Hệ bạch huyết

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 25)

Ở mọi loài Lưỡng cư, hệ bạch huyết phát triển mạnh vì có liên quan tới hô hấp da. Hệ bạch huyết ở ếch nhái gồm mạch, tim bạch huyết và túi bạch huyết dưới da. Có hai đôi tim bạch huyết lớn: Một đôi ở bên đốt sống thứ ba và một đôi ở gần lỗ huyệt. Lá lách có dạng tròn, màu đỏ ở trên màng bụng, gần đầu ruột thẳng.

2.10. Cơ quan bài tiết

Ở Lưỡng Cư trưởng thành, cơ quan bài tiết là trung thận, còn ở giai đoạn sớm ở nòng nọc là tiền thận. Hai thận dài, hẹp, màu đỏ, ở hai bên cột sống và hai ống dẫn niệu ứng với ống Vônphơ thông khoang huyệt. Lưỡng Cư có bóng đái cũng thông với xoang huyệt. Nước tiểu sản ra vào khoang huyệt rồi mới vào bóng đái. Sau đó nước tiểu lại từ bóng đái đổ vào huyệt rồi mới ra ngoài. Ở mạch bụng thận có tuyến trên thận là một tuyến nội tiết quan trọng. Cơ quan bài tiết của Lưỡng cư nói chung giống cá sụn và cá phổi.

2.11. Cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục đực là một đôi tinh hoàn hơi tròn ở ếch màu trắng nhạt, bám vào mặt bụng của thận. Trên tinh hoàn, có thể vàng màu vàng, đặc biệt của Lưỡng cư là bộ phận nuôi dưỡng tinh hoàn, có dạng tua. Thể vàng thay đổi cở lớn và hình dạng theo màu và theo chiều nghịch với tinh hoàn. Vào mùa sinh sản tinh hoàn phát triển lớn, thể vàng tiêu giảm, nhỏ. Ngoài mùa sinh sản, tinh hoàn nhỏ, thể vàng lớn. Tinh hoàn có nhiều ống dẫn tinh xuyên qua thận, đổ vào ống dẫn niệu. Trước khi vào huyệt, hai ống dẫn niệu thông với hai tinh nang là nơi tích trữ tinh dịch. Lưỡng cư không có cơ quan giao cấu, nhưng có hiện tượng ghép đôi.

Cơ quan sinh dục cái là đôi buồng trứng dạng hạt. Trên bề mặt buồng trứng có rất nhiều “hạt” có màu đen trắng, đó chính là các trứng ở giai đoạn phát triển khác nhau. Trên buồng trứng cũng có thể vàng. Kích thước buồng trứng và thể vàn thay đổi nghịch nhau và theo màu trong năm, mà chủ yếu theo màu sinh sản. Vào màu sinh sản ( xuân – hè ), buồng trứng lớn, thể vàng nhỏ, ngoài màu sinh sản ( thu – đông ), buồng trứng nhỏ thể vàng lớn. Vào màu sinh sản, buồng trứng phát triển chiếm gần kính khoang bụng, trong khi đó thể vàng chỉ còn là tua nhỏ bé. Trứng chín rụng vào khoang bụng. Do sự co bóp của tim, trứng được hút từ khoang bụng lọt vào miệng phễu ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng là đôi ống Munle, dài, uốn khúc, đầu trên loe ra như miệng phễu thông với khoang bụng, gần góc phổi, gần với bao tim và đầu dưới thong với huyệt.

Trứng được thụ tinh ở ngoài cơ thể, ấu trùng phát triển trong môi trường nước.

Hình 3.9. Hệ bài tiết và hệ sinh dục của lưỡng cư không đuôi (Rana) (Theo H. Bouse và R. Chanton)

A. ếch đực, B. ếch cái. 1. thận, 2. tuyến trên thận, 3. ống vonpha, 4. bóng đái, 5. thể mỡ, 6. tinh hoàn, 7. ống dẫn tinh, 8. túi tinh, 9. phễu, 10. buồng trứng, 11. ống dẫn trứng, 12. tử cung, 13. xoang huyệt.

3. Phân loại Lưỡng cư

Lưỡng cư hiện tại có khoảng 5.500 loài thuộc 44 họ và 3 bộ: Có đuôi, Không chân và Không đuôi. Việt Nam có các đại diện của cả 3 bộ.

3.1. Bộ không chân(Apoda hay Gymnophiona)

Bộ Lưỡng cư không chân có khoảng 163 loài trong 34 giống, tập trung trong 5 họ, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu á và châu Mỹ.

Việt Nam có loài ếch giun (Ichthyophis glutinosus).

Hình 3.10. Ếch giun (Ichthyophis glutinosus)

3.2. Bộ Có đuôi(Caudata hay Urodela)

Bộ Có đuôi gồm khoảng 360 loài, 62 giống, 9 họ, trong 3 phân bộ. Việt Nam chỉ có 1họ Kỳ giông (Salamandridae) 4 loài thuộc 3 giống.

Đại diện: Cá cóc bụng hoa (Paramesotriton deloustali), cá cóc quảng tây (Paramesotriton guangxiensis), Cá cóc sần (Tylytotriton asperrimus), Sa giông sần (Tylototritron verrucosus).

Hình 3.11. Cá cóc Tam đảo (Paramesotriton deloustali) (Theo Hà Đình Đức)

3.3. Bộ Không đuôi (Anura)

Lưỡng cư Không đuôi hiện tại có khoảng 5.000 loài, trong 303 giống, 20 họ, phân bố rộng rãi trên mọi lục địa, trừ Bắc cực và Nam cực, là nhóm có số loài đa dạng và phong phú nhất ở vùng rừng nhiệt đới ẩm.

Đại diện: Cóc tía (Bombina maxima), Cóc nhà (Bufo melanostictus), Cóc rừng (Bufo galeatus), ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus), ngóe (Limnonectes limnocharis).

Hình 3.12. Cóc nhà (Bufo melanostictus) Nghóe (Limnonectes limnocharis)

Một phần của tài liệu giáo trình Động vật có xương sống (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w