Trong phương pháp tiếp cận chi phí sản xuất giá điện của Bộ Công thương đã trình bày trên, giá thành sản xuất điện chưa được hạch toán đầy đủ. Theo cách tiếp cận kinh tế môi trường, kinh phí đầu tư cho công trình thủy điện cần phải hạch toán thêm các tổn thất tài nguyên (rừng, khoáng sản) theo công thức (9):
CPĐT=TMĐT+∑ni=1TNi (9) Trong đó:
CPĐT: Tổng chi phí đầu tư cho công trình thủy điện TMĐT: Tổng mức đầu tư cho công trình ban đầu TNi: tổn thất loại tài nguyên cụ thể tính bằng tiền n: số loại tài nguyên bị tổn thất
Tương tự, chi phí vận hành công trình thủy điện cần phải hạch toán thêm các loại chi phí: phí dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện, thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất và các chi phí dịch vụ có thể thu được khi có hồ chứa (dịch vụ du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…) theo công thức (10).
CPVH = COM + Tj + Tsdđ– CDVHC (10) Trong đó:
CPVH: Tổng chi phí vận hành công trình thủy điện
COM: Chi phí vận hành và bảo dưỡng thủy điện tính theo công thức (6)
Tsdđ: Thuế (hoặc tiền thuê) sử dụng đất và mặt nước trong toàn bộ diện tích công trình (bao gồm nhà máy, đập và hồ chứa)
33
CDVHC: Phí dịch vụ do hồ chứa cung cấp mà đơn vị quản lý thủy điện có thể thu được, thay đổi tùy theo năm (đồng)
Số liệu diện tích đất làm căn cứ tính thuế (hoặc tiền thuê) được xác định dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình thủy điện theo công thức (11).
SĐ=∑ni=1SNNi+∑mj=1SPNNj (11) Trong đó:
SĐ: Tổng diện tích đất bị mất được tính thuế hoặc tiền thuê SNni: Diện tích loại đất nông nghiệp thứ i
SPNNj: Diện tích loại đất phi nông nghiệp thứ j
Với cách tính như vậy, giá sản xuất thủy điện tính theo phương pháp tiếp cận kinh tế môi trường (gKTMT) sẽ bao gồm giá sản xuất tính theo phương pháp chi phí sản xuất và chi phí tài nguyên (thuế đất, giá trị rừng …) tính trên 1 kWh điện năng sản xuất.