Vai trò và lợi ích của đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội Hưng Yên (Trang 26)

Các dự án phát triển, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát triển, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này của các nước. Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước đã thực hiện đánh giá tác động môi trường để ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển.

Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển sau này lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách hợp lý có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ.

Phát triển bền vững có mục đích gắn kết các nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường để đạt được những mục tiêu sau:

Nâng cao mức sống của nhân dân trong một thời gian ngắn

Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân bằng giữa con người, tự nhiên và các nguồn lợi kinh tế không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả các thế hệ mai sau.

Đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết định sự phát triển bền vững là:

Có hầu hết các hệ sinh thái năng suất cao và các vùng sinh thái nhạy cảm của thế giới, đó là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, hệ thống các đảo nhỏ, ….

Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là trở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi trường.

Trong quá trình phát triển hiện nay, các vấn đề môi trường vẫn chưa được ưu tiên đúng mức. Đông Nam Á đang đứng trước những thách thức về phát triển. Nhiệm vụ

xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển có xem xét đầy đủ các vấn đề môi trường và xã hội là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng. Những vấn đề này bao gồm suy thoái đất, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, các khu dân cư không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường cho một cuộc sống bình thường (nhà ở, vệ sinh và cấp nước; không khí, đất và nước bị ô nhiễm ) và những vấn đề quan trọng chung của toàn cầu như sự ấm lên của trái đất, suy thoái tầng ozon, suy giảm đa dạng sinh học. Sức ép về dân số, sự lạc hậu về kinh tế xã hội đã góp phần đưa môi trường đến tình trạng hiện nay. Để khắc phục tình trạng nêu trên, đánh giá tác động môi trường cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý môi trường và phát triển bền vững.

Đánh giá tác động môi trường có các lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Đóng góp trực tiếp của đánh giá tác động môi trường là mang lại những lợi ích môi trường, như giúp chủ dự án hoàn thành thiết kế hoặc thay đổi vị trí của dự án. Đóng góp gián tiếp có thể là những lợi ích môi trường do dự án tạo ra, như việc xây dựng các đập thủy điện kéo theo sự phát triển của một số ngành (du lịch, nuôi trồng hải sản). Triển khai quá trình đánh giá tác động môi trường càng sớm vào chu trình dự án, lợi ích mang lại của nó càng nhiều.

Nhìn chung những lợi ích của đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định

Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó

Gỉam bớt những thiệt hại môi trường

Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tếxã hội Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội Hưng Yên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w