1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình Động vật có xương sống

52 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,04 MB

Nội dung

Động vật có xương sống Biological 1. Đặc điểm chung Cá Sụn được có khoảng khoảng 800 loài sống ở biển và đại dương, vài loài sống ở nước ngọt. Lớp Cá sụn có những đặc điểm chung sau: 1. Da được phủ vẩy tấm, là loại vảy nguyên thuỷ nhất của nhóm cá. 2. Bộ xương bằng sụn, đã phân hoá thành 3 phần: Cột sống, xương sọ và xương chi. Sọ đã có nóc che kín chỉ để hở một lỗ thóp ở phía trước. 3. Hệ thần kinh phát triển. Bộ não đã chia thành năm bộ phần. Não trước tương đối đã phân ra thành hai bán cầu não và nóc não trước có chất thần kinh. Đây là đặc diểm tiến bộ của Cá sụn. 4. Hệ tiêu hoá phát triển. Ruột có van xoắn làm tăng diện tích hấp thụ của ruột. 5. Cơ quan hô hấp là mang. Các khe mang thông thẳng ra ngoài, chưa có nắp mang bảo vệ. 6. Hệ tuần hoàn kín, chỉ một vòng tuần hoàn. Tim hai ngăn, một tâm nhĩ và một tâm thất, chứa máu đỏ thẩm hoàn toàn. Tâm nhĩ nối với xoang tĩnh mạch, tâm thất nối với nón chủ động mạch. Nón chủ động mạch được coi là một phần của tâm thất vì có cơ vân có van và có thể cơ bóp. 7. Hệ bài tiết là trung thận. 8. Cá sụn là nhóm động vật phân tính, con đực đã có gai giao cấu, thụ tinh trong, đẻ trứng lớn hoặc đẻ con. Hình 1.1. Cấu tạo trong cá nhám (Theo Lagler ) 1. thùy khứu giác; 2. thùy thị gíac; 3. tiểu não; 4. hành tủy; 5. chủy; 6. sọ sụn; 7. sụn khẩu cái vuông; 8. sụn mackel; 9. động mạch chủ bụng; 10. hầu và khe mang trong; 11. tâm thất; 12. tâm nhĩ; 13. xoang tĩnh mạch; 15. buồng trứng; 16. động mạch gốc tạng; 17. gan; 18. ruột tá; 19. cột sống; 20. tuyến trực tràng; 21. thận giữa; 22. động và tĩnh mạch đuôi; 23. cơ trên trục; 24. thực quản; 25. dạ dày; 26. tụy; 27. môn vị; 28. tùy tạng; 29 van ruột; 30. hậu môn; 31. cơ dưới trục. 1 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological 2. Cấu tạo của cơ thể (Đại diện cá nhám tro – Mustelus griseus) 2.1. Hình dạng Cơ thể hình thoi, thuôn dài, bề dài khoảng 30cm, đầu có mõm nhọn, miệng lớn hình khe ở mặt dưới mõm. Sau mắt là các khe mang. Phía trước dãy khe mang là lỗ thở nhỏ, thông với hầu. Vây lẽ gồm hai vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi. Vây đuôi kiểu kiểu dị vĩ (heteroxec). Vây chẵn gồm hai vây ngực lớn nằm ngang và hai vây bụng. Bờ trong vây bụng cá đực có gai giao cấu. Hình 1.2. Cá nhám A- Cấu trúc hình dạng ngoài (Theo A.S.Garman): 1. mũi; 2. miệng; 3. mắt; 4. lỗ thở; 5. khe mang; 6. vây ngực; 7. vây lưng trước; 8. vây bụng; 9. vây lưng sau; 10. vây hậu môn; 11. vây đuôi. B- Vây bụng cá nhám đực (theo Đào Văn Tiến): 1. huyệt; 2. vây bụng; 3. núm niệu sinh dục; 5. lỗ bụng. 2.2. Vỏ da Biểu bì nhiều tầng, có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy. Bì dày, có nhiều sợi liên kết rất chắc. Trong bì có nhiều vảy tấm. Vảy tấm gồm nhiều chất dentin tương tự chất xương, có phủ lớp men cứng ở ngoài. Vảy tấm chuyển vào xương hàm có cỡ lớn dần và biến thành răng chính thức. 2.3. Bộ xương Hình 1.3. Bộ xương cá nhám (Theo Matviep) 2 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological 1. bao khứu giác; 2. hộp sọ; 3. bao thính giác; 4. đốt sống; 5. gai sống; 6,7,8,16,20,22. tấm tia; 9. hàm trên; 10. hàm dưới; 11. cung móng; 12. sụn tiếp hợp mang; 13. cung mang; 14. đai vai; 15,19. tấm gốc; 17. xương sườn; 18. đai nhông; 21. cung huyết. a. Xương sọ Sọ não gồm hộp sọ và các bao khứu giác, bao thị giác và bao thính giác gắn chặc vào hộp sọ. Hộp sọ có nóc che kín gần hết chỉ để hở một lỗ thóp ở phía trước. Phía sau sọ não có phần chẩm bảo vệ mặc sau của não, có lỗ chẩm, nơi chuyển tiếp của não bộ với tuỷ sống. Sọ tạng gồm cung hàm, cung móng và cung mang. Cung hàm gồm hai đôi sụn: hàm trên là sụn khẩu cái vuông, hàm dưới là sụn Mecken. Sụn hàm trên và sụn hàm dưới ăn khớp vớ nhau. Ngoài ra, ở cá nhám tro còn có hai đôi sụn mới hình que, đôi trên gắn với sụn khẩu cái vuông, đôi dưới gắn với sụn Mecken. Sụn môi tương đương cung tạng thứ nhất đã phân hoá. Cung móng gồm hai đôi sụn: sụn trên là sụn móng hàm có chức năng treo hàm vào sọ, sụn dưới là sụn móng nâng đỡ lưỡi. Cung mang gồm 5 đôi. Mỗi cung gồm bốn đốt và ở dưới có sụn tiếp hợp. b. Cột sống Cột sống chia làm hai phần phần thân và phần đuôi. Thân đốt sống lõm hai mặt. Phía trên thân đốt có cung thần kinh làm thành ống chứa tuỷ sống. Phía dưới thân đốt có cung sụn. Cung sụn thay đổi tuỳ phần cột sống. Ở phần thân, cung sụn là đôi mấu ngắn khớp với đôi xương sườn, các đầu mút tự do, làm thành lồng ngực, cá sụn chưa có xương mỏ ác. Ở phần đuôi, cung sụn khép thành cung huyết, giữa cung có mạch máu xuyên qua. c. Xương chi Xương vây lẻ gồm vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn, có cấu tạo từ một đến ba hàng tấm tia sụn cắm trong cơ và hàng tia vây nâng đỡ màng da. Xương vây chẵn gồm vây ngực vây bụng có cấu tạo gồm đai và xương chi tự do. Đai vai của vây ngực có phần bả ở phía trên, phần quạ ở dưới, ôm lấy phía bên trên và bên dưới thân. Điểm giới hạn giữa hai phần là nơi khớp của xương vây ngực. Xương tự do của vây ngực gồm một tấm gốc ở trong cùng, ăn khớp với đai vai, tiếp đến ba hàng tấm tia vây. Đai hông chỉ gồm tấm sụn hông ở trước huyệt. Xương tự do của vây bụng chỉ có môt tấm vây gốc, hai hàng tấm tia và một hàng tia vây. 2.4. Hệ thần kinh Hình 1.4. Não bộ cá nhám (Theo A.S.Romer) 1.Dây khứu giác; 2.Thùy khứu giác; 3.Túi khứu; 4.Bó khứu giác; 5.Tuyến mấu não trên; 6.Bán cầu não trước; 7.Não thất III; 8.Thùy bên; 9.Thùy thị giác(não giữa); 10.Tiểu não; 11.Hành tủy; 12.Não thất IV. Não trước tương đối lớn, đã cá rảnh phân ra hai bán cầu với đôi thuỳ khứu giác rất lớn. 3 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Não trung gian có mấu não trên. Ở nặt dưới, trước phiểu não cá đôi dây thần kinh thị giác đi ra, đã bắt chéo ở phía trước. Phía sau phểu não là tuyến dưới não hay tuyến yên. Não giữa có nóc thần kinh và hai thuỳ thị giác lớn. Tiểu não rất lớn phủ cả phần sau của não giữa và phần trước của hành tuỷ. Liên quan đến hoạt động nhiều của Cá sụn. Não bộ có 10 đôi dây thần kinh. Tuỷ sống hình ống, thiết diện tam giác tròn cạnh. Hình 1.5. Dây thần kinh não cá nhám (Theo M.Hildebrand) 1.Nhánh dây X đi tối cung; 2.Mang và hầu; 3.Nhánh đường bên của dây X; 4.Dây chẩm; 5.Dây dưới mang; 6.Các dây thần kinh tủy sống. (các chữ số La mã chỉ các đôi dây thần kinh tư I - X). 2.5. Giác quan Cơ quan đường bên hoàn chỉnh làm thành hệ thống ống phức tạp trong da ở phần đầu và thân cá. Cơ quan khứu giác là đôi túi có lỗ ngoài thông ở nặt dưới đầu. Trong túi có nếp nhày phức tạp với nhiều tế bào cảm giác. Túi khứu giác nằm trong bao sụn khứu giác. Cơ quan thị giác có cấu tạo điển hình của cá. Hệ cơ mắt phát triển. Ở cá nhám tro ngoài mí trên và mí dưới không cử động còn thệm mí thứ ba là màng nháy ở góc trong mí dưới. Cơ quan thính giác là tai trong, có ba ống bán khuyên và ống nội dịch rõ ràng. Mê lộ ẩn trong bao sụn thính giác gắn vào phần sọ. 2.6. Cơ quan tiêu hoá a. Ống tiêu hoá Miệng có nhiều răng gắn trên cung hàm. Tiếp theo là hầu. Thành hầu thủng khe mang và lỗ thở. Thực quản ngắn. Dạ dày gấp khúc hình chử V. Ruột non ngắn. Ruột già có là van xoắn. Van này phát triển ở đa số cá bậc thấp, có tác dụng làm tăng diện tích hấp thụ của ruột và làm chậm sự di chuyển của thức ăn. Tiếp theo ruột già là ruột thẳng thông ra huyệt. b. Tuyến tiêu hoá: Gan gồm hai thuỳ, có túi mật lớn. Tụy nằm ở chỗ giới hạn của dạ dày và ruột. Lá lách hình lá nhỏ, dài, màu đỏ nằm gần dạ dày. 2.7. Hệ hô hấp Hô hấp bằng mang. Mỗi bên có 4 cung mang, mỗi cung mang có vách mang và hai lá mang, đó là một mang đủ. Riêng là mang thứ 9 của mỗi bên không gắn vào trên vách của cung mang mà gắn vào trên cung móng, đây là mang nửa. Giữa các vách mang là khe mang. Hô hấp thụ động còn phụ thuộc vào cơ quan tiêu hóa, nước vào khe miệng sau đó chảy qua khe mang, sự trao đổi khí xảy ra lúc nước qua khe mang để đi ra môi trường ngoài. 2.8. Hệ tuần hoàn 4 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Tâm nhĩ nối với xoang tĩnh mạch, tâm thất nối với côn động mạch. Máu trong tim là máu đỏ thẩm hoàn toàn. Máu thẩm theo động mạch chủ bụng đến mang, phân thành 5 động mạch đến mang. Máu trao đổi khí ở mang chuyển từ máu đỏ thẩm sang máu đỏ tươi, máu đỏ tươi theo 4 động mạch rời mang đổ vào rể động mạch chủ lưng. Phía trước theo động mạch cảnh tới nuôi đầu, phía sau theo động mạch chủ lưng phân nhánh đi nuôi thân và đuôi. Máu sau khi đã đi nuôi phần đầu theo tĩnh mạch chính trước và tĩnh mạch cảnh dưới đổ vào ống Couvier. Máu từ tĩnh mạch đuôi phân thành hai nhánh vào thận làm thành hệ gánh thận, sau đó đổ vào tĩnh mạch chính sau về ống Couvier. Máu từ ruột vào tĩnh mạch ruột, rồi vào gan thành hệ gánh gan, theo tĩnh mạch gan về xoang tĩnh mạch. Máu từ chi chẵn theo hai tĩnh mạch bên về ống Couvier. Hình 1.6. Tim và động mạch mang cá Nhám Hình 1.7. Sơ đồ hệ tĩnh mạch cá nhám (Theo Maiviep) 1. Tim; 2. Ống cuvier; 3. Tĩnh mạch dưới đòn; 4. Xoang tĩnh mạch chính; 5. Tĩnh mạch gánh gan; 6. Tĩnh mạch chính trước; 7. Tĩnh mạch cánh dưới; 8. Xoang tĩnh mạch gan; 9. Hệ gánh gan; 10. Tĩnh mạch bên; 11. Tĩnh mạch chính sau; 12. Tĩnh mạch chậu. 2.9. Hệ bài tiết Gồm hai đôi trung thận hình dải, nằm dọc hai bên cột sống, ống dẫn đổ vào xoang niệu sinh dục. 2.10. Hệ sinh dục Con đực có hai tinh hoàn dính phần trên thận, ống dẫn là ống wolff, có gai giao cấu. Con cái có buồng trứng hình dải, ống dẫn trứng có phễu thông với thể xoang, đoạn cuối phình rộng thành tử cung. 5 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Thụ tinh trong, số lượng trứng ít, trứng có vỏ dai lớn. Đa số đẻ trứng, một số loài noãn thai sinh và thai sinh nguyên thủy. 1. Đặc điểm chung Lớp Cá xương là nhóm động vật có xương sống sống trong môi trong môi trường nước, có những đặc điểm sau: 1. Bộ xương ít nhiều đã hóa xương. Cột sống có nhiều đốt. Dây sống có thể tồn tại ở một số loài. 2. Da có nhiều tuyến nhầy, thường được bao phủ bởi vảy. 3. Hệ thần kinh có hai thùy khứu giác nhỏ hai thùy thị giác lớn, tiểu não lớn, có 10 đôi dây thần kinh não. 4. Hô hấp bằng mang. Mang được nâng đỡ bởi cung mang. Vách mang tiêu biến nên Các lá mang đích trực tiếp trên cung mang. Có xương nắp mang phủ ngoài tạo thành xoang mang. 5. Tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn một tâm nhĩ, một tâm thất, chứa máu đỏ thẩm, xoang tĩnh mạch thông với tâm nhĩ. 6. Là nhóm động vật phân tính, đa số là đồng hình chủng tính. Thụ tinh ngoài. Cơ quan sinh dục và bài tiết hoàn toàn tách biệt nhau. Ống dẫn trứng và ống dẫn tinh là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục. 2. Đặc điểm cấu tạo cơ thể 2.1. Hình dạng Cá có hình dạng rất khác nhau. Phổ biến nhất là hình thoi, dẹp bên, thích nghi với bơi lội trong nước. Hình dạng khác tùy thuộc vào cách vận chuyển, nơi kiếm ăn, nơi sống của Cá. Nhiều loài sống ở đáy, ở biển sâu có hình dạng rất kỳ dị. Thường có xương nắp mang. Đuôi kiểu đồng vĩ, số ít khác có đuôi kiểu khác: dị vĩ hay nguyên vĩ thứ sinh. 2.2. Vỏ da a. Biểu bì Biểu bì có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy. Vài loài Cá có tuyến độc thông với gai độc. b. Bì Bì là mô liên kết gồm nhiều sợi. Trong bì có nhiều tế bào chứa sắc tố làm da có màu. Đặc biệt tế bào sắc tố chứa hạt guanin làm da Cá có ánh bạc. Trong bì có tuyến hình cốc tiết chất chất độc thông ra gai độc, chất phát quang. Bì còn sinh ra vảy Cá. Cá xương có 3 loại vảy: - Vảy cotmin: Chỉ có ở vài loài Cá xương cổ (Cá vây tay, Cá phổi). Vảy cotmin gồm nhiều tế bào xương (chất cotmin), bên trong có lớp chất xương khác (chất isopedin). Ngoài cùng có chất men cứng. Như vậy, vảy cotmin có cấu tạo như là nhiều vảy tấm của Cá sụn gắn lại với nhau mà thành. 6 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological - Vảy láng: Cũng chỉ có ở một số Cá hiện tại, như Cá nhiều vây, Cá caiman nhưng rất phổ biến ở Các loài Cá vây tia cổ. Vảy có hình trám dẹp xếp hàng chéo, ăn khớp với nhau làm thành bộ giáp phủ lên toàn thân Cá. Vảy có lớp ngoài có chất men ganoin do tầng bì sing ra (khác với men biểu bì), lớp trong chủ yếu là isopedin. Vảy láng cũng bắt nguồn từ vảy tấm nhưng không có sự thay thế như vảy tấm. - Vảy xương: Ở hầu hết Cá xương hiện tại, là những vảy riêng rẽ, xếp chồng lên như mái ngói. Trên lát cắt ngang có lớp ngoài cùng là lớp ganoin mỏng, dưới có nhiều lớp sợi đồng tâm và phóng xạ xen kẽ, thấm canxi nhưng chắc hơn xương. Cùng với sự tăng trưởng của Cá, vảy lớn dần làm thành vòng năm trên biên vảy, thể hiện tuổi năm của Cá xương. Vảy xương có hai dạng: Vảy tròn, bờ ngoài vảy nhẵn, thường có ở Các Cá xương thấp ( Cá trích, Cá chép, ). Vảy lược, bờ ngoài có nhiều răng cưa nhỏ, thường gặp ở những Cá xương tiến hóacao (Cá bơn, Cá vược …). Nhiều loài Cá ở đáy (lươn, trạch, Cá trê, …) vảy tiêu giảm. Những loài khác vảy biến thành gai hay ngạnh (Cá trê, Cá ngạnh, Cá rô, …). 2.3. Bộ xương Hình 2.1. Bộ xương cá Chép (Theo Bình Chi ) 1. Xương nắp mang; 2. Xương tia nắp mang; 3. Xương móng hàm; 4. Xương cánh sau; 5. Xương symplecticum; 6. Xương vuông; 7. Xương góc; 8. Xương khớp; 9. Xương cánh giữa; 10. Xương cánh trước; 11. Xương răng; 12. Xương trước hàm; 13. Xương hàm trán; 14. Xương quanh ổ mắt; 15. Xương trán; 16. Xương cánh tai; 17. Xương đỉnh; 18. Xương vẩy; 19. Xương thái dương; 20. Xương trên tai; 21. Xương trên chẩm; 22. Thân đốt sống; 23. Xương bả vai; 24. Xương đòn; 25. Xương mấu khớp bên; 26. Xương sườn; 27. Tia vây; 28. Xương quạ; 29. Đai hông; 30. Xương cánh vây ( Vây đuôi ) ; 31. Gai cứng vây hậu môn; 32. Gai huyết; 33. Gai thần kinh; 34. Gai cứng vây lưng; 35. Xương cánh vây (vây lưng ); 36. Xương cánh vây (vây lưng); 37. Tấm hypural a. Xương sọ Sọ gồm 2 phần: Sọ não và sọ tạng phát triển hoàn chỉnh. 7 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Sọ não gồm các xương gốc sụn đã hóa xương và có thêm các xương gốc bì bao phủ nóc sọ và dưới đáy sọ. Số xương sọ của Cá xương rất nhiều. Những xương sọ gốc sụn chính ở vùng mũi có xương sàng giữa, 2 xương sàng bên; vùng mắt có xương gốc bướm, xương Cánh bướm, xương ổ mắt bướm. Vùng tai có xương Cánh tay, xương bướm tai, xương trên tai và xương sau tai; vùng chẩm có một xương gốc chẩm, 2 xương bên chẩm và một xương trên chẩm. Những xương sọ gốc bì ở vùng nóc sọ có xương mũi, xương trán và xương đỉnh. Vùng bên sọ có xương vòng ổ mắt, xương thái dương. Vùng đáy sọ có xương lá mía và xương bên bướm, các xương này làm thành trục nền sọ. Sọ tạng phát triển gốm các gộ phận: cung hàm, cung móng và bộ mang gồm các cung mang. Cung hàm: ở hàm trên, sụn khẩu cái vuông phân thành hàm sơ cấp, gồm 2 xương khẩu cái, 2 xương vuông nối với nhau bởi 3 xương cánh; có thêm hàm thứ cấp gồm 2 xương trước hàm và 2 xương trên hàm. Cung móng gồm những sụn móng hàm đã hóa xương. Cung mang thường có 5 đôi, đôi thứ 5 tiêu giảm. Bên ngoài mang có xương nắp mang gồm 4 xương, khớp với xương móng hàm. Xương nắp mang là xương gốc bì. Đa số Cá xương có sọ kiểu hyostin là sọ có phần cung móng khớp động với hộp sọ. Một số Cá có kiểu sọ amphistin, tức là có cung hàm khớp động với sọ một phần trực tiếp và một phần nhờ móng hàm. Hình 2.2. Cơ vùng đầu cá xương (Nhìn trên ) (Theo Lagier) 1. Trước hàm; 2. Hàm trên; 3. Hàm dứơi; 4. Lỗ mũi; 5. Mắt; 6. C. nang vòm khẩu cái; 7. Phần hàm c. khép hàm dưới; 8. C. khép hàm dưới; 9. C. khép nắp mang; 10. C. chân; 11. C. mở nắp mang; 12. Đai vai; 13. Nắp mang; 14. Phần đầu cơ khép hàm dưới. b. Cột sống Thân đốt sống lõm hai mặt. Cung trên làm thành ống tủy, cung dưới mang đôi xương sườn ở phần thân và làm thành ống huyết ở phần đuôi. Ngoài xương sườn, đa số Cá xương có sườn trên gọi là xương dăm do màng liên kết tạo thành. Vây đuôi Cá xương có 3 kiểu: Hình 2.3. Các kiểu vây đuôi của cá Xương 8 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological - Vây đuôi đồng vĩ (Homoxec): Gồm 2 thùy bằng nhau, cột sống đi hơi lệch về một bên thùy. - Vây đuôi dị vĩ (Hetexec): Giống vây đuôi của đa số Cá sụn. - Vây đuôi thứ vĩ (Diphyxec) là vây cũng có hai thùy đối xứng và đường cột sống đi vào đường trung tuyến của đuôi (như đuôi nguyên vĩ), nhưng tính chất đối xứng là thứ sinh. Cả 3 kiểu vây này đều phát sinh từ kiểu đuôi kiểu nguyên vĩ (Protoxec) ở Cá miệng tròn, cột sống đi theo trung tuyến. c. Xương chi Xương chi có đặc điểm là đai vai và đai hông không khớp với xương sống mà nằm tự do trong cơ. Vây lưng, vây hậu môn trong nhiều trường hợp làm nhiệm vụ bánh lái, giữ thăng bằng. Vây ngực và vây bụng giúp Cá lái xuống sâu, lượn sang trái hay bên phải. 2.4. Hệ cơ Hệ cơ Cá còn giữ nhiều tính chất phân đốt rõ ràng, cơ chi kém phát triển. Cơ thân và cơ đuôi giữ vai trò chủ yếu trong cơ chế vận động bơi. 2.5. Hệ thần kinh Cấu tạo não bộ Cá xương phát triển theo 2 hướng: Hướng thứ nhất: Cấu tạo não bộ Cá vây tia (Cá láng sụn, Cá láng xương và Cá xương) có não trước không lớn, không phân hai bán cầu, nóc não còn màng bao phủ, không có chất thần kinh. Não trung gian phát triển. Não giữa có thùy thị giác lớn. Tiểu não phát triển thành thùy nằm trên hố trám. Hành tủy phát triển. Hướng thứ hai: Cấu tạo não bộ Cá phổi, Cá vây tay có đời sống ở đáy. Não trước phát triển, bán cầu não lớn, phân chia rõ ràng. Não giữa và tiểu não phát triển yếu. Hình 2.4. Não bộ cá chép (Theo Bỉnh Chi) A- Mặt trên: 1- Hành khứu giác, 2- Dây khứu, 3- Vỏ não, 4- Thùy giữa, 5- Thùy bên, 6- Thùy góc, 7- Bán cầu não, 8- Não giữa, 9- Mấu não trên, 10- Van tiểu não, 11- Tiểu não, 12- Thùy mê tẩu, 13- Thùy mặt, 14- Hành tủy. B- Mặt dưới: 1- Dây khứu, 2- Dây thị giác, 3- Não trước, 4- Não giữa, 5- Mấu não dưới, 6- Túi mạch, 7- Dây vặn nhân trung, 8- Thùy dưới, 9- Dây ròng rọc(IV), 10- Dây sinh ba, 11- Dây vận nhỡn ngoài, 12- Dây thính giác, 13- Dây mặt, 14- Dây lưỡi hầu, 15- Dây phế vị(X), 16- Nhánh của dây IX, 17- Nhánh đường bên của dây X, 18- Tủy sống. 2.6. Giác quan Cơ quan đường bên ở Các loài Cá xương rất phát triển, gồm 1 hay vài đường ống ẩn dưới da bên thân đi tới phần đuôi và làm thành mạng lưới phức tạp trên đầu, ống có nhiều nhánh nhỏ xuyên qua các vảy đường bên có các chồi gồm nhiều tế bào cảm giác, tiếp thu kích thích của dòng nước và của vật cản giúp Cá định hướng di chuyển. 9 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Cơ quan vị giác gồm nhiều chồi vị, không chỉ có trong miệng Cá mà còn ở bề mặt thân, và đặc biệt phát triển ở mặt bụng của Cá ăn đáy, giúp Cá nhận biết thức ăn. Cơ quan khứu giác có vai trò lớn khi ăn, gồm hai túi khứu giác có nhiều nếp màng mỏng làm tăng diện tích cảm giác và thông ra ngoài bằng đôi lỗ mũi. Cá phổi và Cá vây tay có lỗ mũi trong thông vào miệng, giống với các loài Động vật có xương sống ở cạn. Cơ quan thính giác gồm tai trong, phần trên của mê lộ có 3 ống bán khuyên gắn với nhau ở gốc làm thành túi bầu dục. Trong túi bầu dục có đá tai. Đá tai có dây chằng nối với biểu mô cảm giác. Khi Cá mất thăng bằng, đá tai thay đổi vị trí làm dây chằng co giãn và kích thích tế bào cảm giác, gây ra cử động phản xạ cơ, giúp Cá điều chỉnh được tư thế. Cơ quan thị giác mắt Cá xương có cấu tạo đặc trưng, thích nghi với nhìn trong nước. Thủy tinh thể hình cầu, màng kính gần phẳng, làm Cá có thể nhìn gần. Mắt Cá không có mí mắt. 2.7. Hệ tiêu hóa Miệng có răng, thường hình nón. Những cá ăn thịt thường có răng phát triển hơn cả. Một số loài thuộc họ Cá chép, ăn tạp, không có răng ở hàm mà chỉ có răng hầu ở phần cuối cung mang cuối. Thực quản ngắn, phần cuối thực quản hơi phình rộng, chưa hình thành dạ dày chính thức. Ruột dài ngắn khác nhau tùy loài Cá, ở Cá ăn thực vật hay ăn tạp, ruột dài hơn nhiều so với Cá ăn thịt. Ruột không có van xoắn như ở Cá sụn. Ruột thông ra ngoài qua lỗ hậu môn riêng biệt, trừ Cá phổi, qua huyệt. Gan có 3 thuỳ, có túi mật. Tụy chưa tập trung thành tuyến mà con phân tán trong gan. Hình 2.5. Cấu tao trong cá chép (Theo Bỉnh Chi) 1.Tâm thất; 2.Bầu động mạch; 3.Tâm nhĩ; 4.Xoang tĩnh mạch; 5.Vách ngăn tim bụng; 6.Gan; 7.Túi mật; 8.Dạ dày; 9.Tỳ; 10.Ruột; 11.Tinh quản; 12.Hậu môn; 13.Lỗ 10 Phạm Hữu Nghĩa [...]... nhái) là Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, nhưng còn giữ nhiều nét của tổ tiên sống ở nước Chúng có những đặc điểm chung sau: 16 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological - Da trần dễ thấm nước, có nhiều tuyến da - Bộ xương hầu như đã hoá cốt, cột sống phân thành 4 phần: Cổ, thân, chậu và đuôi Phần cổ và phần thắt lưng chỉ có một đốt sống Các đốt sống ngực có xương sườn Ở Ếch, xương sườn... xương chậu dài dài, có đầu gắn với mấu ngang của đốt sống chậu, và đầu xa hợp với xương ngồi và xương háng tạo thành hố khớp đùi Hố khớp đùi ở nơi tiếp giáp ba xương đai hông là đặc điểm của mọi động vật có xương sống ở cạn Chi tự do của Lưỡng cư cấu tạo theo kiểu chi năm ngón, điển hình cho các loài động vật có xương sống ở cạn, riêng chi trước có bốn ngón 2.4 Hệ cơ 19 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương. .. thành xương móng, nâng đỡ lưỡi Hình 3.2 Sọ lưỡng cư không đuôi (Rana esculenta) (Theo E Gaupp) A mặt trên: 1 Xương hàm; 2 Xương hàm trên; 3 Xương mũi; 4 Xương bướm sàng; 5 xương cánh; 6 Xương trân đình; 7 Xương vuông gò má; 8 Xương vảy; 9 Xương cánh; 10 Xương trước tai; 11 Xương bên chẩm; 12 Xương vuông gò má; 18 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological B mặt dưới: 1 Xương hàm trước; 2 Xương. .. thềm miệng nên ít cử động Răng nhỏ hình nón có đỉnh hướng về phía sau có tác dụng giữ mồi, mọc trên xương hàm trên (ở đa số ếch nhái), xương gian hàm hoặc có thêm trên xương khẩu cái, xương lá mía, có khi cả trên xương bên bướm (một số ếch, cá cóc) Cũng có loài thiếu hẳn răng ở cả hai xương hàm (cóc Bufo, Pipa) Răng có thể rụng và được thay mới 21 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological Mắt... trong quá trình phát triển phôi sinh đã gắn lại với nhau làm thành trăm đuôi Hình 3.4 Đốt sống của ếch (Theo L.Moret và S.P.Naumôp) A- Đốt sống lõm hai mặt với di tích dây sống, B- đốt sống lõm trước, Cđốt sống lõm sau, D- đốt sống lồi hai mặt c Xương chi: Đai vai gồm ba xương điển hình của động vật có xương sống ở cạn: xương bã với sụn trên bả, xương quạ và xương trước quạ Chỗ tiếp giáp của ba xương là... với xương chi trước Trên xương trước quạ có xương đòn là xương gốc bì Phía trước xương ức là xương trước ức Nằm giữa hai xương quạ và xương trước quạ, tận cùng phía sau là sụn ức Do thiếu xương sườn, nên xương ức của ếch không gắn với xương cột sống, đai vai và xương ức nằm tự do trong khối cơ ngực Đây là một đặc điểm của Lưỡng cư không đuôi Đai hông gồm ba phần điển hình: xương chậu, xương ngồi và xương. .. xương vảy Hàng lề sọ gồm chủ yếu xương gò má và xương vuông Hình 4.3 Các kiểu sọ Bò sát (Theo Kardong) P Xương đỉnh; Po Xương sau ổ mắt; Sq Xương vẩy; Qj Xương vuông gò má; J Xương gò má c Xương chi Đai vai ở mỗi bên gồm xương quạ, trước quạ và xương bả Thường có thêm xương đòn hình chữ thập Đai hông ở mỗi bên gồm xương hông, xương háng và xương ngồi Hai xương háng và xương ngồi gắn với nhau thành tiếp... đốt sống chậu, làm thành một vòm xương rộng và vững chắc làm chỗ bám cho những cơ nâng đở mình Chim khi Chim đứng trên hai chi sau Xương ngồi cũng lớn gắn liền với xương chậu, hai xương háng mảnh có hai đầu tự do để trứng dể lọt qua Xương ống có xương chày lớn và xương mác tiêu giảm gắn liện với xương chày Xương chày gắn liền với một số xương cổ chân thành một xương dài lớn gọi là xương ống –cổ Các xương. .. ở trăn còn giữ di tích xương hông và di tích xương đùi 2.4 Hệ cơ Hệ cô của Bò sát phân hoá mạnh, thành nhiều phần cơ riêng biệt Cấu tạo phân đốt của cơ đã mờ đi nhiều, trừ cơ đuôi Cơ liên sườn có vai trò quan trọng trong động tác hô hấp của những Động Vật Có Xương Sống ở cạn đã khá phát triển ở Bò sát Cơ bám 29 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological da và vẩy bì đã có ở Bò sát nhưng còn kém... sát Bò sát là lớp Động Vật Có Xương Sống đầu tiên thực sự ở cạn Chúng có những đặc điểm sau đây 26 Phạm Hữu Nghĩa Động vật có xương sống Biological 1 Cơ thể được bao phủ bởi vẩy sừng hoặc bởi những tấm xương bì, da ít tuyến, chống mất nước, vì vậy Bò sát không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường 2 Bộ xương hoá cốt hoàn toàn Cột sống gồm 5 phần: Cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi Sọ có một cầu lồi chẩm, . chung Lớp Cá xương là nhóm động vật có xương sống sống trong môi trong môi trường nước, có những đặc điểm sau: 1. Bộ xương ít nhiều đã hóa xương. Cột sống có nhiều đốt. Dây sống có thể tồn tại. động vật có xương sống ở cạn: xương bã với sụn trên bả, xương quạ và xương trước quạ. Chỗ tiếp giáp của ba xương là ổ khớp nơi khớp với xương chi trước. Trên xương trước quạ có xương đòn là xương. mắt có xương gốc bướm, xương Cánh bướm, xương ổ mắt bướm. Vùng tai có xương Cánh tay, xương bướm tai, xương trên tai và xương sau tai; vùng chẩm có một xương gốc chẩm, 2 xương bên chẩm và một xương

Ngày đăng: 06/06/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w