn tự có thực tế khi tham gia vào dự án

- Giá trị của tài sản đảm bảo

- Nguồn vốn của ngân hàng

Trong kỳ nếu nhu cầu vay vượt quá hạn mức tín dụng mà ngân hàngxét thấy nhu cầu vay đó là cần thiết và hợp lý thì có thể thoả thuận lại vớikhách hàng về hạn mức của kỳ kế hoạch và sau đó ngân hàng sẽ áp dụng hạnmức đã điều chỉnh Tuy nhiên, nếu cán bộ tín dụng phát hiện khách hàngđang có vấn đề tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì lập

tờ trình gửi lên lãnh đạo nếu cần thiết giảm hạn mức tín dụng

Số tiền cho vay: được xác định theo công thức sau:

Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào quyết toán của nămtrước và tính theo công thức:

Trang 15

*Ưu, nhược điểm của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:

Ưu điểm: Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng

vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sảnxuất kinh doanh Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đótạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng

Nhược điểm: Ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay

do các lần vay không tách biệt thành kỳ hạn nợ cụ thể Chỉ khi khách hàngkhông thể trả được nợ thì ngân hàng mới biết món vay này có rủi ro

1.3.3.2 Cho vay theo hạn mức thấu chi

Theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN thì cho vay thấu chi là hình

thức cho vay mà “tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho

khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”

Hình 3: Cho vay theo hạn mức thấu chi

: Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi)

: Số dư tiền gửi thanh toán

x

Trang 16

Cho vay thấu chi xuất hiện khi cơ cấu thu- chi của khách hàng khôngphù hợp về thời gian và quy mô Để được thấu chi, khách hàng phải làm đơnxin ngân hàng cấp hạn mức thấu chi trong thời gian thấu chi Hết thời gianthấu chi khách hàng trả cho ngân hàng khoản tiền gốc và lãi Số lãi mà kháchhàng phải trả được ngân hàng tính theo công thức:

Số lãi phải trả = LS thấu chi x thời gian thấu chi x số tiền thấu chi

Đây là hình thức cho vay phần lớn là không cần có sự đảm bảo, nênrủi ro xảy ra cao Chính vì thế, hình thức này chủ yếu áp dụng cho kháchhàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn Trong quátrình được cấp hạn mức thấu chi, nếu khách hàng có những khoản chi vượtquá giới hạn thấu chi thì sẽ bị chịu lãi suất phạt theo quy định của từng ngânhàng và không được sử dụng hình thức này nữa

* Ưu, nhược điểm của cho vay theo hạn mức thấu chi:

Ưu điểm:

Về phía ngân hàng: Đây là nghiệp vụ cho vay đơn giản, dễ thực hiện,

thu hút được nhiều khách hàng

Về phía khách hàng: Đây là phương thức cho vay khá linh hoạt, dễ

vay vốn, thủ tục không phức tạp, đáp ứng tốt, kịp thời về vốn khi khách hàng

có nhu cầu phát sinh Trong kỳ, bất cứ khi nào có tiền khách hàng có thể trảngay cho ngân hàng để có thể giảm tiền lãi phải trả

Nhược điểm:

- Đây là phương thức cho vay chứa đựng nhiều rủi ro vì ngân hàngkhó kiểm soát được các khoản vay này

- Dư nợ biến động thường xuyên

- Ngân hàng có thể bị thiệt hại về tài chính, do khách hàng sử dụngkhông hết hạn mức thấu chi Cụ thể: khi ngân hàng và khách hàng ký thoảthuận về hạn mức thì trách nhiệm của ngân hàng là phải đáp ứng đủ nhu cầurút tiền của khách hàng bất kỳ lúc nào Tuy nhiên, trong nhiều trường hợpkhách hàng không sử dụng hết hạn mức thấu chi từ đó làm cho ngân hàng bị

Trang 17

ứ đọng vốn Chính vì đặc điểm trên làm cho ngân hàng bị động về khốilượng vay của khách hàng

1.3.3.3 Cho vay từng lần (cho vay theo món)

Theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN thì cho vay từng lần là hình

thức cho vay mà “mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện

thủ tục vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng”

Đối tượng áp dụng: Phương thức này thường được áp dụng đối với

các khách hàng sau: Khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo phươngthức hạn mức tín dụng và hạn mức thấu chi, hoặc khách hàng không có quan

hệ thường xuyên với ngân hàng, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay để mở rộngsản xuất kinh doanh thì mới vay ngân hàng (hay vốn ngân hàng chỉ tham giavào một giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất kinh doanh)

Số tiền cho vay: Trong kỳ bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu vay vốn,

khách hàng làm đơn xin vay gửi đến ngân hàng Ngân hàng sẽ xem xét lạinếu nhu cầu vay vốn đó hợp lý và còn mức cho vay số tiền cho vay đượcngân hàng xác định dựa trên cơ sở:

- Nhu cầu vay vốn của từng phương án

- Hợp đồng thi công

- Báo cáo tài chính

- Những giấy tờ khác có liên quan theo quy định của từng ngân hàng

Trang 18

Thời hạn trả nợ: Việc trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với phương thức

cho vay này được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh, hoặckhả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay

Quy mô vốn vay: được thể hiện trong hình vẽ sau

Hình 4: Cho vay từng lần

Quy mô vay

thời gian vay

Trong đó:

:Quy mô và thời gian cho vay

* Ưu, nhược điểm của cho vay từng lần:

Ưu điểm:

- Nghiệp vụ này thực hiện đơn giản

- Ngân hàng kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng

Nhược điểm:

Đây là hình thức cho vay áp dụng theo món cụ thể, nên mỗi lần vaykhách hàng phải làm lại hồ sơ và ngân hàng cũng phải làm đúng các bướctheo quy định, điều này sẽ làm mất nhiều thời gian cho cả khách hàng vàngân hàng

Trang 19

1.4 CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP

1.4.1 Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn.

Chất lượng cho vay đứng dưới góc độ là một ngân hàng, một kháchhàng, hay của nền kinh tế đều có cách đánh giá khác nhau Nhìn chung, theo

nghĩa rộng bao hàm các góc độ trên thì “chất lượng cho vay được hiểu là

việc ngân hàng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và việc sử dụng vốn vay đó cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế”.

Chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay cho vay ngắnhạn nói riêng là một khái niệm vừa mang tính cụ thể, nhưng cũng mang tínhtrừu tượng Nó cụ thể bởi chất lượng đó được phản ánh qua các con số như:

nợ quá hạn, nợ khó đòi, mức sinh lời của đồng vốn cho vay, Nó trừutượng bởi được đánh giá qua các nhân tố như: quy trình cho vay, chất lượngcán bộ, hay đạo đức kinh doanh của các đơn vị thi công xây lắp,

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp.

Hoạt động cho vay của ngân hàng được xem là có chất lượng khikhách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo hoàn trả đủ gốc và lãiđúng thời hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng Hoạt động cho vay ởcác ngân hàng thương mại Việt Nam đặc biệt cho vay ngắn hạn là một trongnhững hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, vì thế nângcao chất lượng cho vay sẽ giúp ngân hàng tránh được những khoản mất vốn;tạo ra tâm lý, sự tin tưởng cho người dân khi đến giao dịch với ngân hàng;đồng thời sẽ đảm bảo tình hình tài chính của Ngân hàng ổn định hơn tránhđược những biến động bất ngờ xảy ra

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nhu cầu đầu tư để xâydựng cơ sở hạ tầng càng nhiều, vì vậy mà hoạt động cho vay đối với lĩnh vực

Trang 20

thi công xây lắp cũng phát triển theo Tuy nhiên, chất lượng của các côngtrình hiện nay đang là vấn đề phải bàn tới, cụ thể:

- Bỏ giá thầu thấp hơn giá thành nên gây ra thua lỗ;

- Thi công các công trình chưa xác định được nguồn vốn và kế hoạch

bố trí vốn dẫn đến việc kéo dài thời gian thanh quyết toán, các khoản phảithu của các đơn vị tăng nhanh, trong đó có nhiều khoản tồn đọng, không cókhả năng thu hồi;

- Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quy chế quản lý nội bộcòn chưa phù hợp và tạo ra những khe hở, phát sinh tiêu cực, gây ra tìnhtrạng thất thoát vốn của đơn vị;

- Công tác quản lý còn nhiều bất cập và vi phạm chế độ của Nhà nướcđặc biệt là trong quản lý chi phí và công nợ;

- Hạch toán và báo cáo tài chính không đầy đủ, thiếu trung thực

Qua tình hình thực tế đó ta thấy việc nâng cao chất lượng cho vay đốivới các đơn vị thi công xây lắp là điều cần thiết, vì nó không chỉ đảm bảo antoàn cho hoạt động của các ngân hàng, vốn vay được khách hàng sử dụng cóhiệu quả hơn mà nó còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn

vị thi công xây lắp.

Chất lượng cho vay như đã đề cập ở trên vừa mang tính cụ thể, nhưngcũng mang tính trừu tượng Để có thể đánh giá được chất lượng này các nhàkinh tế nói chung và các nhà ngân hàng nói riêng đã nghiên cứu và đưa ramột loạt các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của chất lượngcho vay Với hình thức cho vay ngắn hạn thì chất lượng cho vay được đánhgiá chủ yếu qua một số chỉ tiêu chính sau:

1.4.3.1 Chỉ tiêu của Ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn được hiểu là những món vay đến hạn mà khách hàng chưathể trả được nợ, các khoản vay bị chuyển xuống nợ quá hạn trong nhữngtrường hợp sau:

Trang 21

- Khụng cú đơn xin đề nghị gia hạn nợ của khỏch hàng

- Cú đơn xin đề nghị nhưng do những nguyờn nhõn chủ quan hoặc donguyờn nhõn khỏch quan khụng hợp lý

- Khỏch hàng cố tỡnh khụng trả nợ cho ngõn hàng

- Khoản vay đó gia hạn nợ tối đa theo quy định của Hội sở chớnh từngngõn hàng

Tỷ lệ nợ quỏ hạn được tớnh theo cụng thức sau:

Tỷ lệ này cho biết trong một đồng vốn cho vay đối với cỏc đơn vị thicụng xõy lắp sẽ cú bao nhiờu đồng bị chuyển xuống nợ quỏ hạn, tỷ lệ nàycàng cao chứng tỏ ngõn hàng để xảy ra cỏc khoản nợ quỏ hạn là lớn (xộttrong tương quan với tổng dư nợ ngắn hạn), do vậy chất lượng cho vay thấp

Tỷ lệ này được xem là vừa theo quy định của từng ngõn hàng và theo từngngành nghề nhất định, đối với cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp thỡ tỷ lệ này vàokhoảng 3% Nợ quỏ hạn cú thể được chia làm hai loại đú là:

Nợ quỏ hạn cú khả năng thu hồi: là những khoản nợ mà khỏch hàng

vẫn cú thể trả được nợ sau khi bị chuyển xuống nợ quỏ hạn Việc bị chuyểnxuống nợ quỏ hạn do dũng ngõn quỹ của khỏch hàng khụng phự hợp với dựkiến trước vỡ những nguyờn nhõn chủ quan như: thiờn tai, chiến tranh, cỏcyếu tố khỏc, mà khỏch hàng khụng thể trả nợ đỳng hẹn theo hợp đồng tớndụng nhưng vẫn thanh toỏn khi cú dũng tiền về

Nợ quỏ hạn khụng cú khả năng thu hồi: là những khoản nợ khi bị

chuyển xuống nợ quỏ hạn nhưng ngõn hàng khú cú khả năng thu hồi lạiđược Theo quy định của Ngõn hàng Nhà nước thỡ sau một năm kể từ khichuyển nợ quỏ hạn mà khỏch hàng khụng thể trả được nợ thỡ bị chuyểnxuống nợ khú đũi Tỡnh huống này xảy ra cú thể do khỏch hàng làm ăn thua

Tỷ lệ NQH của cho

vay ngắn hạn đối với

đơn vị TCXL (%)

Nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn

đối với các đơn vị thi công xây lắp Tổng d nợ cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp

100%

Trang 22

lỗ và khụng thể trả được nợ, hoặc cú thể do khỏch hàng lừa đảo để chiếmđoạt lượng tài sản đú, những khoản nợ này càng cao thỡ chất lượng cho vaycủa ngõn hàng bị giảm sỳt.

cơ mất vốn của ngõn hàng gia tăng, và phải dựng quỹ dự phũng rủi ro để bựđắp, do vậy mà chất lượng cho vay giảm đi Tuy nhiờn, tỷ lệ này cũn cú thểđược tớnh dựa trờn dư nợ cho vay ngắn hạn thi cụng xõy lắp của ngõn hàng,

và được xem phự hợp khi tỷ lệ đú bộ hơn 1%

Chỉ tiờu mức sinh lời của đồng vốn cho vay:

Ngõn hàng thương mại là một doanh nghiệp nờn hoạt động vỡ mục tiờulợi nhuận Cho vay là một trong nghiệp vụ chớnh và chủ yếu tạo ra lợi nhuận

ở ngõn hàng của cỏc nước đang phỏt triển Vỡ thế, chất lượng cho vay cũngđược đỏnh giỏ bởi lợi nhuận đem lại cho ngõn hàng từ hoạt đồng này

Chỉ tiờu này cú ý nghĩa: một đồng vốn cho vay trong ngắn hạn đối vớicỏc đơn vị thi cụng xõy lắp sẽ đem về cho ngõn hàng bao nhiờu đồng lợinhuận Tỷ lệ này cao hay thấp sẽ phản ỏnh tỡnh hỡnh cho vay của ngõn hàng

Tỷ lệ nợ khó đòi cho vay

X 100%

Mức sinh lời khoản cho

vay ngắn hạn đối với các

Trang 23

có đạt hiệu quả hay không Tỷ lệ này cao tức lợi nhuận tạo ra từ các khoảncho vay nói trên sẽ cao, tức là hoạt động cho vay của ngân hàng đối với cácđơn vị thi công xây lắp được đánh giá là có chất lượng Ngược lại, tỷ lệ nàythấp cũng có thể là do số lượng khách hàng vay thấp, nhưng có thể do chấtlượng cho vay kém nên không thể thu hồi được nợ.

Bên cạnh các chỉ tiêu cụ thể trên thì chất lượng cho vay ngắn hạn củangân hàng còn được đánh giá bởi các chỉ tiêu xét dưới góc độ của đơn vị thicông xây lắp và việc chấp hành các quy định theo pháp luật của ngân hàng

đó, cụ thể sẽ được phân tích theo tiêu chuẩn và chỉ tiêu như dưới đây:

1.4.3.2 Chỉ tiêu từ phía các đơn vị thi công xây lắp:

Tiêu chuẩn Chỉ tiêu

Khách hàng mong đợi:

- Phục vụ nhanh nhất, thủ tục đơn

giản, tiện lợi

- Có thái độ đón tiếp, hướng dẫn và

- Thái độ phục vụ văn minh lịch sự,tận tình chu đáo

- Giải ngân theo đúng hợp đồng tíndụng với khách hàng

- Lãi suất phù hợp với thị trườngđảm bảo cho hoạt động kinh doanhngân hàng có hiệu quả

Đây là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng dựatrên sự đánh giá của khách hàng Với tiêu thức và chỉ tiêu trên thì chất lượng

Trang 24

cho vay được đánh giá tuỳ theo từng nhóm khách hàng, tuỳ theo mức độquan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, ngoài ra chất lượng cho vaytheo tiêu chí này chủ yếu do khách hàng đánh giá.

1.4.3.3 Chỉ tiêu từ phía các quy định pháp luật:

Các tiêu thức và chỉ tiêu này được xét xem ngân hàng từ khi ký kếthợp đồng tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng đó có tuân thủ theođúng các quy định của pháp luật đề ra hay không, cụ thể:

Tiêu chuẩn Chỉ tiêu

Pháp luật yêu cầu:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của

pháp luật

- Thời hạn cho vay

- Mức tiền cho vay

- Tuân thủ các quy định của phápluật đảm bảo an toàn trong hoạtđộng tín dụng ngân hàng

- Thời hạn cho vay đối với quytrình tín dụng ngắn hạn tối đa là 12tháng, được xác định phù hợp vớinhu cầu sản xuất kinh doanh và khảnăng trả nợ của khách hàng

- Theo giới hạn tín dụng trong luậtcác tổ chức tín dụng thì: tổng dư nợ

cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của chính phủ, của tổ chức và các cá nhân

Chất lượng cho vay được đề cập và tổng hợp ở rất nhiều khía cạnh,nhưng trong chuyên đề này em chỉ nghiên cứu chất lượng cho vay trên giác

Trang 25

độ của một ngân hàng thương mại và phản ánh chất lượng cho vay đó theocác tỷ lệ cụ thể.

ơ

1.5.1 Về phía ngân hàng

Xét ở khía cạnh ngân hàng thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng cho vay, tuy nhiên dưới đây là một số yếu tố chính:

Thông tin về khách hàng: Ngân hàng là “người đi vay để cho vay”

do vậy khi cho vay ngân hàng đòi hỏi người đi vay phải có khả năng vàthiện chí trả nợ Quá trình phân tích, tìm hiểu khách hàng sẽ có tác dụnggiúp ngân hàng loại trừ khách hàng xấu, nhiều rủi ro, đồng thời giúp tìm

ra những biện pháp hạn chế rủi ro đó Tuy nhiên, để có cơ sở cho việcphân tích thì đòi hỏi ngân hàng phải thu thập càng nhiều thông tin vềkhách hàng đó ngoài những thông tin tài chính mà khách hàng phải cungcấp Việc thu thập những thông tin đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho ngân hàngđánh giá chính xác về tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó mà chấtlượng cho vay được nâng cao

Chất lượng cán bộ ngân hàng (đặc biệt chất lượng cán bộ tín dụng): Đây được xem là nhân tố quan trọng thuộc về bản thân ngân hàng

khi đề cập đến chất lượng cho vay Chất lượng cán bộ ở đây không đơnthuần là chỉ trình độ nghiệp vụ, mà còn cả tư cách đạo đức và kỹ nănggiao tiếp của cán bộ đó Thi công xây lắp là lĩnh vực hoạt động có quy môlớn, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên nguy cơ xảy ra rủi

ro cao Do vậy, nếu việc thu thập thông tin đầy đủ nhưng cán bộ thiếu hiểu

Trang 26

biết về lĩnh vực này, hoặc tư cách đạo đức kém thì sẽ đưa ra những đánhgiá sai lệch về khách hàng vay vốn, vì thế nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho ngânhàng là cao Chính vì thế, để nâng cao chất lượng cho vay nói chung vàcho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp nói riêng thì vấn đềchất lượng cán bộ là vấn đề quan trọng

Quy trình cho vay: Là các nguyên tắc, quy định của ngân hàng

trong việc cho vay, trong đó sẽ xác định trình tự từ khi tiếp nhận hồ sơ đếnkhi chấm dứt quan hệ với khách hàng Việc tuân theo những quy trình này

sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao Bên cạnh

đó, dựa vào những quy trình đó ngân hàng còn thiết lập thủ tục hành chínhphù hợp và đảm bảo an toàn cho ngân hàng, do vậy mà chất lượng cho vaycủa ngân hàng từ đó được nâng cao

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay đóng vai trò quan trọng trong

việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại Lãi suất chovay cao khiến cho nhà đầu tư phải suy nghĩ lựa chọn những công trình nào

có hiệu quả để đầu tư, từ đó đồng vốn của ngân hàng cũng được sử dụnghiệu quả hơn và chất lượng cho vay được nâng lên Ngược lại, nếu lãi suấtcho vay quá rẻ thì nhà đầu tư sẽ đầu tư tràn lan vào các công trình, kể cảcông trình hoạt động không hiệu quả do đó sẽ không thu hồi được vốn dẫnđến chất lượng cho vay giảm Chính vì thế, việc duy trì chính sách lãi suấtcho vay ngắn hạn hợp lý vừa để đảm bảo được sự cạnh tranh, mà vừa đểtạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng

1.5.2 Về phía các đơn vị thi công xây lắp

Đạo đức kinh doanh của các đơn vị thi công xây lắp: Đạo đức

kinh doanh ở đây thể hiện trước hết các đơn vị này có sẵn sàng và có trungthực trong việc cung cấp những thông tin mà ngân hàng yêu cầu haykhông Ngoài ra, đạo đức còn thể hiện trong quá trình sử dụng vốn vaykhách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tíndụng không, khi đến hạn có thiện chí trả nợ hay không, Thi công xâylắp là lĩnh vực hoạt động phức tạp rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, do

Trang 27

vậy việc các đơn vị thi công xây lắp cung cấp thông tin liên quan đến hoạtđộng một cách đầy đủ và kịp thời, sẽ giúp cho cán bộ ngân hàng có đánhgiá chính xác hơn về tình hình hoạt động và những dự báo có thể xảy ratrong tương lai, từ đó mà việc sử dụng vốn vay của các đơn vị xây lắp sẽhiệu quả hơn và chất lượng cho vay của ngân hàng cũng được nâng lên.

Tình hình tài chính của các đơn vị thi công xây lắp: Theo như các

phân tích ở trên thì ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhucầu thiếu vốn ngắn hạn Do vậy, ngoài vốn vay của ngân hàng thì kháchhàng phải có tình hình tài chính tốt thì mới đảm bảo hoạt động sản xuấtkinh doanh có hiệu quả Tình hình tài chính được các ngân hàng quan tâmkhi thẩm định cho vay thể hiện chủ yếu qua:

Quy mô tài sản như: nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, ngân

quỹ, chứng khoán, và các giấy tờ có giá khác,

Quy mô và cơ cấu nợ: mà trong cho vay ngắn hạn chủ yếu là các

khoản phải trả trong năm đó, tỷ lệ các khoản nợ quá hạn ở các năm trước,các chủ nợ và thứ tự ưu tiên trả nợ cho ngân hàng,

Một số tỷ lệ: mà các ngân hàng thường dùng để phân tích tình hình

doanh nghiệp như: tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ thanh khoản nhanh,

Nếu những tình hình tài chính của doanh nghiệp đáp ứng được yêucầu nhất định của ngân hàng thì khoản cho vay sẽ ít rủi ro hơn, chất lượngcho vay vì thế được nâng cao hơn

Dự án xin vay của khách hàng: Khi khách hàng tiến hành đi vay

đối với dự án, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá dự án và đếnlúc đáp ứng đủ các điều kiện của Ngân hàng thì hai bên sẽ thoả thuận cụthể với nhau về mục đích, số tiền, thời hạn vay, trong hợp đồng tíndụng Vì vậy, chất lượng cho vay của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vàohiệu quả của dự án đó

Cơ chế quản lý và trình độ quản lý của đơn vị này: Đây là nhân tố

ảnh hưởng quan trọng và quyết định nhất đến chất lượng thi công côngtrình Việc quản lý tốt sẽ giúp cho công trình hoạt động có hiệu quả, tránh

Trang 28

được thất thoát, lãng phí xảy ra Ngược lại, nếu quy chế quản lý lỏng lẻo

sẽ tạo ra khe hở để các đối tượng xấu lợi dụng từ đó mà chất lượng côngtrình giảm, hoàn thành không đúng thời hạn đặt ra Do vậy, chất lượngcho vay của ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và cơ chếquản lý của các đơn vị thi công xây lắp

1.5.3 Môi trường kinh tế

Ngân hàng hay các đơn vị thi công xây lắp là một trong nhữngthành phần kinh tế quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển đặc biệt là nềnkinh tế đang có nhu cầu đầu tư lớn như Việt Nam Môi trường kinh tế vàhoạt động của các đơn vị trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thúc đẩynhau cùng phát triển Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững sẽ tạo

ra môi trường đầu tư tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh và thu nhiều lợi nhuận, do vậy mà các món vay ngân hàng được trảđúng hạn và đầy đủ

Về phía ngân hàng, môi trường đầu tư tốt sẽ có nhiều nhà đầu tư tìmđến để vay vốn, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội sàng lọc chọn ra nhữngkhách hàng hoạt động an toàn và có lãi, từ đó mà chất lượng cho vay đượcnâng lên Tuy nhiên, nếu nền kinh tế biến động theo xu hướng bất lợi thì

nó sẽ tạo ra môi trường kinh doanh khó khăn cho các doanh nghiệp trongnước, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng

Mặt khác, các biến số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất huy độngthay đổi theo xu hướng tăng lên sẽ gây ra sự hao mòn vô hình về khoảntiền đã cho vay và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng,bởi vì chất lượng cho vay ở đây ngoài việc thu gốc và lãi theo đúng hạncòn đảm bảo hoạt động đó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

1.5.4 Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng để doanhnghiệp hoạt động theo khuôn khổ nhất định Môi trường pháp lý của cácngân hàng thương mại chủ yếu là các quy định của Ngân hàng Nhà Nước

Trang 29

giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn Về phíacác đơn vị thi công xây lắp thì môi trường pháp lý ở đây chủ yếu là cácquy định của Pháp luật, các quy định của Bộ xây dựng, Nếu những quyđịnh này chặt chẽ, đầy đủ thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

sẽ lành mạnh hơn, hiệu quả cao hơn và ngân hàng có thể thu được nợ đúnghạn Đồng thời, pháp luật cũng là cơ sở để giải quyết các mối quan hệgiữa ngân hàng và các đơn vị thi công xây lắp, do đó nếu chấp hành đúngquy định đó thì lợi ích của cả hai bên sẽ được đảm bảo

Pháp luật là không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh, tuynhiên những quy định đặt ra có hợp lý và đầy đủ hay không thì tuỳ thuộcvào từng Quốc Gia Việt Nam hiện nay luật đầu tư xây dựng cơ bản chưahoàn chỉnh, các chế tài xử phạt chưa nghiêm nên chất lượng công trìnhkhông đảm bảo, làm thất thoát nhiều tài sản của Nhà nước và cũng gây tổnthất trong hoạt động của các ngân hàng

1.5.5 Môi trường chính trị- xã hội

Kinh tế phát triển không chỉ cần nhà đầu tư trong nước mà cần phảithu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bởi ngoài việc đem tiền đếnnhững nhà đầu tư này còn đem đến những công nghệ, cách thức quản lýhiện đại Để có thể thu hút được những nhà đầu tư đó trước hết môi trườngchính trị- xã hội phải ổn định, tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư

Chính trị- xã hội ổn định, đầu tư phát triển nên đã tạo điều kiện pháttriển các dịch vụ như: cho vay, thanh toán, đặc biệt hoạt động cho vay

sẽ được đẩy mạnh về cả số lượng món vay và chất lượng của từng món

Có thể nói, ổn định chính trị- xã hội là tiền đề cho việc ổn định cácmôi trường khác như: kinh tế, pháp luật Một khi chính trị không ổn địnhthì nền kinh tế sẽ bị trì trệ, không phát triển, pháp luật sẽ kém hiệu quả thì

sẽ có tác động xấu đến các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là cho vay,lúc này nguy cơ không thể thu hồi được vốn vay là cao và gây ra thiệt hạilớn cho ngân hàng nếu tình hình bất ổn định (khủng hoảng chính trị) kéo

Trang 30

dài cũng sẽ kéo theo khủng hoảng kinh tế và lúc này nguy c ơ phá sản của

hệ thống ngân hàng có thể xảy ra

Tóm lại: Trong chương 1 này em đã trình bày khái quát chung về

chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với các đơn vịthi công xây lắp và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, để

có thể hiểu hơn hoạt động này của các ngân hàng em xin trình bày phầnthực trạng tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Namtrong chương 2

Trang 31

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 VÀI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Sở giao dịch (SGD) được thành lập năm 1991 theo quyết định số 76/QĐ-TCCB ngày 28-03-1991 của tổng giám đốc Ngân hàng Đầu Tư và pháttriển Việt Nam về việc thành lập SGD Ngân hàng Đầu Tư và phát triển ViệtNam

Trong giai đoạn 1991-1997 SGD là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chovay, nhận tiền gửi từ trên xuống Mọi hoạt động của SGD đều mang tínhchất tự bao cấp, chỉ thị (tức SGD cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế

do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ định), không tự hạch toán

và không tự chịu trách nhiệm về con số có được, hoạt động chủ yếu do Ngânhàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam giúp đỡ

Từ 1997 trở đi SGD có bước chuyển biến trong hoạt động, thật sự tách

ra và trở thành một đơn vị Cùng với quyết định 349/QĐ/NH5 ngày

16-10-1997 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, SGD đã được thành lậpnhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường Nhiệm vụban đầu của SGD là phục vụ các tổng công ty, công ty Nhà nước hoạt độngchủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Trong xu thế hội nhập ngày nay,SGD đã chủ động mở rộng cung ứng các dịch vụ của mình đến tất cả cácthành phần kinh tế bao gồm các tổng công ty và các công ty thành viên, cácdoanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các

hộ tư nhân, cá thể, Trên thực tế việc tài trợ các dự án lớn của các tổng công

ty Nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động của SGD, nhưng trongnhững năm qua việc phục vụ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của SGD

Trang 32

đã thay đổi đáng kể Hiện nay, SGD được tổ chức theo mô hình doanhnghiệp Nhà nước, cơ chế hoạt động của Sở luôn có sự dân chủ và trao đổithông tin hai chiều từ cấp quản lý đến cấp quản lý các phòng ban, từ quản lýcác phòng ban đến các nhân viên và ngược lại

2.1.2 Tình hình kinh doanh của Sở giao dịch qua các năm

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển lớn mạnh củanền kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong quátrình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Trước tình hình đó các ngànhkinh tế của Việt Nam cũng ngày càng phát triển nổi bật lên là sự mở rộngmạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cả về số lượng vàchất lượng Cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại cổ phần,ngân hàng nước ngoài đã giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn đồngthời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mạiViệt Nam Tuy nhiên, đây cũng là những trở ngại của các ngân hàng thươngmại Việt Nam vì phải đối mặt với nhiều khó khăn yếu kém trong thời đạicông nghệ thông tin, thời kỳ của sự hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: sự yếukém về trình độ khoa học công nghệ, yếu kém trong khâu đào tạo cán bộnhân viên, Nhận định được những khó khăn và thử thách gặp phải, bangiám đốc SGD- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đưa ra nhữngbiện pháp, kế hoạch đúng đắn, kịp thời giúp cho SGD hoàn thành tốt nhiệm

vụ do hội sở chính đề ra, và SGD luôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thốngNgân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam Mặc dù tình hình kinh tế nhữngnăm đầu thế kỷ XXI không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nhưng với sự

cố gắng của các cán bộ nhân viên trong Sở giao dịch mà trong năm 2005những con số mà Sở giao dịch có được cũng rất khả quan Dưới đây lànhững kết quả tổng hợp mà SGD đã đạt được trong năm 2005 và hai nămtrước đó:

2.1.2.1 Công tác huy động vốn

Năm 2004, 2005 là năm đầy biến động trên thị trường tài chính tiền tệtrong nước cũng như trên trường quốc tế Trên thế giới, sự biến động của giá

Trang 33

dầu mỏ, giá vàng và việc quỹ dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục điều chỉnh,

10 lần tăng lãi suất trong một năm đã gây ra một số ảnh hưởng đến tâm lýngười gửi tiền Trong nước, chỉ số giá cả tiếp tục tăng cao 8,4% làm lãi suấtthực dương của tiền gửi nội tệ Trong khi đó, các tổ chức tín dụng khôngngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, các cơ quan Nhà Nước huyđộng vốn dài hạn với lãi suất cao như: trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chínhquyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, phát hành

cổ phiếu, tiết kiệm bưu điện, cùng nhiều Quỹ đầu tư mới thành lập đã làmcho sự cạnh tranh trên thị trường huy động vốn ngày càng trở nên gay gắt.Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nguồn vốn trong hoạt độngNgân hàng cũng như đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của Sở giao dịch và

hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống, Sở giao dịch đã xác định nhiệm vụ củacông tác nguồn vốn trong năm 2005 là xây dựng chính sách lãi suất phù hợp,đẩy mạnh marketing khách hàng nhằm giữ vững nền khách hàng truyềnthống, xây dựng quan hệ với khách hàng mới, đa dạng hoá hình thức huyđộng dân cư bù đắp lượng vốn đã chia sẻ với chi nhánh bạn và phát triển nềnvốn của mình Việc tăng lãi suất luôn có sự bàn bạc, kết hợp chặt chẽ với cácchi nhánh trên địa bàn, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thống nhất mức lãisuất chung của toàn hệ thống Trong tình hình như vậy kết quả huy động vốncủa Sở giao dịch có kết quả khả quan sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn trong 3 năm

đơn vị: tỷ đ ngồng

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng huy động vốn năm 2004 giảmđáng kể 2140 tỷ đồng (23.23%) so với năm 2003, nhưng lại tăng trở lại trongnăm 2005 tới 4.571 tỷ đồng (49%) và vượt kế hoạch đề ra là 3.582 tỷ đồng,hoàn thành 130% kế hoạch năm và ở mức cao so với toàn ngành Nguồn tiềngửi của Sở giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tăng2.900 tỷ đồng so với đầu năm với cơ cấu kỳ hạn hợp lý, đảm bảo khả năng

Trang 34

thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh của Sở giao dịch, góp phần đáng

kể vào việc điều hoà nguồn vốn chung cho toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam Việc huy động vốn đạt được 10.625 tỷ đồng trongnăm 2005 với đầy biến động trên thị trường đã chứng tỏ sự cố gắng nỗ lựcchung của toàn thể cán bộ Sở giao dịch Tuy nhiên, Sở giao dịch đặt mụctiêu tăng huy động vốn nhưng không chủ trương tăng bằng mọi giá cũng nhưkhông chạy theo vòng xoáy cạnh tranh chưa có điểm dừng về gia tăng lãisuất huy động trên thị trường hiện nay như các Ngân hàng thương mại cổphần đã và đang làm Sở giao dịch đã chọn cho mình giải pháp bền vững vềphát triển sản phẩm và cung ứng dịch vụ mang tính cạnh tranh cao từ việckhai thác các tiện ích của dự án hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng

Không những đặt mục tiêu tăng trưởng về số lượng mà còn cải thiện

về chất lượng: cơ cấu huy động vốn giữa các tổ chức kinh tế và khu vực dân

cư đã được cải thiện rõ rệt theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mụcđích kinh doanh của Sở giao dịch, cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình huy động phân theo nhóm khách hàng

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)

Trong cơ cấu nguồn vốn hiện nay của Sở giao dịch, tiền gửi của tổchức chiếm tỷ trọng 54% đây là nguồn vốn với chi phí hợp lý, có thể duy trìcủng cố nền khách hàng tại Sở giao dịch Xác định được lợi thế đó, Sở giaodịch đã tích cực thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, nhạy bén nắm bắtđược các thông tin để kịp thời đưa ra chính sách thu hút nguồn tiền gửi của

Trang 35

khách hàng, duy trì tốt quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với tíchcực mở rộng đối tượng khách hàng mới.

Đối với các tổ chức tài chính: Sở giao dịch đã đẩy mạnh quan hệ hợp

tác trên lĩnh vực huy động vốn đối với các tổ chức, định chế tài chính như:Quỹ hỗ trợ Phát triển trên cơ sở thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam và Quỹ hỗ trợ Đối với Bảo hiểm Xã hội, tiếptục duy trì số dư, tăng thêm một phần tiền gửi mới và quay vòng gửi với kỳhạn dài lên tới 36 tháng Đây là nguồn vốn lâu dài, bền vững góp phần tạo ratính ổn định của nền vốn Sở giao dịch Cũng chính vì thế mà nguồn tiền gửi

từ các tổ chức này liên tục tăng từ năm 2003, và tăng mạnh trong năm 2005lên tới1.373 tỷ đồng so với năm 2004

Đối với nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế: Tỷ trọng huy động năm

2004 giảm 175 tỷ đồng (8,68%) so năm 2003 là do trong năm đó các tổ chứckinh tế lớn như: tổng công ty điện lựcViệt Nam, tổng công ty xăng dầu ViệtNam, có nhu cầu đầu tư nhiều nên lượng tiền duy trì trong tài khoản khôngnhiều Ngoài ra, SGD phải chia sẻ một lượng khách hàng do chi nhánh Đông

Đô được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1

Bước sang năm 2005 tỷ trọng này lại tăng lên đáng kể 1.134 tỷ đồng(tăng 63,6%) so năm 2004 được này được giải thích năm 2005 SGD đã cónhiều chính sách mở rộng và thu hút khách hàng truyền thống có lượng tiềngửi lớn như tổng công ty dầu khí Việt Nam với số dư tiền gửi lên tới 1.000 tỷđồng, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu ViệtNam, Bên cạnh đó SGD vẫn duy trì được số dư tiền gửi của khách hànglớn như: tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, tổng công ty xâydựng Hà Nội, tổng công ty lắp máy Việt Nam, Đối với nhóm khách hàngnày Sở giao dịch tập trung huy động vốn kết hợp cung ứng dịch vụ trọn gói,đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với các Tổng công ty lớn để gia tăngnguồn vốn với chi phí thấp Thực hiện cung ứng các dịch vụ quản lý tiền tựđộng như: Smart@account dịch vụ Homebanking, Phonebanking, dịch vụngân quỹ tu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu hộ tiền mặt, dịch vụ vận chuyển, kiểm

Trang 36

đếm tiền mặt, dịch vụ quản lý tài sản, giấy tờ có giá, đã góp phần tăngnhanh về số lượng khách hàng giao dịch và gửi tiền (lên tới 2.974 tỷ đồngtrong năm 2005)

Đối với nhóm khách hàng là dân cư: Bên cạnh việc huy động vốn từ

các tổ chức trên, Sở giao dịch cũng luôn chú trọng tới công tác huy động vốndân cư thông qua việc chủ động triển khai các sản phẩm huy động như: tiếtkiệm “ổ trứng vàng”, tiết kiệm dự thưởng đợt I, đợt II, đợt III/2005, kỳ phiếuđợt I/2005, giấy tờ có giá dài hạn đợt I/2005, tiết kiệm phân tầng, tiết kiệmrút dần, huy động vốn khuyến mại có tặng thẻ bảo hiểm theo chỉ đạo vàhướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nhờ thế mà huyđộng vốn trong dân cư năm 2005 tăng 1.075 tỷ đồng so với 2004 do Sở giaodịch kịp thời điều chỉnh mức lãi suất hợp lý, thu hút được khách hàng thamgia tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang và mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn 13tháng, cơ cấu tiền gửi trong dân cư bao gồm:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư

Trang 37

Quang Trung đã tách ra thành chi nhánh cấp 1 và SGD đã chuyển giao chochi nhánh Quang Trung 40 triệu USD trái phiếu, và một nguyên nhân quantrọng hơn nữa là các ngân hàng thương mại cổ phần đang dần chiếm lĩnh thịphần bằng cách nâng cao uy tín, hình ảnh và lãi suất huy động như: ngânhàng VPBank, ACB,

Các bảng số liệu trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy tình hình huy độngvốn chung và tỷ trọng nguồn huy động của từng nhóm khách hàng, còn cơcấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)

Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có sựbiến động mạnh cụ thể: là tỷ trọng VND trong tổng huy động tăng nhanh,điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng ngoại tệ huy động được giảm đi (năm

2005 giảm 1.381 tỷ đồng so 2003) Sỡ dĩ việc huy động ngoại tệ giảm đi do

sự cạnh tranh về lãi suất huy động của SGD kém hơn so với các ngân hàngthương mại trên cùng địa bàn

Xét về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: thì trong hai năm 2003&2004 tỷ

trọng giữa huy động ngắn hạn và trung dài hạn không thay đổi Tuy nhiên,đến năm 2005 thì tỷ trọng huy động ngắn hạn lại cao hơn so với huy độngtrung dài hạn Tất nhiên chúng ta không phủ nhận sự nỗ lực trong việc huyđộng vốn của SGD, nhưng việc huy động ngoại tệ thấp cộng với nguồnngắn hạn đang có xu hướng tăng lên sẽ dẫn đến sự khó khăn cho SGD trong

Trang 38

khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ và nguồn trung dài hạn đang nhiều Đây làđiều mà SGD cần phải lưu ý và đề ra chính sách phù hợp hơn trong cácnăm tiếp theo.

Tóm lại: Năm 2004 và 2005 đánh dấu sự cạnh tranh mãnh liệt nhất về

lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Sự cạnh tranhnày là điều tất yếu sẽ xảy ra khi trong nền kinh tế có “trăm người bán, vạnngười mua” Trước tình hình đó, SGD vẫn phải theo sát dần diễn biến của lãisuất thị trường để đảm bảo sự cạnh tranh, huy động vốn theo đúng kế hoạch

đề ra và hơn nữa thực hiện đúng cam kết với hiệp hội ngân hàng

2.1.2.2 Cơ cấu tín dụng:

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp mà hoạt độngchủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán Nếuchúng ta cho rằng huy động vốn là cơ sở phục vụ các hoạt động của ngânhàng thì cho vay cũng có vai trò không kém phần quan trọng vì cho vay cũng

là một nguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Đặc biệt, ở Việt Nam khi cácngân hàng thương mại Nhà Nước hoạt động chủ yếu cung cấp dịch vụ truyềnthống là thu nhập chủ yếu thì cho vay lại càng được chú trọng hơn, do vậynhững vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay như: lãi suất cho vay, kỳ hạnvay, tài sản đảm bảo, luôn được ban giám đốc quan tâm và chỉ đạo hết sứcsát sao

Trong năm 2004 và 2005 tình hình lãi suất huy động tăng đã dẫn đếnlãi suất cho vay cũng phải tăng theo, đây cũng là khó khăn mà SGD gặpphải, nhưng SGD vẫn đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, quản lý tốt cho vay khốixây lắp (bạn hàng lớn và lâu năm của SGD), do đó kỳ hạn cho vay của năm

2005 được cải thiện hơn so với 2004 và 2003, cụ thể:

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

đơn vị: tỷ đ ngồng

Trang 39

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)

Dư nợ ngắn hạn: liên tục tăng từ năm 2003 đến năm 2005 cụ thể: năm

2004 tăng 183 tỷ đồng (20%) so với năm 2003, năm 2005 tăng 1.239 tỷ đồng(135%) so với năm 2003, phục vụ hoạt động kinh doanh của tổng công tyxăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác nữa, giúp cho khối lượng chovay ngắn hạn được nâng dần lên gần 40% vào năm 2005

Dự nợ trung dài hạn thương mại: do tình hình kinh tế có biến động

nên dư nợ này giảm (giảm 366 tỷ đồng) trong năm 2004, nhưng sau đó tăngnhẹ (50 tỷ đồng) vào năm 2005

Dư nợ theo kế hoạch Nhà nước và chỉ định đang giảm dần: điều này

chứng tỏ rằng sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động cho vay của SGDgiảm và SGD được chủ động hơn nữa trong việc đánh giá khách hàng vaycủa mình

Là một ngân hàng thương mại Nhà nước, có thế mạnh trong lĩnh vựccho vay các tổng công ty Nhà nước, nhưng SGD không chỉ dừng lại ở đó màluôn đẩy mạnh khai thác nhóm khách hàng là những thành phần kinh tếngoài quốc doanh, và tỷ trọng cho vay đó cũng đang được thay đổi, điều nàyphù hợp với tình hình chung của nền kinh tế bởi: nước ta đang trong quátrình cổ phần hoá các công ty Nhà Nước thành công ty cổ phần để làm ăn cóhiệu quả hơn, do đó nếu trong quá trình này SGD chỉ chú trọng đến việc chovay nhóm khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh thì rủi ro xảy ra đốivới SGD là điều khó tránh khỏi Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh đang hoạt động có lãi, đây là nhóm khách hàng tiềm năng màSGD cần phải khai thác, cụ thể:

Trang 40

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy SGD đã khai thác sang thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh, điều này được phản ánh trên các con số là tăng

253 tỷ đồng (tương đương 51%) Tất nhiên, tỷ trọng cho vay quốc doanh vàngoài quốc doanh chênh lệch nhau khá lớn nhưng cũng thể hiện sự nỗ lựccủa SGD trong việc đa dạng hoá lĩnh vực cho vay, điều này giảm bớt sự phụthuộc của SGD vào các tổng công ty Nhà nước, do đó rủi ro trong hoạt độngtín dụng cũng giảm

Tài sản đảm bảo luôn là điều kiện hầu hết cần phải có trong một hợpđồng tín dụng, nó không chỉ là cơ sở đưa ra khối lượng cho vay mà còn giúpcho ngân hàng tránh được thiệt hại lớn khi rủi ro tín dụng xảy ra., cơ cấu tíndụng về tài sản đảm bảo của Sở giao dịch là:

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo nợ vay

đơn vị: tỷ đ ngồng

(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005)

Bạn hàng chính và truyền thống của Sở giao dịch là các Tổng công tyhoạt động trên quy mô rộng, nhu cầu đầu tư cao do vậy khối lượng vay củacác đơn vị này tại Sở giao dịch rất lớn, do đó ngay với những khách hàng

Ngày đăng: 09/04/2013, 17:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hạn mức tín dụng tính cho cả kỳ                   Dư nợ - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hình 1 Hạn mức tín dụng tính cho cả kỳ Dư nợ (Trang 13)
Hình 3: Cho vay theo hạn mức thấu chi - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hình 3 Cho vay theo hạn mức thấu chi (Trang 15)
Hình 4: Cho vay từng lần        Quy mô vay - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hình 4 Cho vay từng lần Quy mô vay (Trang 18)
Bảng 2.2: Tỡnh hỡnh huy động phõn theo nhúm khỏch hàng - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.2 Tỡnh hỡnh huy động phõn theo nhúm khỏch hàng (Trang 34)
Bảng 2.2: Tình hình huy động phân theo nhóm khách hàng - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.2 Tình hình huy động phân theo nhóm khách hàng (Trang 34)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động dõn cư - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động dõn cư (Trang 36)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư (Trang 36)
Cỏc bảng số liệu trờn đó chỉ ra cho chỳng ta thấy tỡnh hỡnh huy động vốn chung và tỷ trọng nguồn huy động của từng nhúm khỏch hàng, cũn cơ  cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn được tổng hợp ở bảng sau: - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
c bảng số liệu trờn đó chỉ ra cho chỳng ta thấy tỡnh hỡnh huy động vốn chung và tỷ trọng nguồn huy động của từng nhúm khỏch hàng, cũn cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn được tổng hợp ở bảng sau: (Trang 37)
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn (Trang 37)
Bảng 2.6: Cơ cấu tớn dụng theo thành phần kinh tế - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.6 Cơ cấu tớn dụng theo thành phần kinh tế (Trang 40)
Nhỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy SGD đó khai thỏc sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, điều này được phản ỏnh trờn cỏc con số là tăng  253 tỷ đồng (tương đương 51%) - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
h ỡn vào bảng số liệu trờn ta thấy SGD đó khai thỏc sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, điều này được phản ỏnh trờn cỏc con số là tăng 253 tỷ đồng (tương đương 51%) (Trang 40)
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế (Trang 40)
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo nợ vay - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.7 Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo nợ vay (Trang 40)
Bảng 2.8: Thu dịch vụ - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.8 Thu dịch vụ (Trang 42)
Bảng 2.8: Thu dịch vụ - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.8 Thu dịch vụ (Trang 42)
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay đối với cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.9 Dư nợ cho vay đối với cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp (Trang 48)
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay đối với các đơn vị thi công xây lắp - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.9 Dư nợ cho vay đối với các đơn vị thi công xây lắp (Trang 48)
Bảng 2.10: Bảng so sỏnh dư nợ cho vay ngắn hạn - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.10 Bảng so sỏnh dư nợ cho vay ngắn hạn (Trang 50)
Bảng 2.10: Bảng so sánh dư nợ cho vay ngắn hạn - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.10 Bảng so sánh dư nợ cho vay ngắn hạn (Trang 50)
Bảng 2.11: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp tại Sở giao dịch - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.11 Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn của cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp tại Sở giao dịch (Trang 51)
Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn của các đơn vị thi công xây lắp tại Sở  giao dịch - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn của các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch (Trang 51)
Bảng 2.12: So sỏnh chỉ tiờu nợ quỏ hạn - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.12 So sỏnh chỉ tiờu nợ quỏ hạn (Trang 54)
Bảng 2.12: So sánh chỉ tiêu nợ quá hạn - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.12 So sánh chỉ tiêu nợ quá hạn (Trang 54)
Bảng 2.13: So sỏnh nợ quỏ hạn giữa cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp với cỏc ngành khỏc tại Sở giao dịch - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.13 So sỏnh nợ quỏ hạn giữa cỏc đơn vị thi cụng xõy lắp với cỏc ngành khỏc tại Sở giao dịch (Trang 55)
Bảng 2.13: So sánh nợ quá hạn giữa các đơn vị thi công xây lắp với các  ngành khác tại Sở giao dịch - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.13 So sánh nợ quá hạn giữa các đơn vị thi công xây lắp với các ngành khác tại Sở giao dịch (Trang 55)
Bảng 2.15: Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với  các đơn vị thi công xây lắp - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.15 Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp (Trang 59)
Bảng 2.16: Mức sinh lời trờn một đồng vốn cho vay - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.16 Mức sinh lời trờn một đồng vốn cho vay (Trang 60)
Bảng 2.16: Mức sinh lời trên một đồng vốn cho vay - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 2.16 Mức sinh lời trên một đồng vốn cho vay (Trang 60)
Bảng 3.1. Mục tiờu hoàn thành trong năm 2006 - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 3.1. Mục tiờu hoàn thành trong năm 2006 (Trang 68)
Bảng 3.1. Mục tiêu hoàn thành trong năm 2006 - Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bảng 3.1. Mục tiêu hoàn thành trong năm 2006 (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w