Tiếp cận kinh tế môi trường

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng giá điện tại một số nhà máy thủy điện việt nam (Trang 34)

Theo phương pháp tiếp cận kinh tế môi trường, toàn bộ tài nguyên được sử dụng để vận hành công trình thủy điện bao gồm đập, nhà máy và hồ chứa nước của nhà máy thủy điện phải được hạch toán vào giá thành sản xuất điện. Hai loại tài nguyên dễ thấy đã được sử dụng trong việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện là đất đai và tài nguyên rừng. Nếu cho rằng rừng sẽ vĩnh viễn mất đi khi xây dựng công trình, còn đất đai bị chuyển đổi mục đích sử dụng thì tồn thất rừng phải được hạch toán vào tổng mức đầu tư, còn đất sử dụng cho công trình phải tính thuế sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai hoặc tính tiền thuê đất. Bên cạnh đó, các tác động có lợi khi hình thành hồ thủy điện (ví dụ như phát triển du lịch; nuôi trồng thủy sản…) cũng cần phải được hạch toán vào giá sản xuất điện.

Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp [5], đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng trọt;

- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản; - Đất rừng trồng

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm 3 yếu tố sau: - Diện tích;

- Hạng đất;

- Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.

Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước hoặc diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.

Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng. Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: Chất đất; vị trí; địa hình; điều kiện khí hậu, thời tiết; điều kiện tưới tiêu.

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất như trong bảng 2.1.

29

Bảng 2.1. Quy định định suất thuế cho từng hạng đất [5]

Hạng đất

Định suất thuế (kg thóc/ha) Đất trồng cây hàng năm và đất

có mặt nước nuôi trồng thủy sản Đất trồng cây lâu năm

1 550 650 2 460 550 3 370 400 4 280 200 5 180 80 6 50

Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá 10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế.

Theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp [7], đối tượng chịu thuế bao gồm:

- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

- Đất phi nông nghiệp sau sử dụng vào mục đích kinh doanh:

 Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá,

30

danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;

 Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;  Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;  Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

 Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật

Căn cứ để tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1 m2 đất. Giá của 1 m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thuế suất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp [7] Bậc

thuế Diện tích đất tính thuế (m 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

) Thuế suất (%)

1 Diện tích trong hạn mức 0,03

2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07 3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15

Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với tiền thuê đất, theo Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, căn cứ tính tiền thuê đất bao gồm:

- Diện tích đất cho thuê - Thời hạn cho thuê đất

31

- Đơn giá thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đơn giá thuê đất của thời hạn thuê đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

- Hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Đơn giá thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không thông qua hình thức đấu giá:

Đơn giá thuê đất hàng năm = Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) Giá đất tính thu tiền thuê đất

Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 1% riêng đối với: - Đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối đa không quá 3%.

- Đất thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật, căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối thiểu không thấp hơn 0,5%.

32

3. Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1. Phương pháp hạch toán giá thành sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện theo cách tiếp cận kinh tế môi trường

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích mở rộng giá điện tại một số nhà máy thủy điện việt nam (Trang 34)