Ống tiêu hóa

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 46)

Miệng đã có môi. Răng Thú đã phân hóa thành răng cữa răng nanh, răng trước hàm và răng hàm. Hình thái răng cũng đã chuyên hóa thích ứng với điều kiện sống. Đa số loài Thú có hai bộ răng kế tiếp là bộ răng sữa và bộ răng trưởng thành.

Lưỡi làm nhiệm vụ đưa thức ăn vào miệng, đảo thức ăn và chức năng vị giác.

Dạ dày phân hóa rỏ ràng với thực quản và ruột, thành trong dạ dày có nhiều tuyến tiêu hóa. Dạ dày cũng có hình dạng khác nhau tùy theo nhóm động vật. Dạ dày của Thú có huyệt chỉ là túi đơn giản. dạ dày của Thú ăn cỏ nhai lại như trâu, bò có dạ dày rất phức tạp, chia làm bốn túi thông với nhau. Thức ăn nuốt đi vào dạ cỏ, khi nghĩ ngơi thức ăn được đưa trở lại lên miệng và được nhai lại rất kĩ. Sau đó thức ăn được nuốt vào dạ tổ ong, rồi qua dạ lá sách xuống dạ múi khế trước khi chuyển xuống ruột.

Ruột đã phân hóa thành ruộ non, ruột già và ruột thẳng. Ruột non là nơi tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, ruột già là nới hấp thụ nước và hình thành phân, ruột thẳng là nơi chứa phân. Ranh giới giữa ruột non và ruột già là ruột tịt. Ruột tịt rất phát triển ở những loài Thú ăn cỏ không nhai lại, tiêu giảm ở Thú ăn quả và tiêu biến ở loài Thú ăn thịt.

Hình 6.3. Hình dạng dạ dày của thú (Theo Parker)

I.Chó; II.Chuột nhà; III.Chuột nhắt; IV.Cáo: V.Thú nhai lại; VI.Lạc đà; VII.Nhím mỏ chim; VIII.Thú đi chậm.

1.Thực quản; 2.Ruột; 3.Phần thượng vị dạ dầy; 4.phần hạ vị; 5.Túi dạ múi khế; 6.Dạ lá sách; 7.Dạ tổ ong; 8.Dạ cỏ

Hình 6.4. Dạ dày bốn túi của thú nhai lại

Đường mũi tên chỉ đường đi của thức ăn. Đầu tiên thức ăn vào dạ cỏ, sau được ợ lên mồm, nhai lại. Thức ăn được nuốt vào dạ tổ ong, qua dạ lá sách, xuống dạ múi khế, rồi chuyển xuống ruột

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w