Gồm tuyến gan phân thành nhiều thuỳ, tiết mật đổ vào túi mật, và tuyến tụy tiết emzim tiêu hoá đổ vào ruột non.
2.6. Hệ hô hấp
Hô hấp bằng phổi. Phổi cấu tạo phức tạp hơn phổi của chim và bò sát rất nhiều. Phế quản đi vào phổi và phân thành nhiều nhánh nhỏ, đến tận cùng là phế nang được bao bọc bằng một mạng lưới mao mạch. Số lượng phế nang rất nhiều làm tăng diện tích tiếp xúc của phổi lên rất nhiều lần. Cử động hô hấp của Thú nhờ cơ gian sườn và cơ hoành.
2.7. Hệ tuần hoàn
Tim có bốn ngắn, hai vòng tuần hoàn giống chim. Điểm khác cơ bản là ở chim cung chủ động mạch quay sang phải, còn ở Thú cung chủ động mach quay sang trái. Đa số các loài Thú hai tĩnh mạch chủ trên đổ chung với nhau trước khi đổ vào tâm nhĩ phải. Không có tĩnh mạch của thận.
Hình 6.5. Sơ đồ hệ tuần hoàn của Thú (Theo Matvieiev)
1.Tâm nhĩ phải; 2.Tâm nhĩ trái; 3.Tâm thất phải; 4.Tâm thất trái; 5.Động mạch phổi trái; 6.Cung động mạch chủ trái; 7.Động mạch không tên; 8.Động mạch dưới đòn phải; 9.Động mạch cảnh lớn phải; 10.Động mạch cảnh lớn trái; 11.Động mạch dưới đòn trái; 12.Động mạch chủ lưng; 13.Động mạch thận; 14.Động mạch chậu trái; 15.Tĩnh mạch chậu phải; 16.Tĩnh mạch cửa gan; 17.Tĩnh mạch gan; 18.Tĩnh mạch chủ dưới; 19.Tĩnh mạch chủ trên phải; 20.Tĩnh mạch dưới đòn phải; 21.Tĩnh mạch cảnh phải; 22.Tĩnh mạch cảnh trái; 23.Tĩnh mạch dưới đòn trái; 24.Tĩnh mạch gian sườn trên; 25.Tĩnh mạch không tên trái; 26.Tĩnh mạch lẻ trái; 27.Tĩnh mạch lẻ phải; 28.Tĩnh mạch phổi trái.
2.8. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của Thú rất phát triển lớn, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não đã phân thành hai bán cầu tiểu não.
Não trước: Phát triển lớn che phủ cả não trung gian và tiểu não. Bán cầu não phủ
chất xám, mặt ngoài có nhiều nếp nhăn (trừ Thú có túi, ăn sâu bọ và gặm nhắm) đã xuất hiện vòm não mới là trung tâm của hoạt động thần kinh cao cấp của Thú, là trung tâm điều hòa các hoạt động sinh lý, đảm bảo sự thích nghi cao đối với đời sống.
Hai bán cầu não có cầu nối bỡi những sợi thần kinh gọi là thể chai nhờ cầu nối này mà có sự liên hệ giữa hai bán cầu não với các phần khác.
Não trung gian: Mặt trên có mấu não trên lá di tích của bò sát, mặt dưới có phểu
não và mấu não dưới là cơ quan nội tiết quan trọng .
Não giữa: Nhỏ, có 4 thùy gọi là mấu não sinh tư. Hai mấu não dưới là trung khu
điều tiết mắt, là trạm dẫn truyền các kích thích thị giác tới vỏ não, hai mấu não sau là những trung khu thính giác dưới vỏ não.
Tiểu não: Chia làm ba thuỳ gồm thùy giữa là thùy giun nhỏ và hai thùy hai bên làm
thành bán cầu tiểu não lớn chỉ có ở nhóm Thú.
Hành tủy: Xoang của hành tuỷ là não thất tư.
Bao gồm những trung tâm dinh dưỡng quan trọng đặc biệt là trung tâm hô hấp.
Não Thú có đầy đủ 12 đôi dây thần kinh.
Hình 6.6. Não bộ chuột cống (Theo Gambarian và Đukenskala)
1.thùy khứu giác, 2.bán cầu não, 3.mắt, 4.khe dọc, 5.mấu não trên, 6.thùy trước thùy giun, 7.thùy giun, 8.rãnh bên, 9.thùy giữa thùy giun, 10.bán cầu tiểu não, 11.thùy sau thùy giun, 12.hành tủy
2.9. Hệ sinh dục
Thú là động vật phân tính, con đực có đôi tình hoàn hình bầu dục gắn với mào tinh hoàn. Tinh
trùng được tạo từ tinh hoàn được tập trung vào phó tinh hoàn rồi theo ống dẫn tinh đỗ vào gốc ống niệu nằm ngay sau bóng đái, ống này trở thành ống niệu sinh dục hướng ra phía sau đi vào cơ quan giao cấu.
Cá thể cái có hai buồng trứng hình bầu dục, dẹp mỏng, sần sùi treo vào thành lưng nhờ màng treo. Ống dẫn trứng dài, và phấn cuối phình to thành tử cung.
Thú có túi có hai âm đạo. Ở thú có nhau chỉ có một âm đạo (do hai âm đạo của ống dẫn trứng gắn với nhau). Tử cung của thú có nhau phân ra làm ba kiểu:
- Tử cung kép: Hai tử cung riêng biệt, có lỗ thông riêng với âm đạo (một số dơi, cánh da, thỏ, nhiều loài gặm nhấm…).
- Tử cung hai sừng: Hai tử cung nối liền nhau ở đoạn cuối ( thú ăn sâu bọ, ăn thịt, móng guốc, cá voi….). Nếu hai sừng tử cung chỉ nối với nhau một đoạn ngắn ở phần cuối thì gọi là tử cung chẻ đôi (nhiều loài gặm nhấm, một số thú ăn thịt, một số móng guốc, lợn).
- Tử cung đơn: Chỉ gồm một tử cung (Một số dơi, khỉ, thiếu răng..).
Hình 6.7. Các loại tử cung của Thú (Theo Kholodlovski)
A- Tử cung kép; B- Tử cung chẻ đôi; C- Tử cung đơn
1. Ống dẫn trứng; 2. Tử cung; 3. Âm đạo; 4. Xoang niệu sinh dục; 5. Bóng đái; 6. Ruột thẳng