1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi phí lợi ích mở rộng giá điện tại một số nhà máy thủy điện việt nam

68 487 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 912,42 KB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là : - Xây dựng phương pháp hạch toán đầy đủ các chi phí tài nguyên trong sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện - Thử tính toán chi phí tài nguyên trong giá thành s

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH v

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

Chương 1: Tổng quanvề thủy điện và các phương pháp tính toán giá thành điện ở các nhà máy thủy điện 3

1.1 Tổng quan về thủy điện 3

1.1.1 Nguyên lí của nhà máy thủy điện 3

1.1.3 Tác động môi trường của việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện 6 1.2 Các phương pháp tính toán giá thành thủy điện 9

1.2.1 Các phương pháp tính toán giá thành thủy điện ở nước ngoài 9

1.2.2 Phương pháp tính toán giá thành điện ở các nhà máy thủy điện Việt Nam [1] 19

Chương 2: Đối tượng và phương pháp tiếp cận hạch toán giá thành sản xuất điện 26 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp tiếp cận hạch toán giá thành sản xuất điện tại nhà máy thủy điện 27

2.2.1 Phương pháp tiếp cận theo chi phí sản xuất 27

2.2.2 Tiếp cận kinh tế môi trường 28

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 32

3.1 Phương pháp hạch toán giá thành sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện theo cách tiếp cận kinh tế môi trường 32

3.2 Kết quả hạch toán giá thành sản xuất điện tại nhà máy thủy điện Huội Quảng 33

3.2.1 Hạch toán giá thành sản xuất điện theo cách tiếp cận chi phí sản xuất 33

3.2.2 Hạch toán giá thành sản xuất điện theo cách tiếp cận kinh tế môi trường 33

3.3 Kết quả hạch toán giá thành sản xuất điện tại nhà máy thủy điện Sê San 4 49

3.3.1 Phương án tính theo tiền thuê đất 49

3.3.2 Phương án tính theo tiền thuế sử dụng đất 53

3.4 So sánh các phương án hạch toán giá thành sản xuất điện 55

Trang 2

3.5 Đề xuất phương án hạch toán giá thành sản xuất thủy điện 57

Kết luận và kiến nghị 59

Kết luận 59

Kiến nghị 60

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Quy định tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ 19

Bảng 2.1 Quy định định suất thuế cho từng hạng đất 29

Bảng 2.2 Thuế suất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 30

Bảng 3.1 Diện tích các loại đất bị thiệt hại khi xây dựng thủy điện Huội Quảng 34

Bảng 3.2 Bảng giá đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ) – Lai Châu 35

Bảng 3.3 Bảng giá đất trồng lúa nước (1 vụ) – Lai Châu 35

Bảng 3.4 Bảng giá đất trồng cây hàng năm khác – Lai Châu 36

Bảng 3.5 Bảng giá đất trồng cây lâu năm – Lai Châu 36

Bảng 3.6 Bảng giá đất nuôi trồng thuỷ sản – Lai Châu 37

Bảng 3.7 Bảng giá đất rừng sản xuất – Lai Châu 37

Bảng 3.8 Bảng giá đất nương rẫy – Lai Châu 38

Bảng 3.9 Bảng giá đất ở tại nông thôn – Lai Châu 38

Bảng 3.10 Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn – Lai Châu 39

Bảng 3.11 Kết quả tính tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu 40

Bảng 3.12 Bảng giá đất trồng cây hàng năm – Sơn La 41

Bảng 3.13 Bảng giá đất trồng cây lâu năm 41

Bảng 3.14 Bảng giá đất rừng sản xuất 41

Bảng 3.15 Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản 42

Bảng 3.16 Bảng giá đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 42

Bảng 3.17 Bảng giá đất ở tại nông thôn (huyện Mường La) 42

Bảng 3.18 Kết quả tính tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Sơn La 43

Bảng 3.19 Kết quả tính mức tăng giá sản xuất điện trong phương án tính theo tiền thuê đất 44

Bảng 3.20 Kết quả tính thuế đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 45

Bảng 3.21 Kết quả tính thuế đất nông nghiệp đối với đất trồng cây lâu năm 45

Bảng 3.22 Tổng tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp thu được 46

Bảng 3.23 Tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do tỉnh Lai Châu thu được 47

Bảng 3.24 Tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp do tỉnh Sơn La thu được 47

Bảng 3.25 Tổng tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thu được 48

Bảng 3.26 Kết quả tính mức tăng giá sản xuất điện 48

Bảng 3.27 Diện tích các loại đất bị thiệt hại khi xây dựng thủy điện Sê San 4 49

Bảng 3.28 Giá đất trồng lúa nước trên địa bàn huyện Sa Thầy 50

Bảng 3.29 Giá đất trồng cây hàng năm còn lại trên địa bàn huyện Sa Thầy 50

Bảng 3.30 Giá đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Sa Thầy 50

Bảng 3.31 Giá đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Sa Thầy 51

Bảng 3.32 Kết quả tính tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum 52

Trang 4

Bảng 3.33 Kết quả tính mức tăng giá sản xuất điện trong phương án tính theo tiền

thuê đất 53

Bảng 3.34 Kết quả tính thuế đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng năm 54

Bảng 3.35 Kết quả tính thuế đất nông nghiệp đối với đất trồng cây lâu năm 54

Bảng 3.36 Tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp do tỉnh Kon Tum thu được 55

Bảng 3.37 Kết quả tính mức tăng giá sản xuất điện 55

Bảng 3.38 So sánh mức tăng giá sản xuất điện theo 2 phương án tính đối với nhà máy thủy điện Huội Quảng 56

Bảng 3.39 So sánh mức tăng giá sản xuất điện theo 2 phương án tính đối với nhà máy thủy điện Sê San 4 56

Bảng 3.40 Giá mua điện của EVN sau khi đã tính thêm các chi phí 56

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Nguyên lí làm việc làm của nhà máy thủy điện 3

Hình 1.2 Phương thức phát điện dùng hồ chứa lớn 5

Hình 1.3 Phương thức tạo dòng chảy 5

Hình 1.4 Phương thức dùng đập 6

Hình 1.5 Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập 6

Hình 1.6 Hệ thống điện năng tích hợp theo ngành dọc 11

Hình 1.7 Đơn vị tích hợp dọc với IPP (KEPCO vào những năm 1999) 15

Hình 1.8 Sự phân tách của hệ thống điện (KEPCO vào giữa những năm 2000) 16

Hình 1.9 Hệ thống điện với nhiều giao dịch và mức giá (Kế hoạch của KEPCO cuối những năm 2000) 18

Hình 2.1 Công trình thủy điện Huội Quảng/ 26

Hình 3.1 So sánh mức giá mua điện của EVN trước và sau khi tính thêm chi phí môi trường 57

Trang 6

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu điện nói riêng đang có xu hướng gia tăng, với tốcđộ tăng sản lượngđiện trung bình giai đoạn 1990-2010 từ 12-14% năm Theođó, hàng loạt các nhà máy nhiệtđiện và thủyđiện được triển khai xây dựng tại nhiều vùng miền của đất nước

Nhận thức được những hạn chế về tiềm năng và môi trường của thủy điện và nhiệt điện, Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách

để hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo và sử dụng tiết kiệm năng lượng Cụ thể như: Luật điện lực 2005, Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg

về Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả và trực tiếp, nhất là Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về Cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió ở Việt Nam

Với cơ chế chính sách thuận lợi như trên, nhiều dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo đã được triển khai Nhưng các dự án này đều chỉ thành công ở quy mô nhỏ, chưa phát huy được tiềm năng phong phú vềđiện gió và các các nguồn năng lượng tái tạo khácở nước ta, vì giá bán điện của các dự án này không thể cạnh tranh với giá bán điện của các nhà máy thủy điện và nhiệtđiện Vấnđề cần làm rõ là giá thành sản xuấtđiệntruyền thống (thủy điện và nhiệt điện) có thực sự rẻ như tính toán của Tậpđoànđiện lực Việt Nam hay các nhà sản xuất chưa hạch toánđầyđủ giá thành sản xuấtđiện trong các nhà máyđiện truyền thống

Với lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài“Phân tích chi phí lợi ích mở rộng giá điện tại một số nhà máy thủy điện Việt nam”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Mục tiêu của đề tài là :

- Xây dựng phương pháp hạch toán đầy đủ các chi phí tài nguyên trong sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện

- Thử tính toán chi phí tài nguyên trong giá thành sản xuất ở một số nhà máy điển hình Nguồn số liệu dùng cho tính toán được trích dẫn từ các báo cáo ĐTM đã được các cơ quan quản lý chuyên ngành phê duyệt

Trang 8

Kết cấu của luận văn gồm:

Trang 9

1 Chương 1: Tổng quanvề thủy điện và các phương pháp tính toán giá thành điện ở các nhà máy thủy điện

1.1 Tổng quan về thủy điện

1.1.1 Nguyên lí của nhà máy thủy điện

Thủy điện là phương thức phát điện bằng cách sử dụng thế năng của khối nước Dòng nước chảy từ trên cao xuống nơi thấp hơn sẽ làm quay tua bin nước, các tua bin này được nối trực tiếp với máy phát điện để tạo ra dòng điện Hình 1trình bày mô hình nhà máy thủy điện, được vận hành theo phương thức sử dụng đập nước để tạo ra thế năng của khối nước trong lòng hồ

Số vòng quay của máy phát điện khác nhau tùy theo chủng loại tuabin, dao động từ 100 vòng/phút tới 1200 vòng/phút Điện áp phát ra vào khoảng từ 400 ~

4000 Vôn Dòng điện này có thể tăng thành dòng cao áp (6.000 ~ 500.000 Vôn) nhờ các thiết bị tăng áp tại nhà máy phát điện, trước khi được chuyển tới nơi tiêu thụ

Hình 1.1 Nguyên lí làm việc của nhà máy thủy điện [17]

Trang 10

1.1.2 Phân loại nhà máy thủy điện

1.1.2.1 Phân loại dựa trên phương thức tích trữ nước phát điện

- Phương thức phát điện dựa vào thế năng của dòng chảy tự nhiên: là phương thức sử dụng dòng chảy tự nhiên mà không dùng hồ đập để chứa nước Những nhà máy phát điện bằng phương thức này hầu hết đều có quy mô nhỏ

- Phương thức phát điện dựa vào thế năng của khối nước được tạo ra bằng hồ chứa: đây là phương thức phát điện dùng những con đập nhỏ để chặn dòng chảy của sông và tích nước Những con đập này có tác dụng tích nước vào lúc trời mưa, hoặc khi không phát điện vào ban đêm và cuối tuần Những nhà máy phát điện theo phương thức này thường điều chỉnh lượng nước theo chu kì ngắn 1 ngày hoặc vài ngày

- Phương thức phát điện dựa vào thế năng khối nước tích trữ trong hồ chứa lớn: so với phương thức phát điện bằng thế năng của khối nước chứa trong hồ chứa nhỏ, thì đây là phương thức sử dụng đập có quy mô lớn để tích nước trong các hồ chứa lớn hơn Vào ban ngày khi lượng thiêu thụ điện lớn, nước được cho chảy từ vùng cao của đập xuống vùng thấp để phát điện Ở một số trường hợp, phương thức này được chuyển đổi thành thủy điện tích năng; có nghĩa là: vào ban đêm khi lượng tiêu thụ điện thấp, hoặc có nguồn cung cấp dư thừa từ nhiệt điện hay điện nguyên

tử, nước sẽ được bơm ngược trở lại vùng cao của đập để chuẩn bị phát điện cho ngày tiếp theo (Hình 1.2)

Trang 11

Hình 1.2 Phương thức phát điện dùng hồ chứa lớn [18]

1.1.2.2 Phân loại dựa vào kết cấu

- Phương thức tạo dòng chảy: đây là phương thức tạo đập nhỏ trên thượng nguồn và dẫn nước chảy thoe kênh dẫn hoặc đường ống vào tua bin Chênh lệch độ cao giữa mặt nước hồ chứa và nơi đặt tua bin quyết định công suất phát điện (Hình 1.3)

Hình 1.3 Phương thức tạo dòng chảy [18]

- Phương thức dùng đập: Là phương thức xây đập tại vị trí sông có mặt cắt hẹp và cao Nước sẽ được đập chặn lại và tạo thành hồ chứa nước nhân tạo Sau đó

sử dụng sự chênh lệch độ cao giữa mực nước hồ chứa và hạ lưu đập để phát điện (Hình 1.4)

Trang 12

Hình 1.4 Phương thức dùng đập [18]

- Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập: Đây là phương thức kết hợp cả 2 phương thức đã nêu ở trên Phương thức này vừa dùng đập để tích nước, vừa sử dụng sự chênh lệch độ cao lớn để phát điện Đây là phương thức phát huy tối

đa được năng lượng dòng chảy

Hình 1.5 Phương thức kết hợp tạo dòng chảy và dùng đập [18]

1.1.3 Tác động môi trường của việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện 1.1.3.1 Tác động đến môi trường vật lý

Việc tích nước của hồ chứa có thể gây ra các trận động đất kích thích Động đất kích thích có khả năng tăng cường cường độ phông động đất chung của vùng và gây ra những thảm họa nghiêm trọng Theo số liệu đã được ghi nhận của UNESCO thì có khoảng 40 hồ chứa nhân tạo trên Thế giới đã xảy ra động đất kích thích Ở

Trang 13

Việt Nam, một ví dụ điển hình nhất về động đất kích thích là thủy điện Sông Tranh

2 Đã ghi nhận được hàng trăm trận động đất có cường độ 2-4,5 độ richter kể từ khi tích nước cách đây 3 năm [19]

1.1.3.2 Tác động đến hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật

Kích thước của hồ chứa phụ thuộc vào từng dự án thủy điện (kích thước tua bin phát điện và yếu tố địa hình) Những nhà máy thủy điện được xây dựng ở những khu vực tương đối bằng phẳng có xu hướng cần nhiều diện tích đất hơn các nhà máy thủy điện ở khu vực đồi núi hoặc các hẻm núi, những vị trí có thể xây các hồ chứa sâu, có dung tích lớn trên một diện tích đất nhỏ hơn Ví dụ như nhà máy thủy điện Balbina, được xây dựng trên vùng đất bằng của Brazil, làm ngập diện tích đất khoảng 2.360 km2 nhưng điện lượng chỉ vào khoảng 250MW (khoảng 9,4 km2 trên

1 MW) Ngược lại, một nhà máy thủy điện 10 MW ở vùng đồi núi có thể chỉ cần khoảng 8000 m2 (khoảng 0,0008 km2 trên 1MW) [20]

Việc tích nước của hồ chứa thủy điện về bản chất là chặn ngang một dòng sông bằng một con đập và điều tiết lưu lượng nước chảy về hạ lưu của sông thông qua con đập đó; hoặc chuyển một phần hoặc toàn bộ lưu lượng nước từ lưu vực này sang lưu vực khác Chính vì vậy, việc xây dựng thủy điện làm thay đổi dòng chảy con sông cả về chất lượng và lưu lượng là không thể tránh khỏi và gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng: thay đổi chế độ thủy văn kể cả thương lưu và hạ lưu; tàn phá rừng, phá hoại sinh cảnh, mất đất nông nghiệp và mất đất ở của người dân địa phương, mất nguồn nước, mất phù sa của dòng chảy phía hạ lưu,…

Do yếu tố địa hình nên những vùng đất được ưu tiên lựa chọn xây dựng thủy điện phần lớn là những vùng núi cao Diện tích rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh,

ở những vùng này rất lớn Vì vậy, xây dựng thủy điện sẽ làm giảm mạnh diện tích rừng, biến đổi hoàn toàn hệ sinh thái (từ HST nước chảy sang HST nước đứng, từ HST trên cạn thành HST nước) Ở Việt Nam, tính đến 2012, tổng diện tích đã được quy hoạch và bàn giao cho hơn 1.000 dự án thủy điện vừa và nhỏ khoảng 109.569

ha, trong đó diện tích đất rừng là 32.373 ha Khu vực bị chuyển đổi diện tích nhiều nhất là Tây Nguyên (41,2% diện tích cả nước) Đó là chưa tính đến hàng vạn ha rừng và đất nông nghiệp bị ngập chìm tại các dự án thủy điện lớn như: Hòa Bình,

Trang 14

Sơn La, v.v Mặc dù các địa phương đã có quy định và cũng đã thực hiện trồng mới rừng thay thế, nhưng tỷ lệ diện tích rừng trồng mới chỉ đạt 3,7% tổng diện tích rừng

bị chuyển đổi mục đích sử dụng Một số địa phương có diện tích rừng bị chuyển đổi trên 1.000 ha gồm có: Đắk Nông, Lai Châu, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Nghệ An [19]

Các tác động đến hệ sinh thái diễn ra ở cả trước và sau đập:về phía hồ thủy điện và thượng lưu của con sông,nước từ thượng lưu vào hồ thủy điện chảy chậm hơn so với nước sông lúc bình thường và bị chắn bởi đập thủy điện nên nước trong

hồ sẽ có lượng phù sa và dinh dưỡng cao hơn bình thường, gây ra hiện tượng phú dưỡng trong hồ và gây nên bồi lắng lòng hồ Những thực vật thủy sinh và tảo phát triển mạnh có thể lấn át sự phát triển của các sinh vật thủy sinh khác, do đó cần phải được kiểm soát sự phát triển thực vật thủy sinh bằng cách thu hoạch hoặc nuôi các loài cá ăn các loại thực vật này Về phía hạ lưu của con sông, lưu lượng nước sông giảm mạnh cũng như hàm lượng phù sa có thể bị suy giảm gây ảnh hưởng đến sự sống của thủy sinh vật, canh tác nông nghiệp của cư dân vùng hạ lưu và có thể gây xói lở hai bên bờ sông Do đó, hầu hết các nhà máy thủy điện đều được yêu cầu phải duy trì dòng chảy thường xuyên tối thiểu (dòng chảy môi trường) đối với vùng

hạ lưu Thêm vào đó, khi nước được xả từ hồ thủy điện, nó có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sinh vật ở hạ lưu Nguyên nhân là do nước xả từ hồ thủy điện thường là nước ở tầng nước sâu, có nhiệt độ thấp và lượng ô xy hòa tan không cao bởi luôn bị giữ ở trạng thái tĩnh [18]

1.1.3.3 Tác động đến môi trường xã hội

Việc xây dựng thủy điện dẫn đến phải di dân tái định cư ở vùng lòng hồ, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của cộng đồng dân cư địa phương do phải di dời sang nơi ở mới, mất đất canh tác…

Nhiệm vụ của thủy điện ngoài phát điện còn phải điều tiết lũ vào mùa mưa, điều tiết nước cho vùng hạ lưu vào mùa khô hạn Tuy nhiên, các công trình thủy điện của Việt Nam chưa thể đảm nhận nhiệm vụ trên Nguyên nhân là thiếu dung tích phòng lũ; cũng như ở một số nơi xảy ra việc chuyển dòng nước từ lưu vực nàysang lưu vực khác (thủy điện An Khê – Ka Nak, thủy điện Thượng Kon Tum),

Trang 15

thiếu sự xem xét các tác động môi trường lên toàn bộ lưu vực, nhất là hạ lưu; cùng với những bất cập trong công tác quản lý xây dựng và vận hành hồ chứa Chính vì vậy, thủy điện đã gây ra nhiều khó khăn cho dân cư sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu vào mùa kiệt, như: ngập úng vào mùa mưa, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại hạ lưu các con sông và tạo ra sự thiếu hụt nguồn cấp nước cho các khu vực dân cư.Ví dụ cụ thể là công trìnhThủy điện Thủy điện An Khê-Ka Nak thuộc phần thượng nguồn của lưu vực sông Ba (Gia Lai); hồ chứa của công trình này tích nước của sông Ba và chuyển nước qua các đường hầm, kênh dẫn sang lưu vực sông Côn, nhằm tận dụngchiều cao cột nước lớn để tăng công suất phát điện Việc chuyển nước lưu vực đã phát sinh một số vấn đề như: xả lũ đột ngột, bất thường hoặc chặn dòng chảy để tích nước để phát điện không xả nước xuống hạ lưu (năm 2011) gây cạn kiệt dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước do không đủ khả năng pha loãng các chất thải do các nhà máy xả vào khu vực hạ lưu…ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhiều hộ dân khu vực ven sông [19].Đồng thời, việc tích nước,

xả lũ, vận hành phát điện thiếu hợp lý, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương; chưa bảo đảm yêu cầu khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước của hồ chứa theo quy định Ngoài ra, hoạt động sản xuất, xả nước thải chưa xử

lý của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn khu vực hạ lưu công trình, đã làm gia tăng thêm tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước sông Ba, đoạn đi qua địa bàn thị xã An Khê của tỉnh Gia Lai [19]

1.2 Các phương pháp tính toán giá thành thủy điện

1.2.1 Các phương pháp tính toán giá thành thủy điện ở nước ngoài

1.2.1.1 Tính độc quyền tự nhiên của ngành điện [22]

Theo kinh tế học, “độc quyền tự nhiên” xuất hiện do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một số ngành đạt được tối

đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất

Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành, hoặc người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham gia

Trang 16

thị trường Lợi thế này còn được gọi là “lợi thế của người đến đầu tiên” Xu hướng này thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ nhỏ Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều Ngành điện là một trong những ngành có tính chất như vậy

1.2.1.2 Phương pháp tính giá điện dựa trên tính độc quyền tự nhiên [16]

Để hoàn chỉnh cơ cấu độc quyền của ngành, một phương pháp tính giá đã được phát triển, thường được gọi là mô hình chi phí - dịch vụ, trong đó quy định cả mức giá và mức lợi nhuận hồi chuyển dành cho các đơn vị cung cấp điện năng Từ tài chính đến công nghệ sản xuất đến quy hoạch mạng lưới, ngành điện đã phát triển như một ngành độc quyền tích hợp, năng lực của ngành được đặt dưới sự kiểm tra giám sát của chính phủ hay các cơ quan điều phối

Các nhân tố tài chính và chi phí: với quan điểm cho rằng cạnh tranh chỉ có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng, ngành điện đã phát triển một cơ cấu tích hợp dọc Mô hình tính giá được áp dụng chung cho toàn ngành, chứ không chỉ các đơn vị riêng lẻ như khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống Các nhân tố kỹ thuật: vì không thể tích trữ điện năng một cách tiết kiệm trong một khoảng thời gian dài, nên việc sử dụng điện được tập trung cao độ để phát huy tài sản điện năng ở mức cao nhất có thể Ngoài ra, vì phải cân bằng hệ thống giữa sản xuất và tiêu thụ điện năng nên việc vận hành hiệu quả hệ thống tích hợp cũng được quan tâm đến Một khía cạnh kỹ thuật khác của điện năng là dòng điện không thể được điều khiển bởi các đơn vị vận hành trong hệ thống điện xoay chiều Trong một hệ thống điện xoay chiều điển hình, dòng điện tuân theo các định luật vật lý Tích hợp dọc và mô hình tính giá chi phí - dịch vụ cho phép các đơn vị phát huy tối đa các nguồn sản xuất và mạng lưới điện của mình, đưa điện năng và năng lượng từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng một cách vô hướng Phương pháp tiếp cận này giảm thiểu các dòng ngược của điện năng và năng lượng, đáp ứng nhu cầu của các mạng lưới truyền tải điện phức tạp hơn nhiều

Trang 17

Tích hợp theo ngành dọc các hệ thống điện: sản xuất, truyền tải và phân phối: tích hợp dọc ngành điện có nghĩa là các thành phần chính của ngành bao gồm sản xuất, truyền tải và phân phối và các hoạt động của hệ thống đều do một đơn vị

sở hữu và vận hành (Hình 1.6) Cho đến năm 1990, tất cả ngành điện của các nước trên Thế giới đều thuộc sở hữu công, ngoại trừ Mỹ và một số ít nước khác Thậm chí ở Mỹ, mô hình chính vẫn thường là mô hình tích hợp dọc thuộc sở hữu tư nhân

ở cấp tiểu bang

Tích hợp dọc được áp dụng ở một số quốc gia bởi vì hệ thống được tổ chức

để truyền tải điện năng từ nhà sản xuất đến khách hàng với hai điều kiện lớn: (1) đơn vị độc quyền có nghĩa vụ phục vụ tất cả các khách hàng sẵn sàng thanh toán; và (2) hệ thống thanh toán sẽ bao gồm toàn bộ chi phí cung cấp, kèm theo một khoản

tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phù hợp của đơn vị đó

Hình 1.6 Hệ thống điện năng tích hợp theo ngành dọc

Thanh toán chi phí cho toàn hệ thống – Định hướng chính: Ở các đơn vị được tích hợp theo ngành dọc, tổng phí dịch vụ được chi trả theo mức giá do người

Các trạm phát điện

Hệ thống truyền tải

Các khách hàng

trực tiếp

Các khách hàng quy định Các công ty

phân phối

Trang 18

tiêu dùng thanh toán, trong khi chất lượng tiêu chuẩn của dịch vụ bao gồm cả khâu sản xuất và mạng lưới truyền tải Không phần nào của hệ thống bị thiếu vốn đầu tư Việc chuyển vốn thường không phải từ một hạng mục khách hàng này sang một hạng mục khác (trợ cấp chéo) mà là từ một phân khúc kinh doanh này sang một phân khúc kinh doanh khác Theo đó, việc thiếu vốn để truyền tải điện năng có thể được chi trả bởi các khoản trợ cấp sản xuất hay phân phối

Các thuộc tính trên không xuất hiện trong các hệ thống tích hợp dọc thành công lại, được nhiều doanh nghiệp quốc doanh áp dụng vào phương pháp hoạt động của mình Các thuộc tính này góp phần đáng kể vào những khó khăn kéo dài về hoạt động và tài chính ở rất nhiều hệ thống điện quốc gia Thứ nhất, nhiều đơn vị quốc doanh đã lập ra nhiều mức giá với khoảng cách lớn giữa giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm điện Thứ hai, tổng doanh thu toàn hệ thống thường không đủ để chi trả cho các chi phí dịch vụ và các khoản dự phòng để đầu tư trong tương lai

Sự chênh lệch giá xuất hiện khi người tiêu dùng bị tính mức giá khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm Trong hệ thống điện năng, khách hàng ở cùng một mức điện áp có thể được tính mức giá khác nhau, ví dụ như một khách hàng dùng điện kinh doanh và một khách hàng khác dùng điện cho mục đích sinh hoạt Ở đây, ngoài tên gọi của hạng mục khách hàng, các đặc tính của sản phẩm điện tiêu thụ gần như là giống nhau Ở một số quốc gia, toàn bộ hạng mục khách hàng đều được miễn thuế sử dụng trong nhiều năm (ví dụ như khách hàng thủy lợi ở Ấn Độ) Ở một số quốc gia khác, các ngành công nghiệp lớn có nhu cầu tiêu thụ điện năng cao thường thiếu chi phí để cung cấp cho chúng Ở nhiều quốc gia, những khách hàng hộ gia đình nhỏ trả chi phí thấp hơn rất nhiều so với phí dịch vụ Trong nhiều trường hợp nêu trên, giá điện sinh hoạt trung bình chỉ vừa đủ chi trả chi phí nhiên liệu cho phát điện, không đủ để chi trả cho các khoản đầu tư mạng lưới, các dịch vụ và các hoạt động hợp tác của công ty Nếu một số khách hàng không thanh toán và một số khác thanh toán không đủ, thì công ty sẽ không thể hoạt động như một doanh nghiệp bình thường vì đó là một đơn vị không có khả năng chi trả

Chẳng hạn, ở Indonesia doanh thu trung bình trên 1 kilowat giờ (kWh) (khoảng 580 – 650 rupi) gần như là tương đương nhau trên phạm vi toàn đất nước

Trang 19

Không có nơi nào doanh thu trung bình này vượt quá chi phí dịch vụ Điều đó có nghĩa là Perum Listrik Negara (PLN) – công ty điện quốc doanh của Indonesia – không có cơ chế nội bộ nào để tạo ra nguồn vốn cho mở rộng hoặc nâng cấp cơ sở vật chất cho phát điện và truyền tải điện

Tương tự như vậy, Ấn Độ cũng trợ cấp cho các khách hàng nhỏ lẻ, với mức giá bán điện dao động khoảng 0,045 đô la Mỹ / kWh, thấp hơn phí sản xuất của một trạm phát điện mới hoạt động hiệu quả hoặc một nhà máy sản xuất điện mới sử dụng than nhập khẩu So với trường hợp ở Indonesia, các công ty điện ở Ấn Độ đã tiêu tốn nhiều tiền bạc, nhưng vẫn phụ thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ để xây dựng mạng lưới

Do không có lợi nhuận để đầu tư vào những dự án tương lai, các đơn vị sản xuất điệnđang lỗsẽ không thể nào phát triển; phải lệ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, thường do Chính phủ cung cấp từ nguồn vay từ nước ngoài.Nhận thức rõ ràng cơ cấu giá của mình không khả thi về mặt tài chính, các công ty điệnnăng có thể cố phân chia một số chi phí đối với một hoặc hai loại đối tượng hách hàng – thường là các doanh nghiệp kinh doanh và khách sạn Vì vậy, mức giá không trang trải được chi phí sẽ làm phát sinh hiện tượng phân biệt giá, trong nỗ lực ngăn chặn các tổnthất, nếukhông làm được điều này sẽkhiến tổn thất ngày càng nặng nề hơn Với khái niệm điện năng là một ngành độc quyền tự nhiên, một số phương pháp tiếp cận chủ đạo chung đã được áp dụng trên toàn Thế giới:

- Ngành điện cung cấp một dịch vụ công cộng và phải được đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ Điều này bao gồm việc Chính phủ phải cấp vốn cho ngành điện;

- Điện năng, với tư cách là một ngành chiến lược, phải đạt được các mục tiêu chính sách quốc gia;

- Phải khuyến khích tiêu thụ điện năng bằng cách xây dựng hệ thống và cung cấp điện với mức giá hấp dẫn

Nhân tố chủ chốt của lý thuyết độc quyền tự nhiên là cần phải kích cầu để

“mởrộng” và tận dụng toàn bộ mạng lưới Tuy nhiên, như đã nêu trên, các mức giá

Trang 20

thấp khuyến khích tiêu dùng, nhưng công ty điện càng bán nhiều thì càng lỗ nặng lạitạo ra một bài toán lẩn quẩn và nan giải

Thời gian và địa điểm – địnhhướng thứ hai: Lý thuyết độc quyền cho chúng

ta biết rằng, nhìn chung cần phải khuyến khích việc sử dụng điện năng khi chúng ta

có nguồn điện dồi dào và không khuyến khích sử dụng điện vào thời điểm hao hụt Nói chung, đây không phải là giải pháp hữu hiệu nhất Để sử dụng tối ưu khả năng của mạng lưới, người sử dụng cần phải biết khi nào và nơi nào thuận lợi nhất để sử dụng hay sản xuất điện Các hệ thống độc quyền được tích hợp dọc không cung cấp thông tin này Thậm chí khi có thành kiến về việc đầu tư sản xuất điện trong thành phần kinh tế tư nhân, thông tin do hệ thống độc quyền này cung cấp cũng chưa đầy

đủ Người tiêu dùng không biết khi nào họ nên sử dụng điện và các nhà máy điện không biết đặt địa điểm đâu

Trong tình trạng thiếu thông tin tính giá thông báo cho người sử dụng và các nhàmáy sản xuất tiềm năng về địa điểm và thời gian sử dụng hay sản xuất, hệ thống tích hợp dọc có thể tạo ra các khoản đầu tư vào tài sản cố định không thích hợp để thay đổi mô hình sử dụng trong nền kinh tế; cũng như các trạm phát điện không có địa điểm phù hợp hoặc chu kỳ phát điện theo yêu cầu của hệ thống Những khoản đầu tư không thích hợp này được gọi là tài sản hay chi phí chìm trong lĩnh vực kinh doanh điện năng Trong ngành công nghiệp tư nhân, phí khắc phục những “chi phí đen” này được công ty chấp nhận thanh toán Tuy nhiên, trong một công ty quốc gia, chi phí chìm không được tính đến cho đến khi nhà máy phải thanh toán các khoản phí lãi tính trên các tài sản tạo ra ít lợi nhuận

Ở các nước nhỏ có hệ thống điện năng khiêm tốn, quy hoạch tốt có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tích lũy tài sản không sinh lợi nhuận Tuy nhiên, khi nền kinh tế lớn mạnh, và đặc biệt khi đất nước có những thay đổi lớn trong lĩnh vực liên quan đến mô hình hoạt động kinh tế, hướng tập trung này sẽ không thể loại bỏ các nguy

cơ chi phí chìm cùng với chế độ kiểm soát tập trung Cuối cùng, các đối tượng tham gia thị trường cần nắm bắt thông tin và các chính sách khuyến khích về giá, để biết

rõ thời gian và địa điểm đầu tư cũng như phương án sử dụng điện năng

Trang 21

1.2.1.3 Sự bất hợp lý của lý thuyết độc quyền tự nhiên [16]

Về cơ bản, hoạt động của các nhà máy điện hoàn toàn giống như một hoạt động công nghiệp thông thường và như vậy nên theo lý thuyết kinh tế, các nhà máy này cần phải cạnh tranh với nhau.Sau những năm 1980, sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất điện năng đã xuất hiện ở Mỹ và một số quốc gia khác Tại các quốc gia có các nhà máy điện buộc phải cạnh tranh với nhau, chi phí sản xuất điện đã giảm xuống Ví dụ, cuộc cạnh tranh bán lẻ tại Mỹ và Anh đã giúp cắt giảm chi phí cuối cho người tiêu dùng với mức 0,01 đến 0,02 đô la Mỹ/kWh

Hình 1.7 Đơn vị tích hợp dọc với IPP (KEPCO vào những năm 1999)Truyền tải và phân phối điện năng có xu hướng độc quyền;trong khi khâu sản xuất điện năng ngày càng giống với các ngành công nghiệp cạnh tranh khác mang tính cạnh tranh thì các phân khúc mạng lưới, truyền tải và phân phối điện năng cho thấy rõ xu hướng độc quyền Trong các quốc gia, truyền tải và phân phối điện thường tận dụng mạng lưới ở mức cao nhất có thể

Khi xu hướng cạnh tranh tăng cao trong phân khúc sản xuất điện, các phân khúc mạng lưới, truyền tải và phân phối được quan tâm và hỗ trợ tài chính nhiều hơn từ các tổ chức tài chính quốc tế cũng như chính quyền sở tại Chính quyền có

xu hướng xem việc sản xuất điện năng là lĩnh vực huy động vốn tư nhân thay vì vốn

từ các ngân hàng phát triển Sự độc quyền vẫn được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các nước, các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) buộc phải tham gia vào mạng lưới độc

KEPCO (Sản xuất, truyền tải

và phân phối)

Khách hàng

Các nhà máy sản xuất điện độc lập (IPPs)

Thỏa thuận mua bán điện (PPA)

KEPCO là Công ty điện lực Hàn Quốc

Trang 22

quyền này Hình 1.7 trình bày sự độc quyền trong truyền tải và phân phối điện năng

ở Hàn Quốc

Nếu không có ý tưởng rõ ràng về thời gian và địa điểm sản xuất, đầu tư và tiêu thụ thì các hệ thống điện vẫn sẽ phân bố sai các nguồn lực Tất cả các đơn vị tham gia vào mạng lưới điện năng cần biết rõ các mức giá áp dụng đối với các vị trí khác nhau trên mạng, cũng như các điều kiện cung và cầu khác nhau để phân bổ nguồn lực theo cách đã định Việc xác định chính xác địa điểm xây dựng nhà máy điện là rất khó nếu không có thông tin về mức độ mong muốn tương đối của các địa điểm khác nhau dùng để đặt trạm phát điện Trong các hệ thống nhỏ, có thể cung cấp các thông tin kỹ thuật này; trong các hệ thống điện lớn, các nhà đầu tư tiềm năng cần nắm rõ các tín hiệu thị trường – giá cả - để điều chỉnh các khoản đầu tư của họ

Hình 1.8 Sự phân tách của hệ thống điện (KEPCO vào giữa những năm 2000)

(bán hợp đồng) Trung tâm điều tiết

PPA

Trang 23

Cơ cấu thị trường được minh họa trong hình 1.8 cho thấy nỗ lực cung cấp một số điểm điều chỉnh tạm thời cho thị trường điện trước khi các yếu tố phức tạp khác – nhiều bên bán và nhiều bên mua (MSMB) – tham gia vào thị trường điện

Kế hoạch củaHàn Quốc tách phần sản xuất điện của công ty điện lực Hàn Quốc (KEPCO) thành nhiều cơ sở sản xuất điện (Genco), bao gồm cả các nhà máy điện hạt nhân Cả các cơ sở sản xuất điện Genco và các cơ sở sản xuất điện độc lập đều có thể bán trực tiếp cho một số đối tượng hách hàng, nhưng đa số các giao dịch đều phải chạy qua một trung tâm điều tiết điện Sau đó, các công ty điện lực khu vực (REC) sẽ phân phối điện cho khách hàng Một số hách hàng lớn hơn, ở các mức điện áp truyền tải, đều có thể hợp đồng trực tiếp với Genco, không thông qua công

ty truyền tải điện năng (Transco)

Vì các công ty điện quốc doanh tích hợp theo ngành dọc đã từng chịu tổn thất ngày càng lớn trong việc nỗ lực duy trì vị thế độc quyền tự nhiên, chính quyền buộc phải tuân theo các áp lực thị trường – tính giá tổ hợp, các hợp đồng song phương, tính giá theo địa điểm Các công ty quốc doanh phải đối mặt với thị trường với các mức giá cao khác nhau phụ thuộc vào thời gian trong ngày, địa điểm, mùa – Các nhà sản xuất điển, người tiêu dùng và doanh nhân cần nhiều mức giá hơn mức giá được cung cấp bởi đơn vị tích hợp dọc (Hình 1.9)

Trang 24

Hình 1.9 Hệ thống điện với nhiều giao dịch và mức giá (Kế hoạch của KEPCO

cuối những năm 2000)

Vì hệ thống điện năng ngày càng trở nên phức tạp, nhu cầu về phương pháptính giá khác nhau cũng tăng dần Thay vì một mức giá của hệ thống tích hợp theo ngành dọc, hệ thống kinh doanh MSMB, như ở Hàn Quốc, các nước Bắc Âu và một số nơi khác, yêu cầu ít nhất 20 hoặc 30 mức giá sản xuất điện khác nhau, 15 -

20 mức giá truyềntải và càng nhiều mức giá tiêu dùng cuối cùng càng tốt

(bán hợp đồng) Trung tâm điều tiết

Trang 25

1.2.2 Phương pháp tính toán giá thành điện ở các nhà máy thủy điện Việt Nam [1]

Hiện nay, việc hạch toán giá sản xuất thủy điện ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận chi phí sản xuất và được quy định trong Thông tư số 41/2010/TT-BCT ngày 14/12/2010 của Bộ Công Thương về “Quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện”

Điều 8 quy định Phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện nêu rõ công thức tính mức trần của khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện (gTĐ) của năm áp dụng khung giá như sau:

gTĐ= ∑ ACTJ bq,j×tj (1) Trong đó:

ACTbq,j là giá chi phí tránh được trung bình của ba miền Bắc, Trung, Nam được xác định theo biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực ban hành hàng năm theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo

tj là tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ cao thấp điểm trong năm (%) được quy định như sau:

Bảng 1.1 Quy định tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ

Cao điểm Bình

thường

Thấp điểm

Cao điểm

Bình thường

Thấp điểm

Tỷ lệ điện

năng sản

xuất

Theo điều 11 của thông tư, giá đàm phán của nhà máy thủy điện (gTĐ) là giá

cố định bình quân được xác định theo công thức (2)

gTĐ=

TMĐT×(1+i)n×i

AP× 1-ttd (2)

Trang 26

Trong đó:

TMĐT: Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy điện tại năm cơ sở (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định căn cứ vào tổng mức đầu tư đập, nhà máy thủy điện và chi phí thu dọn lòng hồ được duyệt và phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các định mức chi phí xây dựng (đồng);

COM: chi phí vận hành bảo dưỡng của nhà máy được quy đổi đều hàng năm (đồng);

AP: điện năng phát bình quân nhiều năm tại đầu cực máy phát ứng với tần suất nước về trung bình nhiều năm của nhà máy điện được xác định theo thiết kế cơ

Tỷ suất chiết khấu tài chính i (%): Áp dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền danh định trước thuế (WACC) được xác định theo công thức (3)

Trong đó:

D: tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư

E: tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư

rd: lãi suất vốn vay (%)

re: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu

Lãi suất vốn vay rd được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn vốn vay nội tệ và ngoại tệ theo công thức (4)

Trang 27

= × , + × , (4) Trong đó:

DF: tỷ lệ vốn vay ngoại tệ bình quân trong tổng vốn vay được quy định là 80%

DD: tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được quy định là 20%

rd,F: lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định bằng giá trị trung bình của lãi suất hoán đổi đồng Đôla Mỹ thời hạn 10 năm trong 9 tháng đầu của năm xây dựng khung giá trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR swaps) cộng với tỷ lệ bình quân năm cho dịch vụ phí của các ngân hàng là 2,5%

rd,D: lãi suất vốn vay nội tệ được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng doanh nghiệp của 5 năm gần nhất xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng năm, của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị

kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình quân năm dịch vụ phí của các ngân hàng nhưng không vượt quá mức tối đa bằng 3,5%

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế re trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định theo công thức (5)

= ,

( ) (5)

Trong đó:

re,pt: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu được tính bằng

tỷ suất lợi nhuận bình quân gia quyền của các nguồn vốn góp Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp nhà nước được quy định là 10%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp tư nhân được xác định bằng bình quân lãi suất trái phiếu

Trang 28

Chính phủ kỳ hạn 5 năm của các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trong 5 năm gần nhất cộng với 3%

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn (%) được xác định theo quy định hiện hành

Chi phí vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện được quy đổi đều hàng năm (COM) theo công thức (6)

COM=TCOM×(1+i)(1+i)nn×i

-1 (6) Trong đó:

COM: tổng chi phí vận hành bảo dưỡng của nhà máy thủy điện được quy đổi đều hàng năm (đồng);

TCOM: giá trị hiện tại của tổng chi phí vận hành bảo dưỡng trong toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy thủy điện (đồng);

n: đời sống kinh tế của nhà máy điện đã được quy định (năm);

i: tỷ lệ trượt giá máy móc thiết bị và nhân công hàng năm cho vận hành bảo dưỡng cố định nhà máy điện được tính bình quân là 2,5%;

Giá trị hiện tại của tổng chi phí vận hành bảo dưỡng cố định nhà máy thủy điện trong toàn bộ đời sống kinh tế (TCOM) được xác định theo công thức sau:

TCOM=TCSCL+n×(CVLP+CNC+CNM+CK) (7) Trong đó:

TCSCL: giá trị hiện tại của tổng chi phí sửa chữa lớn theo các chu kỳ sửa chữa lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy phù hợp với quy chuẩn ngành điện;

CVLP: tổng chi phí vật liệu phụ hàng năm của nhà máy được xác định theo khối lượng và đơn giá các loại vật liệu phụ sử dụng cho phát điện;

CNC: tổng chi phí nhân công tại năm cơ sở gồm tổng chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, các loại phụ cấp kèm theo;

Trang 29

CMN: tổng chi phí dịch vụ mua ngoài tại năm cơ sở gồm: các chi phí trả cho

tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản và chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vânh hành nhà máy điện;

CK: tổng chi phí bằng tiền khác tại năm cơ sở gồm: chi phí văn phòng phẩm; chi phí khấu hao các thiết bị văn phòng, các loại thuế và phí (không bao gồm phí môi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước cho sản xuất điện); chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc,

an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại và các chi phí khác;

n: đời sống kinh tế của nhà máy điện đã được quy định (năm)

Điều 15 của thông tư đưa ra công thức (8) xác định giá phát điện của nhà máy thủy điện mới theo từng năm của hợp đồng mua bán điện:

gj,TT=gj× DF,j

gj×Abq×λj,T

λ0 + 1- DF,j

gj×Abq +Tj(8) Trong đó:

gj,TT: giá phát điện tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (đồng/kWh);

gj: giá phát điện của nhà máy thủy điện năm thứ j (đồng/kWh);

DF,j: tổng giá trị nợ gốc vốn vay ngoại tệ và lãi vốn vay ngoại tệ đến hạn phải thanh toán trong năm j được xác định tương ứng với tỷ giá tại năm cơ sở theo các hợp đồng tín dụng vay vốn cho đầu tư xây dựng nhà máy (đồng);

Abq: sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm tại thời điểm giao nhận điện của nhà máy (kWh);

j,T: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (VNĐ/USD);

0: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ năm cơ sở (VNĐ/USD);

Trang 30

Tj: Phí dịch vụ môi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước năm j (đồng/kWh)

Phí dịch vụ môi trường rừng các thủy điện phải chi trả được quy định trong Nghị Định 99/2010/NĐ-CP Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nêu rõ các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn

và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện (Khoản 1, Điều 7) Nghị Định cũng nêu rõ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 5) Mức chi trả và cách xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị Định 99/2010/NĐ-CP như sau: Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/1kWh điện thương phẩm Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện [3]

Thuế tài nguyên sử dụng nước đối với thủy điện được quy định trong Luật thuế tài nguyên như sau: căn cứ tính thuế bao gồm sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân, hiện được tính ở mức 1.508,85đ/kWh theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương Thuế suất thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là 4%, được quy định tại Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2014 [2, 6, 10]

Trang 31

Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư của một dự án thủy điện chỉ bao gồm một số mục chính như vốn xây lắp công trình chính, vốn thiết bị, vốn đầu tư ban đầu (kể cả đường dây và trạm), vốn đền bù tái định cư mà không bao gồm các tổn thất tài nguyên vĩnh viễn như diện tích rừng bị chuyển đổi, các loại khoáng sản trong khu vực lòng hồ [9]…

Từ những công thức trên có thể thấy những chi phí môi trường được hạch toán vào giá sản xuất điện mới chỉ bao gồm phí dịch vụ môi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước, thiếu chi phí liên quan đến tài nguyên rừng bị chuyển đổi và tài nguyên khoáng sản không thể khai thác khi xây dựng thủy điện (tính trong tổng mức đầu tư); thiếu chi phí liên quan đến tài nguyên đất (đất ở, đất canh tác nông nghiệp) có thể tính bằng thuế đất hoặc tiền thuê đất hàng năm

Trang 32

2 Chương 2: Đối tượng và phương pháp tiếp cận hạch toán giá thành sản xuất điện

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Giá sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện (có công suất trên 30 MW và không thực hiện chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác) có tính đến các chi phí tài nguyên và môi trường còn thiếu trong cách tính giá theo quy định của Bộ Công thương

Phạm vi nghiên cứu: quy trình tính giá thành sản xuất thủy điện và trường hợp tính giá thành sản xuất tại 2 nhà máy thủy điện:thủy điện Huội Quảng trên sông Nậm Mu và thủy điện Sê San 4 trên sông Sê San

Hình 2.1 Công trình thủy điện Huội Quảng [23]

Giới thiệu về nhà máy thủy điện Huội Quảng [9]

Công trình thủy điện Huội Quảng là công trình thứ hai của bậc thang trên sông Nậm Mu, thuộc hệ thống sông Đà, được nghiên cứu ở giai đoạn quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại văn bản số 1320/CP-CN ngày 22 tháng 10 năm 2002 Công trình dự kiến xây dựng tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Toàn bộ hồ chứa nằm trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Trang 33

Hồ chứa thủy điện Huội Quảng có diện tích 8,7 km2 ứng với mặt nước dâng bình thường là 370 m Dung tích toàn bộ của hồ là 184,2 triệu m3 và dung tích hữu ích là 16,28 triệu m3 Tổng mức đầu tư cho dự án là 8.849,602 tỷ đồng, bao gồm:

- Vốn xây lắp công trình chính: 3.867,446 tỷ đồng

- Vốn thiết bị: 1.611,100 tỷ đồng

- Vốn đầu tư ban đầu (kể cả đường dây và trạm): 7.090,085 tỷ đồng

- Vốn đền bù TĐC: 511,699 tỷ đồng

- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 1.119,315 tỷ đồng

Giới thiệu về nhà máy thủy điện Sê San 4

Thủy điện Sê San 4 thuộc cụm các công trình thủy điện bậc thang trên sông

Sê San, nằm ở phía hạ lưu của các công trình Sê San 3A (100W), Sê San 3 (260MW), Ialy (720MW) và Pleikrong (100MW), là công trình đã được xem xét trong Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020

Với công suất 330MW, công trình thủy điện Sê San 4 sẽ cung cấp sản lượng điện lượng trung bình hàng năm là 1.348,4 tỷ KWh cho khu vực miền Trung và miền Nam qua hệ thống lưới điện Quốc gia

2.2 Phương pháp tiếp cận hạch toán giá thành sản xuất điện tại nhà máy thủy điện

2.2.1 Phương pháp tiếp cận theo chi phí sản xuất

Tính theo phương pháp tiếp cận chi phí sản xuất hiện hành được quy định trong Thông tư số 41/2010/TT-BCT ngày 14/12/2010 của Bộ Công Thương về

“Quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện” Đối với nhà máy thủy điện Huội Quảng và Sê San 4, giá thành điện được hạch toán theo các chi phí liên quan đến sản xuất như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa; chi phí nhân công, chi phí dịch

vụ, chi phí đào tạo …

Trang 34

2.2.2 Tiếp cận kinh tế môi trường

Theo phương pháp tiếp cận kinh tế môi trường, toàn bộ tài nguyên được sử dụng để vận hành công trình thủy điện bao gồm đập, nhà máy và hồ chứa nước của nhà máy thủy điện phải được hạch toán vào giá thành sản xuất điện Hai loại tài nguyên dễ thấy đã được sử dụng trong việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện là đất đai và tài nguyên rừng Nếu cho rằng rừng sẽ vĩnh viễn mất đi khi xây dựng công trình, còn đất đai bị chuyển đổi mục đích sử dụng thì tồn thất rừng phải được hạch toán vào tổng mức đầu tư, còn đất sử dụng cho công trình phải tính thuế

sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai hoặc tính tiền thuê đất Bên cạnh đó, các tác động có lợi khi hình thành hồ thủy điện (ví dụ như phát triển du lịch; nuôi trồng thủy sản…) cũng cần phải được hạch toán vào giá sản xuất điện

Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp [5], đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:

Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: Chất đất; vị trí; địa hình; điều kiện khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất như trong bảng 2.1

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w