Phân loại Chim

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 39)

Tổng số các loài Chim hiện đang sống trên Trái đất khoảng trên 9000 loài, thuộc 40 bộ và 155 họ. Các loài Chim hiện này phân hoá thích nghi với những điều kiện sống rất đa dạng theo 3 hướng chính: hướng Chim chạy với các bộ như Đà điểu, hướng Chim bơi như các bộ Chim cánh cụt và hướng Chim bay gồm các bộ còn lại và các loài Chim hiện tại có thể sắp xếp thành ba tổng bộ

3.1. Tổng bộ Chim bơi (natantes hay impennes)

Có cấu tạo chuyên hóa thích nghi cao độ với đời sống bơi lội giỏi ở biển: mình có lông ngắn, chi trước biến thành bơi chèo với những lông cánh nhỏ và ngắn, xương lưỡi hái lớn, cơ ngực phát triển, chi sau lùi xa về phía sau mình, nên Chim có dáng đứng thẳng chân có màng bơi nối liền 3 ngón trước.

Tổng bộ Chim bơi chỉ gồm có một bộ Chim Cụt (Sphenisciformes) gồm 16 loài sống ở Nam bán cầu nhưng có thể theo dòng nước đi về phía Bắc tới vùng xích đạo. Chim Cánh Cụt sống từng đàn rất đông ở các bờ biển Nam cực, bơi lặn giỏi bằng cánh, ăn cá, Chim mới nở đã có đủ lông, song còn yếu và mù.

3.2. Tổng bộ Chim chạy (Neognathae hay Gradientes)

Bộ Đà điểu châu Phi (Structhioniformes)

Gồm những loài Chim lớn nhất hiện nay, nặng từ 75-100kg, không biết bay, chạy nhanh, cánh không phát triển, xương mỏ ác thiếu xương lưỡi hái, chân to khỏe, chỉ có hai ngón, được sử dụng làm cơ quan tự vệ và giúp Chim chạy nhanh. Chim non khỏe. Chỉ có một loài Đà điểu lạc đà (Struthio camelus) sống đàn ở vùng bán sa mạc châu Phi và Tây Nam châu Á.

Bộ Đà điểu châu Mỹ (Rheiformes)

Nhỏ hơn Đà điểu châu Phi (20-25kg), cổ trụi, chân có 3 ngón. Chỉ có một giống (Rhea) gồm 2 loài. Sống ở vùng thảo nguyên Nam Mỹ.

Bộ Đà điểu Úc (Casauriiformes)

Có cỡ trung bình (40-55kg), đầu và cổ có lông, chân có 3 ngón.

Bộ không cánh (Apterygiformes)

Chim có cỡ 2-3kg, cổ ngắn, mỏ rất dài mảnh có hai lỗ mũi ở đầu cùng của mỏ, cánh rất nhỏ ẩn trong bộ lông, lông đuôi thiếu, chân có 4 ngón. Chỉ có một giống Chim không cánh (Apteryx) Chim Kivi (Apteryx australis) sống ở rừng rậm Tân Tây Lan có khứu giác đặc biệt phát triển.

Các Chim trong bộ Đà điểu và Không cánh đều là các bộ Chim hiếm quý cần được bảo vệ.

3.3. Tổng bộ chim bay (Volantes) hay chim có lưỡi hái (Carinatea)

Gồm tất cả các loài chim còn lại (khoảng gần 9000 loài). Cánh, xương ức, bộ lông có cấu tạo điểm hình của chim, phát triển có khả năng bay. Các lài chim có kích thước rất khác nhau, từ chim ruồi có thể trọng không quá 10g đến các loài nặng tới hàng chục kilogam nhưng tất cả các loài chim bay đều có dạng cơ thể thống nhất, hình ô van ngắn. Sự đa dạng của chim thể hiện rất lớn. Tổng bộ có tới 35 bộ.

Sau đây là một số bộ điển hình.

Bộ Bồ nông (Pelecaniformes)

Gồm những loài Chim sống ở nước, bơi lặn giỏi và bay giỏi. Chúng có chân ngắn với 4 ngón có màng bơi nối với nhau, Chim non yếu.

Đại diện: Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis philippensis) mỏ có túi da thường làm tổ tập đoàn lớn. Cốc đế (Phalacrocoax carbo) làm tổ và trú đông. Ở vài địa phương cốc đế được nuôi để bắt cá.

Bộ ngỗng (Anseriformes)

Gồm những Chim bơi ở nước. Hầu hết các loài đều bơi giỏi. Chúng có chân ngắn, có màng bơi nối liền 3 ngón trước, mỏ rộng, bờ mỏ có những tấm sừng ngang, lưỡi dày, hai bên cũng có những răng cưa nhỏ, có tuyến phao câu phát triển, Chim trống có cơ quan giao cấu dài xoắn nằm trong xoang huyệt, Chim non khỏe. Phân bố khắp thế giới. Ở Việt Nam có 20 loài trong đó có 16 loài trú đông.

Đại diện: Ngỗng trời (Anser anser) trú đông, ở đồng bằng gần bờ biển cho đến nam Thừa Thiên. Vịt trời (Anas poecilorhyna) loài định cư và trú đông, ở miền Bắc cho tới Huế. Mòng két (A nascrecca) di trú về miền Bắc ở nước ta từ tháng 9.

Bộ Hạc (Cioniiformes)

Gồm những loài Chim thường lội nước kiếm ăn ở đồng ruộng lầy, bờ sông. Chúng đi giỏi, bay giỏi, có mỏ dài, cổ dài, chân cao. Chân có 4 ngón tự do, ngón cái lớn và cùng hàng với những ngón trước. Làm tổ tập đoàn. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 31 loài.

Đại diện: Diệc xám (Ardea cinera) loài trú đông, cò trắng (Egretta garzetta), cò lửa (Ixobrychus cinnamomes).

Bộ Sếu (Gruiformes)

Gồm hầu hết những loài Chim sống chủ yếu ở bãi cỏ, nơi có nhiều cây bụi thấp, đầm lầy, ao hồ có nhiều cây thủy sinh. Phần lớn chạy giỏi, bay kém (trừ sếu). Chân thường có 4 ngón, ngón cái thường nằm cao hơn. Chim non khỏe. Ở Việt Nam có 22 loài.

Đại diện: Cuốc (A maurornis phoenicurus) (hình 96) về mùa sinh dục (cuối xuân) con đực kêu suốt ngày đêm. Xít (Porphyrio porphyrio) phá hoại hoa màu. Sâm cầm (Fulica atra) Chim trú đông, thịt ngon được dùng để tiến cung vua chúa; sếu xám (Grus nigricollis) và kịch (Galllinula chloropus).

Bộ rẽ (Charadriiformes)

Gồm phần lớn Chim sống ở những chỗ trống trải, gần các bờ nước, những chỗ nước nông. Một số loài sống ở các bãi cỏ, bụi cây nhỏ ở chân núi. Phần lớn có chân dài, có 4 ngón (ngón sau rất bé) hay ba ngón. Chim non khỏe. Ở Việt Nam có 48 loài phần lớn là Chim trú đông.

Đại diện: Choi choi (Pluvialis dominica). Chim trú đông, rẻ già (Scolopax rusticola), te cựa (Vanellus duvaucellii). Chim định cư.

Bộ Mòng bể (Lariformes)

Gồm những Chim ở nước, bay, bơi giỏi song không lặn được đi lại dễ dàng trên mặt đất, có thể bắt mồi trong khi bay, sống ở bờ biển, bờ sông và các hồ lớn. Chân chúng có màng bơi, ngón cái nhỏ và cao hơn, cánh dài khỏe. Chim non mới nở phủ lông bông, song Chim bố mẹ vẫn phải mớm mồi. Ở Việt Nam có 16 loài.

Đại diện: Mòng bể (Larus brunnicephalus) loài di cư về miền nước ta.

Bộ Gà (Galliformes)

Gồm những loài Chim kiếm ăn bằng cách bới đất ở các bụi thấp, bay nặng nề và không được xa, có chân to khỏe, ngón cái cao, có cựa và bộ lông mã (con trống), cánh tròn, phần lớn đa thê, Chim non khỏe.

Đại diện: Gà rừng hay gà cỏ (Gallus gallus) được coi là tổ tiên gà nhà, gà gô hay đa đa (Fracolinus pintadeanus), công (Pavo muticus), gà lôi trắng (Lophura nycthemera), trĩ đỏ (Phasianus colchicus).

Bộ Bồ câu (Columbiformes)

Gồm những Chim bay giỏi, có thể bay được những đường gấp khúc, song đi chậm và vụng về. Chim có chân ngắn, mỏ yếu có đoạn gốc mềm có da bao bọc (cenoma) mang hai lỗ mũi, đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 22 loài phần lớn là những loài định cư.

Đại diện: Cu gáy (Streptopelia chinensis), cu sen (Streptopelia orientalis), cu luồng (chalcophaps indica).

Bộ Cắt (Falconiformes)

Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi ban ngày, dùng mỏ phối hợp với chân để xé con mồi thành những mảnh nhỏ để ăn; có chân mỏ khỏe, móng cong nhọn và sắc, hàm trên dài hơn và quặp hẳn xuống, gốc mỏ có màng da mềm (cenoma) mang hai lỗ mũi. Đơn thê, đôi cắt sống chung với nhau nhiều năm, có đôi khi suốt đời song chỉ trong mùa sinh sản. Chim non yếu có lông tơ trắng. Ở Việt Nam có 42 loài.

Đại diện: Cắt lưng hung (Falco tinnunculus), ưng Ấn Độ (A ccipiter trivirgatus indicus), đại bàng (A quilla), diều hâu (Milvus), ó cá (Pandion haliaetus) có thể quắp cá lên khỏi mặt nước, kền kền (Gyps indicus) ăn xác chết.

Bộ Cú (Strigiformes)

Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi lúc nữa đêm và lúc hoàng hôn. Cú có mỏ và chân cấu tạo như kiểu Chim ưng, song có đầu to, cổ ngắn, lông mặt xếp thành hai vòng chung quanh mặt thành đĩa mật, bộ lông dày xốp, mắt và tai rất phát triển. Đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 19 loài.

Đại diện: cú (A thene, Otus), cú lợn (Tyto alba) có tiếng kêu giống lợn, thù thì (Ketupa), vọ (Glaucidium).

Bộ Vẹt (Psittaciformes)

Gồm những Chim đặc thù sống trên cây, leo trên cành cây bằng chân và bằng mỏ. Chúng có chân ngắn, khỏe có 4 ngón kiểu leo trèo (hai ngón hướng về phía trước, hai ngón hướng phía sau); mỏ to ngắn, khỏe và quặp, hàm trên khớp động với xương sọ, lông màu sáng và rực rỡ. Vẹt sống đơn thê. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 9 loài.

Đại diện: vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri).

Bộ Cu Cu (Cuculiformes)

Gồm nhiều loài Chim sống trên cây hoặc trong các bụi rậm, chúng có chân kiểu trèo, mỏ hơi cong, phần lớn loài có lông màu xỉn (xám, hung đen, có điểm vằn trắng ở bụng) sống đơn thê hoặc đa thê. Những loài đa thê có tập tính đẻ nhờ (kí sinh tố). Hầu hết bao gồm những loài Chim có ích vì tiêu diệt những loài sâu bọ phá hoại cây trồng và cây rừng. Ở Việt Nam có 17 loài.

Đại diện: Chim coọc hay phượng (Phaenicophaeus tristris) và bìm bịp (Centropus) là những loài đơn thê, tu hú (Eudynamis scolopacea), bắt cô trói cột (Cuculus micropterus), và tìm vịt (Cuculus merulinus) là những loài đa thê.

Bộ Gõ kiến (Piciformes)

Gồm những loài Chim leo trèo dọc thân hay cành cây, chúng có chân kiểu trèo song ngón cái có khi tiêu giảm nhiều hoặc ít hay tiêu biến hẳn, mỏ to, khỏe và lưỡi dài, đuôi gồm lông cứng và điểm tỳ vào cây, màu lông thường rực rỡ, sống đơn thê, thường tự đào tổ trong các hốc cây. Gõ kiến rất có ích cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở Việt Nam có 35 loài.

Đại diện: Gõ kiến vàng lớn (Chrysocolaptes), cu rốc đầu đỏ (Magalaima).

Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes)

Gồm những loài Chim kiếm ăn vào lúc chập tối hay ban đêm bay giỏi, vừa bay vừa há rộng miệng để đớp sâu bọ. Mỏ cú muỗi ngắn nhưng rất rộng, ở mép mỏ có lông tơ

dài cứng, bộ lông màu tối lẫn với màu lá khô hay vỏ cây, chân ngắn với các ngón rất yếu nên chúng đi rất vụng về, sống đơn thê. Chim non mới nở mở mắt, phủ lông bông song Chim bố mẹ phải nuôi bằng cách Chim non tự mổ mồi ở mỏ Chim bố mẹ, cú muỗi là loài Chim có ích. Ở Việt Nam có 6 loài.

Đại diện: Cú muỗi (Caprimulgus).

Bộ Yến (A podiformes)

Gồm những Chim bay rất giỏi, không đi được, hầu như mọi hoặc động của chúng đều thực hiện trên không. Cánh yến rất dài và hẹp, chân ngắn, khỏe với 4 ngón hầu như hướng về phía trước do ngón cái có khả năng xoay được. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 6 loài.

Đại diện: Yến hồng xám (Collocalia francia). Tổ yến làm bằng nước bọt Chim yến được dùng làm thực phẩm rất có giá trị.

Bộ Sả (Coraciiformes)

Gồm đa số Chim mỏ dài, có khi rất lớn, chân ngắn và bộ lông thường có nhiều màu sắc sặc sỡ. Tất cả đều làm tổ trong hốc cây, hốc đá hoặc trong hang dưới đất. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 30 loài.

Đại diện: Bòng chanh (A lcedo atthis), bói cá (Ceryle), trẩu (Merpos, Nyctyornis), đầu rìu (Upupa epops), hồng hoàng (Buceros bicornis).

Bộ Sẻ (Passeriformes)

Bộ Sẻ là bộ Chim đông nhất, gồm hơn nửa số Chim hiện nay. Nhiều loài Chim sẻ bay giỏi, di chuyển dễ dàng trên mặt đất và trên cành cây, đa số nhảy bằng hai chân cùng một lúc. Chân cao, có 4 ngón, song ngón cái hướng phía sau và có móng lớn hơn móng ngón giữa. Chim non yếu. Ở Việt Nam có 394 loài.

Đại diện: sơn ca (Alauda gulgula), nhạn (Hirundo rustica), chìa vôi (Moctacilla alba), chào mào, bông lau (Pycnotus), bách thanh (Lanius schach), sáo đá, sáo sậu (Sturnus), vàng anh (Oriolus), yểng (Gracula religiosa), chèo bẻo (Dicrurus), quạ đen (Corvus macrorhynchus), ác là (Pica pica), chích chòe (Copsychus), họa mi, bạc má, liếu điếu, khiếu, bạch đầu (Garrulax), Chim sâu (Dicaeum), bã trầu (Aaethopyga siparaja), Chim khuyên (Zosterops), sẻ nhà, sẻ núi (Passer), di đá, di cam (Lonchura).

1. Đặc điểm chung

1. Cơ thể phủ lông mao.

2. Vỏ da gồm nhiều tuyến: Tuyến mồ hôi, tuyến bả, tuyến sữa, tuyến xạ. 3. Vận động theo kiểu chi năm ngón.

4. Miệng có răng mọc trên xương hàm, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, răng cắm trong lỗ chân răng.

5. Não bộ phát triển cao, bán cầu não trước đã có vòm não mới. Tiểu não phát triển thành bán cầu tiếu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não bộ.

7. Hô hấp bằng phổi với cường độ trao đổi khí rất cao do phổi có cấu tạo hoàn chỉnh, số lượng phế nang đã tăng lên rất nhiều làm tăng diện tích bế mặt trao đổi khí của phổi.

8. Có cơ hoành tham gia vào cử động hô hấp, đồng thời ngăn cách khoang ngực và khoang bụng.

9. Ống niệu sinh dục và ống tiêu hóa đổ ra ngoài qua hai lỗ khác nhau.

10. Là nhóm động vật phân tính, cơ quan giao cấu có ở tất cả các loài, thụ tinh trong và đẻ con.

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w