Giai đoạn xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội Hưng Yên (Trang 64)

2.5.1.1. Tác động của việc xây lắp các hạng mục công trình nhà máy

Qúa trình này tất yếu sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm, giai đoạn xây dựng nhà xưởng của dự án sẽ phát thải các ô nhiễm do:

Bụi cát, gạch đá, xi măng.

Khí thải từ các thiết bị, máy móc, thi công như xe chuyên chở vật tư, nguyên liệu, từ quá trình sơn, hàn….

Nước thải, chất thải rắn của hoạt động sống và lao động của công nhân, các dịch vụ kèm theo.

Do nhiệt độ cao

Các vấn đề VSATLĐ, VSATTP và các sự cố rủi ro tai nạn bất ngờ khác.

2.5.1.2. Tác động của quá trình xây lắp lên môi trường không khí

a. Ô nhiễm do bụi

Nguồn phát sinh bụi là từ việc đổ đất cát, đá sỏi, gạch ngói, xi măng, sắt thép trong công trường.

Tại các vị trí tập trung phương tiện, tập kết nguyên vật liệu, nồng độ bụi có thể tăng lên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1015 lần với bán kính tác động hàng trăm mét. Thành phần chính là các hạt bụi từ đất cát, xi măng có đường kính < 50 µm, các loại bụi này tuy không có độc tính cao ( không gây nguy hại ) nhưng cũng sẽ tác động lên công nhân thi công và môi trường xung quanh. Chúng ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật và làm hạn chế quá trình quang hợp.

b. Ô nhiễm từ khí thải, từ xe, máy móc thi công xây dựng

Thành phần khí thải ô nhiễm bao gồm: Bụi Cox, NOx, SO2, hơi xăng, hơi khí hàn. Nguồn phát thải là các xe chở nguyên vật liệu, các máy đóng cọc, dùng nguyên liệu diezel, xăng, các máy hàn sắt thép dùng khí và điện…..

Theo tính toán, đối với khu vực thoáng rộng, tác động của khí thải ở mức đáng kể trong vòng bán kính <100m. Nồng độ khí ô nhiễm có thể tăng lên 56 lần so với môi trường nền tùy theo từng loại khí. Bán kính tác động ngoài phạm vi 200m trở lên sẽ bị ảnh hưởng nhẹ hơn và ngoài 500m thì coi như không đáng kể.

Bảng 7: Mức độ ô nhiễm khí thải từ các phương tiện chuyên chở

Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (%)

Chạy không tải 75 5,2 30 9,5

Chạy chậm 300 0,8 1000 12,2

Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 60,2

Chạy giảm tốc 400 4,2 600 9,5

Nguồn: WHO Tải lượng ô nhiễm với từng khí có thể tính toán từ số lượng xe, diện tích khu vực và thành phần chất thải từ bảng nêu trên.

Khí thải ô nhiễm còn phát thải từ các thiết bị hàn cắt sắt thép bằng que hàn điện, hàn hơi, chúng có hệ số gây ô nhiễm rất cao.

Bảng 8: Hệ số ô nhiễm của hàn điện và hơi

Chất gây ô nhiễm Đường kính que hàn

(MM)

Chiều dày kim loại (MM)

2,5 3,25 4 5 6 <5 >5 520 >20

Khói hàn (mg/que) 288 508 706 1100 1578

CO (mg/que) 10 15 25 35 50

NO x ( mg/que) 12 20 30 45 70

Acetylen (g/Fe2O3/litO2) 3 5

Propan (g/Fe2O3/lit O2) 2 3 4

Nguồn: Sổ tay kỹ thuật hàn công nghiệp Ở các tính toán cho thấy dự báo nồng độ ô nhiễm ví dụ do NOx trong không khí ở khu vực thi công tăng tức thời gấp 23 lần so với phông môi trường và có thể vượt tiêu chuẩn cho phép ( TCVN 59732005).

c. Ô nhiễm không khí do tiếng ồn.

Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là các xe, máy thi công, các hoạt động có tác động mạnh của công nhân ví dụ từ các búa máy, đóng cọc, ….

Bảng 9: Nguồn phát sinh tiếng ồn và mức độ áp âm

(DBA) DBA)

Ô tô trọng tải < 3,5 tấn 85 103

Ô tô trọng tải > 3,5 tấn 90 105

Ô tô cần cẩu 90 110

Máy ủi 93 115

Máy dập bê tông 8085 100

Máy cưa tay 8082 95

Máy nén diesel có vòng tay rộng

7580 97

Búa máy 1,5 tấn 7075 87

Máy trộn bê tông chạy diesel

7075 85

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn đối với môi trường khu vực trước hết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động và cư dân sống, sinh hoạt hay đi lại trong khu vực.

Nguồn phát thải ảnh hưởng đến môi trường nước phải tính đến là các loại dầu mỡ thừa thải loại, đổ vương vãi trên mặt công trường từ các phương tiện thi công. Đặc điểm chất thải này có độ ô nhiễm cao. Nguồn ô nhiễm thứ hai là từ các chất thải sinh hoạt của công nhân sử dụng và theo đó nước thải sinh hoạt.

Chất thải dầu mỡ và chất thải sinh hoạt được nước mưa hòa tan, chảy ra khu vực xung quanh gây ô nhiễm. Ngoài thành phần dầu mỡ, chất hữu cơ hòa tan, vi khuẩn, còn có các chất rắn lơ lửng khác làm ô nhiễm thêm nguồn nước.

2.5.1.4. Tác động của thi công xây lắp đến môi trường đất

Trong quá trình xây lắp các hạng mục của công trình ảnh hưởng không nhiều đến môi trường đất do khu đất nằm trong KCN đã được san nền móng từ trước.

2.5.1.5. Tác động của thi công xây lắp tới tài nguyên sinh thái

Dự án trong giai đoạn xây lắp hầu như không tác động đến tài nguyên sinh thái.

2.5.1.6. Các tác động khác trong giai đoạn xây lắp

Việc xây dựng nhà xưởng sẽ có tác động đến tài nguyên môi trường đang được con người sử dụng như vấn đề cung cấp nước, giao thông vận tải trong khu vực và các tác động khác lên cuộc sống của dân cư quanh khu vực dự án.

Trong quá trình thi công xây lắp sẽ tập trung đông người và ăn ở trong điều kiện lán trại. Do vậy, các sinh hoạt hàng ngày sẽ phát sinh vấn đề chất thải, nước thải ảnh hưởng lên môi trường.

Chất thải sinh hoạt ở công trường có số người ước tính khoảng 100 người hàng ngày sẽ thải ra khoảng 50kg rác. Chúng có thành phần đa dạng và chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Khối lượng tuy không nhiều, song nếu không được thu gom quản lý tốt sẽ phát tán khắp khu vực, phân hủy gây ô uế. Sự ô nhiễm sẽ dẫn đến dịch bệnh, mất ATVSLĐ và các ảnh hưởng khác đến sức khỏe con người.

2.5.1.7. Các vấn đề môi trường khác

Các vấn đề xã hội: Việc tập trung một số lượng lớn công nhân có thể dẫn đến các vấn đề xã hội văn hóa nhất định do mâu thuẫn giữa công nhân từ nơi khác và người dân địa phương.

2.5.1.7. Tai nạn lao động, khả năng gây cháy nổ

Tai nạn lao động

Do làm việc trong môi trường có sự tham gia của nhiều yếu tố nên công tác an toàn lao động được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đặc biệt quan tâm. Các nhân tố có thể gây tai nạn:

Các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như gây choáng, mệt mỏi, …

Công trường thi công có nhiều phương tiện vận chuyển hoạt động có khả năng gây tai nạn.

Các tai nạn có thể xảy ra khi thi công nhà cao tầng: vận chuyển xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng,…

Nguy cơ tai nạn lao động khi trời mưa do môi trường ẩm ướt dễ gây sự cố về điện, sụt lún đất, úng ngập cục bộ là những yếu tố có thể xảy ra.

Khả năng gây cháy nổ

Nguy cơ cháy nổ trên công trường thi công khi tập trung các vật liệu dễ cháy như cốp pha, sơn, dung môi, xăng dầu, …

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội Hưng Yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w